Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng

Câu 1: Nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành” thể hiện vai trò nào của thực tiễn?

A. Tiêu chuẩn của chân lí B. Mục đích của nhận thức

C. Cơ sở nhận thức D. Động lực của nhận thức

Câu 2: Để kiểm tra một tri thức nào đó, là đúng đắn hay sai lầm, thì con người cần đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua:

A. thói quen B. hành vi C. thực tiễn D. tỉnh cảm

Câu 3: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?

A. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan

B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất

C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động

D. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần

 

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 1

Trang 1

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 2

Trang 2

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 3

Trang 3

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 4

Trang 4

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 5

Trang 5

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 6

Trang 6

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng trang 7

Trang 7

docx 7 trang xuanhieu 05/01/2022 4560
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng

Bài tập trắc nghiệm môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Bài 7: Thực tiễn & vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Lê Nhật Hoàng
của nhận thức
C. Cơ sở nhận thức	D. Động lực của nhận thức
Câu 2: Để kiểm tra một tri thức nào đó, là đúng đắn hay sai lầm, thì con người cần đem những tri thức đó kiểm nghiệm qua:
A. thói quen	B. hành vi	C. thực tiễn	D. tỉnh cảm
Câu 3: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về thực tiễn?
A. Thực tiễn chỉ là những hoạt động khách quan
B. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất
C. Thực tiễn chỉ là những hoạt động lao động
D. Thực tiễn là toàn bộ hoạt động tinh thần
Câu 4: Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp gồm
A. hai bước.	B. hai giai đoạn	C. hai con đường.	D. hai khâu.
Câu 5: Hình thức nào dưới đây được coi là cơ bản nhất của hoạt động thực tế
A. Hoạt động sản xuất vật chất	B. Hoạt động chính trị - xã hội
C. Hoạt động tinh thần	D. Hoạt động thực nghiệm khoa học
Câu 6: Trong cuộc sống học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng
A. Nghiên cứu khoa học	B. Hoạt động sản xuất
C. Đào tạo nhân lực	D. Hoạt động thực tiễn
Câu 7: Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?
A. Làm từ thiện	B. Làm kế hoạch nhỏ
C. Học tài liệu sách giáo khoa	D. Tham quan du lịch
Câu 8: Khi tiếp xúc với quả chanh, ta thấy một số đặc điểm của nó như màu, mùi, vị. Đó là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?
A. Cảm tính.	B. Lí tính.	C. Gián tiếp	D. Trực tiếp.
Câu 9: Nhận thức lí tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. với sự vật.	B. trực tiếp với sự vật, hiện tượng.
C. gần gũi với sự vật.	D. gián tiếp với sự vật, hiện tượng.
Câu 10: Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, Triết học có vai trò là
A. thế giới quan.	B. phương pháp luận.
C. khoa học của mọi khoa học.	D. thế giới quan và phương pháp luận.
Câu 11: Nhờ đi sâu phân tích, người ta tìm ra cấu trúc tinh thể của muối, công thức hoá học của muối. Đây là giai đoạn nào của nhận thức ?
A. Cảm tính.	B. Lí tính.	C. Trực tiếp.	D. Gián tiếp.
Câu 12: Nhận thức cảm tính giúp cho con người nhận thức sự vật, hiện tượng một cách?
A. Cụ thể và máy móc	B. Chủ quan và máy móc
C. Khái quát và trừu tượng	D. Cụ thể và sinh động
Câu 13: Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất, quy định các hoạt động khác là hoạt động nào dưới đây?
A. Học tập nghiên cứu	B. Vui chơi giải trí
C. Sản xuất vật chất	D. Kinh doanh hàng hóa
Câu 14: Đoạn văn sau đây của Bác Hồ: “Tiếc vì các kế hoạch đó đều chủ quan, không căn cứ vào thực tế, cho nên một khi gặp sự thử thách như trận địch tấn công vừa rồi thì tán loạn hết...” muốn nhấn mạnh vai trò  nào của thực tiễn?
