Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người

Phần 1. Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Bức tranh tổng thể

Từ đơn chiều đến đa chiều: phương pháp đo lường nghèo đói ngày càng hoàn thiện

Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững

cho mỗi giai đoạn 5 năm trên cơ sở công bố chuẩn nghèo để đo lường sự thay đổi của tình trạng

nghèo trong giai đoạn tương ứng. Từ 2015 trở về trước, Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp đo

lường nghèo đơn chiều theo chuẩn nghèo thu nhập. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục

Thống kê (TCTK) cũng ước lượng tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo chi tiêu bình quân.

Để chuyển đổi mạnh mẽ chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững trong bối cảnh đổi

mới mô hình tăng trưởng, năm 2014, Quốc hội đã quyết định việc giao Chính phủ xây dựng chuẩn

nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các

dịch vụ xã hội cơ bản để thực hiện từ năm 2016. Trên cơ sở đó, vào năm 2015, Chính phủ Việt

Nam đã thông qua phương pháp tiếp cận đa chiều để đo lường nghèo đói. Theo đó nghèo đa chiều

được đo lường bằng mức độ thiếu hụt tiếp cận 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế; giáo dục;

nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin, và được đo bằng 10 chỉ số. Hộ được coi là nghèo đa

chiều nếu thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt (trên tổng số 10 chỉ số nói trên) trở lên.

Tỷ lệ nghèo giảm đáng kể dù sử dụng thước đo nào

Kết quả phân tích số liệu của Khảo sát Mức sống dân cư cho thấy tỷ lệ nghèo dù đo lường

bằng thước đo nào cũng đều giảm trong giai đoạn 2012-2016. Tỷ lệ nghèo thu nhập, chi tiêu cũng

như nghèo đa chiều giảm mạnh. Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 18,1% xuống 10,9% trong thời kỳ

này. Tỷ lệ nghèo chi tiêu giảm từ 17,2% xuống 9,8%, còn tỷ lệ nghèo thu nhập giảm từ 12,6%

xuống còn 7,0%.

Mặc dù có sự tương quan giữa tỷ lệ giảm nghèo đo lường theo các phương pháp khác nhau

nhưng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ hộ nghèo đơn chiều và đa chiều. Chẳng hạn, tỷ lệ nghèo

thu thập và chi tiêu của vùng trung du và miền núi phía Bắc cao nhất 6 vùng của cả nước, nhưng

tỷ lệ nghèo đa chiều của vùng này lại thấp hơn Tây Nguyên và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Có nhiều hộ nghèo đa chiều nhưng lại không nghèo thu nhập hay nghèo chi tiêu, và ngược lại. Chỉ

có khoảng 2,7% dân số là nghèo theo cả 3 thước đo thu nhập, chi tiêu và nghèo đa chiều.

Ngoại trừ trình độ giáo dục của người lớn thì tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số nghèo đa chiều quốc

gia đều giảm xuống trong thời kỳ 2012-2016. Chỉ số về tiếp cận y tế được cải thiện đáng kể do

chính sách bảo hiểm y tế toàn dân được đẩy mạnh. Tỷ lệ thiếu hụt về thông tin giảm mạnh do sự11

phát triển của điện thoại di động và Internet. Điều kiện nhà ở và vệ sinh cũng được cải thiện nhưng

tốc độ cải thiện khá thấp. Hiện nay, mức độ thiếu hụt lớn nhất là ở các chỉ tiêu về nhà tiêu hợp vệ

sinh và trình độ giáo dục ở người lớn.

Xét toàn bộ dân số thì có 18% dân số không thiếu hụt bất kỳ chỉ số nào trong 10 chỉ số

nghèo đa chiều vào năm 2012. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể vào năm 2016, ở mức 36,1%. Không có

hộ gia đình nào thiếu hụt 8 chỉ số trở lên. Chỉ có 37,6% dân số thiếu hụt một chỉ số, và 15,5% dân

số thiếu hụt hai chỉ số vào năm 2016. Nhóm thiếu hụt trầm trọng là nhóm thiếu từ 5-7 chỉ số, và

nhóm này chiếm 1,3% dân số vào năm 2016.

