Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân

giống, trồng, chăm sóc cây bưởi, thu hoạch và bảo quản quả bưởi;

- Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng

kỹ thuật, đạt được định mức theo quy định;

- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1.1. Giới thiệu chung về cây bưởi

1.1.1. Giá trị kinh tế

Cây bưởi có tên khoa học Citrus

grandis (L.) Osbeck, thuộc họ cam

(Rutaceae). Bưởi còn được gọi là bòng.

Người ta trồng bưởi để lấy quả ăn, làm

bóng mát, lấy hoa để ướp hương thơm các

món ăn, bánh trái hoặc dùng để chưng cất

nước hoa bưởi làm hương liệu mỹ phẩm.

Các bộ phận của cây bưởi được

dùng làm thuốc là: Dịch ép nước bưởi, vỏ

quả, lá, hoa, hạt, vỏ hạt. Bưởi rất có ích

cho những người bị mỡ trong máu tăng,

cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu

đường, béo phì. Đặc biệt, trong cùi trắng

của quả bưởi có chứa pectin, tinh dầu,

hesperidin, maringin, là những chất có tác

dụng làm giảm Cholesterol-huyết, bảo vệ

sự bền vững của mao mạch, phòng chống

cao huyết áp và tai biến mạch máu não,

nhồi máu cơ tim. Lá bưởi tươi thường

được dùng để nấu với các loại lá thơm

khác (hương nhu, bạc hà, kinh giới, tía tô,

sả, ngải cứu.) để xông chữa cảm cúm,

nhức đầu.

1.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

2. Một số yêu cầu ngoại cảnh

* Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây bưởi là

12-390C. Nhiệt độ thấp nhất gây chết là -8 đến -110C, bưởi có thể chống chịu được khi

nhiệt độ lên đến 480C. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng của bưởi là 23-290C.

Những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 200C và tổng tích ôn từ 2.500-3.5000C đều

có thể trồng được bưởi.

* Yêu cầu về nước và chế độ ẩm

Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho trồng bưởi là 1.250-1.850 mm. Bưởi

yêu cầu lượng mưa phân bố đều trong năm hơn lượng mưa lớn nhưng tập trung vào một

7

Hình 1: Giống bưởi Pomelosố ít tháng. Bưởi cần nhiều nước ở thời kỳ bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và quả

phát triển. Bưởi không chịu được úng, ẩm độ đất thích hợp là 70 -80%.

* Yêu cầu về đất đai

Vùng trồng bưởi phải đất phải có tầng canh tác dày ít nhất 0,6-1m; thành phần cơ

giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp, thông thoáng và thoát nước tốt. Đất phải giầu mùn,

hàm lượng các chất dinh dưỡng phải đạt mức trung bình trở lên (hàm lượng mùn từ 2-

3%; N tổng số: 0,1-0,15%; P2O5 dễ tiêu từ 5-7mg/100g; K2O dễ tiêu từ 7-10mg/100g; Ca,

Mg: 3-4mg/100g).

pH KCl đất thích hợp nhất cho cây trồng bưởi là từ 5,5-6,0 song cũng có thể trồng

được bưởi khi pH KCl từ 4,0-8,5 nhưng phải có biện pháp cải tạo đất.

* Yêu cầu về ánh sáng

Cường độ ánh sáng thích hợp cho trồng bưởi là 10.000-15.000 Lux (tương ứng với

ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Cần bố trí mật độ trồng dày hợp lý có được ánh

sáng tán xạ, tránh được giám quả.

* Yêu cầu về các yếu tố khác

Vùng trồng bưởi thích hợp cần tránh những vùng có độ dốc lớn (trên 150), đất

nhiễm phèn, mặn, những vùng có sương muối, gió bão gây hại.

1.1.3. Các giống bưởi có giá trị kinh tế được trồng phổ biến ở nước ta

Bưởi Đoan Hùng: Quả tròn hay tròn trứng. Trọng lượng quả 700-800g, vỏ quả

mỏng, tép to nhiều nước, vị ngọt.

