Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo

Hệ thống gồm ba bộ phận cấu thành:

 - Yêu tố toàn thể: Tập hợp các bộ phận riêng biệt, hay các cấu trúc tạo thành chỉnh thể.

 - Yếu tố tương tác: sự phụ thuộc, liên hệ lẫn nhau chặt chẽ tới mức bất kỳ sự thay đổi ở một bộ phận nào cũng có thể tạo ra sự thay đổi ở các bộ phận còn lại.

 - Yếu tố cân bằng: Các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau nên chúng có xu hướng rơi vào trạng thái cân bằng, đứng im

Mỗi hệ thống thường nằm trong một hệ thống lớn hơn nào đó (supra-system)

Trong hệ thống có thể có các hệ thống nhỏ (sub-system) có các mục tiêu đặc thù, thực hiện chức năng riêng biệt*

Đặt trong một môi trường cụ thể và chịu sự tác động của môi trường

Hệ thống: là tập hợp các yếu tố chúng ta có thể tác động, ảnh hưởng nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra.

Môi trường: Là các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng, tác động đến hệ thống (cái không thể kiểm soát được)

 Phản hồi: Chỉ sự giao tiếp, tương tác bên trong của HT khiến HT thay đổi và thích nghi với môi trường

Đầu ra: Kết quả xử lý của hệ thống

 

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 1

Trang 1

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 2

Trang 2

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 3

Trang 3

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 4

Trang 4

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 5

Trang 5

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 6

Trang 6

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 7

Trang 7

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 8

Trang 8

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 9

Trang 9

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

ppt 39 trang duykhanh 6260
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo

Bài giảng Tư duy hệ thống trong lãnh đạo
Tư duy hệ thống trong lãnh đạo 
PGS.TS. Lưu Văn Quảng 
quang.ips@gmail.com 
0904266126 
Nội dung 
1 . Giới thiệu chung về hệ thống 
2. Tư duy hệ thống trong nghiên cứu lãnh đạo 
3. Ứng dụng tư duy hệ thống trong thực tiễn lãnh đạo 
1. Giới thiệu chung về hệ thống 
1.1. Quan niệm về hệ thống 
Từ “hệ thống” giúp chúng ta liên tưởng đến những đặc trưng, tính chất gì? 
Quan niệm về hệ thống 
Hệ thống là một chỉnh thể gồm các yếu tố có mối quan hệ phụ thuộc và có sự tương tác lẫn nhau, nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó 
Hệ thống gồm ba bộ phận cấu thành: 
	- Yêu tố toàn thể : Tập hợp các bộ phận riêng biệt, hay các cấu trúc tạo thành chỉnh thể. 
	- Yếu tố tương tác : sự phụ thuộc, liên hệ lẫn nhau chặt chẽ tới mức bất kỳ sự thay đổi ở một bộ phận nào cũng có thể tạo ra sự thay đổi ở các bộ phận còn lại. 
	- Yếu tố cân bằng : Các bộ phận phụ thuộc lẫn nhau nên chúng có xu hướng rơi vào trạng thái cân bằng, đứng im 
Mỗi hệ thống thường nằm trong một hệ thống lớn hơn nào đó (supra-system) 
Trong hệ thống có thể có các hệ thống nhỏ (sub-system) có các mục tiêu đặc thù, thực hiện chức năng riêng biệt* 
Đặt trong một môi trường cụ thể và chịu sự tác động của môi trường 
1.2. Các yếu tố của lý thuyết hệ thống 
Hệ thống: là tập hợp các yếu tố chúng ta có thể tác động, ảnh hưởng nhằm thực hiện những mục tiêu đặt ra . 
Môi trường: Là các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng, tác động đến hệ thống (cái không thể kiểm soát được) 
 Phản hồi : Chỉ sự giao tiếp, tương tác bên trong của HT khiến HT thay đổi và thích nghi với môi trường 
Đầu ra : Kết quả xử lý của hệ thống 
Mô hình hệ thống chính trị của David Easton (1963) 
Hộp đen 
 Nhu cầu CT 
 Ủng hộ CT 
 Thờ ơ CT 
Các quyết định 
 Các chính sách 
Đầu vào 
 Đầu ra 
 Phản hồi 
Môi trường : bên trong, bên ngoài, sinh thái, văn hoá, xã hội... 
II. TDHT trong nghiên cứu lãnh đạo 
2.1. Sự cần thiết của TDHT trong lãnh đạo 
Cách mạng khoa học công nghệ 
=>Sự phổ biến nhanh, rộng của tri thức nhân loại 
Tốc độ của các tương tác xã hội ngày càng nhanh 
Tính đa dạng, đan chéo của các lợi ích * 
=> Thay đổi nhỏ ở một lĩnh vực cũng tác động và ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác 
=> Nhìn nhận lại cách thức tiếp cận lãnh đạo, quản lý 
Nhận diện TD phân tích và TDHT 
TD phân tích truyền thống : 
Chia sự vật, hiện tượng thành các bộ phận nhỏ hợp thành => tổng hợp lại để hiểu cái chung, cái chỉnh thể 
Giả định: Các tính chất của chỉnh thể có thể được tổng hợp, suy đoán từ tính chất của các bộ phận 
 Tư duy phân tích cơ giới 
Thầy bói xem voi 
Tư duy phân tích cơ giới 
Ví dụ: 
	- Mối quan hệ chim sẻ và sản lượng lương thực* 
	- Nhà nhà trồng vải 
Sự phân tích hợp lý, nhưng lại cho kết quả phi lý => Cần có TDHT 
2.2. Định nghĩa 
TDHT là cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng như một bộ phận của chỉnh thể và mối liên hệ , sự tương tác giữa các sự vật, hiện tượng trong chỉnh thể ấy 
TDHT là khả năng hiểu được mối liên hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống nhằm đạt được một mục tiêu mong muốn nào đó 
Cách tư duy nhìn nhận cái chỉnh thể (tổng thể) trong sự tương tác và biến đổi 
Các nghịch lý: 
Chính sách trợ giúp người nghèo không làm giảm, mà thậm chí làm tăng số người nghèo 
Chống buôn bán ma túy càng mạnh càng làm gia tăng các tội phạm hình sự liên quan đến người sử dụng ma túy 
Càng đề cao bằng cấp, càng hạ thấp chất lượng giáo dục 
Các giải pháp không hiệu quả có các đặc điểm chung gì? 
Ý định thì tốt, nhưng kết quả có thể lại không như kỳ vọng 
