Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo

1.1. Tâm lý khách du lịch

1.1.1. Khái niệm

Tâm lý học ngày nay đã trở thành một khoa học độc lập. Tuy vậy khi khoa học

càng được phân ngành cụ thể thì các ngành khoa học cũng thâm nhập vào nhau, liên

quan với nhau càng nhiều. Tâm lý có liên quan trực tiếp với các khoa học khác như:

sinh học, thần kinh học, giải phẩu học, các ngành khoa học xã hội như: lịch sử, văn

hoá

Có nhiều quan niệm khác nhau về tâm lý khách du lịch, tuỳ theo cách tiếp cận

cũng như phạm vị nghiên cứu.

Với cách tiếp cận xem tâm lý khách du lịch là một ngành của tâm lý học (theo

cách tiếp cận này có thể gọi là tâm lý học khách du lịch) nhằm mục đích vận dụng

những thành tựu, những cơ sở khoa học của tâm lý hoc cho việc nghiên cứu tâm lý của

khách du lịch, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra quan niệm cho rằng: Tâm lý khách du

lịch là một ngành của tâm lý học, chuyên nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của khách

du lịch, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tác động đến tâm lý của khách và nghiên

cứu việc vận dụng các thành tựu của khoa học tâm lý trong phục vụ khách du lịch.

1.1.2. Vai trò của việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch trong kinh doanh, phục

vụ du lịch

Trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người nói chung và trong hoạt động du

lịch nói riêng việc vận dụng các thành tựu của tâm lý học có một ý nghĩ vô cùng quan

trọng.

Do những đặc trưng riêng của hoạt động du lịch, đứng trên góc độ của những

người phục vụ du lịch việc nghiên cứu tâm lý khách du lịch có vai trò rất quan trọng,

nó giúp cho quá trình kinh doanh phục vụ đạt kết quả cao hơn:

- Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng phục vụ chỉ được đánh giá

thông qua quá trình tiêu dùng. Chất lượng phục vụ du lịch phần lớn phụ thuộc vào các

đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lý xã hội của khách du lịch và người phục vụ du

lịch khi họ giao tiếp với nhau. Muốn tạo ra những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi

hỏi người phục vụ du lịch phải tìm cách điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với

những đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch.

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 1

Trang 1

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 2

Trang 2

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 3

Trang 3

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 4

Trang 4

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 5

Trang 5

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 6

Trang 6

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 7

Trang 7

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 8

Trang 8

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 9

Trang 9

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 57 trang xuanhieu 5380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo

Bài giảng Tâm lý khách du lịch - Nguyễn Lê Thanh Thảo
được coi là “ngã tư” của Châu Á. Diện 
tích: 648km
2. Dân số: 5.076.732. (2010) trong đó 75% là người Mã Lai, 14% là người 
Hoa. Ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Trung (77%) , tiếng Mã lai (14%) đa số đều nói được 
tiếng Anh. 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
50 
 Do đặc điềm về dân tộc, văn hóa và tôn giáo của người Singapore chịu ảnh 
hưởng của người Mã lai và người Hoa do đó tính cách dân tộc của người Singapore 
cũng chịu sự đan xen chi phối của hai nền văn hoá này. Ngoài ra người Singapore còn 
có những đặc điểm tính cách: 
 - Thích màu đỏ, xanh lá cây, xanh lam, xem màu đen là màu không tốt 
 - Không sử dụng các từ ngữ liên quan đến tôn giáo trong giao tiếp, họ tránh 
không nói đến những đề tài liên quan đến chủng tộc, chính trị 
 - Người Singapore thích hoa lan vạn thọ (đây là quốc hoa) 
 - Kỵ chúc “ phát tài” bởi vì họ cho rằng lời chúc này có ý thúc dục người được 
chúc làm giàu bất chính. 
 - Người Singapore không thích các con số : 4, 6, 7, 13, 37, 69 họ cho rằng 
những con số này không may mắn, trong đó họ kỵ nhất là số 7, cuộc sống họ tránh gặp 
con số này. 
 - Người Singapore không có thói quen cho tiền hoa hồng. 
4.3.4.6. Khách du lịch là người Myanmar 
 Myanmar nằm ở phiá tây Bắc bán đảo Trung nam Á. Diện tích: 676.581 Km2 . 
Dân số 55 triệu người (2013) trong đó người Miến Diện chiếm 65%. 80% dân số theo 
đạo Phật. Ngôn ngữ chính là tiếng Myanmar, tiếng Anh cũng được sử dụng khá phổ 
biến. 
 Người Myanmar có một số nét tính cách dân tộc cần lưu ý khi giao tiếp: 
 - Người Myanmar không có họ và tên đệm, mà chỉ có mỗi tên. Thông thường 
khi gọi tên kèm theo danh hiệu, địa vị để phân biệt. 
 - Cách chào phổ biến của người Myanmar là chắp hai tay trước ngực hoặc cúi 
đầu. 
 - Người Myanmar coi trọng chim chóc và con trâu. 
4.3.4.7. Khách du lịch là người Lào 
 Tên đầy đủ của Lào là công hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Lào là quốc gia duy 
nhất ở Đông Nam Á không có biển. Diện tích: 236.000km2. Dân số: 6 triệu người 
(2010). Người Lào phần lớn theo đạo Phật, ngôn ngữ chính là tiếng Lào. 
 Một số nét tính cách dân tộc của người Lào 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
51 
 - Thật thà chất phát, ôn hoà. Vào những ngày lễ Phật giáo người Lào không sát 
sinh, ở chợ cũng không bán thịt, mọi người cũng không ăn thịt. 
 - Nam giới ở Lào đều phải đi tu ở chùa ít nhất một lần trong cuộc đời . 
 - Người Lào rất kỵ chuyện xoa đầu, kể cả đối với trẻ em. 
 - Người Lào thích tụ tập vào buổi tối ở những chỗ vui chơi, giải trí . 
 - Mặc dù thu nhập của họ không cao nhưng họ không có thói quen tích cóp, tiết 
kiệm, do đó người Lào thường tiêu hết tiền miễn sao có cuộc sống vui vẻ thoải mái. 
 - Tết của người Lào thường diễn ra vào trung tuần tháng 4 dương lịch, gọi là lễ 
Boun Pimai, trong lễ này có tục té nước rất nổi tiếng. 
4.3.4.8. Khách du lịch là người Campuchia 
 Tên đầy đủ của nước này là Vương quốc Campuchia, đây là đất nước nằm ở 
phía Nam bán đảo Đông Dương. Diện tích: 181.035km2. Dân số: hơn 15 triệu người 
(2013) người Cao Miên (Khơ me) chiếm 80% dân số. Phần lớn người Campuchia theo 
Phật giáo, chỉ có một số ít theo đạo Hồi. Ngôn ngữ Cao Miên là ngôn ngữ chính thức 
của Campuchia. Tiếng nước ngoài thông dụng nhất là tiếng Pháp. 
 - Người Campuchia nhìn chung là hoà nhã, coi trọng nghi lễ và xem trọng các 
lễ nghi của tôn giáo. 
 - Họ thường thay đổi trang phục theo các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ 
nhật ( màu vàng nhạt, xanh lục, xám, xanh lam, xanh lá cây, đen, đỏ) 
 - Trong trang phục của người Camphuchia thường có chiếc khăn Krama (khăn 
rằn). Chiếc khăn này có nhiều công dụng : làm khăn rửa mặt, làm túi dựng khi mua 
