Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939

Tóm tắt: Thời kỳ 1936 - 1939, khi chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp ra đời đã thi hành

một số chính sách thuận lợi để phát triển báo chí ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh cuộc đấu tranh công khai trên lĩnh vực báo chí. Tuy

nhiên, ở Trung Kỳ, dưới sự quản lý của triều đình nhà Nguyễn, các quyền tự do dân chủ trong

đó có quyền tự do báo chí vẫn bị bóp nghẹt. Những người cộng sản ở đây đã tận dụng, khai

thác mọi điều kiện để có thể xuất bản được báo chí cách mạng với mục đích tuyên truyền

những chủ trương của Đảng, giác ngộ quần chúng nhân dân và đấu tranh bảo vệ quyền lợi

cho nhân dân lao động. Hàng loạt báo cách mạng đã được ra đời ở Trung Kỳ khẳng định sức

sáng tạo, ý thức đấu tranh không ngừng và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông

Dương.

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 1

Trang 1

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 2

Trang 2

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 3

Trang 3

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 4

Trang 4

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 5

Trang 5

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 6

Trang 6

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 7

Trang 7

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 8

Trang 8

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 9

Trang 9

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939

Báo chí cách mạng ở Trung Kỳ giai đoạn 1936-1939
c bản đã nêu rõ ý định của báo: “Sông Hương 
vừa mới tái bản mà chúng tôi đã vội bắt ngay câu chuyện tuyển cử ra nói, tưởng khí quá hăng hái.
Song các xứ người ta bàn tính chuyện tuyển cử trước một năm. Ngó lại câu chuyện tưởng 
chừng khí quá chậm... Những ông ra ứng cử dân biểu họ đã dự bị cả rồi. Chúng tôi chỉ muốn nói lên 
chuyện họ đang bàn tính trong bóng tối thôi” (Báo Sông Hương, tục bản số 1, ngày 19-6-1937:1). 
Trong toàn bộ số báo, Sông Hương, tục bản đã đề cập đến tất cả các đối tượng liên quan tới 
cuộc tuyển cử như: những người ứng cử, cử tri, chính phủ với những chính sách liên quan đến 
các bầu cử Một mặt, báo vạch mặt những kẻ buôn dân bán nước, bảo hoàng, lợi dụng bầu 
cử để làm lợi cho mình, mặt khác báo kêu gọi nhân dân hãy biết tận dụng quyền bầu cử của 
mình để chọn người xứng đáng, và đưa ra những gợi ý, kêu gọi để cuộc bầu cử được công 
bằng, báo còn đưa ra những nguyện vọng của quần chúng mong muốn những ông nghị thực 
hiện Bên cạnh Sông Hương, tục bản các báo cách mạng khác như: Dân và Nhành lúa cũng 
thường xuyên đề cập đến cuộc đấu tranh nghị trường không chỉ ở Trung Kỳ mà còn cả ở Bắc 
Kỳ. Chính sự tuyên truyền, cổ động của các báo cách mạng mà trong cuộc tuyển cử ở Trung 
Kỳ, Mặt trận dân chủ đã giành thắng lợi. “Có 167 người ứng cử, thì có 44 người trúng cử: lần bầu 
thứ nhất vào ngày 1-8- 1937 và được 25 người và lần bầu thứ hai vào ngày 8-8- 1937 được thêm 19 
người nữa. Đặc biệt là tất cả những người do Mặt trận Dân chủ ở Trung Kỳ giới thiệu đều trúng cử, 
trong đó có hai người được bầu là viện trưởng và phó viện trưởng viện dân biểu.” (Nguyễn Thành, 
1983, trang 80). Sau khi mặt trận Dân chủ dành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Trung Kỳ, những 
người cộng sản tiếp tục thôi thúc những nghị viên của mình đấu tranh giành những quyền lợi 
