Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin và ba bộ phận cấu thành
- Chủ nghĩa Mác – Lênin là “hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học
do C. Mác và Ăngghen xây dựng, Lênin bảo vệ và phát triển; được hình thành trên cơ
sở tổng kết thực tiễn và kế thừa giá trị tư tưởng nhân loại; là thế giới quan, phương
pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về
sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc
lột”.
- Nội dung của Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ 3 bộ phận lý luận cơ
bản có mối quan hệ thống nhất với nhau, đó là: Triết học Mác – Lê nin, Kinh tế chính
trị Mác – Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
+ Triết học Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung
nhất của tự nhiên xã hôi và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận
chung nhất cho nhận thức khoa học và cải tạo thực tiễn.
+ Kinh tế chính trị Mác - Lênin dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của
triết học đi vào nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội đặc biệt là những quy
luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa vào thế giới quan và phương pháp luận của triết
học, kinh tế chính trị Mác – Lênin, nó đi vào nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật
khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
2. Khái lược sự ra đời và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin
a) Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Mác
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Chương mở đầu: Nhập môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động rất thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôi sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, giai cấp chưa xuất hiện. - Sản xuất ngày càng phát triển với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá, năng suất lao động tăng lên đáng kể phân công lao động từng bước được hình thành, của cải dư thừa xuất hiện, những người có chức quyền trong các thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng; chế độ tư hữu ra đời, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp. - Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước. Họ được sử dụng làm nô lệ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, chế độ có giai cấp hình thành kể từ đó. Page 47 MS/LLCT/NLM - 16 c) Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động và phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp - V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”. - Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột. - Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. - Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của XH có giai cấp + Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. + Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. + Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì, mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội. 2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Phân tích vai trò của cách mạng xã hội đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp? a) Khái niệm cách mạng xã hội và nguyên nhân của nó - Khái niệm cách mạng xã hội + Theo nghĩa rộng: là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế-xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế-xã hội cao hơn. + Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tốt đẹp hơn. Page 48 MS/LLCT/NLM - 16 - Nguyên nhân của cách mạng xã hội + Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. “ Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”(1). Biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng, đại diện cho lực lượng sản xuất mới với giai cấp thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng công cụ nhà nước có trong tay để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất cũ đã lỗi thời. Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, giành lấy chính quyền nhà nước. Do đó, cách mạng xã hội là đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp, là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển của xã hội có giai cấp. b) Vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp - Cách mạng xã hội là phương thức, động lực của sự phát triển xã hội. Cách mạng xã hội là bước chuyển biến vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế - chính trị - văn hóa - tư tưởng. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; mới thay thế được hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn. - Lịch sử nhân loại đã chứng minh đầy đủ và rõ nét vai trò của 4 cuộc cách mạng xã hội đưa nhân loại trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau, trong đó cách mạng vô sản là một kiểu cách mạng xã hội mới về chất nhằm xây dựng xã hội mới không có giai cấp để giải phóng triệt để con người. VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN 1. Con người và bản chất của con người a) Khái niệm con người Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. con người có sự thống nhất chặt chẽ giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội - Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. - Bản tính tự nhiên của con người đực thể hiện trên hai giác độ: + Thứ nhất, con người là sản phẩm của quá trình phát triển hết sức lâu dài của thế giới tự nhiên: con người tìm kiếm thức ăn, đấu tranh sinh tồn, trải qua hàng chục vạn năm con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đã chứng minh trong 1 C. Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1993, t.13, tr.15 Page 49 MS/LLCT/NLM - 16 các công trình nghiên cứu của Đácuyn; con người phải tuân theo các quy luật sinh học như sinh thành, phát triển và mất đi + Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người" - Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quy định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên: quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, sự trao đổi chất, di truyền, biến dị, tiến hoá... quy định phương diện sinh học của con người; Hệ thống các quy luật tâm lý - ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. - Bản tính xã hội của con người được hiểu trên hai phương diện chính: + Một là, con người không chỉ đơn thuần là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội mà quan trọng nhất là lao động. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên: “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản suất ra toàn bộ giới tự nhiên”. + Hai là, trong quá trình sống của mình con người luôn chịu tác động của quy luật xã hội. Không ai tồn tại với tư cách là con người mà lại tách mình ra khỏi xã hội được Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người. c) Bản chất của con người Phân tích bản chất con người theo quan điểm của CNDVLS? - Để phê phán những quan niệm về bản chất của con người trước đó, trong Luận cương về Phoiơbắc C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếng:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. - Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Page 50 MS/LLCT/NLM - 16 - Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. - Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. - Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. C.Mác đã khẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Như vậy, nếu thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. thì con người trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. - Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Do đó, không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài 2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân a) Khái niệm quần chúng nhân dân - Quần chúng nhân dân là một bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. - Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi nội dung sau: + Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân. + Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân. + Thứ ba, những giai cấp, những tầng xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiép trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. VD: Tầng lớp trí thức, các nhà khoa học, những cá nhân kiệt xuất Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội. b) Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân Page 51 MS/LLCT/NLM - 16 - Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử.Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung sau: Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Lực lượng sản xuất cơ bản là d quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động trong nền sản xuất xã hội. Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội. Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần, là người đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. - Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không thể tách rời vai trò của các nhân đặc biệt là các cá nhân giữ vai trò lãnh đạo, thủ lĩnh hay vĩ nhân. Trong tiến trình lịch sử cá nhân kiệt xuất có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là những vĩ nhân, lãnh tụ. + Vĩ nhân là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học Trong mối quan hệ với quần chúng nhân dân, lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân tạo nên. Để trở thành lãnh tụ gắn bó với quần chúng, được quần chúng tín nhiệm , lãnh tụ phải là người có những phẩm chất cơ bản sau đây: Một là, có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại. Hai là, có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng nhân dân vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế và thời đại. Ba là, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, hy sinh quên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại. Bất cứ một thời kỳ nào, một dân tộc nào, nếu lịch sử đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết thì từ trong phong trào của quần chúng nhân dân, tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp ứng nhu cầu của lịch sử. Lênin viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo được trong hàng ngũ Page 52 MS/LLCT/NLM - 16 của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” - Ý nghĩa trong việc phát hiện ra vai trò của quần chúng nhân dân + Một là, xóa bỏ được sai lầm trong quan niệm của chủ nghĩa duy tâm thống trị lâu dài trong lịch sử về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử, đồng thời đem lại phương pháp luận khoa học trong việc đánh giá vai trò của các cá nhân và lãnh tụ đối với lịch sử Thứ hai, việc chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân giúp cho Đảng cộng sản có một nhìn nhận đúng đắn về lực lượng cách mạng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. C. Page 53 MS/LLCT/NLM - 16
File đính kèm:
- bai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_chu.pdf