A. Mục đích của nhận thức.	B. Cơ sở của nhận thức.
C. Tiêu chuẩn của chân lí.	D. Thực tiễn là động lực của nhận thức
Câu 15: Nhận thức lí tính có vai trò giúp con người:
A. nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khái quát và trừu tượng
B. nhận thức sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và sinh động
C. nhận thức sự vật, hiện tượng một cách chủ quan, máy móc
D. nhận thức sự vật, hiện tượng theo cảm tính
Câu 16: Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn đề kiểm tra:
A. xã hội.	B. kết quả của nhận thức
C. con người	D. kết quả cuộc sống.
Câu 17: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. trực tiếp với sự vật, hiện tượng.	B. với sự vật.
C. gián tiếp với sự vật.	D. gần gũi với sự vật.
Câu 18: Bố của A bị tàn tật đôi chân nên khó khăn trong việc đi lại. Qua nhiều lần tự nghiên cứu, A đã tự chế tạo ra chiếc xe lăn dành cho bố mình. Trong trường hợp này, A đã thực hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.	B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.	D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.
Câu 19: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của - giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiệu biết về chúng gọi là:
A. thực tiễn.	B. nhận thức.	C. cuộc Sống	D. thực tế.
Câu 20: Nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng, đem lại cho con người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng là giai đoạn nhận thức nào dưới đây?
A. Nhận thức biện chứng	B. Nhận thức siêu hình
C. Nhận thức cảm tính	D. Nhận thức lí tính
Câu 21: Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm
A. Hai giai đoạn	B. Năm giai đoạn	C. Ba giai đoạn	D. Bốn giai đoạn
Câu 22: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói đến vai trò của thực tiễn?
A. Cần “học đi đôi với hành”
B. Thực tiễn không có vai trò gì đối với nhận thức
C. Qua thực tiễn mới kiểm nghiệm được tri thức đúng hay sai
D. Phải tham gia các hoạt động thực tiễn để nâng cao nhận thức lí luận
Câu 23: Con người thám hiểm vòng quanh trái đất chụp hình ảnh quả đất trên vệ tinh chứng minh quả đất hình cầu. Điều này thể hiện vai trò gì?
A. Cơ sở của nhận thức.	B. Tiêu chuẩn của chân lí.
C. Mục đích của nhận thức.	D. Động lực của nhận thức.
Câu 24: Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn
A. Tiêu chuẩn của chân lí	B. Cơ sở của nhận thức
C. Mục đích của nhận thức	D. Động lực của nhận thức
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.	B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.	D. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
Câu 26: Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất
A. Nghiên cứu giống lúa mới	B. Sáng tạo máy bóc hành tỏi
C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà	D. Quyên góp ủng hộ người nghèo
Câu 27: Quá trình hoạt động thực tiễn cũng đồng tời là quá trình phát triển và hoàn thiện
A. Phương thức sản xuất	B. Đời sống tinh thần
C. Đời sống vật chất	D. Phương thức kinh doanh
Câu 28: Hoạt động thực tiễn rất phong phú và đa dạng, khái quát thành mấy hình thức cơ bản?
A. Năm hình thức	B. Ba hình thức	C. Bốn hình thức.	D. Sáu hình thức.
Câu 29: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
A. Gieo gió gặt bão	B. Con hơn cha, nhà có phúc
C. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa	D. Ăn cây nào rào cây ấy
Câu 30: Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là
A. Cảm giác	B. Thấu hiểu	C. Nhận thức	D. Tri thức
Câu 31: Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những
A. Những tài liệu cụ thể	B. Hình ảnh cảm tính
C. Hình ảnh cụ thể	D. Tài liệu cảm tính
Câu 32: Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?
A. Cái ló khó cái khôn	B. Con vua thì lại làm vua
C. Con hơn cha là nhà có phúc	D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Câu 33: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Động lực của nhận thức	B. Mục đích của nhận thức