cho quần chúng nhân dân.5
Phong trào đón và đưa yêu cầu lên những đại diện của chính quyền Pháp.
Đây là một nội dung được những người cộng sản quan tâm và được đề cập nhiều trên 
báo cách mạng ở Trung Kỳ. Tờ báo theo sát vấn đề này nhất là báo Nhành lúa. Ngay khi có 
thông tin về việc chính phủ Pháp cử Godard sang điều tra tình hình thuộc địa, báo Nhành 
lúa đã ra bài: “Di lần tới Đông Dương Đại hội và cuộc tiếp rước ủy ban điều tra của bộ thuộc địa 
(những việc cần làm gấp)” (Báo Nhành lúa số 3, 29-1-1937) để vạch ra những việc làm cụ thể để 
đón tiếp và đưa yêu cầu lên ông. Tiếp đó, từ số 5 đến số 8, báo liên tục đăng bài để nói về sự 
kiện này. Trong đó số 5 (12-2-1937) và số 8 (5-3-1937) tường thuật về việc đón Godard ở Bắc 
Kỳ và Trung Kỳ. 
Nhờ sự vận động của các báo cách mạng và sự chuẩn bị kĩ của những người cộng sản, 
việc đón Godard đã diễn ra rất rầm rộ. Đây là dịp quần chúng biểu dương lực lượng, tinh thần 
đoàn kết, kỉ luật và đưa những nguyện vọng chính đáng của mình lên chính phủ Pháp. Ở hầu 
hết những nơi Godard đi qua, mặc dù thực dân Pháp ở Việt Nam và chính phủ Nam triều tìm 
mọi cách để phá hoại cuộc biểu tình của quần chúng6, nhưng quần chúng vẫn tập trung rất 
60 Nguyễn Thị Thanh Huyền
đông để đưa yêu sách. Trong đó, lớn nhất và quan trọng nhất Trung Kỳ là cuộc biểu tình ở kinh 
thành Huế: Nhóm Nhành lúa đã thành lập được ban tổ chức gồm 6 người: Phan Đăng Lưu, 
Nguyễn Xuân Lữ, Hải Thanh, Tôn Quang Phiệt và Lâm Mộng Quang. Ở đây ban tổ chức đã huy 
động được 10 ngàn người đi đón Godard. Cuộc đón rước được tổ chức rất trọng thể và có kỉ 
luật. Các đoàn đứng kế tiếp nhau dài một cây số rưỡi tới ba ngày (24, 25, 26/ 2) buộc ông ta 
phải tiếp đoàn đại biểu của những người biểu tình do những người cộng sản đứng đầu. 
Đấu tranh đòi tự do dân chủ, cải thiện đời sống.
Đấu tranh tự do dân chủ, cải thiện đời sống là đòi những yêu cầu bức thiết, mục tiêu 
trước mắt của các tầng lớp nhân dân. Trên các báo cách mạng ở Trung Kỳ nội dung này không 
nhiều như trên các báo cách mạng Nam và Bắc Kỳ.
Để làm cho quần chúng nói chung và công nhân nói riêng hiểu những vấn đề cơ bản 
về tự do dân chủ, luật lao động, báo Dân có mục Dân hỏi; Dân trả lời thường xuyên đưa ra 
những câu hỏi và sau đó trả lời tường tận để nhân dân hiểu như: “Dân trả lời tự do dân chủ” 
(Báo Dân số 3, ngày 22 -7 – 1938. Dương Phước Thu, 2018, trang 120); “Dân hỏi:  lương tối 
thiểu là gì” (Báo Dân số 2, ngày 13 -7 - 1938) 
Do Trung Kỳ là nơi thường bị những chính sách kìm kẹp của triều đình Nguyễn nên báo 
chí cách mạng nơi đây có những bài viết yêu cầu chính phủ Nam triều thi hành những quyền 
tự do dân chủ cho nhân dân trong đó có quyền thành lập các nghiệp đoàn, ái hữu. Báo Dân 
số 8 (ngày 26-8-1938) có bài “Quan khâm sứ Trung Kỳ đối với việc lập ái hữu và tương tế” đã trích 
nguyên văn bức thư của quan Khâm sứ gửi bộ lại trong đó có đoạn: “Tôi có lời trân trọng thưa 
ngài biết rằng chừng nào mà những hội ấy mục đích cốt để dự phòng7 và cứu tế nằm trong phạm 
vi sách lệnh ngày 21.2.33 thì chẳng những chính sách bảo hộ luôn luôn cho phép một cách rộng 
rãi mà còn tìm cách khuyến khích phong trào ấy mỗi lần chánh phủ làm được.
Từ nay, chánh phủ cũng tỏ lòng săn sóc đối với những hội có mục đích từ thiện.”
Sau đó báo bày tỏ nguyện vọng: “Chúng tôi mong rằng các quan địa phương sẽ dừng làm 
