Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam

Đại dịch COVID-19 có tác động khác

nhau đến nhiều nhóm đối tượng. Theo

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio

Gutterres, “Người khuyết tật là một trong

những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề

nhất bởi COVID-19”.3 Tại Việt Nam, cũng

như nhiều quốc gia khác, nhiều người

khuyết tật cảm thấy dễ bị tổn thương và

thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe,

đặc biệt là những người có các bệnh lý

nền. Đó là lý do tại sao nhiều người trong

số họ đã hạn chế di chuyển ngay từ đầu

tháng giêng năm nay vì sợ bị lây nhiễm.

Người khuyết tật có thể không tiếp cận

dễ dàng và nhanh chóng các thông tin

cập nhật về virus và cách tự bảo vệ bản

thân hoặc thông qua các hình thức có

thể tiếp cận được. Nhiều người cần dịch

vụ y tế và phục hồi chức năng thì giờ

đây không thể tiếp cận được. Những

người khuyết tật nặng cần sự hỗ trợ và

chăm sóc từ nhân viên chăm sóc, thành

viên gia đình hoặc những người khác

nay cũng khó có thể tiếp tục nhận hỗ

trợ, hoặc những người này có thể cũng

phải tự giãn cách để tránh lây nhiễm

cho người họ chăm sóc.

Nhiều người khuyết tật đã mất việc hoặc

thu nhập bị giảm đáng kể do ảnh hưởng

của COVID-19. Các doanh nghiệp xã hội

thường là các đơn vị tuyển dụng và

cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người

khuyết tật. Tuy nhiên, kết quả của một

nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn

các doanh nghiệp xã hội này có thể

phải dừng hoạt động hoặc phá sản nếu

đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài đến

tháng 8.4 Điều này sẽ có tác động rất lớn

đến người khuyết tật. Cuối cùng, 80%

người khuyết tật hiện sống ở khu vực

nông thôn, và họ có thể phải đối mặt với

những khó khăn còn lớn hơn nữa trong

việc tiếp cận những dịch vụ y tế và xã

hội cơ bản, hay duy trì việc làm. Những

thách thức người khuyết tật phải đối mặt

càng trở nên trầm trọng hơn trong thời kỳ

COVID-19.

Trong thời điểm hiện tại, tiếp cận thông

tin là chìa khóa để tránh bị nhiễm bệnh.

Như tất cả mọi người, người khuyết tật

cần biết cách tự bảo vệ mình, đặc biệt

từ những khuyến cáo và biện pháp

phòng ngừa mới nhất do các cơ quan

chức năng ban hành. Bộ Y tế đã có

nhiều nỗ lực để tuyên truyền tới mọi

người dân về cách bảo vệ bản thân

trước đại dịch COVID-19, chẳng hạn như

rửa tay đúng cách, và UNDP đã góp

phần vào nỗ lực này bằng cách hỗ trợ

dịch các thông điệp quan trọng đó sang

ngôn ngữ ký hiệu. Do tình hình dịch bệnh

thay đổi hàng ngày, người khuyết tật

cần nhận được các thông tin mới nhất.

Và một trong những kênh thông tin phổ

biến cho người khuyết tật là qua truyền

hình. UNDP đã rất mừng được phối hợp

và hỗ trợ VTV1 bổ sung phần dịch ngôn

ngữ ký hiệu trong khi phát song các bản

tin chính.

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 2920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam

Báo cáo đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của đại dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại Việt Nam
 sự là một tỷ lệ rất 
thấp trong nhóm nguy cơ cao này. 
Rất khó khăn cho tôi trong việc tuân thủ giãn 
cách xã hội và thực hiện các biện pháp vệ 
sinh vì những người khiếm thị luôn cần người 
dẫn ường khi ến một nơi mới và cần phải 
chạm tay ể xác ịnh các vật thể và ịnh 
hướng cho bản thân.
Phương tiện di chuyển thường xuyên của tôi 
là xe bus công cộng. Tuy nhiên không có xe 
bus nào chạy trong thời gian giãn cách xã hội. 
Tôi phải i bộ ra chợ. Tôi thuộc nhóm ối 
tượng ược nhận trợ cấp nhưng tôi phải ở nhà 
và không thể ra ngoài ể nhận nó.
Về việc làm, có tới 30% người trả lời cho 
biết họ đang thất nghiệp vì đại dịch 
COVID-19. 49% người khác bị giảm thời 
gian làm việc. Trong số những người vẫn 
đang làm việc, 59% bị giảm thu 
nhập.Chỉ 3% người trả lời đã chủ động 
tìm kiếm những công việc khác và 19% 
người trả lời phỏng vấn tìm thêm cách 
để tạo thu nhập. 71% người trả lời đang 
làm việc là các công việc mùa 
vụ/không chính thức hoặc họ đang kinh 
doanh trong khu vực không chính thức, 
vì vậy có nguy cơ không thuộc nhóm 
được nhận các hỗ trợ từ gói phúc lợi xã 
hội của chính phủ. Hiện nay, chỉ những 
người có giấy chứng nhận khuyết tật là 
đặc biệt nặng và nặng mới đủ điều kiện 
để nhận hỗ trợ từ gói hỗ trợ này của 
chính phủ, và nhiều người khuyết tật 
nhẹ không nằm trong số này. Khi các 
can thiệp hỗ trợ của Chính phủ đang 
được triển khai trên toàn quốc, hy vọng 
rằng sẽ nhiều người khuyết tật hơn nữa 
sẽ nhận được sự hỗ trợ này trong vài 
tuần tới.
Khi được hỏi về nhu cầu của họ, nhu 
cầu hỗ trợ trước mắt của họ là lương 
7
5. KHUYẾN NGHỊ
Trên cơ sở các phát hiện của đánh giá nhanh, một số khuyến nghị được đề xuất 
như sau:
(1) Hỗ trợ khẩn cấp đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người khuyết tật
• Ưu tiên hỗ trợ người khuyết tật có nhu cầu về chăm sóc y tế và dịch vụ, cung 
cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe qua điện thoại nếu phù hợp để đảm bảo theo dõi y 
tế tại nhà.
• Cung cấp thực phẩm, vật phẩm bảo vệ cá nhân, trợ cấp tài chính, giảm tiền 
thuê nhà và hóa đơn điện nướcđể đảm bảo an ninh tài chính cho người khuyết 
tật.
(2) Đảm bảo khoản hỗ trợ của chính phủ bao trùm người khuyết tật 
bằng việc mở rộng đối tượng được hỗ trợ bao gồm NKT làm việc trong khu vực phi 
chính thức và cung cấp thông tin về gói hỗ trợ của Chính phủ dưới hình thức NKT 
có thể tiếp cận được, đơn giản hóa các thủ tục quy trình nhận hỗ trợ.
(3) Đảm bảo an ninh tài chính và giáo dục thường xuyên cho NKT bằng việc:
• Xây dựng kỹ năng mới cho người khuyết tật để tìm kiếm cơ hội việc làm mới 
trong thời đại công nghệ 4.0, trong đó việc làm tại nhà và các hình thức kinh 
doanh trực tuyến mới.
• Cung cấp các nền tảng giáo dục và việc làm trực tuyến dễ dàng tiếp cận 
được với người khuyết tật
• Tăng cường cơ hội việc làm trực tuyến mới cho người khuyết tật tại khu vực 
kinh tế tư nhân.
