Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Đối với nhà tuyển dụng:

- Biết rõ mục tiêu của cuộc phỏng vấn.

- Hiểu rõ lĩnh vực muốn tìm hiểu.

- Đặt những câu hỏi chính xác và ngắn gọn.

- Dù áp dụng bất cứ phương pháp nào nhà tuyển dụng cũng phải tìm cách giúp cho ứng viên có cơ hội diễn tả đầy đủ những gì mà ứng viên muốn trình bày.

- Nên điều hướng và khởi dẫn các câu hỏi sao cho ứng viên không thể từ chối hoặc tìm cách tránh né câu trả lời được. Với những câu hỏi thích ứng nhà tuyển dụng sẽ biết rõ sự kiện đó là gì, tại sao nó lại xảy ra, nó xảy ra ở đâu, như thế nào và lúc nào và hậu quả ra sao?

Đối với ứng viên:

- Biết rõ mục tiêu của cuộc phỏng vấn.

- Hiểu rõ lĩnh vực nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu.

- Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả về mặt nội dung lẫn hình thức:

 Hồ sơ thủ tục

 Những câu trả lời cho những câu hỏi thông thường cũng như đặc biệt.

 Tâm lí, ngoại hình.

 

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 1

Trang 1

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 2

Trang 2

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 3

Trang 3

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 4

Trang 4

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 5

Trang 5

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 6

Trang 6

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 7

Trang 7

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 8

Trang 8

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 9

Trang 9

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 17 trang duykhanh 9760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Báo cáo Kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
tuyến bay, một khách hàng sơ ý làm đổ một ly nước trên tay anh/chị và một hành khách khác?
Anh chị sẽ nói gì khi một khách hàng phàn nàn về một chuyến bay quốc tế bị chậm mất 3 giờ?
Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm việc càng đa dạng thì các tình huống trong phỏng vấn càng phong phú. Đặc biệt do tính chất thử thách, phức tạp trong công việc của nhà quản trị, ứng viên vào chức vụ giám đốc thường được yêu cầu giải quyết rất nhiều tình huống nan giải trong điều kiện rất hạn hẹp về thời gian.
Yêu cầu của hình thức phỏng vấn theo tình huống này chính là sáng tạo. Người phỏng vấn thích nghe những giả định hợp lý và suy nghĩ logic, vì vậy điều quan trọng là bạn hãy trả lời theo cách của riêng mình.
Phỏng vấn hội đồng 
Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn viên hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. Trong phỏng vấn nhóm thường sẽ có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều vấn đề khác nhau. Mỗi phỏng vấn viên đều nghe được câu trả lời của ứng viên đối với các phỏng vấn viên khác, do đó, các phỏng vấn viên có điều kiện tìm hiểu và đánh giá về ứng viên chính xác hơn
Vì nhóm phỏng vấn viên thường có nhiều quan điểm khác nhau trong việc đánh giá, giải quyết các vấn đề, do đó phỏng vấn nhóm thường khách quan hơn
Tuy nhiên hình thức này có thể gây ra tâm lý căng thẳng thái quá ở ứng viên. Khi đó, hội đồng phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức từng ứng viên tham gia thực hiện các câu trả lời.
Phỏng vấn nhóm
Đây là hình thức một phỏng vấn viên phỏng vấn một lúc nhiều ứng viên xin việc. theo hình thức này nhà tuyển dụng có thể so sánh được các ứng viên trong cuộc phỏng vấn đồng thời tránh được một câu hỏi phải hỏi nhiều lần trùng lặp.
Tuy nhiên các ứng viên có thể kế thừa các ý tưởng của nhau nên độ chính xác của thông tin không cao. Còn đối với các ứng viên thì họ sẽ không chỉ phải gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn mà họ còn phải nổi bật hơn các ứng viên đầy cạnh tranh khác.
Để thành công ở hình thức phỏng vấn này các ứng viên cần lưu ý các vấn đề sau:
Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ nói với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên hãy tập trung sự chú ý của bạn vào người đặt câu hỏi của bạn.
Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặc biệt chú ý đến họ.
Khi cuộc phỏng vấn kết thúc bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.