Bưởi nhập nội: Bưởi chùm hoặc bưởi

Pomelo. Cây phân cành thấp, nhiều cành, quả

chùm hoặc đơn, to hơn cam, nhỏ hơn bưởi.

Quả nhiều nước hơi chua vỏ khó bóc, ăn

ngon.

Bưởi chua: gồm tất các giống bưởi

hiện đang trồng phổ biến ở địa phương như:

Bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ, Mê Linh - Vĩnh

Phúc, Hương Sơn - Phúc Trạch - Hà Tĩnh,

Long Tuyền - Cần Thơ, Biên Hoà (Sài Gòn),

Bưởi Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Bưởi chùm: Đặc điểm là quả nhỏ: 500

– 800g/quả, ra thành chùm 2 - 3 quả/chùm.

Đây là giống trao đổi chủ yếu trên thị trường

quốc tế. Bưởi chùm phân biệt với bưởi chua là

hạt của nó đa phôi còn bưởi chua là hạt đơn

phôi.

Bưởi Diễn: Là giống có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, được đưa về trồng đầu

tiên tại xã Phú Diễn - huyện Từ Liêm - TP Hà Nội. Giống có quả tròn, vỏ quả nhẵn, khi

chín màu vàng cam; khối lượng trung bình từ 0,8 - 1kg; tỷ lệ phần ăn được từ 55-60%; số

hạt trung bình khoảng 50-70 hạt; múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu vàng

xanh, ăn giòn, ngọt, độ brix 12-14 %. Giống bưởi này đang được trồng phổ biến ở Lào

Cai.

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 1

Trang 1

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 2

Trang 2

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 3

Trang 3

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 4

Trang 4

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 5

Trang 5

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 6

Trang 6

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 7

Trang 7

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 8

Trang 8

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 9

Trang 9

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 40 trang xuanhieu 4320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga

Bài giảng Trồng một số loài cây ăn quả - Đỗ Bích Nga
 0,7kg vôi +
0,15 kg Urê. Trộn đều hỗn hợp phân
với lớp đất mặt để 1 tháng rồi mới
trồng cây.
30
5
Bước 5: 
Cách trồng 
Cuốc,
xẻng, cọc,
rơm rác,
cây giống.
Dùng cuốc
moi hố giữa
tâm hố, đặt
cây và lấp đất.
- Khi trồng cần rạch vật liệu bao bầu và
lấp đất chỉ đến cổ rễ của cây trồng,
không lấp quá sâu. 
- Sau trồng cần ủ rác tưới nước giữ ẩm
và trồng dặm để đảm bảo mật độ đã
định. 
- Có thể trồng xen với cây họ đậu, cây
dứa, cây phân xanh trong giai đoạn đầu
cây chưa khép tán để tiết kiệm, bảo vệ
đất chống xói mòn, hạn chế cỏ dại.
6 Bước 6:Chăm sóc
Ô doa,
nước
sạch, dao,
kéo, bình
bơm,
BHLĐ,
phân bón 
Tưới nước, tủ
gốc, cắt tỉa,
bón phân,
phun thuốc
- Tưới nước giữ ẩm.
- Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm.
- Tạo hình, cắt tỉa.
- Bón thúc.
- Phòng trừ sâu bệnh
5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Sau khi thực hành
trồng bưởi, học sinh phải thực hiện chăm sóc hàng ngày theo qui trình kỹ thuật.
BÀI 4: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CAM
31
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Trình bày được giá trị kinh tế, yêu cầu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nhân giống,
trồng, chăm sóc cây cam, thu hoạch và bảo quản quả cam;
- Thực hiện được trình tự các bước nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kỹ
thuật, đạt được định mức theo quy định;
- Đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tư.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
4.1. Giới thiệu chung về cây cam 
4.1.1. Giá trị kinh tế
- Cam là loại quả có giá trị kinh tế cao, trồng nhanh cho thu hoạch quả và lãi suất
cao hơn nhiều loại cây ăn quả khác.
- Ở nước ta, 1ha cam ở thời kỳ 8 năm tuổi năng suất trung bình 16 tấn/ha, lãi thuần
đạt 10- 12 triệu/ năm, nếu thâm canh cao có thể đạt 20 tấn/ ha và lãi suất có thể đạt 15-
20 triệu/ha/ năm.
- Cam có thể sống và cho thu hoạch quả trong vòng 15-20 năm. Đất tốt điều kiện
thâm canh cao, khí hậu thích hợp, tuổi thọ của cam quýt có thể kéo dài 50 năm.
4.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 
- Nhiệt độ: Cam có thể sống và phát triển ở 13°C-39ºC, thích hợp nhất từ 23-
29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºCvà chết -5ºC. Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và
phát triển của trái.
- Ánh sáng: Cam không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp
là 10.000-15.000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều ở Việt
Nam)
- Đất đai: Đất trồng cam phải có tầng canh tác dày 0,5-1m. Đất thịt pha, thông
thoáng, thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp.
4.1.3. Giống cam có giá trị kinh tế
được trồng ở nước ta
- Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày
3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái
vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước. Tuy
nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái ), trọng
lượng trung bình 200g/trái.
- Cam sành: Dạng trái hơi tròn, vỏ
trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá
nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15
hạt/trái). Trọng lượng trái trung bình 200-