(4) Mở rộng độ bao phủ của cấp Giấy chứng nhận khuyết tật với tất cả 
những người khuyết tật 
(5) Tiến hành một đánh giá toàn diện về tác động của đại dịch COVID 19 với 
người khuyết tật, trong đó có sự tham gia đầy đủ của người khuyết tật, nhằm 
xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó và phục hồi hậu COVID 19. 
Để đạt được mục tiêu này, khuyến nghị rằng cần có các hình thức thông tin dễ 
dàng tiếp cận được với tất cả các nhóm người khuyết tật. Thêm vào đó, các tổ 
chức của người khuyết tật và các đối tác trong nước khác ở nông thôn và hẻo 
lánh xa xôi cần được tham gia đầy đủ vào cuộc đánh giá này; đồng thời thực 
hiện phỏng vấn trực tiếp với những người khuyết tật không thể tiếp cận với 
Internet. Kết quả của cuộc đánh giá sâu và toàn diện này sẽ cung cấp những 
bằng chứng có giá trị cho việc sửa đổi Luật về Người khuyết tật. 
8
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI
ĐÁNH GIÁ NHANH 
VỀ SỰ HÒA NHẬP CỦA NGƯỜI 
KHUYẾT TẬT TRONG ỨNG PHÓ 
VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19
Đánh giá này được UNDP Việt Nam thiết kế và triển khai để tìm hiểu những 
thách thức chính mà bạn – những người khuyết tật (NKT) - và gia đình đang 
đối diện trong bối cảnh của đại dịch COVID-19. Bảng hỏi tập trung vào những 
tác động về sức khỏe, kinh tế - xã hội của dịch COVID-19 cũng như của 
những biện pháp ứng phó đã áp dụng cho tới nay. Tuy toàn xã hội phải chịu 
những tổn thất trong đại dịch này, những ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế - xã 
hội của COVID-19 vẫn có tác động không cân xứng với riêng nhóm NKT. Bạn 
hãy dành 15 phút để hoàn thành bảng hỏi dưới đây trước ngày 28/4/2020. Khi 
được sự đồng ý của NKT, người giám hộ/chăm sóc có thể thay mặt bạn trả lời 
phiếu khảo sát này. Câu trả lời của bạn là dữ liệu có giá trị để UNDP hợp tác 
với Chính phủ cùng cải thiện công tác hòa nhập NKT trong lúc có khủng 
hoảng xảy ra và đảm bảo bạn được nhận những sự hỗ trợ cần thiết. Tất cả 
các câu trả lời đều được ẩn danh và bảo mật. Xin chân thành cảm ơn đóng 
góp của anh/chị và các bạn cho công tác vì NKT của chúng ta.
Lưu ý cho những người điền phiếu đánh giá này trên file Word hoặc bản in: 
Những câu có dấu sao “*” là những câu bắt buộc phải trả lời.
Với những câu câu có đáp án để lựa chọn, hãy đánh dấu ”v” trước đáp án 
mà bạn chọn.
Với những câu hỏi mở, hãy viết câu trả lời của bạn vào phần để trống.
9
1. Giới tính của bạn: *
a. Nam
b. Nữ
c. Khác
d. Không muốn trả lời
2. Bạn nằm trong nhóm tuổi nào? *
a. 0-5
b. 6-18
c. 19-25
d. 26-40
e. 41-50
f. 51-60
g. Trên 60
3. Bạn là người dân tộc nào? *
a. Kinh
b. Tày
c. Nùng
d. H’mông
e. Ê Đê
f. Khơ-me
g. Dân tộc khác (ghi cụ thể): ..
4. Bạn sống ở đâu? *
a. Thành phố lớn, trực thuộc trung ương 
(Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí 
Minh v.v)
b. Thành phố trực thuộc tỉnh
c. Thị trấn nhỏ
d. Nông thôn
e. Miền núi
5. Bạn có giấy chứng nhận khuyết tật 
không? *
a. Có
b. Không
Nếu không, nêu rõ lý do: .
6. Dạng khuyết tật của bạn là gì? (có 