Phỏng vấn không chỉ dẫn
Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo. Sau khi nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn công việc và hồ sơ của ứng viên, người phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên và những điểm chưa rõ, cần được làm sáng tỏ trong phỏng vấn. Phỏng vấn viên có thể hỏi những câu chung như: “Hãy nói cho tôi biết về kinh nghiệm của anh chị trong công việc cũ”, “Hãy kể cho tôi nghe về những đồng nghiệp của anh chị trong công việc cũ”
Ứng viên được phép trình bày tự do hầu như không bị gián đoạn, ngắt quãng, phỏng vấn viên thường lắng nghe chăm chú, không tranh luận, ít thay đổi đề tài một cách đột ngột và thường kích thích ứng viên nói thêm bằng những câu hỏi như: “thực ra sự việc như thế nào?” , “thế anh, chị nghĩ gì về vấn đề đó?”,v.vNgười phỏng vấn thường căn cứ vào câu trả lời trước của ứng viên để đặt câu hỏi tiếp theo, nên nội dung các câu hỏi có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau. Phỏng vấn viên có thể đặt ra những câu hỏi hoàn toàn khác nhau cho những ứng viên khác nhau của cùng một công việc.
Tuy nhiên hình thức phỏng vấn này thường tốn nhiều thời gian, mức độ tin cậy và chính xác không cao, do chịu ảnh hưởng tính chủ quan của người phỏng vấn và thường áp dụng để phỏng vấn các ứng viên vào chức vụ cao trong tổ chức, doanh nghiệp. 
Phỏng vấn căng thẳng
Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy không được thoải mái, bị căng thẳng về tâm lý vì những câu hỏi xoáy mạnh vào những điểm yếu của ứng viên. Loại phỏng vấn này được sử dụng nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm tâm lý, lòng độ lượng khoan dung, cách thức phản ứng, giải quyết vấn đề của ứng viên khi bị căng thẳng trong công việc.
Tuy nhiên, nếu thực hiện hình thức phỏng vấn này không khéo có thể dẫn đến tình trạng xúc phạm ứng viên quá đáng hoặc gây ra những sự giận dữ, xung đột không kiểm soát được. Do đó, chỉ trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của công việc.và phỏng vấn viên phải có nhiều kinh nghiệm mới nên thực hiện hình thức phỏng vấn này.
Yêu cầu của hình thức phỏng vấn căng thẳng này chính là hãy giữ bình tĩnh đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không quan trọng bằng việc bạn trả lời như thế nào.
Phỏng vấn bằng tiếng anh
Hiện nay ngoài bằng cấp và kinh nghiệm thì tiếng Anh đã trở thành tiêu chí tuyển dụng của một số doanh nghiệp dành cho ứng viên, ngoài ra cho dù không bắt buộc thì cũng có sự ưu tiên nhất định dành cho những ứng viên có vốn tiếng Anh tốt hơn so với những người còn lại. Vì vậy việc phỏng vấn bằng tiếng anh ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều trong rất nhiều công ty đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
III) Những điều cần biết trong phỏng vấn xin việc làm.
Một số điều khiến các ứng viên có thể ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
Tìm hiểu kĩ về công ty và vị trí cần tuyển dụng.
Một sự chuẩn bị kĩ càng sẽ làm cho các ứng viên tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, đồng thời cũng sẽ giúp các ứng viên không bị bỡ ngỡ trong những câu hỏi thông thường của cuộc phỏng vấn và tạo cho nhà tuyển dụng cái nhìn thiện cảm về ứng viên rằng họ thực sự coi trọng công việc này.
Trang phục phù hợp
Điều bạn nên tránh là trang phục rườm rà, quá nhiều họa tiết.Nên nhớ rằng bạn đang đến một môi trường mới, nghiêm túc và trang trọng.Vì vậy, trang phục của bạn nên giản dị, trang nhã thể hiện được tính cách của bản thân. Hãy chuẩn bị thật kỹ trang phục bề ngoài để điều này không làm bạn mất tự tin khi đối mặt với nhà tuyể dụng.
Không đến muộn
Nếu bạn đến muộn trong buổi phỏng vấn thì thực sự không còn gì để nói. Tốt hơn hết là bạn hãy đến sớm hơn 10 hoặc 15 phút để có thời gian kiểm tra, chỉnh sửa lại một số thứ (quần áo, đầu tóc, thậm chí cả hồ sơ) và quan trọng nhất là để lấy lại bình tĩnh.
Trung thực và thẳng thắn
Bạn không được phép nói dối.Bất cứ những điều không đúng đều được phát giác bởi nhà tuyển dụng.Vì vậy, bạn tuyệt đối không được nói những điều không đúng với sự thật.