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 1

Trang 1

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 2

Trang 2

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 3

Trang 3

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 4

Trang 4

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 5

Trang 5

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 6

Trang 6

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 7

Trang 7

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 8

Trang 8

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 9

Trang 9

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 141 trang xuanhieu 8880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người

Báo cáo nghèo đa chiều ở Việt Nam: Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi người
rong lĩnh vực y tế, cách thức các dịch vụ chăm sóc sức 
khỏe được tài trợ và quản lý làm gây ra những quan ngại về tính hiệu quả, đó là sự sử dụng thái 
quá các dịch vụ cao cấp và sử dụng quá nhiều các công nghệ y tế đắt tiền. Các vấn đề khác bao 
gồm một sự quan tâm chưa đầy đủ đối với y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, giá thuốc 
chữa bệnh tăng nhanh trong bối cảnh chi trả từ tiền túi của người dân ở mức cao, ranh giới không 
rõ ràng giữa dịch vụ y tế của Nhà nước và dịch vụ y tế của tư nhân cũng cần phải được xem xét 
và cải thiện. Cần chú trọng đầu tư toàn diện cả về cơ sở vật chất và nhân lực để củng cố hệ thống 
y tế cơ sở ở địa bàn nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Liên quan đến vệ sinh 
môi trường và sức khỏe của người dân, vấn đề nhiều hộ nghèo còn chưa được tiếp cận với nhà vệ 
sinh hợp vệ sinh cũng cần được ưu tiên giải quyết. 
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ đang tăng tốc, trong lĩnh vực giáo dục cần thúc đẩy 
việc học tập suốt đời, học tập liên tục trên không gian mạng, trong đó có việc cung cấp các khóa 
học trực tuyến đến mọi người dân. Cần có sự hỗ trợ đối với các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số 
để họ có thể tham gia vào các hình thức đào tạo ngày càng phổ biến này. Trong lĩnh vực y tế, cần 
khuyến khích ứng dụng các công nghệ với giá cả phù hợp vào việc chăm sóc sức khỏe, trong đó 
có việc mở rộng khám bệnh và tư vấn về sức khỏe thông qua các hình thức trực tuyến trong bối 
cảnh diện bao phủ cũng như tốc độ truy cập Internet liên tục được cải thiện. 
3.4.3. Nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách giảm nghèo 
Tiếp tục cải thiện chất lượng đo lường nghèo đa chiều 
131 
Đo lường nghèo đa chiều là một phương pháp mới trên Thế giới nói chung cũng như ở Việt 
Nam nói riêng. Do vậy để thực sự trở thành công cụ đo lường nghèo hữu hiệu thì đo lường nghèo 
đa chiều cần được được tiếp tục hoàn thiện theo hướng tiếp cận gần hơn với phương pháp luận 
quốc tế về nghèo đa chiều, cũng như phản ảnh tốt hơn thực tiễn của Việt Nam. Theo hướng đó có 
thể đưa ra một số khuyến nghị như sau: 
• Cần đánh giá kết quả thực hiện phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam theo 
các mục tiêu đề ra và thực tiễn thực hiện, nêu rõ các mặt được cũng như hạn chế, tồn tại; 
• Tiếp tục hoàn thiện các chỉ số đo lường theo kết quả đầu ra để thay thế các chỉ số đầu 
vào, hay bổ sung một số chiều như tham gia bảo hiểm xã hội 
• Một số chỉ số cần được tiếp tục hoàn thiện như trình độ giáo dục của người lớn cần được 
đo lường ở dạng động trong bối cảnh mới đòi hỏi mọi người phải học tập suốt đời, hay chỉ số 
tiếp cận thông tin cần được thay đổi để phù hợp hơn với sự tăng tốc của cuộc cách mạng số 
• Cần gắn đo lường nghèo đa chiều với thực tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, ví dụ như 
cân nhắc xem xét chỉ số nhà an toàn thay vì các chỉ số đo lường thiếu hụt về nhà ở hiện tại. 
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong việc giám sát thực thi các chương trình, chính sách 
giảm nghèo 
Trên cơ sở các chiều, chỉ số đo lường thiếu hụt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan 