thể đánh dấu nhiều lựa chọ) *
a. Khuyết tật vận động
b. Khuyết tật nghe nói
c. Khuyết tật nhìn
d. Khuyết tật trí tuệ
e. Khuyết tật thần kinh, tâm thần
f. Khuyết tật khác (ghi cụ thể): 
..
7. Mức độ khuyết tật của bạn là gì? *
a. Đặc biệt nặng
b. Nặng
c. Nhẹ
d. Chưa xác định mức độ khuyết tật. 
Ghi rõ lý do: 
8. Nguyên nhân khuyết tật của bạn là gì?
a. Bẩm sinh
b. Bệnh tật
c. Tai nạn lao động
d. Tai nạn trong sinh hoạt
e. Tai nạn giao thông
f. Tai nạn do bom mìn
g. Chiến tranh
h. Khác. (ghi rõ)
9. Mức thu nhập trung bình của gia đình 
bạn từ tháng 02/2019 đến tháng 02/2020 
là bao nhiêu? *
(lấy tổng thu nhập của cả hộ gia đình 
chia cho tổng số thành viên trong gia đình 
bạn)
a. < 1.000.000 /người /tháng;
b. Từ 1.000.000 đến 2.000.000 / 
người/tháng;
c. >2.000.000 /người / tháng.
10. Mức thu nhập trung bình của gia đình 
bạn trong tháng 03/2020 là bao nhiêu? *
(lấy tổng thu nhập của cả hộ gia đình 
chia cho tổng số thành viên trong gia đình 
bạn)
a. < 1.000.000 /người /tháng;
b. Từ 1.000.000 đến 2.000.000 / 
người/tháng;
c. >2.000.000 /người / tháng.
11. Hiện nay, tình trạng nghề nghiệp của 
bạn là: *
a. Đang đi làm
b. Vừa đi học, vừa đi làm
c. Đang đi học, chưa đi làm
d. Không đi học, cũng không đi làm
e. Đã nghỉ hưu
f. Khác (ghi cụ thể): 
(Nếu bạn lựa chọn a hoặc b, hãy trả lời 
tiếp câu 12 và 13)
12. Nếu đang đi làm, bạn đang làm việc 
theo hình thức nào?
a. Công việc chính thức /có hợp đồng 
lao động
b. Công việc không chính thức /không 
có hợp đồng lao động
c. Làm tự do
d. Chủ doanh nghiệp được cấp phép
e. Buôn bán nhỏ, kinh doanh không phép
I. Thông tin Nhân khẩu
10
13. Bạn làm trong ngành nào?
a. Du lịch và các dịch vụ liên quan (nhà 
hàng, khách sạn)
b. Sản xuất
c. Kinh doanh (bán hàng online)
d. Nông /lâm /ngư /diêm nghiệp (làm 
muối)
e. Giao thông – vận tải
f. Chăm sóc sức khỏe, trị liệu, và làm 
đẹp (mát xa, cắt tóc, làm móng)
g. Công nghệ - thông tin – truyền thông 
(ICT)
h. Ngành khác (ghi cụ thể): 
14. Bạn có bệnh lý nền (ung thư, tiểu 
đường, tim mạch) không? *
a. Có
b. Không
15. Bạn có bảo hiểm y tế không? *
a. Có
b. Không
II. Những Khó khăn trong Đại dịch Covid-19
16. Bạn có kết quả xét nghiệm dương 
tính với SARS-CoV-2 không? *
a. Có
b. Không
17. Bạn có đang phải cách ly không? *
a. Có. Đang cách ly tập trung, bắt 
buộc
b. Có. Tự cách ly tại nhà
c. Không phải cách ly
18. Có ai trong gia đình bạn nhiễm 
COVID-19 không? *
a. Có (trả lời tiếp Câu 18)
b. Không
19. Nếu có, đó có phải là người thường 
xuyên chăm sóc bạn không?
a. Có
b. Không
20. Trên thang điểm từ 1 đến 5, bạn 
đánh giá nhận thức của bản thân về 
việc tiếp nhận những thông tin chính 
thức Về COVID-19 ở mức nào? *
a. Không có thông tin gì (hoàn toàn 
dựa vào người chăm sóc hoặc các 
thành viên trong gia đình)
b. Những thông tin sơ lược về cách 
ứng phó
c. Thông tin đầy đủ về cách ứng phó
d. Thông tin đầy đủ về cách ứng phó 
và cập nhật liên tục về tình hình dịch 
bệnh
e. Thông tin đầy đủ về cách ứng 
phó, cập nhật liên tục về tình hình 
dịch bệnh, và những lời khuyên về 