250g/trái.
4.2. Kỹ thuật nhân giống 
Đối với cam hiện nay nhân giống
chủ yếu bằng phương pháp nhân giống vô
tính (chiết, ghép, cấy mô).
32
Hình 24: Nhà lưới sản xuất cây
 cung cấp mắt ghép
Để khắc phục một số bệnh do virút
gây ra, người ta dùng phương pháp nuôi
cấy mô tế bào.
 Lấy mô phân sinh là mô sạch virút
để nhân giống tạo cây con phục vụ nhu cầu
sản xuất.
Về kỹ thuật ghép thường áp dụng
ghép mắt nhiều hơn ghép cành, trong đó
ghép chữ T và ghép mắt nhỏ cả gỗ nhiều
hơn ghép cửa sổ. 
4.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 
4.3.1. Kỹ thuật trồng 
4.3.1.1. Thời vụ: Thuận lợi nhất là tháng 2-3 và tháng 9-10 vì mùa này có mưa,
thời tiết ôn hoà, cây phục hồi nhanh.
4.3.1.2. Chọn đất và làm đất 
Đất trồng thích hợp là đất thịt nhẹ hoặc cát pha, đất có độ pH từ 5,5- 6,6.
Ở những nơi đất trũng, mực nước ngầm cao phải đào rãnh vượt thành lô đất, xây
dựng hệ thống kênh mương thoát nước tốt.
Ở những nơi đất dốc thiết kế lô trồng theo đường đồng mức, thiết kế mương tưới
hoặc ống tưới kết hợp với thiết kế đường đi theo hình xoáy ốc. 
4.3.1.3. Mật độ, khoảng cách
Cây gốc ghép từ hạt thì trồng với khoảng cách 4x5m hoặc 6x7 m/cây, mật độ 300-
500 cây/ ha.
Cây chiết trồng với khoảng cách 4x4m, mật độ trồng 800 cây/ha.
4.3.1.4. Đào hố, bón lót phân
- Kích thước đào hố: 40x40cm hoặc 60x60cm. Nếu ở vùng núi cao nên đào hố sâu
70x70cm, để riêng lớp đất mặt phơi ải đất 20-30 ngày.
- Bón lót 50 kg phân chuồng, 1 kg vôi bột, 0,2 kg Supe lân, 0,2 kg Kaliclorua. Hỗn
hợp phân và đất mặt được trộn đều cho xuống đáy hố sau đó cho lớp đất sâu lên trên.
4.3.1.5. Cách trồng
Đặt cây vào giữa hố thân cây thẳng, mắt ghép quay về hướng gió chính, bầu cao
hơn mặt đất, rồi lấp đất và dận chặt.
Sau khi lấp đất phủ một lớp rơm dạ, cỏ dày 20cm xung quanh gốc để giữ độ ẩm,
tưới nước. Thời gian cách 3-5 ngày tưới 1 lần, sau thưa dần. Vùng gió mạnh cần cắm một
cọc, nghiêng khoảng 450 để thân cây dựa tránh gió lắc.
Trong những năm đầu cần chú ý trồng dặm cây chết, cây sinh trưởng kém.
4.3.2. Chăm sóc 
4.3.2.1. Quản lý vườn cây
Khi còn nhỏ tán chưa giao nhau có thể tận dụng trồng xen các cây họ đậu.
33
Hình 25: Nhân giống cây trồng
bằng phương pháp nuôi cấy mô
Tủ gốc làm cỏ giữ ẩm.
Thường xuyên làm cỏ, xới xáo giữa hai hàng cam hàng năm và có thể cầy sâu.
Tưới nước khi nắng hạn hoặc vào thời kỳ cần nhiều nước ta phải tưới nước tốt
nhất là tưới nhỏ giọt, tưới phun, tưới rãng. Làm sao độ ẩm đất luôn ổn định thì cây sinh
trưởng ra hoa không bị rối loạn.
4.3.2.2. Tạo hình, cắt tỉa
- Tạo khung cành: Kết cấu tán cây
gồm cành khung, cành sinh dưỡng, cành
mẹ và cành quả. Thông thường cam có ba
đến bốn đợt lộc bổ sung cho tán là: Lộc
xuân tháng 2-3, lộc hè tháng 5-7, lộc hè
tháng 8-9. 
Tuỳ mật độ cây và mật độ cành mà
tỉa cành tạo khung cho tán cây cân đối,
phù hợp số cành mẹ và cành quả nhiều.
- Tỉa cành: Đốn cành già, cành sâu
bệnh.
- Tỉa hoa dị hình, hoa ra muộn, hoa ở sâu trong tán, phun thuốc kích thích đậu quả.
- Chăm sóc quả: Có thể phun các chế phẩm làm đẹp quả như phun GA3 40 mg/lít
phun qua lá làm quả chậm chín để rải vụ, tránh giá rẻ. 
- Tạo hình cắt tỉa cần được tiến hành song song. Nhưng khi vườn ươm cam đã đi