Giải quyết hiện tượng, nhưng chưa giải quyết các vấn đề nằm sâu phía dưới* 
Thường có tác dụng trong ngắn hạn, nhưng ít tác dụng trong dài hạn (thậm chí phản tác dụng)* 
Những h ệ quả tiêu cực không lường trước (ngoài kiểm soát) 
Sự khác biệt giữa tư duy truyền thống và TDHT 
 Tư duy phân tích truyền thống 
Mối quan hệ nhân quả là rõ ràng và dễ nhận biết 
Quyết định thành công trong ngắn hạn cũng đảm bảo sự thành công trong dài hạn 
Phải tối ưu hóa từng bộ phận cấu thành nếu muốn tối ưu cả HT 
Nhiều biện pháp riêng rẽ đồng thời có thể được áp dụng 
=> Giải quyết vấn đề đơn giản 
Tư duy hệ thống 
Mối quan hệ nhân quả mang tính gián tiếp, không rõ ràng 
Quyết định đem lại những hậu quả ngoài dự đoán: không tạo ra sự thay đổi, hoặc làm cho vấn đề xấu hơn về dài hạn 
Phải cải thiện các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành để tối ưu toàn hệ thống 
Chỉ cần một số thay đổi quan trọng được duy trì theo thời gian sẽ tạo ra sự thay đổi của toàn HT 
=> Giải quyết vấn đề phức tạp 
TDHT là cách tiếp cận hữu hiệu để giải quyết hiệu quả các vấn đề khó, phức tạp 
Giúp đưa ra những giải pháp mang tính tổng thể chứ không tập trung vào các vấn đề riêng lẻ 
Trước khi muốn điều chỉnh, sửa đổi một cái gì, chúng ta phải hiểu được toàn bộ hệ thống của nó 
Gần đây, TDHT đã được áp dụng trong công tác quản lý trên nhiều lĩnh vực 
Sử dụng TDHT như thế nào? 
Để chuẩn đoán tại sao vấn đề không được, hoặc khó giải quyết 
Xác định các bên liên quan để đưa họ vào cùng tham dự , hoặc tìm cách giải quyết 
Tìm ra các hệ quả không mong đợi, các mục đích sâu xa 
Kiên trì hướng tới mục tiêu dài hạn 
Tạo ra những thành công nhỏ trong bối cảnh của mục tiêu dài hạn 
Đặt ra câu hỏi cho những vấn đề mang tính hệ thống 
Tảng băng trôi 
2.3. C ác nguyên lý chủ yếu của TDHT 
Tính mở 
Tính chủ định 
Tính đa chiều 
Tính hợp trội 
Tính phản trực cảm 
2.3. Các nguyên lý của TDHT 
Tính mở : 
Mọi sự vật hiện tượng không bất biến, mà luôn có sự thay đổi, điều chỉnh nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường => Muốn hiểu hệ thống phải hiểu môi trường 
Khi giải quyết một vấn đề, người lãnh đạo phải đặt nó trong những môi trường, bối cảnh (không gian và thời gian) cụ thể 
 Tính chủ định (mục đích): 
Hệ thống xã hội luôn có mục đích, luôn phải lựa chọn, phải ra quyết định dựa trên cơ sở của lý trí, cảm xúc và văn hóa 
 => Một quyết định cá nhân luôn là kết quả sự tương tác giữa 3 yếu tố:. 
	+ Lý trí: Lợi ích của người ra quyết định 
	+ Cảm xúc: sự kích thích và thách đố ... 
	+ Văn hóa: Chuẩn mực đạo đức của tập thể 
 Nhà lãnh đạo cần hiểu rõ tại sao nhân viên, đối tác hay một chủ thể nào đó lại hành động như họ đã hành động 
Tính đa chiều : 
Hệ thống luôn có sự phụ thuộc lẫn nhau của các khía cạnh khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau; 
Hệ thống là sự thống nhất của các mặt đối lập: 
	+ Các yếu tố khả thi được tạo ra từ những bất khả thi, 
	+ Cái trật tự được tạo ra từ những hỗn loạn 
Biểu hiện của tính đa chiều là tính đa chức năng, đa cấu trúc và đa quá trình 
Q.trình khác nhau nhưng có thể có thể dẫn đến kết quả tương tự nhau* 
Phải phát hiện, tính đến các cấu trúc, quá trình khác nhau nhưng có thể đem lại kquả giống nhau để đưa ra qđịnh phù hợp 
Tính hợp trội 
Sự tương tác của tất cả các thành tố trong hệ thống có thể tạo ra những đặc tính mới của chỉnh thể mà từng bộ phận không có * 
Sức mạnh của một tổ chức, cộng đồng phụ thuộc vào: 
	+ Sức mạnh của từng thành viên 
	+ Sức mạnh của mối quan hệ, sự tương tác giữa họ 
Người lãnh đạo không chỉ tập trung nâng cao trình độ học vấn, hay chuyên môn kỹ thuật của từng cá nhân, mà còn nâng cao khả năng hợp tác và tương tác giữa họ 