hàng, trời nóng có thể thấm nước đắp lên đầu cho mát, thời tiết se lạnh có thể quàng 
lên cổ để chống lạnh, khi đi ngủ có thể dùng khăn Krama làm chăn Do đó Krama trở 
thành trang phục truyền thống, là nét văn hoá đặc trưng của người Campuchia. 
4.3.4.9. Khách du lịch là người Brunei 
Brunei tên đầy đủ là Vương quốc Brunei nằm trên bán đảo Malay. Diện tích: 
5.770km
2. Dân số 399.000 người (2010) Chủ yếu là người Hoa và người Malay , có 
thu nhập bình quân đầu người cao do có trữ lượng dầu mỏ lớn. Ngôn ngữ chủ yếu là 
tiếng Mã Lai, ngoài ra tiếng Anh và tiếng Trung Quốc cũng được sử dụng phổ biến.. 
70% dân số theo đạo Hồi, 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
52 
- Người Brunei khá thoải mái trong giao tiếp và tiêu dùng, tuy nhiên họ cũng 
chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của những lễ nghi tôn giáo (đặc biệt là đối với những 
người theo đạo Hồi) 
 - Người Brunei không mặc trang phục màu vàng (vì đây là màu của Hoàng gia 
Brunei). Khi bắt tay không được nắm chặt, không được bắt chéo hai chân khi ngồi, 
không để người khác nhìn thấy đế giầy của mình. 
 - Người Brunei ít tham dự cuộc sống về đêm, họ thường không có thói quen 
đến các vũ trường, sòng bạc, không uống rượu, nam nữ thường không được dắt tay 
nhau. 
4.3.4.10.Khách du lịch là người Đông timo 
 Đông Timo trước đây thuộc Indonesia, về mặt văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ 
nhìn chung người Đông Timo tương tự như người Indonesia 
4.4. Những đặc điểm của khách du lịch ở Bắc Mỹ và Australia 
 4.4.1. Khách du lịch là người Mỹ 
 Nước Mỹ tên đầy đủ là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, nằm ở miền Trung Bắc Châu 
Mỹ. Diện tích : 9,37 triệu km2 . Dân số: 317 triệu người (2013) phần lớn theo đạo Cơ 
Đốc và đạo Thiên chúa . Ngôn ngữ chính là tiếng Anh 
4.4.1.1. Tính cách dân tộc 
 - Người Mỹ thích thể hiện cái “tôi” bản sắc cá nhân của họ cao hơn bản sắc 
cộng đồng. 
 - Người Mỹ năng động, phiêu lưu, thực dụng, đơn giản, coi trọng kết quả, xem 
nhẹ hình thức. Họ đánh giá mọi vấn đề chủ yếu dựa vào kết quả cuối cùng. 
 - Thích giao tiếp, quan hệ rộng, không câu nệ hình thức, thoải mái, tự nhiên. Họ 
không thích nghe nói nhiều rất dị ứng với những lễ nghi phiền toái trong giao tiếp. 
Chính vì điều này mà làm quen với người Mỹ thì rất nhanh nhưng kết bạn lâu bền thì 
rất khó. 
 - Trong giao tiếp không thích đề cập đến những chuyện riêng tư, cá nhân. Họ 
đặc biệt kỵ hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tín ngưỡng 
 - Người Mỹ có thói quen, vừa đi, vừa lái xe vừa ăn uống, ngồi thường bỏ chân 
lên bàn , đứng hay đút tay túi quần, hay chắp tay sau gáy, quần áo thường có nhiều túi. 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
53 
4.4.1.2. Khẩu vị và cách ăn uống 
 Người Mỹ không cầu kỳ trong ăn uống, ngoại trừ những dịp lễ tết hay các bữa 
tiệc. Những bữa ăn thông thường của người Mỹ rất đơn giản, họ thường sử dụng các 
món ăn đơn giản và các thức ăn nhanh. Ngoài ra người Mỹ còn thích dùng đồ ăn 
nguội, bít tết, đa số thích ăn hạt tiêu. 
- Món ăn truyền thống của người Mỹ là sườn rán, bánh sandwich 
 - Có yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ không có thói quen dùng 
thức ăn quá nóng như người Phương Đông . 
 - Đa số người Mỹ ăn uống theo cách của người Châu Âu, khi họ tạm dừng ăn 
thường đặt dao, nĩa song song bên phải của đĩa ăn, mũi nhọn của nĩa quay xuống dưới. 
Nếu cũng như vậy mà mũi nhọn của nĩa quay sang bên trái tức là đã dùng xong món 
ăn của mình. Ngoài ra nếu dao, nĩa đặt trong đĩa cũng có nghĩa là đã dùng xong món 
ăn của mình 
 - Đồ uống của người Mỹ thường để rất lạnh, họ hay dùng nước khoáng thiên 
nhiên hay nước lọc đã khử trùng để giải khát. 
Một số điểm cần lưu ý trong cách ăn uống của người Mỹ: 
 + Khăn ăn dùng để lau miệng, kỵ dùng khăn ăn để lau tay hay dụng cụ. 
