Bài kiểm tra môn Kinh tế công cộng
I/Khái niệm
Trước hết ta cần hiểu hiệu quả kinh tế là gì? Công bằng xã hội là gì?
1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định.
2. Công bằng xã hội
Đây là một khái niệm mang tính chuẩn tắc, tùy thuộc vào quan điểm của mọi người. Thông thường có hai cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội:
-Thứ nhất, công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Theo quan điểm này nếu có hai cá nhân có tình trạng kinh tế như nhau thì chính sách của Chính phủ không được phân biệt đối xử.
-Thứ hai, công bằng dọc là đối xử khác nhau với những khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, chính sách của Chính phủ được phép đối xử có phân biệt với những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện sau khi chịu tác động của chính sách Chính phủ thì những khác biệt đó được giảm bớt. Khi Chính phủ thực hiện chính sách ưu tiên đối với người yếu thế trong xã hội, nạn nhân chiến tranh điều này là sự biểu hiện của nguyên tắc cân bằng dọc.
=> Cân bằng ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công bằng dọc cần có sự điều tiết của Chính phủ. Chính phủ thực thi các chính sách phân phối lại theo công bằng dọc nhằm giảm bớt chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài kiểm tra môn Kinh tế công cộng
BÀI KIỂM TRA MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG Đề bài: Nêu quan điểm của em về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội (lấy ví dụ minh họa cho quan điểm đó). I/Khái niệm Trước hết ta cần hiểu hiệu quả kinh tế là gì? Công bằng xã hội là gì? 1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. 2. Công bằng xã hội Đây là một khái niệm mang tính chuẩn tắc, tùy thuộc vào quan điểm của mọi người. Thông thường có hai cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội: -Thứ nhất, công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Theo quan điểm này nếu có hai cá nhân có tình trạng kinh tế như nhau thì chính sách của Chính phủ không được phân biệt đối xử. -Thứ hai, công bằng dọc là đối xử khác nhau với những khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có. Theo cách hiểu này, chính sách của Chính phủ được phép đối xử có phân biệt với những người có tình trạng kinh tế khác nhau, với điều kiện sau khi chịu tác động của chính sách Chính phủ thì những khác biệt đó được giảm bớt. Khi Chính phủ thực hiện chính sách ưu tiên đối với người yếu thế trong xã hội, nạn nhân chiến tranhđiều này là sự biểu hiện của nguyên tắc cân bằng dọc. => Cân bằng ngang có thể được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì công bằng dọc cần có sự điều tiết của Chính phủ. Chính phủ thực thi các chính sách phân phối lại theo công bằng dọc nhằm giảm bớt chênh lệch về phúc lợi giữa các cá nhân. II/ Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội 1. Sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng Sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả là điểm chủ yếu của nhiều cuộc tranh luận về chính sách công cộng. Để đạt được công bằng nhiều hơn, thì phải hy sinh một số lượng hiệu quả nào đó. Có hai vấn đề cần được xem xét: - Một là, có sự không nhất trí về bản chất của sự đánh đổi. Để giảm mức dộ bất công thì chúng ta phải từ bỏ hiệu quả đến mức nào? - Hai là, có sự không nhất trí về giá trị tương đối cần được ấn định cho sự giảm bớt bất công so với sự giảm bớt hiệu quả. Nhiều ý kiến được đưa ra, một số người cho rằng bất công là vấn đề trung tâm của xã hội nên chỉ cần tập trung vào việc giảm thiểu bất công, một số người khác lại cho rằng hiệu quả mới là vấn đề trung tâm. Nói chung hầu hết các thay đổi về chính sách đều dẫn tới việc một số người được lợi trong khi những người khác bị thiệt, đôi khi cũng có những chính sách làm cho một số người lợi nhưng không làm ai bị thiệt. Những thay đổi như vậy chính là hoàn thiện Pareto và mong muốn giải quyết mối quan hệ hòa giữa công bằng và hiệu quả theo nguyên tắc Pareto. 2. Quan điểm về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và công bằng Có hai quan điểm về mối quan hệ này đó là: Có mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng và không nhất thiết phải có mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả. Nhưng theo quan điểm của em thì không nhất thiết phải có mâu thuẫn giữa công bằng và hiệu quả, Chính phủ nên nỗ lực giải quyết vấn đề phân phối thu nhập để giảm bớt bất công trong xã hội, từ đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả. Quan điểm này được dựa trên các lập luận sau đây: - Tăng thu nhập cho người nghèo sẽ kích thích tiêu dùng trong nước, kích thích sản xuất trong nước tạo thêm công ăn việc làm, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững. - Một