Tính phản trực cảm : 
Hệ thống luôn chứa đựng các yếu tố bất ngờ, khó lường; 
Sự suy đoán theo quan hệ nhân - quả có thể bị gián đoạn trong không gian và thời gian cụ thể. 
 - Nhân - quả có thể thay thế cho nhau do các vòng lặp 
Suy luận theo quan hệ nhân quả thông thường có thể bị sai 
Lãnh đạo hoạt động trong môi trường liên tục thay đổi cần thích ứng chủ động, sáng tạo; cần nắm lấy quy luật, cái ổn định để ứng phó với vô số cái hiện tượng, cái đơn lẻ luôn thay đổi* 
Nhân – Quả 
- Trong xã hội tương tác nhanh và rộng, một biến đổi dù nhỏ trong hiện tại có thể dẫn đến những biến đổi lớn trong tương lai 
Ex: Hiệu ứng cánh bướm 
 Hành động của Rosa Parks - người phụ nữ da đen ở 	Mỹ từ chối nhường ghế xe buýt (1955) 
=> Người lãnh đạo không thể coi thường cả những cái nhỏ 
Đôi khi những hành vi nhỏ của nhà lãnh đạo có thể gây tác động mạnh cho hệ thống 
Rosa Parks 1955 
Hiệu ứng cánh bướm 
III. Ứng dụng TDHT trong thực tiễn lãnh đạo 
3.1. Nhận diện các thách thức lãnh đạo 
Nhận diện các vấn đề thách thức cần lãnh đạo giải quyết 
Hai nhóm thách thức: thông thường và khác thường 
 - Thách thức thông thường : 
	+ Tính lặp lại, bản chất không đổi 
	+ Quy trình giải quyết giống nhau, có thể suy luận theo chuỗi nhân - quả 
	+ Gắn với hoạt động quản lý => Sự tính toán hợp lý* 
- Thách thức khác thường: (wicked problem) 
+ Không rõ ràng nguồn gốc, nguyên nhân, kết quả 
+ Tính bất định cao, tương tác nhanh, khó dự đoán hệ quả 
+ Không có lời giải có sẵn, cần các tri thức mới, các giá trị và cách thức nhìn nhận mới 
	=> Gắn với hoạt động lãnh đạo : truyền bá nhận thức, giá trị mới, sự đồng thuận => Lãnh đạo sự thay đổi 
- Thách thức khác thường: (wicked problem) 
	+ Biến đổi khí hậu, nước biển dâng; 
	+ Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long 
	+ Điểm nóng dân tộc, tôn giáo; 
	+ Cải cách giáo dục 
	+ Tham nhũng; 
Các yếu tố nền tảng tác động sự lãnh đạo ở VN 
Kinh tế thị trường : 
Lãnh đạo theo chuẩn mực, nguyên tắc thị trường 
Nhấn mạnh tính hiệu quả và sự tự chịu trách nhiệm 
Nhà nước pháp quyền : 
Tính tối cao của pháp luật 
Không thể tùy tiện áp đặt mệnh lệnh => hệ quả tiêu cực, lâu dài 
Một đảng cầm quyền : 
Văn hóa truyền thống 
- “Phép vua thua lệ làng”, “Lệ cao hơn luật”, “Quyền huynh, thế phụ”, ‘Dĩ hòa vi quý”; “Hình bất thượng đại phu, lễ bất hạ thứ dân” 
3.2. Ứng dụng trong hoạt động lãnh đạo 
Học viên lựa chọn một thách thức khác thường (vấn đề khó giải quyết tại địa phương) 
Nhìn nhận nó bằng các nguyên lý để nhận biết các khía cạnh: 
- Không dễ thấy cách giải quyết, do sự tương tác bất định, đòi hỏi tri thức mới, sự cộng tác của nhiều chủ thể, tính mở 
Loại bỏ ngộ nhận về quyền lực: có quyền lực là giải quyết được mọi việc 
Loại bỏ ngộ nhận về khả năng cá nhân: tự mình tìm được cách giải quyết 
Loại bỏ sự quyết liệt phiến diện 
Bài tập thực hành nhóm: 
Sử dụng tư duy hệ thống để phân tích các vấn đề: 
1 . Xét xử oan s ai 
2. Đào đường tại các đô thị lớn 
3. Quy hoạch treo 
4. Phụ nữ lấy chồng nước ngoài 
5. Vấn đề nghèo đói tại địa phương 
6. Ô nhiễm môi trường sống 
7. Hiện tượng chạy chức, chạy quyền 
Mỗi vấn đề cần làm rõ: 
Những yếu tố nào tác động đến vấn đề (Văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.) 
Nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa nằm dưới các vấn đề là gì? Tại sao lại như vậy? 
Những đối tượng nào cần tham gia vào giải quyết vấn đề? 
Các hệ quả có thể xảy ra nếu vấn đề không được giải quyết? 
Các giải pháp tổng thể để giải quyết./. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tu_duy_he_thong_trong_lanh_dao.ppt