quản lý chương trình xây dựng phần mềm về mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có thể sử 
dụng trên điện thoại, hướng dẫn người dân có nhu cầu điền các thông tin vào phần mềm (nơi nào, 
ở đâu người dân không biết sử dụng, cán bộ giảm nghèo có thể hướng dẫn), từ đó có được dữ liệu 
tương đối đầy đủ về mức độ thiếu hụt của cả nước mang tính chủ động. 
Nâng cao hiệu quả chương trình/chính sách thông qua thiết kế và tổ chức thực thi 
Tập trung hoàn thiện việc rà soát và tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo để giảm thiểu 
tối đa những bất cập, chồng chéo và giảm thiểu chi phí quản lý, tuân thủ. 
Đổi mới tư duy và phương pháp tiếp cận xây dựng các chính sách giảm nghèo và hệ thống 
chính sách giảm nghèo, trong đó các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần gắn với các chính sách trợ 
giúp xã hội nói riêng (với quan điểm thống nhất đầu tư cho giảm nghèo, trợ giúp xã hội là đầu tư 
cho phát triển con người, phát triển bền vững) và với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 
áp dụng cách tiếp cận tăng trưởng bao trùm nói chung. 
Xây dựng tầm nhìn dài hạn đối với giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có 
chiến lược phát triển toàn diện kinh tế - xã hội khu vực này, tạo cơ sở cho chuyển hướng đầu tư 
chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn tới có trọng tâm và hiệu quả hơn. 
132 
Chú trọng thiết kế các chính sách nâng cao năng lực nội sinh, kèm theo các biện pháp tuyên 
truyền, phổ biến để người nghèo tiếp cận được với chính sách. Đồng thời nâng cao nhận thức của 
các đối tượng nghèo trong việc chủ động cùng nhà nước thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tránh tình 
trạng thụ động hưởng các chính sách và tái nghèo khi không được nhà nước hỗ trợ. 
Thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo 
dựa vào cộng đồng; triển khai các mô hình việc làm công gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 
trên địa bàn; các mô hình hợp tác, liên kết với giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong sản xuất, 
bao tiêu sản phẩm, thu hút lao động nghèo vào làm việc ổn định trong các doanh nghiệp. 
Tăng cường dân chủ cơ sở và dân trí cho người dân tham gia vào xây dựng, thực hiện và 
giám sát các chương trình/ chính sách. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong việc thực hiện 
các chương trình giảm nghèo nhằm giúp cải thiện hiệu quả, nâng cao tính minh bạch, đón nhận 
nhanh phản hồi của các đối tượng thụ hưởng cũng như thúc đẩy sự tham gia rộng rãi của người 
dân. Từ các nền tảng công nghệ số này, các cơ quan quản lý liên quan có thể thu thập, phân tích 
dữ liệu cũng như xây dựng các báo cáo kịp thời, hướng tới báo cáo tự động theo thời gian thực, 
phù hợp với định hướng về Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số ở Việt Nam. 
Mở rộng phạm vi bao phủ các chương trình/chính sách cả về chiều rộng và chiều sâu, tập 
trung vào các nhóm yếu thế 
Bảo đảm an sinh xã hội cho toàn dân. Trong tương lai, cần phải thay đổi cách thiết kế chính 
sách, trong đó, tầng thấp nhất nhằm bảo đảm cho mọi người dân được an sinh tối thiểu và không 
phụ thuộc vào mức độ tham gia đóng góp. 
Tiếp tục mở rộng đối tượng, chính sách và điều kiện để thực hiện an sinh xã hội, ưu tiên 
đối với nhóm yếu thế và chịu tác động của biến cố tự nhiên, xã hội, ưu tiên vùng nghèo, vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số. Chuyển dần từ hỗ trợ hộ nghèo sang hỗ trợ các đối tượng dễ dàng xác định, 
đồng thời cũng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người tàn tật, những người sinh sống trong 
một số địa bàn khó khăn ở các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, một số nhóm đồng bào 
dân tộc thiểu số có tỷ lệ nghèo cao đi kèm với tốc độ giảm nghèo chậm như H’mông, Xơ Đăng, 
Gia Rai 
133 
Tài liệu tham khảo 
Alkire, S., and Robles, G. (2017), Global Multidimensional Poverty Index 2017, Oxford Poverty 
& Human Development Initiative, Odid. 
