Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La

Câu 1: Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?

A. Hai. B. Ba. C. Bốn. D. Năm

Câu 2: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện

B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện

C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung

D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí

Câu 3: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật

 

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 1

Trang 1

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 2

Trang 2

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 3

Trang 3

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 4

Trang 4

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 5

Trang 5

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 6

Trang 6

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 7

Trang 7

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La trang 8

Trang 8

docx 8 trang xuanhieu 05/01/2022 3160
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 1: Pháp luật và đời sống - Lê Bê La
Lê Bê La
TRẮC NGHIỆM BÀI 1 MÔN GDCD 12 CÓ ĐÁP ÁN
PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
Câu 1: Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?
A. Hai.	B. Ba.	C. Bốn.	D. Năm
Câu 2: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền do nhà nước đại diện
B. phù hợp với ý chí của nhân dân do nhà nước đại diện
C. mang tính chặt chẽ, tính quyền lực và tính bắt buộc chung
D. thể hiện nguyện vọng của nhân dân do nhà nước quản lí
Câu 3: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. sử dụng pháp luật.	B. thi hành pháp luật	C. tuân thủ pháp luật.	D. áp dụng pháp luật
Câu 4: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
A. từ đủ 14 đến dưới 16.	B. từ 14 đến đủ 16
C. từ đủ 16 đến dưới 18.	D. từ 16 đến đủ 18
Câu 5: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm
A. giáo dục, răn đe, hành hạ	B. kiềm chế những việc làm trái luật
C. xử phạt hành chính	D. phạt tù hoặc tử hình
Câu 6: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế	B. các quy tắc quản lí nhà nước
C. các điều luật và các quan hệ hành chính	D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính
Câu 7: Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở phương diện
A. kinh tế, chính trị, xã hội	B. kinh tế, chính trị, tư tưởng
C. kinh tế, văn hóa, xã hội.	D. kinh tế, chính trị, văn hóa
Câu 8: Pháp luật là
A. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận
B. các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận
C. các quy tắc xử xự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống
D. các quy tắc xử xự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định
Câu 9: “Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” (Điều 19. Bình dẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010) thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến	B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung	D. Tính ý chí và khách quan
Câu 10: Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức	B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
C. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến	D. Tính ý chí
Câu 11: Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?
A. Tính giai cấp và tính xã hội.	B. Tính giai cấp và tính chính trị
C. Tính xã hội và tính kinh tế.	D. Tính kinh tế và tính xã hội
Câu 12: Pháp luật mang bản chất của xã hội vì
A. pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội
B. pháp luật bắt nguồn từ xã hội
C. pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội
D. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh
Câu 13: Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của
A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động	B. giai cấp công dân
C. các tầng lớp bị áp bức	D. nhân dân lao động
Câu 14: Con cái chửi, mắng cha, mẹ thì sẽ bị
A. dư luận lên án.	B. vi phạm pháp luật hành chính
C. vi phạm pháp luật dân sự.	D. vi phạm pháp luật hình sự
Câu 15: Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
B. Pháp luật là phương tiện đề nhà nước quản lí kinh tế, xã hội
C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.
D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình .
Câu 16: Pháp luật là
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hànhvà được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 17: Pháp luật có đặc điểm là
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.	B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẻ về mặt hình thức.	D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 18: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở
A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. Pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 19: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Câu 20: Pháp luật và đạo đức có quan hệ
A. Chặt chẽ với nhau, người tuân thủ pháp luật là người có đạo đức, ngược lại người đạo đức là người tuân thủ pháp luật .
B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức
C. Đạo đức là nền tảng hình thành nhân cách, pháp luật là nền tảng đảm bảo trật tự xã hội
D. Tất cả các ý trên.
Câu 21: Nhà nước ban hành luật giao thông đường bộ và bắt buộc tất cả mọi người phải tuân theo, không được làm trái. Thể hiện đặc trưng
A. Tính quy phạm, phổ biến	B. Tính quy định, bắt buộc chung
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức	D. Tất cả ý trên.
Câu 22: Nhà Nước ban hành Hiến Pháp vì
A. Hiến Pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
B. Hiến Pháp chứa các luật dân sự, hành chính , hôn nhân và gia đình , thuế,...cụ thể hóa nội dung.
C. Hiến Pháp quyết định chặt chẽ về luật, đầy đủ các mức độ nặng, nhẹ của các luật
D. A và B đúng
Câu 23: Điền vào chỗ trống, Hồ Chí Minh: “ Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ.......rộng rãi cho nhân dân lao động.”
A. Lợi ích chính đáng.	B. Quyền và nghĩa vụ
C. Quyền tự do, dân chủ.	D. Quyền và nghĩa vụ cơ bản.
Câu 24: Bản chất giai cấp của Pháp luật
A. Đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
B. Đảm bảo lợi ích của giai cấp lãnh đạo, nhưng giai cấp công nhân và nông dân được tự do dân chủ
C. Pháp luật là điều kiện để nhà nước ràng buộc mọi công dân.
D. A và B đúng.
Câu 25: Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện
A. Nội dung của pháp luật.	B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Bản chất của pháp luật.	D. Vai trò của pháp luật.
Câu 26: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là:
A. Hiến pháp.	B. Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
C. Hiến pháp và luật.	D. Nghị định của chính phủ.
Câu 27: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.	B. Pháp luật có tính quyền lực.
C. Pháp luật có tính bắt buộc chung.	D. Pháp luật có tính quy phạm
Câu 28: Pháp luật là phương tiện để công dân:
A. Sống tự do, dân chủ.
B. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.
D. Công dân phát triển toàn diện.
Câu 29: .Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí
A. hữu hiệu và phức tạp nhất.	B. dân chủ và hiệu quả nhất
C. hiệu quả và khó khăn nhất	D. dân chủ và cứng rắn nhất
Câu 30: .Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do  ban hành và đảm bảo thực hiện
bằng quyền lực nhà nước
A. Đảng	B. Chính phủ	C. Tổ chức xã hội	D. Nhà nước
Câu 31: Các quy tắc xử sự ( việc được làm, việc phải làm, việc không được làm ) thể hiện vấn đề nào của pháp luật?
A. Phương thức tác động.	B. Nội dung.
C. Nguồn gốc.	D. Hình thức thể hiện.
Câu 32: Nhà nước ta điều hành đất nước bằng
A. Văn hoá, giáo dục, chính trị	B. Kế hoạch phát triển kinh tế.
C. Quân đội và chính quyền.	D. Hiến pháp và pháp luật.
Câu 33: Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ ra sao?
A. Tồn tại nhưng không phát triển được.	B. Vẫn tồn tại và phát triển bình thường.
C. Không thể tồn tại và phát triển.	D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 34: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ đâu?
A. Từ tư duy trừu tượng của con người.	B. Từ quyền lực của giai cấp thống trị.
C. Từ thực tiễn đời sống xã hội.	D. Từ ý thức của các cá nhân trong xã hội
Câu 35: Câuhỏi: “Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?” Đề cập đến vấn đề nào của pháp luật?
A. Nội dung của pháp luật.	B. Hình thức thể hiện của pháp luật.
C. Khái niệm cơ bản của pháp luật.	D. Bản chất của pháp luật
Câu 36: “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính .............,do............ ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ................. của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ..............., là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
A. Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B. Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C. Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D. Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
Câu 37: Nói đến vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước là nói đến sự tác động của pháp luật đối với
A. Các lĩnh vực của đời sống xã hội	B. Lĩnh vực bảo vệ môi trường
C. Việc xây dựng và bảo vệ đất nước	D. Phát triển kinh tế đất nước
Câu 38: Pháp luật phát triển các lĩnh vực xã hội bao gồm các quy định về
A. Dân số và giải quyết việc làm
B. Phòng, chống tệ nạn xã hội
C. Xóa đói giảm nghèo và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 39: Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là:
A. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
B. Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.
Câu 40: Trường hợp nào sau đây thì mới được bắt, giam, giữ người
A. Bắt người khi đang bị tình nghi có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Bắt, giam, giữ người khi người này đang nghiện ma tuý.
D. Bắt giam người khi người này có người thân phạm pháp luật.
Câu 41: Cứ đến ngày Quốc khánh (2/9) người nào cải tạo tốt, biết hối cải thì được Chủ tịch nước ân xá cho ra tù trước thời hạn. Thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội
C. Bản chất nhân đạo sâu sắc pháp luật xã hội chủ nghĩa.
D. Bản chất nhân dân
Câu 42: Phương thức tác động của Nhà nước lên quan hệ pháp luật là
A. giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế	B. giáo dục, cưỡng chế.
C. Cưỡng chế.	D. giáo dục.
Câu 43: Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Thể hiện điều gì của pháp luật nước ta
A. tính nhân đạo.	B. tính quyền lực.	C. tính dân chủ.	D. tính xã hội.
Câu 44: Nhận định nào sau đây sai khi nói đến vai trò của pháp luật
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội
B. Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân
C. Pháp luật là công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng.
D. Pháp luật là công cụ bảo vệ mọi quyền và lợi ích của công dân.
Câu 45: Nội dung nào sau đây phù hợp với tính quy phạm và phổ biến của pháp luật?
A. Phạm vi tác động của quy phạm xã hội rộng hơn so với pháp luật
B. Ai cũng cần phải thực hiện theo các tín điều tôn giáo được ban hành
C. Cơ quan có quyền ban hành pháp luật thì cũng có quyền không thực hiện pháp luật
D. Phạm vi tác động của pháp luật rộng lớn cả về không gian, thời gian và đối tượng áp dụng
Câu 46: Ưu thế vượt trội của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là?
A. Tính cưỡng chế	B. Tính rộng rãi
C. Tồn tại trong thời gian dài.	D. Tính xã hội
Câu 47: Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?
A. Tổ chức tôn giáo.	B. Giai cấp thống trị	C. Nhà nước và xã hội.	D. Nhân dân
Câu 48: Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện:
A. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính
B. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt
C. Những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài
D. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật
Câu 49: Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng:
A. Đều mang tính quy phạm	B. Đều mang tính quy phạm bắt buộc chung
C. Đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn	D. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
Câu 50: Luật bảo vệ môi trường do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Bộ Tài nguyên môi trường	B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Chính phủ	D. Quốc hội
ĐÁP ÁN
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
Câu
ĐA
1. B
2.C
3. C
4. A
5. B
6. B
7. B
8. A
9. A
10. B
11. A
12. B
13. A
14. A
15.C
16. C
17. C
18. D
19. D
20. D
21.B
22. B
23. C
24. A
25. B
26. C
27. A
28.B
29. B
30. D
31. A
32.D
33.A
34.C
35.D
36. D
37. A
38.D
39. B
40.B
41. A
42.A
43. D
44. D
45. D
46. A
47. C
48. C
49. A
50.D

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_1_phap.docx