C. Tiêu chuẩn của chân lí	D. Cơ sở của nhận thức
Câu 34: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức	B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
C. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.	D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 35: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, diễn ra rất phức tạp, gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, đây là quan điểm của các nhà triết học:
A. duy vật.	B. duy vật biện chứng	C. duy vật siêu hình.	D. duy tâm
Câu 36: Trong cuộc sông học tập, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động chính trị - xã hội, chúng ta cần phải coi trọng
A. hoạt động sản xuất,	B. hoạt động thực tiễn.
C. nghiên cứu khoa học	D. đào tạo nhân lực.
Câu 37: Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn
A. Gắn lí thuyết với thực hành	B. Đọc nhiều sách
C. Phát huy kinh nghiệm bản thân	D. Đi thực tế nhiều
Câu 38: Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc
A. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng	B. Trực diện với các sự vật, hiện tượng
C. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng	D. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng
Câu 39: Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội
A. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường	B. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ	D. ủng hộ trẻ em khuyết tật
Câu 40: Nhận thức cảm tính có vai trò giúp con người
A. nhận thức sự vật, hiện tượng một cách khái quát và trừu tượng.
B. nhận thức sự vật, hiện tượng theo cảm tính. .
C. nhận thức sự vật, hiện tượng một cách cụ thể và sinh động.
D. nhận thức sự vật, hiện tượng một cách chủ quan, máy móc
Câu 41: Nhận thức gồm hai giai đoạn nào dưới đây?
A. Cảm tính và lí tính	B. Cảm giác và tri giác
C. So sánh và phân tích	D. So sánh và tổng hợp
Câu 42: Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
B. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
C. Cái rang cái tóc là vóc con người
D. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
Câu 43: Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa thực tiễn là
A. Tiêu chuẩn của chân lí	B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức	D. Mục đích của nhận thức
Câu 44: Nhận thức lí tính dựa trên
A. khả năng suy luận, phán đoán.
B. khả năng ghi nhớ, hồi tưởng, tưởng tượng.
C. các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng.
D. các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại.
Câu 45: Nhà bác học Lương Định Của nghiên cứu tìm ra giống lúa mới có năng suất cao. Đây là hình thức nào của hoạt động thực tiễn?
A. Sản xuất vật chất	B. Nghiên cứu xã hội
C. Thực nghiệm khoa học	D. Chính trị - xã hội
Câu 46: Bác Hồ đã từng nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức ?
A. Mục đích của nhận thức.	B. Cơ sở của nhận thức.
C. Tiêu chuẩn của chân lí.	D. Động lực của nhận thức.
Câu 47: Thấy bố, mẹ mình vất vả khi bóc vỏ đậu bạn A đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bóc vỏ đậu công nghiệp. Trong trưởng hợp này, A đã thực hiện vai trò nào sau đây của thực tiễn đối với nhận thức:
A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức	B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.	D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 48: Quá trình hoạt động thực tiên cũng đông thời là quá trình phát tri và hoàn thiện các giác quan của con người thể hiện thực tiễn là
A. mục đích của nhận thức	B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. cơ sở của nhận thức.	D. động lực của nhận thức.
Câu 49: Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Cơ sở của nhận thức	B. Động lực của nhận thức
C. Tiêu chuẩn của chân lí	D. Mục đích của nhận thức
Câu 50: Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội gọi là :
A. thực tế	B. thực tiễn.	C. cuộc sống,	D. nhận thức.
Câu 51: Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí
A. Cá không ăn muối cá ươn	B. Con hơn cha là nhà có phúc
C. Ăn vóc học hay	D. Học thày không tày học bạn
Câu 52: Nhà bác học Ga li lê đã khẳng định thuyết nhật tâm của Cô-péc – ních là đúng và còn bổ sung: “Mặt trời còn tự quay quanh trục của nó" nhấn mạnh vai trò nào của thực tiễn?
A. Động lực của nhận thức.	B. Cơ sở của nhận thức
C. Tiêu chuẩn của chân lí	D. Mục đích của nhận thức
Câu 53: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những
A. cảm nhận về chúng.	B. suy ngĩ về chúng
C. hiệu biệt về chúng.	D. ý tưởng về chúng.
Câu 54: “huyện là những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội nhằm:
A. cải tạo tự nhiên và xã hội.	B. cải tạo tự nhiên.
C. tạo ra của cải vật chất.	D. cải tạo đời sống xã hội.
Câu 55: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người những hiểu biết về các đặc điểm nào dưới đây của sự vật, hiện tượng?
A. Đặc điểm chủ yếu	B. Đặc điểm cơ bản
C. Đặc điểm bên ngoài	D. Đặc điểm bên trong
Câu 56: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì
A. Thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm
B. Luôn đặt ra những yêu cầu mới
C. Luôn cải tạo hiện thực khách quan
D. Thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ
Câu 57: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thể giới khách quan vào bộ óc con người, gồm hai giai đoạn nào dưới đây?
A. So sánh và phân tích	B. Cảm tính và lí tính.
C. So sánh và tổng hợp.	D. Cảm giác và tri giác.
Câu 58: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính
A. Lòng vả cũng như lòng sung.	B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Ăn xổi ở thì	D. Muối mặn, chanh chua
Câu 59: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Điều này thể hiện, thực tiễn là
A. Động lực của nhận thức	B. Mục đích của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức	D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu 60: Nhận thức cảm tính cung cấp cho nhận thức lí tính những
A. tài liệu cảm tính.	B. tài liệu cụ thể.	C. tài liệu đúng đắn.	D. hình ảnh cảm tính.
Câu 61: Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?
A. Ấn tượng ban đầu ntn	B. Gặp gỡ nhiều lần.
C. Quan sát một vài lần việc họ làm	D. Thông qua các mối quan hệ
Câu 62: Thực tiễn là những hoạt động:
A. chân tay của con người	B. thực tế của xã hội.
C. vật chất có mục đích.	D. tinh thần có mục đích
Câu 63: Nội dung nào dưới đây không thuộc hoạt động thực tiễn?
A. Hoạt động sản xuất của cải vật chất	B. Hoạt động thực nghiệm khoa học
C. Hoạt động chính trị xã hội	D. Trái Đất quay quanh mặt trời
Câu 64: Thực tiễn luôn luôn vận động, đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò
A. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí	B. thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. thực tiễn là động lực của nhận thức	D. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
Câu 65: Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức	B. cơ sở của nhận thức
C. Động lực của nhận thức	D. tiêu chuẩn của chân lí
Câu 66: Nhận thức cảm tính đem lại cho con người hiểu biết về:
A. đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng
B. quy luật vận động phát triển của sự vật, hiện tượng
C. Đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng
D. Bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng
Câu 67: Ăng-ghen khẳng định: “Khi xã hội có nhu cầu về kĩ thuật thì thúc đây khoa học phát triển hơn 10 trường đại học”, cho thấy thực tiễn có vai trò là
A. cơ sở của nhận thức.	B. tiêu chuẩn của chân lí.
C. mục đích của nhận thức.	D. động lực của nhận thức.
ĐÁP ÁN
1
C
11
B
21
A
31
D
41
A
51
A
61
D
2
C
12
D
22
B
32
D
42
B
52
B
62
C
3
B
13
C
23
C
33
D
43
D
53
C
63
D
4
B
14
A
24
B
34
C
44
D
54
A
64
C
5
A
15
A
25
A
35
B
45
A
55
C
65
B
6
D
16
B
26
D
36
B
46
D
56
B
66
C
7
C
17
A
27
A
37
A
47
B
57
B
67
C
8
A
18
D
28
B
38
D
48
C
58
B
9
D
19
B
29
D
39
A
49
A
59
B
10
D
20
C
30
C
40
C
50
B
60
A
-----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_bai_7_thuc.docx