 + Chú ý sử dụng dao, nĩa, thìa, theo đúng thứ tự và công dụng. 
4.4.1.3. Đặc điểm khi đi du lịch 
 Khách du lịch là người Mỹ có một số đặc điểm khi đi du lịch : 
 - Đặc biệt quan tâm tới điều kiện an ninh trật tự ở nơi du lịch. 
 - Họ thích thể loại du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề nghiên cứu 
lịch sử- văn hoá- nghệ thuật, các lễ hội cổ truyền của dân tộc cũng đựơc khách Mỹ ưa 
chuộng. 
 - Thích được tham quan nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi. 
 - Thích tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí. 
 - Phương tiện giao thông ưa thích: ôtô du lịch đời mới. 
 Khi đến Việt Nam khách du lịch là người Mỹ có một số đặc điểm sau: 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
54 
 + Ngoài các chương trình du lịch sinh thái, nghiên cứu lịch sửngười Mỹ thích 
đi thăm các chiến trường xưa (ở miền Nam Việt Nam) thích đi dạo phố ngắm cảnh 
bằng xích lô. 
 + Thích mua những đồ lưu niệm là kỷ vật của chiến tranh gia cố lại (như mũ tai 
bèo, dép cao su, bật lửa, bi đông..) 
 + Khi đến Việt Nam họ rất thích các món ăn Việt Nam. Trung Quốc, Nhật, 
Pháp 
 4.4.2. Khách du lịch là người Canada 
 Canada nằm ở phía Bắc của Châu Mỹ. Tổng diện tích 9,97 triệu km2 đây là 
nước có diện tích lớn thứ hai trên TG (sau Nga). Dân số: 35 triệu người (2013). Ngôn 
ngữ chính của Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Người Canada chủ yếu là theo đạo 
Thiên chúa và Tân cơ đốc giáo. 
4.4.2.1. Tính cách dân tộc 
 - Người Canada thoải mái, dễ chịu, hữu nghị, lịch sự và thân thiện 
 - Họ không quan trọng về những lễ nghi, khách sáo, mọi người thích gọi thẳng 
tên để thể hiện sự thân thiện. 
 - Không câu nệ hình thức trong giao tiếp, khi gặp nhau họ thường chào hỏi thân 
mật và nói với nhau những lời tốt đẹp. 
 - Người Canada rất chú ý đến nếp sống văn minh, lịch sự ở nơi công cộng, họ 
tuân thủ nghiêm túc các luật lệ của xã hội, có ý thức tự giác cao trong việc xếp hàng, 
nhường chỗ cho người già, trẻ em, nữ giới 
 - Giống như người Mỹ họ kỵ con số 13. Ngoài ra họ còn kỵ đi dưới gầm cầu 
thang, kỵ làm vung vãi muối ra ngoài và đánh vỡ những đồ thuỷ tinh (họ cho rằng đó 
là báo hiệu của những việc chẳng lành) 
4.4.2.2. Khẩu vị và cách ăn uống 
 - Người Canada cũng không quá cầu kỳ trong việc ăn uống, họ thích dùng các 
món ăn được chế biến không quá phức tạp, tuy nhiên họ lại thường dùng nhiều món. 
 - Thích các loại đồ ăn nhanh như xúc xích, bánh pizza, gà quay Kentucky.. 
 - Có yêu cầu rất cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ không có thói quen dùng 
các thức ăn quá nóng như người Phương Đông. 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
55 
 - Đa số người Canada ăn uống theo cách người Châu Âu. 
4.4.2.3. Đặc điểm khi đi du lịch 
 - Thích các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới, thích các loại hình du lịch tham 
quan giải trí, du lịch văn hoá, du lịch biển. 
 - Thích được tham quan nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi. 
 - Phương tiện giao thông thường sử dụng: máy bay, ôtô, tàu hoả. 
 - Khả năng thanh toán tương đối cao, thường lựa chọn các dịch vụ có chất 
lượng cao. 
 4.4.3. Khách du lịch là người Australia 
 Australia là một quốc đảo nằm ở giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Diện 
tích: 7.682.300km
2 (đứng thứ 6 trên TG). Dân số Australia khoảng 22 triệu người 
(2013) trong đó người gốc Âu chiếm 95% dân số. Ngôn ngữ chính là tiếng Anh. 
 - Người Australia cởi mở, tự do, phóng khoáng, nhiệt tình và thân thiện 
 - Người Australia yêu thiên nhiên, dễ thích nghi với môi trường mới, thích nói 
chuyện với người lạ đặc biệt là trong lúc đi du lịch. 
 - Họ ghét những người tự cao, tự đại, khách sáo. Khi gặp nhau họ thường bắt 
tay rất nhiệt tình và thườn gọi bằng tên thân mật. Người Australia có tập quán thường 