sự phân phối thu nhập công bằng hơn giảm được mức độ nghèo đói của những người yếu thế, khuyến khích vật chất để mở rộng sự tham gia của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. - Thu nhập thấp và mức sống sống thấp của người nghèo sẽ ảnh hướng đến sức khỏe, dinh dưỡng và giáo dục làm giảm năng suất lao động của người lao động. Như vậy trực tiếp hay gián tiếp dẫn tới có thể làm chậm tiến trình phát triển chung của xã hội. Theo em, hiệu quả kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay từ đầu và trong suốt quá trình thực hiện các kế hoạch phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện cả ở khâu phân phối tư liệu sản xuất, cả ở khâu phân phối kết quả sản xuất; tạo điều kiện để mọi người có cơ hội phát triển và phát huy tốt năng lực của mình: - Sử dụng nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; kết hợp phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực, phân phối thông qua phúc lợi xã hội; thực hiện điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người lao động. - Khuyến khích làm giàu hợp pháp, đi đôi với việc tích cực xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư. - Các chính sách xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa; trong đó Nhà nước đóng vai trò nòng cốt; động viên toàn dân, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng quốc tế tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. - Để quản lí xã hội một cách công bằng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế phải có biện pháp giảm bớt bất công: + Đối với bất công tự nhiên, cùng sống trong một đất nước nhưng có người phải sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng cao nên gặp nhiều khó khăn; còn người sống ở đồng bằng, nhất là ở thành thị thì thuận lợi hơn. Đối với loại bất công tự nhiên, hướng lâu dài là dựa trên sự phát triển kinh tế ngày càng cao của xã hội mà giảm bớt, thu hẹp sự bất công; trước mắt phải có chính sách hợp lý để bù đắp những thiệt thòi do những bất công này gây ra. + Bất công tạm thời (nhưng thời gian tồn tại cũng không ngắn) phải chấp nhận để đi lên.. Hiện nay, sự phân hóa giàu nghèo chưa thể xóa ngay được, nhưng phải hạn chế với khả năng cao nhất có thể làm được, hết sức tránh tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Chỉ có thể chấp nhận sự giàu có do sức lao động, do trí tuệ và theo quy định của pháp luật, đó cũng là sự làm giàu có lợi cho đất nước cần được khuyến khích, động viên. *Ví dụ là một số kết quả chủ yếu trong giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Việt Nam những năm qua: - Chính sách tạo việc làm: Trong 5 năm (2006-2010), bằng nhiều biện pháp tích cực, Nhà nước đã tạo được việc làm cho 8,055 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%. Riêng quỹ việc làm trung ương và địa phương hàng năm đã tạo việc làm cho 250.000 - 300.000 lao động và trong 5 năm là 1,5 triệu lao động. Đã có 406.000 lao động được ra nước ngoài làm việc (ở 40 nước hoặc vùng lãnh thổ); hàng năm đã chuyển về nước khoảng 1,8 tỷ đô la Mỹ. - Chính sách xóa đói, giảm nghèo cũng đem lại kết quả khả quan, dự tính đến hết 2010 tỷ lệ hộ nghèo cả nước chỉ còn 9,45%. Trong 5 năm (2006-2010) có khoảng 6,2 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức bình quân 7-8 triệu đồng/lượt/hộ. Đến 2010, khoảng 15 vạn lao động thuộc hộ nghèo được đào tạo nghề miễn phí, trong đó hơn 60% đã tìm hoặc tạo được việc làm. Mô hình hộ giảm nghèo đã thu hút được 27.566 hộ ở 35 tỉnh tham gia. Sau mỗi năm thực hiện mô hình, số hộ nghèo đã tăng thêm được việc làm khoảng 15% ngày công, tăng thu nhập từ 20 đến 25% và 15% số hộ tham gia thoát nghèo. - Thu nhập của dân cư - tính chung cả nước từ năm 2002 đến năm 2008, là những năm Tổng cục Thống kê có điều tra - tuy chưa tính yếu tố trượt giá, nhưng nhìn chung, thu nhập danh nghĩa có tăng khá, tới 2,79 lần (từ 356,1 nghìn đồng lên 995,2 nghìn đồng/khẩu/tháng), trong đó thành thị tăng 2,58 lần (từ 622,1 nghìn đồng lên 1.605,2 nghìn đồng), nông thôn tăng 2,77 lần (từ 275,1 nghìn đồng lên 762,2 nghìn đồng). Về tiền lương của người lao động, nếu tính từ năm 1993 là năm đầu tiên áp dụng mức lương tối thiểu theo tiến trình cải cách tiền lương, thì Nhà nước đã điều chỉnh 10 lần. Mức lương tối thiểu chung năm 2011 so với năm 2005 đã tăng 2,37 lần (từ 350 nghìn đồng lên 830 nghìn đồng/người/tháng). So với mười năm trước, mức sống của người dân đã tăng lên rõ rệt. Những năm gần đây, khi nhiều vùng gặp thiên tai lớn, kinh tế cả nước bị suy thoái, tăng trưởng thấp, Nhà nước đã cố gắng giải quyết từng bước tiền lương và thu nhập, giảm bớt phần nào khó khăn về đời sống của nhân dân. - Thực hiện mục tiêu giảm