sai ý tốt của quan khâm sứ và từ nay chẳng những cho phép lập các hội Ái hữu và tương tế mà 
còn khuyến khích cho các hội ấy được mau phát triển” (Báo Dân số 8, ngày 26-8-1938. Nguyễn 
Phước Thu 2018: 305).
Để sát cánh cùng phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, cải 
thiện đời sống, một mặt các báo thường xuyên phản ánh cuộc đấu tranh của công nhân trên 
khắp cả nước (điều này vừa có tác dụng thu hút sự chú ý của công nhân các nơi khác chú ý 
đến phong trào giai cấp vừa sát cánh với công nhân để làm giảm sự đàn áp của chủ tư bản) 
mặt khác báo luôn tìm ra những thắng lợi điển hình để thôi thúc, làm động lực cho phong 
trào công nhân đi lên
Đấu tranh chống các thứ thuế vô lý.
Ở Trung Kỳ nông dân chịu nhiều khổ cực do bị rất nhiều thứ thuế vô lý của hai tầng áp 
bức. Chính quyền Nam triều thường xuyên tìm mọi cách để tăng thuế, làm cho đời sống nông 
dân vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Vì thế, vấn đề chống tăng thuế đối với nông dân 
được các báo Trung Kỳ đặc biệt quan tâm và chiếm dung lượng trên các mặt báo nhiều hơn ở 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 61
Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Báo đề cập đến vấn đề này nhiều là Dân, Dân tiến và Dân muốn. Trên các báo 
này hầu như số nào cũng đăng bài liên quan đến những thứ thuế bất công mà nhân dân phải 
chịu. Đồng thời với đấu tranh trên báo cách mạng, Xứ ủy Trung Kỳ còn lãnh đạo nhân dân tiến 
hành nhiều cuộc mít tinh, biểu tình để chống lại những đạo luật thuế vô lí. Sự kết hợp nhiều 
phương pháp đấu tranh hợp lí đã đưa đến kết quả to lớn: dự án thuế thân của chính phủ bị 
bác bỏ, thực hiện theo dự án thuế của Phan Thanh - một nghị viên dân chủ đề xuất, dự án thuế 
điền thổ cũng không được chấp nhận.
4. Đặc điểm của báo chí cách mạng Trung Kỳ giai đoạn 1936 - 1939
Sự lãnh đạo tập trung của Đảng đối với báo là một đặc điểm mới của báo chí cách mạng 
trong thời kỳ này. Tuy nhiên, ở Trung Kỳ trong những năm 1936, 1937, do lực lượng cách mạng 
bị tan rã, ban Trung ương chưa kết nối được với những người cộng sản ở nơi đây nên phải đến 
năm 1938, những chỉ đạo của Đảng, trong đó có công tác báo chí mới thực sự đi vào phong 
trào ở Trung Kỳ. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó khi nhìn vào diễn biến của phong trào đấu 
tranh thành lập ái hữu nghiệp đoàn trên báo chí cách mạng Trung Kỳ và bên ngoài. Năm 1937, 
khi phong trào đấu tranh thành lập nghiệp đoàn ở Bắc Kỳ đã diễn ra sôi nổi thì trên báo chí 
cũng như trên thực tế ở Trung Kỳ vẫn chưa xuất hiện nhiều, đến năm 1938 khi Xứ ủy Trung Kỳ 
được thành lập và phong trào đã chuyển sang đấu tranh thành lập các ái hữu thì báo chí Trung 
Kỳ mới vào cuộc và phong trào trên thực tế mới có những chuyển biến nhất định. 
Các báo cách mạng ở Trung Kỳ và các nơi có mối liên hệ gắn bó với nhau. Mỗi khi địch 
khủng bố, đàn áp một tờ báo, Đảng Cộng sản Đông Dương và đông đảo nhân dân, và các báo 
khác đều nhanh chóng lên tiếng phản đối. Ví dụ, trên báo Nhành lúa đưa tin: “Vấn đề ngôn luận 
tự do (báo Dân – quyền được trắng án, Báo Le Travail lại bị đưa ra tòa) (Báo Nhành lúa số 9, ngày 
19-3-1937) hoặc khi báo Dân bị cấm, báo Dân tiến ra đời đã đăng một loạt bài để phản đối.
Bảng 2 : Những bài viết trên báo Dân tiến phản đối việc đình bản báo Dân8
Số báo Ngày ra báo Tên bài viết
1 27 -10- 1938
- Báo Dân bị kiện
Sau khi tờ báo yêu quý và bất hạnh của dân Trung Kỳ bị kết án 