biện pháp phòng chống bệnh dành 
riêng cho NKT
21. Bạn thường tiếp nhận những lời 
khuyên để giảm thiểu lây nhiễm 
SARS-CoV-2, các biện pháp hạn chế 
tiếp xúc ở nơi công cộng, và những 
dịch vụ cần thiết cho phòng chống 
dịch bệnh thông qua nguồn nào? (có 
thể đánh dấu nhiều lựa chọn) *
a. Trang web của Chính phủ
b. Báo mạng
c. TV
d. Đài phát thanh
e. Báo in
f. File âm thanh
g. Chữ nổi
h. Truyền miệng
i. Tin nhắn trên di động
j. Các ứng dụng chính thức trên di 
động về COVID-19
k. Các mạng xã hội (Facebook, Zalo, 
Viber)
l. Phương tiện khác (ghi cụ thể): 
11
Khó khăn 
về Y tế
Khó khăn về 
Kinh tế - Xã hội
22. Bạn gặp khó khăn gì trong bảo vệ 
sức khỏe trong đợt dịch COVID-19 
(bạn có thể chọn tối đa năm (05) khó 
khăn nhất với bản thân mình)? *
a. Khó tiếp cận thông tin chính thức, 
chính xác về bảo vệ sức khỏe, phòng 
chống COVID-19
b. Không được tham gia vào việc 
phòng chống dịch COVID-19 của 
cộng đồng địa phương (thông tin về 
sức khỏe mà địa phương cung cấp 
không được dịch sang ngôn ngữ ký 
hiệu)
c. Trong khu cách ly không có đủ 
điều kiện tiếp cận cho NKT, không có 
những hỗ trợ thích hợp với giới tính và 
khuyết tật (nhà vệ sinh quá bé cho xe 
lăn; không có phiên dịch ký hiệu; 
không có người dẫn đường)
d. Khó tiếp cận các cơ sở y tế, dịch 
vụ khám /xét nghiệm
e. Khó tiếp cận dịch vụ phục hồi 
chức năng /vật lý trị liệu
f. Khó tiếp cận thuốc men
g. Khó tiếp cận dụng cụ y tế, thiết bị 
trợ giúp
h. Khó tiếp cận các nhu yếu phẩm 
như thực phẩm và sản phẩm vệ sinh 
do khan hiếm hàng hóa
i. Khó tiếp cận các tập huấn thích 
hợp (cách rửa tay, dùng khẩu trang, 
giãn cách xã hội v.v)
j. Không có khó khăn gì
k. Khó khăn khác (ghi cụ thể): 
23. Trên thang điểm từ 1 đến 5, hãy 
đánh giá mức độ lo lắng của bạn về 
tình trạng sức khỏe của mình: *
(1) Tôi không lo lắng gì
(2) Hơi lo lắng một chút
(3) Có lo lắng
(4) Rất lo lắng
(5) Lo khẩn cấp (cần được hỗ trợ 
ngay)
Nếu có, ghi rõ mối lo lắng của bạn: 
..
24. Bạn gặp khó khăn gì về mặt kinh tế-xã 
hội trong đợt dịch COVID-19 (bạn có thể 
chọn tối đa năm (05) khó khăn nhất với 
bản thân mình)? *
a. Khó tiếp cận thông tin chính thức, 
chính xác về ứng phó xã hội trong đợt 
dịch COVID-19 (thông tin về các khu vực 
cách ly, hình thức cách ly phù hợp)
b. Không được tham gia vào việc phòng 
chống dịch COVID-19 của cộng đồng địa 
phương (không có giờ ưu tiên cho NKT 
mua hàng ở chợ /siêu thị)
c. Trong khu cách ly không có đủ điều 
kiện tiếp cận cho NKT, không có những hỗ 
trợ thích hợp với giới tính và khuyết tật 
(nhân viên không có kỹ năng trợ giúp NKT)
d. Khó tiếp cận các nhu yếu phẩm, bao 
gồm các sản phẩm vệ sinh (xà phòng, 
nước sạch, nước rửa tay khô, khẩu trang) 
và thực phẩm
e. Khó tiếp cận các hỗ trợ tâm lý, xã hội
f. Vất vả hơn vì vừa làm việc, vừa trông 
con khi trường học đóng cửa
g. Tạm thời mất việc vì dịch COVID-19
Nếu vậy, bạn mất việc từ thời điểm nào? 
.
h. Giảm lương
i. Giảm giờ làm
j. Không có đủ tiền mua nhu yếu phẩm
k. Cảm thấy bất an và bị phụ thuộc 
nhiều hơn khi kinh tế gia đình bị ảnh 