bất bình đẳng, Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp, điển hình là Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Các chính sách khác như miễn giảm học phí cho trẻ em theo học ở các cơ sở giáo dục công lập; Chính sách hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em từ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo; Chính sách chăm sóc sức khỏe, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và một số nhóm trẻ em khác; Quyết định bỏ hộ khẩu và giấy tờ công dân trong thủ tục hành chính, thực hiện các quy định trong Luật Cư trú; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025; Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020; Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025 So sánh mức độ bất bình đẳng của Việt Nam và một số nước khác trên thế giới trong khoảng thời gian 10 gần đây, theo ngân hàng thế giới, mức độ bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của các nước trong cùng nhóm thu nhập trung bình thấp. Như vậy, sự phân phối thu nhập của Việt Nam vẫn trong ngưỡng khá an toàn so với các nước cùng khung thu nhập. Ngoài ra, sự bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam cũng thấp hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Maylaisia và Thái Lan, và cao hơn Hàn Quốc, một nền kinh tế phát triển của châu Á. => Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đặt ra mục tiêu phát triển đất nước theo hướng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chính là muốn hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế hiệu quả và công bằng xã hội. Phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội góp phần to lớn vào việc quản lý, phát triển xã hội. Nhờ kinh tế tăng trưởng nhanh, theo hướng bền vững, Đảng và Nhà nước Việt Nam có nhiều nguồn lực, điều kiện tốt hơn trong quản lý, phát triển xã hội. Tuy nhiên như em thấy, trong những năm vừa qua chúng ta đã thực thi một số chính sách chưa thật sự hợp lý nhằm thực sự bảo đảm hài hòa các lợi ích. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta đã xây dựng hàng trăm khu công nghiệp, hàng ngàn nhà máy kèm theo đó là các chính sách thu hồi đất đai của người dân. Việc xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy để phát triển kinh tế là cần thiết, để tạo ra hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước lại chưa quan tâm lắm đến sự công bằng với người dân và doanh nghiệp khác. Điển hình là việc xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy thủy điện làm cho một bộ phận dân cư phải di dời nhà cửa, mất việc làm, nghèo đi. Việc Nhà nước ban hành một số chính sách ưu đãi quá mức cho các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước đang tạo ra sự bất bình đẳng với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt là, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì sự phân bổ nguồn lực không đảm bảo hài hòa các mục tiêu nên trong thời gian qua nền kinh tế đã xảy ra nhiều bất ổn. Việc xây dựng nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh có quy mô được xem là lớn nhất Đông Nam Á sẽ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế địa phương, tuy nhiên cũng vì thế môi trường sống của người dân trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng. Tại hàng trăm dự án xây dựng khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái... trên cả nước cũng đã xảy ra xung đột giữa doanh nghiệp và người dân dẫn đến khiếu kiện. Để bảo đảm mục tiêu công bằng và hiệu quả, thiết nghĩ Nhà nước nên thực thi một số nguyên tắc sau: - Phải tạo ra sự công bằng trong việc phân bổ nguồn lực (tài nguyên, vốn...) cho người dân và doanh nghiệp. Công bằng không đồng nghĩa với “cào bằng” mà phải dựa vào tiềm lực thực tế của người dân, doanh nghiệp. Tránh việc ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các nhóm lợi ích, các doanh nghiệp lớn làm ảnh hưởng đến các tầng lớp yếu thế, các doanh nghiệp nhỏ vì suy cho cùng việc sử dụng, phân bổ nguồn lực như vậy là chưa hiệu quả xét trên tổng thể nền kinh tế. - Khi đề ra các chính sách phải xem xét đến yếu tố công bằng cho người dân, doanh nghiệp, không thiên về hiệu quả kinh tế mà xem nhẹ vấn đề công bằng. Phát triển kinh tế mà không quan tâm đến vấn đề công bằng sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường như đã xảy ra trong thời gian qua. Nếu có một sự đánh đổi ít nhiều giữa mục tiêu công bằng và hiệu quả cho từng dự án cụ thể, từng chủ trương, chính sách cụ thể thì Nhà nước nên ưu tiên cho mục tiêu công bằng vì bản chất của xã hội chúng ta là xã hội dân chủ nên mục tiêu công bằng được người dân quan tâm nhiều hơn.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_mon_kinh_te_cong_cong.doc