Hãy thẳng thắn trong việc đặt những câu hỏi mà bạn thắc mắc trong phạm vi trách nhà tuyển dụng thấy sự chủ động của bạn. Bạn hoàn toàn có thể chủ động trong mọi công việc và làm tốt mọi thứ, hãy để nhà tuyển dụng thấy điều này.
Tác phong chuyên nghiệp
Hãy ngồi thẳng lưng và cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt nhà tuyển dụng. không nhai kẹo cao su, không nhìn đồng hồ, không nên ngồi thượt hoặc nói lan man trong quá trình phỏng vấn. Và đặc biệt chú ý nên tắt mắt trước khi bước vào quá trình phỏng vấn.
Mỉm cười một cách thân thiện
Một ứng viên có thái độ thân thiện trong buổi phỏng vấn sẽ lấy được cảm tình của nhà tuyển dụng vì điều đó chứng tỏ cô ấy/ anh ấy cũng sẽ thận thiện với các đồng nghiệp.
Một số sai lầm ứng viên hay mắc phải khi phỏng vấn.
Phỏng vấn là dịp để ứng viên thể hiện hết tài năng kinh nghiệm, kỹ năng để nhà tuyển dụng hiểu về bạn. Nhưng con người không phải hoàn hảo trong tình huống nào đó bạn gặp vài sự cố, điều đó là điều không ai mong muốn vậy phải làm thế nào để bạn tránh được những sai lầm đó. Dưới đây là một số sai lầm và cách khắc phục những sai lầm đó.
Đi phỏng vấn muộn
Điều đó có nghĩa là: "Tôi thực sự không quan tâm đến vị trí mà tôi định tuyển dụng". Lời khuyên cho bạn: Hãy tới trước 15 phút để bạn có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng. Xem lại tất cả những điểm cần lưu ý và tạo những ấn tượng tốt đầu tiên với nhà tuyển dụng.
Trang phục không phù hợp
Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn vận thật chuyên nghiệp và lịch sự. Mặc dù bình thường, việc mặc trang phục có thể theo sở thích, phong cách của mình, nhưng khi đi phỏng vấn bạn nên mặc đồ công sở. Bởi điều đầu tiên nhà tuyển dụng đánh giá về bạn là trang phục.
Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng". Lời khuyên cho bạn: Những người thư ký luôn là người đầu tiên sẽ quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Mọi cái nhìn và những lời nhận xét của bạn về công ty, họ đều "rỉ tai" với ông chủ. Tuy nhiên, nếu bạn được tuyển dụng, có thể họ là những người đồng nghiệp rất tốt của bạn.
Không tập trung
Lơ đễnh hay thậm chí không nhớ nổi câu hỏi của nhà tuyển dụng có thể khiến bạn bị mất điểm nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ làm thế nào bạn có thể tập trung trong suốt một ngày làm việc khi ngay cả trong một buổi phỏng vấn bạn cũng không thể tập trung được.Nếu bạn cảm thấy mình chưa tập trung thì nên hít thở sau, lấy lại bình tĩnh trước khi phỏng vấn.
Có những ứng viên khác lại chỉ chú tâm vào chuyện tiền bạc, còn những việc khác thì hoàn toàn không nhiệt tình. Nhiều nhà tuyển dụng còn cho biết họ đã gặp những ứng viên hầu như không có một chút quan tâm nào đến cuộc phỏng vấn, không biết có phải họ (ứng viên) vì không thích công việc hay công ty này hoặc đang có việc gì quan trọng mà suốt cuộc phỏng vấn, cứ chốc chốc họ lại nhìn vào đồng hồ đeo tay xem thử mấy giờ.
Gọi điện, nhắn tin hay trả lời các cuộc gọi khi đang trả lời phỏng vấn không chỉ mất lịch sự mà còn chứng tỏ bạn không chú tâm tới cuộc phỏng vấn.Vậy thì chắc chắn rằng các nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không phải là đối tượng mà họ đang nhắm đến. Do vậy trước khi vào phỏng vấn bạn nên tắt điện thoại.
Trả lời những câu hỏi sáo mòn và khuôn mẫu.
Điều đó có nghĩa là: "Tôi cũng giống như những người khác mà thôi". Lời khuyên cho bạn: Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu toàn và rất tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn là việc bạn nói những câu thông thường.
Không thừa nhận có khuyết điểm, thiếu sót.
Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó.Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc.Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.
Không đặt ra câu hỏi.
Điều này có nghĩa là: "Tôi chẳng quan tâm đến công ty". Lời khuyên cho bạn: Cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là một cuộc đối thoại giữa hai bên với hai mục đích: Thứ nhất, nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Thứ hai để bạn xét khả năng của mình có đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của công ty hay không. Vì vậy, hãy coi cuộc phỏng vấn là lúc để bạn có được những thông tin chính xác về vị trí của mình.