Alkire, Sabina, and James Foster. "Counting and multidimensional poverty measurement." Journal 
of Public Economics 95.7 (2011): 476-487. 
Bourguignon, F. (2003), “The Growth Elasticity of Poverty Reduction: Explaining Heterogeneity 
across Countries and Time Periods,” in: T. Eicher and S. Turnovsky, eds. Inequality and growth. 
Theory and Policy Implications. Cambridge: The MIT Press. 
Dollar, D., and A. Kraay. 2002. “Growth is Good for the Poor,” Journal of Economic Growth, Vol. 
7: 195-225. 
Hoàng Xuân Thành (2017). Báo cáo rà soát chính sách giảm nghèo và kế hoạch 2017-2020 
Lanjouw, P., & Ravallion, M. (1995). Poverty and household size. The economic journal, 1415-
1434. 
Nguyễn Thị Thu Phương. (2018). Ethic Gaps, Household Businesses and Social Networks in 
Vietnam. PhD Thesis. Universisty of Paris Dauphine 
Pasquier-Doumer Laure (ed.), Oudin Xavier (ed.), Nguyen Thang (ed.). (2017). The importance 
of household businesses and the informal sector for inclusive growth in Vietnam. Ho Chi Minh : 
The Gioi ; IRD ; VASS, 327 p. ISBN 9786047725397 
Ram, R. (2007), “Roles of income and equality in poverty reduction: Recent cross country 
evidence”, Journal of International Development, 19, 919–926. 
UNICEF (2018), Hoàn thiện đo lường Nghèo đa chiều trẻ em ở Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu. 
Young Lives (2017). Education and Learning: Preliminary Findings from the 2016 Young 
Lives Survey (Round 5) 
World Bank (2016). Digital Dividends 
World Bank (2018). Climbing the Ladder: Poverty Reduction and Shared Prosperity in Vietnam 
134 
135 
Các Phụ lục 
Phụ lục 1. Việt Nam – một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc áp dụng đo 
lường nghèo đa chiều 
Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong nhiều 
năm qua. Các kết quả này được tính toán ngày càng khoa học, với việc áp dụng các phương pháp 
được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhìn chung theo thời gian, nhận thức về đo lường và cách tiếp 
cận giảm nghèo tại Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể. 
Vào những năm của thập niên 90 thế kỷ XX, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc 
Đổi mới, chuẩn nghèo được xác định dựa trên thu nhập và qui đổi về một khối lượng gạo nhất định 
(loại lương thực chính của người Việt). Tại thời điểm đó, một hộ gia đình sẽ được coi là hộ nghèo 
nếu thu nhập bình quân một người một tháng thấp hơn 15-25kg gạo. 
Trong vòng những năm đầu của thế kỷ XXI, đo lường nghèo ở Việt Nam bắt đầu tiếp cận 
với việc tiền tệ hóa chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo thay vì đo bằng khối lượng gạo gạo đã được thay 
thế bằng trị giá tiền. Trong giai đoạn 2006-2010, các nhà hoạch định chính sách đã bắt đầu tiếp 
cận phương pháp ước lượng chuẩn nghèo dựa vào chi phí cho các nhu cầu tối thiểu (Cost of Basic 
Need). 
Từ cuối những năm 2000 đo lường nghèo đa chiều đã được giới thiệu và bước đầu áp dụng 
tại Việt Nam. Phương pháp tiếp cận về nghèo đa chiều trẻ em (MDCP) do UNICEF hỗ trợ xây 
dựng lần đầu tiên vào năm 2008, gồm 15 chỉ số và 8 chiều (giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà ở, nước 
sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, giải trí, sự tham gia và bảo vệ), sử dụng bộ dữ liệu quốc gia Điều 
tra mức sống dân cư. Cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện 
điều tra thực trạng mức sống dân cư năm 2013 theo cách tiếp cận nghèo đa chiều, là cơ sở cho việc 
thử nghiệm khảo sát lập danh sách hộ nghèo và cận nghèo theo cách tiếp cận đa chiều vào năm 
2015 và thể chế hóa bằng Kế hoạch số 640 ngày 23/2/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về 
khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016- 2020. 
Năm 2013 Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng Đề án Chuyển đổi phương pháp tiếp 
cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, trong đó Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội 