vào giai đoạn kinh doanh thì cắt tỉa là chính.
4.3.2.3. Bón phân 
a. Bón cho cây từ 1-4 tuổi
- Bón vào cuối mùa sinh trưởng (tháng 11 đến tháng 1 năm sau). 
Lượng bón cho 1 hốc: 30 kg phân chuồng + 0,2 kg phân Supe lân + 0,2 kg phân
đạm Urê + 0,1 kg Kaliclorua. 
Chia làm 2 lần bón: Bón lót 100% phân chuồng + Phân Supe lân. 
- Bón thúc lượng phân đạm Urê, Kaliclorua được chia làm 3 lần bón:
+ Lần 1: Vào tháng 1-2 bón 30% phân đạm Urê.
+ Lần 2: Tháng 4-5 bón 40% đạm Urê + 100% Kaliclorua.
+ Lần 3: Tháng 8- 9, bón 30% đạm Urê còn lại.
b. Bón cho cây 5-8 tuổi
- Bón lót vào cuối mùa sinh trưởng, sau khi thu hoạch quả gồm: Phân chuồng 30-
50 kg + phânSupe lân 3,5 kg.
- Bón thúc trong năm với tổng lượng gồm: Đạm Urê 2 kg + Kaliclorua 2 kg, chia
làm 2 lần bón:
+ Lần 1: Vào tháng 1-2, bón 60% đạm Urê + 40% Kaliclorua.
+ Lần 2: Vào tháng 5-6, Bón 40% đạm Urê + 60% Kaliclorua.
34
Hình 26: Tạo hình cây ăn quả
- Cách bón: Bón cách gốc 10-15 cm, phủ 1 lớp đất mỏng hoặc rơm rạ, mùn rồi
tưới nước. Có thể dùng phân bón lá phun lên lá.
4.3.2.4. Phòng trừ sâu bệnh 
a. Sâu hại
+ Sâu vẽ bùa (Phyllosnis Ctrella):
Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây
nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Sâu phá hoại
mạnh ở tất cả các tháng trong năm (mạnh
nhất là từ tháng 2 tới tháng 10).
Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi
đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc là
non dài 1-2cm). Dùng thuốc Decis nồng độ
1/1.000 (1cc pha trong 10 lít nước) hoặc
Trebon pha nồng độ 1/1.000 -1,5/1.000.
Phun ướt hết mặt lá.
Hình 27: Sâu vẽ bùa Hình 28: Bướm sâu vẽ bùa
 + Sâu đục thân đục cành
(Anoplophora chinensis): xuất hiện từ
tháng 5 đến tháng 9.
Biện pháp phòng trị:
- Bắt sâu trưởng thành (con Xén tóc)
- Dùng gai mây luồn vào lỗ đục để
bắt sâu non, bơm thuốc vào lỗ đục của sâu.
Dùng thuốc Bi 58 hoặc Monitơ nồng độ 2-
3/1.000. Phun các loại thuốc trên lên cây để
diệt trứng sâu và các rầy, rệp trên lá.
Hình 29: Con Xén tóc
35
+ Nhện đỏ (Paratetranychus Citri):
Phát sinh quanh năm hại lá chính, chủ yếu
vào vụ đông xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, thường
tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá,
hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. 
Phòng trừ nhện đỏ: Dùng thuốc
Monocrophos 56%, phun nồng độ 1-2%;
thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha
nồng độ 1-2% để phun... Cần phun ướt cả
mặt dưới lá và phun lúc cây đang ra lộc
non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun
liên tục, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Hình 30: Nhện đỏ hại cam
b. Bệnh hại
a. Các bệnh do nấm
+ Bệnh loét cam (Xanthomonas
Citri) và bệnh sẹo (Ensinoe Faucetti Jenk)
gây hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và
cây mới trồng 1-3 năm. Trên lá thấy xuất
hiện các bệnh màu nâu, có thể lốm đốm
hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt
vết bệnh sần sùi gồ ghề. Nếu bệnh xuất
hiện trên cành sẽ nhìn thấy các đám sần
sùi giống như ghẻ lở có màu vàng hoặc
màu nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô
và chết.
Trị bệnh loét sẹo bằng cách phun