Nhiều ứng viên cho rằng, khi đi phỏng vấn, cứ ngồi đợi nhà tuyển dụng hỏi gì nói nấy, tuyệt nhiên không nên đặt câu hỏi ngược lại.Đây là suy nghĩ sai lầm bởi thực tế, bạn đang rất muốn tìm hiểu về công ty và rất nhiều thông tin bạn muốn được nghe từ chính người phỏng vấn.Tất nhiên không ngắt lời nhà tuyển dụng mà nên tìm cơ hội để truyền đạt đến nhà tuyển dụng những câu bạn muốn hỏi, điều đó cũng thể hiện bạn quan tâm đến công việc và công ty một cách nghiêm túc.
Nhà tuyển dụng hỏi: “Hãy nói cho chúng tôi biết về bản thân anh/chị?”
Bạn trả lời: “Ông/Bà muốn tôi nói về vấn đề gì?”
Điều đó có nghĩa là: "Tôi chẳng có điểm gì đặc biệt phù hợp với yêu cầu của công ty cả". Lời khuyên cho bạn: Đây là cơ hội để bạn có thể thể hiện mình trong cuộc phỏng vấn. Do vậy, không nên xuất hiện với thái độ rụt rè và khiêm tốn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn chứ không phải bắt đầu bằng việc chia sử những thông tin về nơi bạn sinh ra, trừ khi nơi bạn sinh ra có liên quan đến công việc hiện tại.
Yêu cầu người phỏng vấn không đề cập đến sếp cũ.
Điều đó có nghĩa là: "Tôi có điều gì đó cần phải che giấu". Lời khuyên cho bạn: Dù bạn không có mối quan hệ tốt với sếp cũ thì bạn có thể nói tên của bất kì ai trong công ty bạn.
Tự tin thái quá hay quá khiêm tốn và nhún nhường.
Có những ứng viên thích khoe khoang, ưa khoác lác, thể hiện ta đây “biết tuốt” hay những người tự tin một cách thái quá vào bản thân. Những người luôn có suy nghĩ rằng: công ty nào may mắn lắm mới được họ làm việc cho! Họ thậm chí còn cho rằng: Nếu thuê được họ, thể nào lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng lên nhanh chóng! Những người như thế này, sẽ chẳng ai muốn nói chuyện cùng – chứ đừng nói là làm việc cùng.
Trái lại với tự tin thái quá thì ứng viên cũng không nên quá nhún nhường Bỏ qua việc khắc họa bản thân trong cuộc phỏng vấn là một trong những sai sót không đáng có nhất mà bạn có thể mắc phải.Đây không phải là thời gian dành cho sự khiêm tốn và nhún nhường. Cuộc phỏng vấn chính là thời điểm để bạn toả sáng, vì vậy, bạn đừng ngại nói về những thành tích của bản thân ở công ty trước đây.
Mất bình tĩnh.
Mất bình tĩnh là phản ứng thường thấy ở ứng viên khi họ nhận ra mình mắc sai lầm.Tuy nhiên, nếu giữ được tâm thế "bình chân như vại", bạn có thể cứu nguy cho bản thân một bàn thua trông thấy.
Nếu đến trễ hãy thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn bằng cách gọi điện thoại báo tin, nói xin lỗi trong trường hợp xấu nhất, xin một cuộc hẹn khác.
Nếu nhầm lẫn sản phẩm của công ty với một đối thủ cạnh tranh khác, hãy nhanh chóng xoay chuyển tình thế "Xin lỗi.Dĩ nhiên là tôi biết ABC là sản phẩm của công ty mình”, sau đó tiếp tục chia sẻ hiểu biết của bạn về thị trường
Tập trung quá nhiều vào tiền bạc.
Đừng đề cập quá sớm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc phỏng vấn xin việc.Việc này có thể khiến bạn “mất điểm” trong mắt phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo sự dẫn dắt của người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường bàn bạc về chủ đề này vào cuối buổi phỏng vấn.
Không cảm ơn người phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn.
Điều đó có nghĩa là: "Tôi ứng xử kém". Lời khuyên cho bạn: Quên cảm ơn người phỏng vấn sau khi phỏng vấn là điều rất tệ hại. Nó sẽ lấy đi của bạn phép lịch sự tối thiểu.Và tất nhiên, dù bạn có một cuộc phỏng vấn hoàn hảo thì chỉ cần một sơ suất nhỏ đó bạn cũng sẽ không được tuyển dụng.
Kết luận
Phỏng vấn quả là một bước quan trọng và không thể thiếu đối với quá trình xin việc. Thông qua phần trình bày này, nhóm chúng tôi mong rằng đã mang đến được cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về cuộc phỏng vấn và những điều lưu ý có thể giúp cho cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả, nhất là đối với những sinh viên sắp ra trường hi vọng chúng tôi cũng đã đem đến một phần kiến thức về cuộc phỏng vấn cho các bạn để sau này khi đi phỏng vấn chúng ta có thể tránh được những sai lầm cơ bản, không bị hụt hẫng, bỡ ngỡ và có được một cuộc pỏng vấn thành công.
Hết
------------------------˜&™-----------------------

File đính kèm:

  • docbao_cao_ky_nang_phong_van_va_tra_loi_phong_van.doc