khen ngợi phụ nữ một cách trực tiếp. 
 - Quan niệm về thời gian của Australia khá chặt chẽ. Các cuộc hẹn phải liên hệ 
trước và phải thực hiện đúng giờ. 
 - Khẩu vị của người Australia cũng thiên về chất béo, thịt, hải sản, và các thực 
phẩm từ sữa (pho mát, bơ) Cách ăn uống của họ tương tự như người Châu Âu. 
 Người Australia có khả năng thanh toán cao, thích các loại hình du lịch biển, 
sinh thái, văn hoá. Họ có yêu cầu tương đối chặt chẽ về chất lượng các sản phẩm, dịch 
vụ du lịch. 
4.5. Một số đặc điểm về khách du lịch “Ba lô” 
 Khách du lịch quốc tế vào Việt Nam rất đa dạng phong phú, có những loại 
khách sang trọng, cũng có những loại khách bình dân mà chúng ta vẫn thường gọi 
chung là khách du lịch “ba lô”. Khách du lịch “ ba lô” không thuộc một phạm vi lãnh 
thổ nào, bao hàm cả người Âu. Mỹ, Á. Trong những năm từ 1990-1999 lượng khách 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
56 
này đến Việt Nam khá đông, trong những năm gần đây đã có xu hướng giảm dần. tuy 
nhiên chúng ta cũng cần tìm hiểu một số đặc điểm của họ. 
 - Thường đến Việt Nam với động cơ du lịch thuần tuý. Đa phần loại khách này 
còn rất trẻ ở độ tuổi từ 17-25, chủ yếu là thanh niên các nước Châu Âu, bắc Mỹ, Nhật 
Bản, Hàn quốc Vơi tính tò mò, ham hiều biết, loại khách này thực sự tìm đến cảnh 
quan và con người Việt Nam. 
 - Họ thường tìm kiếm thông tin ở nhiều kênh khác nhau (các quán càphê, du 
lịch, internet, các công ty/ đại lý lữ hành. ) thường tự mình tìm đến với các điềm du 
lịch mổi tiếng hoặc mua tour lẻ 
 - Phương tiện giao thông: Họ có thể sử dụng tất cả những phương tiện giao 
thông phổ biến của người Việt Nam. Thông thường chủ yếu đi xe lửa khi đi xuyên 
Việt, sử dụng ôtô, xe máy khi đi các tuyến lẻ. Trong thành phố thừơng thích đi dạo 
phố bằng xích lô., xe đạp, xe máy 
 - Lưu trú ở các khách sạn nhỏ, khách sạn tư nhân, nhà nghỉ với mức giá thấp, 
thường ở ghép 2-3 người một phòng. 
 - Ăn uống đơn giản chấp nhận giá cả và các món ăn, đồ uống tại các quán ăn và 
nhà hàng hạng trung, họ cũng thừơng sử dụng đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp thịt, uống 
bia hơi, họ thường đến các địa chỉ ăn uống – lưu trú quen thộc đã phổ biến với “ khách 
ba lô” qua những luồng thông tin khác nhau. 
 - Thời gian lưu trú của khách du lịch ba lô tại một điểm du lịch nào đó thường 
không dài, vì tò mò, nhiều thông tin lại ham hiều biết nên họ nhanh chóng tiếp cận 
được với các điểm cần tham quan, thưởng ngoạn. 
 Nhìn chung loại khách này có mứ chi tiêu thấp (tất nhiên không phải khách du 
lịch ba lô đều có khả năng thanh toán thấp, mà nhiều khách có khả năng thanh toán 
cao cũng muốn vậy để có những cảm giác được hoà mình và gần gũi với con người 
Việt Nam) . Tuy nhiên trên góc độ là khách du lịch quốc tế thì chính đối tượng này là 
người hiểu biết nhiều nhất về đất nứơc cũng như con người Việt Nam. Nếu mang lại 
cho họ những cảm xúc mới lạ, thích thú, họ sẽ là những người quảng cáo tích cực nhất 
cho du lịch Việt Nam, góp phần vào việc tiêu thụ các sản phẩm du lịch Việt Nam trong 
tương lai. 
 Bài giảng môn: Tâm lý khách du lịch 
GV: Nguyễn Lê Thanh Thảo 
57 
Câu hỏi ôn tập và thảo luận chƣơng 4 : 
 1. Trình bày những đặc điểm của khách du lịch theo quốc gia – dân tộc. Hãy so 
sánh những đặc điểm này giữa 2 quốc gia dân tộc ( một quốc gia thuộc Châu Á và một 
quốc gia thuộc Châu Âu hoặc Mỹ) 
 2. Những đặc điểm của khách du lịch vùng Đông Bắc Á có những điểm tương 
đồng và khác biệt nào so với người Việt Nam. 
 3. Những đặc điểm của khách du lịch vùng Đông Nam Á có những điểm tương 
đồng và khác biệt nào so với Việt Nam. 
 4. Trình bày đặc điểm tiêu dùng và tâm lý xã hội của khách du lịch ba lô 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tam_ly_khach_du_lich_nguyen_le_thanh_thao.pdf