Chúng tôi biện hộ cho “Dân”
2 10- 11- 1938
Tại hội đồng kinh tế và lí tài Đông Dương ông nghị Phan Thanh đã 
đem hết tài hùng biện bênh vực cho Dân và đòi các quyền tự do 
dân chủ cho những người bản xứ
4 15-12- 1938
-Báo Dân đã bị chà nát dưới gót sắt cường quyền! Anh em làng 
báo Nam Kỳ tính sao đây
- Lá đơn của dân Anh Sơn gửi cho viện trưởng Trung Kỳ
- Nguyện vọng của lao động Huế
- Lá Đơn xin tha báo “Dân” của dân chúng hạt Lâm - thinh, Nam 
Đàn, Nghệ An
5 22-12- 1938
- Trở lại vụ án báo “Dân”
- Dân tiến phỏng vấn các nhà tai mắt xứ nầy đối với vụ án báo Dân. 
Không ông nào công nhận vụ án báo Dân là công bình hợp pháp
- Vụ án báo Dân tại hội A.J.A.C
62 Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cũng giống như các báo cách mạng ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, ảnh hưởng của các báo cách 
mạng ở Trung Kỳ thời kỳ này được mở rộng vượt lên khuôn khổ của một tờ báo cách mạng 
thông thường. Báo Nhành lúa đã trở thành trung tâm của phong trào Đông Dương đại hội ở 
Trung Kỳ và báo đã vận động được đông đảo nhân dân tham gia các cuộc đón tiếp Godard ở 
Trung Kỳ. Trong các số báo từ số 5 (12-2-1937) đến số 8 (5-3-1937) báo Nhành lúa đã liên tục 
vận động nhân dân đưa kiến nghị và tập hợp lại đón Gô đa, vì vậy dù ở Trung Kỳ không có tổ 
chức nào đứng ra lãnh đạo nhưng cuộc đón rước Gô- đa vẫn thu hút được hàng vạn người 
tham gia ở nhiều tỉnh khác nhau như: Huế (hơn một vạn), Phú Lộc, Thừa Thiên (5000), Nghệ 
An (1 vạn) (Báo Nhành lúa số 8, ngày 5-3- 1937).
 Do hoạt động trong địa bàn có chế độ kiểm duyệt chặt nên các báo thường có 
“tuổi thọ” ngắn. Báo tồn tại lâu nhất là báo Dân ra được 17 số, Sông Hương, tục bản ra được 14 
số. Báo Dân muốn chỉ được 2 số đã bị thu hồi. Phan Đăng Lưu đã từng nói về điều này: “Trước 
cái tình thế ngôn luận như vậy, một tờ báo đúng đắn không bao giờ có cái cuồng vọng sống lâu 
như bành tổ” (Báo Sông Hương, tục bản số 12, ngày 30-9-1937).
5. Kết luận
Nhìn chung so với giai đoạn trước, báo chí cách mạng Trung Kỳ trong giai đoạn 1936 - 
1939 đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng và hiệu quả đối với phong trào cách mạng 
trên thực tế. Để tránh sự kiểm soát của chính quyền, những người cộng sản đã sử dụng đa 
dạng các loại hình (báo in thạch, báo viết tay, báo in giấy), phương pháp ra báo (mua lại báo 
đã có từ trước, xin phép ra báo, biên tập một xứ nhưng in, phát hành ở xứ khác Sự sáng tạo 
này đem lại hiệu quả nhất định trong việc chống lại sự kiểm duyệt khắt khe của chính quyền 
Pháp và triều đình Huế. Những người cộng sản nơi đây luôn ý thức được sức mạnh của báo 
chí cho nên khi một tờ báo này bị đình bản ngay lập tức họ sẽ cho ra đời một tờ khác. Sự đấu 
tranh kiên trì, mềm dẻo, báo chí cách mạng Trung Kỳ trong thời kỳ 1936 - 1939 đã góp phần 
tạo nên những thắng lợi nhất định trong thực tế như: sự thắng lợi trong cuộc tranh cử vào 
viện dân biểu Trung Kỳ và ngăn chính quyền Trung Kỳ tăng thuế vô lí.
 Chính vì sự ảnh hưởng lớn của báo cách mạng ở Trung Kỳ, chính quyền Nam triều 
và chính phủ Pháp luôn tìm đủ mọi cách để bóp chết báo cách mạng bằng nhiều hình thức 
như: truy tố và xử vì vi phạm pháp luật (trường hợp báo Dân); vận động những kẻ xấu đi kiện 
(trường hợp báo Sông Hương, tục bản bị Lê Thanh Cảnh kiện vì tội hủy báng); cấm lưu hành 
Dân tiến và Dân muốn ngày 6-1- 1939
Ghi chú:
1. Điều 1 sắc lệnh ngày 12- 8- 1936 do tổng thống A Lơbroong ký, có tiếp ký của bộ 
trưởng tư pháp M. Ruyca, bộ trưởng thuộc địa M. Mutê, được Xin vétstơrơ thay mặt toàn 
quyền R Rôbanh, ký nghị định ban hành ở Đông Dương từ ngày 17- 9- 1936.
2. Trần Thị Thanh Huyền tự tổng hợp
3. Tác giả Nguyễn Thành: trong cuốn “Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945, Nhà xuất 
bản Khoa học xã hội, 1984, trang 147 viết: “chỉ có một trang nhỏ như truyền đơn” là chưa chính xác
4. Theo Huỳnh Văn Tòng trong: “Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945” trang 294 
thì số lượng phát hành của báo Dân là 8.000 số
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 06 (62) - 2019 63
5. Phan Đăng Lưu là người viết bài diễn văn bế mạc viện dân biểu Trung Kỳ, kỳ thứ 2 cho 
Hoàng Văn Khải đọc thay cho bài diễn văn đã được chuẩn bị sẵn từ bộ lại và khâm sứ Pháp. ( 
xem thêm Nguyễn Thành: Phan Đăng Lưu tiểu sử- tác phẩm, Nxb Thuận Hóa, 1997, tr 149-158.
6. ở nhiều tỉnh các quan huyện phủ ra lệnh bắt cựu chính trị phạm giam ở đề lao, hay giữ 
kín ở phủ đường! Ngày 29 tết đại biểu nhân dân đến xin tòa khâm cho phép biểu tình ở Huế, 
tòa khâm không ngăn cản ra mặt, Công sứ Thanh Hóa cấm quần chúng đi đón Gô –đa (Trần 
Văn Giàu, 1962: 180)
7. Đề phòng những việc có thể xảy ra như bệnh tật, đói kém, tai nạn 
8. Trần Thị Thanh Huyền tổng hợp trên báo Dân tiến, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Tài liệu tham khảo
Báo Dân muốn từ số 1 (ngày 29-12-1938) đến số 2 (ngày 5-1-1939). Bảo tàng Lịch sử 
Quốc Gia.
Báo Dân tiến từ số 1 (ngày 27-10-38) đến số 5 (ngày 22-12-38). Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Báo Nhành lúa từ số 1 (ngày 15-1- 1937) đến số 9 (ngày 19- 3- 1937). Bảo tàng Lịch sử 
Quốc Gia.
Báo Sông Hương tục bản từ số 1( ngày 10-6-1937) đến số 9 (ngày 2-9-1937). Thư viện 
Quốc gia.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2000). Văn kiện Đảng toàn tập 6 (1936 - 1939). Nxb Chính trị 
Quốc Gia. Hà Nội.
Dương Phước Thu. (2018). Dân - tuần báo công khai của xứ ủy Trung Kỳ xuất bản tại Huế. 
Nxb Thuận Hóa. Huế.
Hồng Chương. (1987). Hải Triều tác phẩm. Nxb TP Hồ Chí Minh. TP Hồ Chí Minh.
Huỳnh Văn Tòng. (2000). Báo chí Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 1945. Nxb Thành phố Hồ 
Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thành. (1983). Báo “Sông Hương, tục bản với cuộc tranh cử vào viện dân biểu 
Trung Kỳ năm 1937”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4.
Nguyễn Thành. (1984). Báo chí cách mạng Việt Nam 1925-1945. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Nguyễn Thành. (1997). Phan Đăng Lưu tiểu sử - tác phẩm. Nxb Thuận Hóa. Huế.
Nguyễn Thị Thúy Hằng. (2015). Dòng báo chính trị đối với đời sống chính trị Việt Nam 1925- 
1945. Luận án tiến sĩ. Đại học khoa học xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Văn Trung. (2012). Báo chí các cấp của đảng bộ Trung Kỳ trong những năm 1930-
1945. Luận án tiến sĩ. Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Hà Nội.
Tạ Thị Thuý. (2014). Lịch sử Việt Nam tập 9 (1930-1945). Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Trần Văn Giàu. (1962). Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách 
mạng thành công (tập 2, 1936 - 1939). Nxb Sử học.
Viện sử học. (1991). Hồi kí Trần Huy Liệu. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbao_chi_cach_mang_o_trung_ky_giai_doan_1936_1939.pdf