Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới)

5.1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

5.1.1. Công thức chung của tư bản

Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa,

đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư

bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái

một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải

là một tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những

điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc

lột lao động của người khác.

Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết

sức cơ bản.

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi là tiền thông thường, vận động

theo công thức: H - T - H (hàng - tiền - hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa

thành tiền, rồi tiền lại chuyển hóa thành hàng hóa. Ở đây, tiền tệ không phải là tư bản,

mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó. Người sản xuất hàng hóa bán

hàng hóa của mình lấy tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khác phục

vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình. Ở đây tiền tệ chỉ là phương tiện

để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Hình thức lưu thông hàng hóa này thích

hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ công và nông dân.

Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H - T (tiền - hàng - tiền),

tức là sự chuyền hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại

thành tiền.

So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H - T - H và công thức lưu thông của

tư bản T - H - T, chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau: Cả hai sự vận động,

đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có

hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với

nhau là người mua và người bán.

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 1

Trang 1

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 2

Trang 2

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 3

Trang 3

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 4

Trang 4

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 5

Trang 5

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 6

Trang 6

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 7

Trang 7

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 8

Trang 8

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 9

Trang 9

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang xuanhieu 5660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới)

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Mới)
ủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra 
giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và 
động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư 
bản. Nhà tư bản cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt cũng chỉ vì họ muốn 
thu được nhiều giá trị thặng dư. 
Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục đích của nền sản xuất tư 
bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt 
được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ 
lao động và kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. 
Như vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, 
là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra 
giá trị thặng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị 
thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết 
định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động 
lực vận động phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn 
của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu 
sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn. 
Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có những điều chỉnh nhất 
định về hình thức sở hữu, quản lý và phân phối để thích nghi 
ở mức độ nào đó với điều kiện mới, nhưng sự thống trị của 
chủ nghĩa tư bản tư nhân vẫn tồn tại nguyên vẹn, bản chất 
bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi. Nhà nước 
tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống 
kinh tế và xã hội, nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống 
trị của giai cấp tư sản. 
Tuy nhiên, do trình độ đã đạt được của văn minh nhân loại 
và do cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, mà một bộ 
phận không nhỏ công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức sống tương đối sung 
túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn bị nhà tư bản bóc lột giá trị 
thặng dư. Nhưng trong điều kiện hiện nay, sản xuất giá trị thặng dư có những đặc 
điểm mới sau đây: 
 Một là, do kỹ thuật và công nghệ hiện đại được áp dụng rộng rãi nên khối lượng 
giá trị thặng dư được tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất lao động. Việc tăng năng 
suất lao động do áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại có đặc điểm là chi phí lao 
động sống trong một đơn vị sản phẩm giảm nhanh, vì máy móc hiện đại thay thế 
được nhiều lao động sống hơn. 
 Hai là, cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay có sự biến đổi 
lớn. Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp, lao 
động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp. Do đó, lao 
động trí tuệ, lao động có trình độ kỹ thuật cao ngày càng có vai trò quyết định 
Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư 
NEU_PHM102_Bai5_v1.0013103214 37 
trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư. Chính nhờ sử dụng lực lượng lao động ngày 
nay mà tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư đã tăng lên rất nhiều. 
 Ba là, sự bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng 
được mở rộng dưới nhiều hình thức: xuất khẩu tư bản và hàng hóa, trao đổi không 
ngang giá lợi nhuận siêu ngạch mà các nước tư bản phát triển bòn rút từ các 
nước kém phát triển trong mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách 