Boócđô 1-2% hoặc thuốc Kasuran
1/1.000. Hình 31: Bệnh loét cam
+ Bệnh chảy gôm (Phytophthora
Cittropthora): Bệnh thường phát sinh ở
phần gốc cây cam cách mặt đất từ 20-30
cm trở xuống cổ rễ.
Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh
thường có cây bị những vết nứt và chảy
nhựa (gôm). Những địa hình thoát nước
kém cây dễ bị bệnh chảy gôm.
Cách phòng trị: Dùng thuốc
Boócđô 1-2% để phun trên cây và đổ trực
tiếp vào vết bệnh. Nếu cả rễ bị bệnh có thể
đào lên loại bỏ rễ thối và xử lý thuốc.
Ngoài ra có thể dùng thuốc Aliette hoặc
thuốc Benlat pha với nồng độ 2/1.000 để
xử lý và phun trên lá.
Hình 32: Bệnh chảy gôm trên thân cây
36
b. Các bệnh do virus:
- Bệnh Vàng lá Greening (bệnh
gân xanh lá vàng): Tác nhân gây bệnh
là một vi khuẩn sống trong tế bào Gram
âm, phá hại chủ yếu các mạch Libe ở
các bộ phận còn non, rất phổ biến ở
Đông Nam Á. Bệnh lây truyền qua chiết
ghép và môi giới truyền bệnh phòng trừ
bệnh Greening cũng như nhiều bệnh vi
rút khác cần tiến hành theo hai hướng:
Giảm số lượng côn trùng môi giới trong
tự nhiên và dùng cây giống sạch bệnh.
 Hình 33: Bệnh Vàng lá Greening hại cam
- Bệnh Tristeza: Triệu chứng
giống như bệnh Greening, nhưng phần bị
bệnh phá hại là gốc cây, cho nên khi cây
bị bệnh thì toàn bộ lá trên cây đều bị
vàng, giống như bệnh chảy gôm. Cây bị
bệnh Tristeza chết rất nhanh, từ khi phát
hiện thấy vàng lá chỉ trong vòng vài tuần
hoặc một tháng có thể chết.
Phòng tránh bệnh Greening và
Tristega chỉ bằng cách là chọn cây giống
không bệnh và diệt trừ các côn trùng
truyền bệnh như: rầy Chổng cánh
(Diaphorina) bằng các loại thuốc trừ sâu
thông thường như: Bi58, Trebon, Shepas
với nồng độ như trên đã hướng dẫn. Nếu
phát hiện cây bị mắc bệnh cần chặt bỏ,
trồng cây khác để tránh lây lan. Hình 34: Vết bệnh Tristeza trên cam
4.4. Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch lúc quả chín 1/3-1/4, vỏ quả màu chín. Khi thu
hái tránh làm xây xát vỏ quả.
Xử lý Parphin có thể bảo quản được 2 tháng. Bảo quản trong kho lạnh 1-30C, ẩm
độ 80-85%, xếp lớp vừa phải có thể bảo quản được khá lâu.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình giá trị kinh tế và yêu cầu ngoại cảnh của cây cam.
2. Hãy nêu các phương pháp nhân giống cam hiện nay.
3. Trình bày các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cam.
4. Trình bày cách thu hoạch và bảo quản cam.
37
III. THỰC HÀNH
 TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAM
 1. Địa điểm thực hiện: Tại vườn đồi, trang trại, mô hình KT hộ
 2. Thời gian thực hiện: 4 giờ
 3. Điều kiện thực hiện
 - Sau khi đã học xong bài Kỹ thuật trồng cây cam.
 - Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ lao động (dao, kéo cắt tỉa cành, cuốc, bình bơm,
xô, chậu), quần áo bảo hộ lao động (khẩu trang, gang tay, ủng, áo mưa), vật tư (cây
giống, hạt giống, phân bón các loại, thuốc BVTV các loại).
4. Trình tự thực hiện
 TRÌNH TỰ THỤC HIỆN VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT 
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAM
TT Nội dung Dụng cụ,vật tư
Phương pháp
thao tác Yêu cầu kỹ thuật
1 Bước 1: Xácđịnh thời vụ
Thuận lợi nhất là tháng 2-3 và tháng 9-