hưởng nặng nề
l. Bị kỳ thị /phân biệt đối xử nhiều hơn 
trong ứng phó với dịch COVID-19 (ghi cụ 
thể): ..
m. Việc học tập bị gián đoạn
n. Không có khó khăn gì
o. Khó khăn khác (ghi cụ thể): ..
25. Trên thang điểm từ 1 đến 5, bạn hãy 
cho biết mức độ lo lắng về điều kiện kinh 
tế của mình trong đợt dịch này: *
a. Tôi không lo lắng gì
b. Hơi lo lắng một chút
c. Có lo lắng
d. Rất lo lắng
e. Lo khẩn cấp (cần được hỗ trợ ngay)
Nếu có, ghi rõ mối lo lắng của bạn: 
..
12
III. Các Chiến lược ứng phó và 
đương đầu với Đại dịch COVID-19:
26. Bạn và gia đình đang ứng phó với 
dịch COVID-19 bằng cách nào? (có thể 
đánh dấu nhiều lựa chọn) *
a. Ở nhà, hạn chế ra đường hết mức có 
thể
b. Tích trữ đồ ăn và các sản phẩm vệ 
sinh
c. Tìm một công việc khác
d. Tìm nhiều cách để tạo ra thu nhập 
thêm
e. Dùng tiền tiết kiệm
f. Tìm kiếm sự giúp đỡ của họ hàng, 
hàng xóm, và bạn bè (trông con hộ)
g. Sử dụng dịch vụ trực tuyến /giao hàng 
tận nhà để mua các nhu yếu phẩm
h. Nhận sự hỗ trợ của dịch vụ bảo trợ xã 
hội của Nhà nước và của các tổ chức xã 
hội
i. Không làm gì
j. Khác (ghi cụ thể): 
13
27. Bạn đã nhận được hỗ trợ gì từ 
Chính phủ, cũng như từ các tổ chức 
của /vì người khuyết tật, để ứng phó 
với COVID-19? (có thể đánh dấu 
nhiều lựa chọn) *
a. Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe 
như xà phòng, nước rửa tay khô, khẩu 
trang
b. Tập huấn thích hợp (cách rửa tay, 
cách dùng khẩu trang, giãn cách xã 
hội)
c. Ưu tiên cho NKT trong các dịch vụ 
xã hội (giờ ưu tiên cho NKT ở các chợ 
/siêu thị,)
d. Hỗ trợ tâm lý, xã hội
e. Trang thiết bị y tế
f. Thuốc men
g. Thực phẩm
h. Tiền trợ cấp hoặc các hỗ trợ khác 
về tài chính (gia hạn nộp thuế, giảm 
thuế, vốn vay với lãi suất thấp hơn lúc 
không có dịch)
i. thông tin về dịch bệnh bằng các 
kênh /định dạng khác nhau phù hợp 
với dạng tật
j. Không nhận được hỗ trợ gì
k. Hỗ trợ khác (ghi cụ thể): 
28. Bạn cần thêm hỗ trợ gì để ứng 
phó hiệu quả với dịch COVID-19? 
Trên thang điểm từ 1 đến 5, hãy đánh 
giá: *
(1) Ít cần nhất
(2) Không cần lắm
(3) Có cần
(4) Rất cần
(5) Cần nhất
 (có thể đánh dấu nhiều lựa chọn) 
29. Ngoài những gợi ý trong câu 28, bạn có đề xuất thêm hỗ trợ gì không?
Xin cảm ơn bạn đã tham gia khảo sát này. Chúng tôi sẽ chia sẻ kết quả sau khi 
tổng hợp.
14
STT Loại hỗ trợ 1 2 3 4 5 
1 Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe như 
xà phòng, nước rửa tay khô, khẩu 
trang 
2 Tập huấn thích hợp (cách rửa tay, 
cách dùng khẩu trang, giữ khoảng 
cách trong giao tiếp xã hội) 
3 Ưu tiên cho NKT trong các dịch vụ xã 
hội (giờ ưu tiên cho NKT ở các chợ 
/siêu thị, ưu tiên trên các phương tiện 
giao thông) 
4 Hỗ trợ tâm lý, xã hội 
5 Trang thiết bị y tế 
6 Thuốc men 
7 Thực phẩm 
8 Tiền trợ cấp hoặc các hỗ trợ khác về 
tài chính (giảm thuế, vốn vay với lãi 
suất thấp hơn lúc không có dịch) 
UNDP Việt Nam @UNDPVietNam undpvietnam
Để cập nhật thông tin, hãy theo dõi chúng tôi tại:

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_danh_gia_nhanh_ve_tac_dong_kinh_te_xa_hoi_cua_dai_di.pdf