được giao là cơ quan thường trực. Quá trình xây dựng Đề án được khẩn trương thực hiện trong 2 
năm với sự hỗ trợ của UNDP và Irish Aid, các cuộc hội thảo học tập kinh nghiệm từ OPHI (tổ 
chức sáng lập sáng kiến về áp dụng đo lường nghèo đa chiều trong hoạch định chính sách); các 
cuộc Hội thảo cấp quốc gia giữa các cơ quan Chính phủ-Quốc hội có liên quan bao gồm Bộ Lao 
động-Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư (Tổng cục Thống kê), Bộ Giáo dục-Đào tạo, 
136 
Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ NN&PTNT, Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc 
hội,, cùng các tổ chức quốc tế bao gồm UNDP, Irich Aid, UNICEF, Ngân hàng thế giới,; các 
diễn đàn nghèo đa chiều quốc tế mà Việt Nam tích cực tham gia (Cuộc họp cấp cao Mạng lưới 
Nghèo đa chiều toàn cầu 2014 tại Berlin, Cuộc họp cấp cao Mạng lưới Nghèo đa chiều toàn cầu 
2015 tại Cartagena). 
Tháng 9 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 
tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, trong đó 
nêu rõ đo lường nghèo tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 dựa trên các tiêu chí về thu nhập 
và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch 
và vệ sinh, tiếp cận thông tin). 
Việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng chỉ số nghèo đa chiều ở Việt Nam nhằm thực hiện 
3 mục đích: 
a) Đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ 
bản của người dân trên phạm vi cả nước và từng địa phương, nhằm đánh giá sự thay đổi, tiến bộ 
xã hội hàng năm và cả giai đoạn; 
b) Xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; các chương 
trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, lĩnh vực; 
c) Trên cơ sở thực trạng thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, các 
Bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành các giải pháp, chính sách, lộ trình để cải thiện, nâng 
cao thu nhập và khả năng tiếp cận của người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản theo lĩnh vực, địa 
bàn, bảo đảm sử dụng nguồn lực dành cho giảm nghèo hợp lý, tập trung và hiệu quả hơn. 
Tháng 9 năm 2015, tại hội nghị bên lề của Hội Nghị Thượng đỉnh về Phát Triển Bền Vững 
tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT thay mặt cho Chính Phủ Việt Nam 
phát biểu ủng hộ việc đưa chỉ tiêu và chỉ số đo lường nghèo đa chiều vào các chỉ tiêu và chỉ số đo 
lường các Mục Tiêu Phát Triển bền vững SDGs. Tháng 11 năm 2015, Thủ tướng chính phủ ký 
Quyết định số 59/QD-TTg ban hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 
2020, đặt nền móng pháp lý cho việc thực hành đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam, và Việt Nam 
trở thành một trong một số ít các quốc gia trên thế giới áp dụng chính thức cách tiếp cận nghèo đa 
chiều và chuẩn đo lường nghèo đa chiều. Năm 2016, lần đầu tiên công tác rà soát và xây dựng 
danh sách hộ nghèo - đối tượng của các Chương trình và chính sách giảm nghèo bền vững của 
Việt Nam được áp dụng chuẩn nghèo quốc gia 2016-2020 là sự kết hợp cả thu nhập và đa chiều. 
Cũng trong 2016, Chương Trình giảm nghèo bền vững đã được xây dựng dựa trên cách tiếp cận 
và đo lường nghèo đa chiều. 
137 
Phụ lục 2. Mối tương quan giữa điểm kỳ thi lớp 5 với một số chỉ số quan trọng khác 
Mối tương quan giữa điểm kỳ thi của học sinh lớp 5 với Tỷ lệ đi học trung học phổ thông (cấp 
3) 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) 
138 
Mối tương quan giữa điểm kỳ thi của học sinh lớp 5 với Tỷ lệ đỗ đại học 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) 
139 
Mối tương quan giữa điểm kỳ thi của học sinh lớp 5 với GDP bình quân đầu người của tỉnh 
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong (MDRI) 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
140 
Mối tương quan giữa điểm kỳ thi của học sinh lớp 5 với Tỷ lệ nghèo của từng tỉnh 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 
QĐ. Hoàng Sa 
QĐ. Trường Sa 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_ngheo_da_chieu_o_viet_nam_giam_ngheo_o_tat_ca_cac_ch.pdf