10 vì mùa này có mưa, thời tiết ôn hoà,
cây phục hồi nhanh
2 Bước 2:Chọn đất và
làm đất
Cuốc,
xẻng
Quan sát lựa
chọn đất trồng
và có thể dùng
cày, bừa, cuốc,
xẻng làm đất
- Đất trồng thích hợp là đất thịt nhẹ
hoặc cát pha, đất có độ pH từ 5,5- 6,6.
- Ở những nơi đất trũng, mực nước
ngầm cao phải đào rãnh vượt thành lô
đất, xây dựng hệ thống kênh mương
thoát nước tốt.
- Ở những nơi đất dốc thiết kế lô trồng
theo đường đồng mức, thiết kế mương
tưới hoặc ống tưới kết hợp với thiết kế
đường đi theo hình xoáy ốc. 
 3
Bước 3: Xác
định mật độ,
khoảng cách
Thước
dây
 Đo, đánh dấu
để xác định
mật độ,
khoảng cách
- Cây gốc ghép từ hạt thì trồng với
khoảng cách 4x5m hoặc 6x7 m/cây,
mật độ 300-500 cây/ ha.
- Cây chiết trồng với khoảng cách
4x4m, mật độ trồng 800 cây/ha.
 4
Bước 4:
Đào hố, bón
lót phân
- Cuốc,
xẻng, xô,
chậu.
- BHLĐ.
- Các loại
phân bón
Dùng cuốc,
xẻng đào hố,
sau đó bón lót
phân và lấp
kín đất 
- Kích thước đào hố: 40x40cm hoặc
60x60cm. Nếu ở vùng núi cao nên đào
hố sâu 70x70cm, để riêng lớp đất mặt
phơi ải đất 20-30 ngày.
- Bón lót mỗi hố: 50 kg phân chuồng, 1
kg vôi bột, 0,2 kg Supe lân, 0,2 kg
Kaliclorua. Hỗn hợp phân và đất mặt
38
lót được trộn đều cho xuống đáy hố sau đó
cho lớp đất sâu lên trên.
5
Bước 5: 
Cách trồng 
Cuốc,
xẻng, cọc,
rơm rác,
cây giống.
Dùng cuốc
moi hố giữa
tâm hố, đặt
cây và lấp đất.
- Đặt cây vào giữa hố thân cây thẳng,
mắt ghép quay về hướng gió chính, bầu
cao hơn mặt đất, rồi lấp đất và dận
chặt.
- Sau khi lấp đất phủ một lớp rơm dạ,
cỏ dày 20cm xung quanh gốc để giữ độ
ẩm. Vùng gió mạnh cần cắm một cọc,
nghiêng khoảng 450 để thân cây dựa
tránh gió lắc.
6 Bước 6:Chăm sóc
Ô doa,
nước
sạch, dao,
kéo, bình
bơm,
BHLĐ,
phân bón 
Tưới nước, tủ
gốc, cắt tỉa,
bón phân,
phun thuốc.
- Tưới nước giữ ẩm.
- Tủ gốc, làm cỏ, trồng dặm.
- Tạo hình, cắt tỉa.
- Bón thúc.
- Phòng trừ sâu bệnh
5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Sau khi thực hành
trồng bưởi, học sinh phải thực hiện chăm sóc hàng ngày theo qui trình kỹ thuật.
39
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyễn Thế Huấn - “ Giáo trình cây ăn quả”- Bộ
môn cây ăn quả - cây rau – Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên – NXB Nông
nghiệp – Hà Nội, 2000.
2. Nguyễn Văn Bộ (Chủ biên), Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiển, Nguyễn Văn Chiến
- “Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” - Bộ nông
nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa - NXB Nông
nghiệp - Hà Nội, 2003.
3. GS.TS Lê Lương Tề (Chủ biên) - “Giáo trình Bệnh cây” - Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội - NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 2007. 
4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiêm (Chủ biên) - “Giáo trình Côn trùng” - Bộ Giáo dục
và Đào tạo - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội - NXB Nông nghiệp - Hà
Nội, 2000.
5. Hoàng Ngọc Thuận – “Kỹ thuật nhân và trồng các giống cam, chanh, quýt, bưởi” –
NXB Nông nghiệp – Hà Nội, 1995
6. Vũ Công Hậu – “Trồng cây ăn quả ở Việt Nam” - NXB Nông nghiệp – Hà Nội,
1996.
40

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_trong_mot_so_loai_cay_an_qua_do_bich_nga.pdf