biệt giữa những nước giàu và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành 
mâu thuẫn nổi bật trong thời đại ngày nay. Các nước tư bản phát triển đã bòn rút 
chất xám, hủy hoại môi sinh, cũng như cội rễ đời sống văn hóa của các nước lạc 
hậu, chậm phát triển. 
5.3. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản 
Bản chất nguồn gốc và những thủ đoạn chiếm đoạt giá trị thặng dư đã được phân tích. 
Nhưng giá trị thặng dư lại có mối liên hệ chặt chẽ với tiền công. Vì vậy, sự nghiên cứu 
về tiền công của C.Mác một mặt có tác dụng hoàn chỉnh lý luận giá trị thặng dư, 
nhưng mặt khác lại góp phần tạo ra một lý luận độc lập về tiền công. 
5.3.1. Bản chất kinh tế của tiền công 
Biểu hiện bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công 
nhân làm việc cho nhà tư bản một thời gian nhất định, 
sản xuất ra một lượng hàng hóa hay hoàn thành một số 
công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho công nhân một 
số tiền nhất định gọi là tiền công. Hiện tượng đó làm 
cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động. Sự thật thì tiền công 
không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động không phải là hàng hóa. Sở 
dĩ như vậy là vì: 
 Nếu lao động là hàng hóa, thì nó phải có trước, phải được vật hóa trong một hình 
thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hóa được là phải có tư liệu sản 
xuất. Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hóa do 
mình sản xuất ra, chứ không bán “lao động”. 
Việc thừa nhận lao động là hàng hóa dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về lý luận 
sau đây: 
 Thứ nhất, nếu lao động là hàng hóa và nó được trao đổi ngang giá, thì nhà tư 
bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ nhận sự tồn tại 
thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. 
 Thứ hai, còn nếu “hàng hóa lao động” được trao đổi không ngang giá để có giá 
trị thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị. 
 Nếu lao động là hàng hóa, thì hàng hóa đó cũng phải có giá trị. Nhưng lao động là 
thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, bản thân lao động thì không có giá trị. Vì 
thế, lao động không phải là hàng hóa, cái mà công nhân bán cho nhà tư bản chính 
là sức lao động. Do đó, tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là giá cả của 
sức lao động. 
Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư 
38 NEU_PHM102_Bai5_v1.0013103214 
Vậy, bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là hình thức biểu hiện bằng tiền 
của giá trị sức lao động hay giá cả của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài 
thành giá cả của lao động. 
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những thực tế sau đây: 
 Thứ nhất, đặc điểm của hàng hóa sức lao động là không bao giờ tách khỏi người bán, 
nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho người mua, tức là lao 
động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản trả giá trị cho lao động. 
 Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là phương tiện để có 
tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng mình bán lao động. Còn 
đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên cũng nghĩ rằng cái mà họ mua 
là lao động. 
 Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc số lượng sản phẩm 
sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả lao động. 
Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành thời gian lao 
động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được trả công và lao động 
không được trả công, do đó tiền công che đậy mất bản chuất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. 
5.3.2. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản 
Tiền công có hai hình thức cơ bản là tiền công tính theo thời gian và tiền công tính 
theo sản phẩm. 
Tiền công tính theo thời gian, là hình thức tiền công mà số 
lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của 
công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn. 
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, 
tiền công tháng. Tiền công ngày và tiền công tuần chưa nói 
rõ được mức tiền công đó cao hay là thấp, vì nó còn tùy 
theo ngày lao động dài hay ngắn. Do đó, muốn đánh giá 
chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công ngày mà phải căn cứ vào độ 
dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá của của một giờ lao động là thước 
đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian. 
Tiền công tính theo sản phẩm, là hình thức tiền công mà số lượng của nó phụ thuộc 
vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà công nhân đã 
sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành. 
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công được xác 
định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong một ngày với số 
lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong một ngày, do đó về 
thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản 
phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức biến tướng của tiền công tính 
theo thời gian. 
Thực hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư bản trong việc quản lý, 
giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn; mặt khác, kích thích công nhân 
lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản phẩm để nhận được tiền công cao hơn. 
Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư 
NEU_PHM102_Bai5_v1.0013103214 39 
5.3.3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động 
của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất sức lao động, nên 
tiền công danh nghĩa phải được chuyển hóa thành tiền công thực tế. 
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và 
dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình. 
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động nên nó có 
thể tăng lên hay giảm xuống tùy theo sự biến động của 
quan hệ cung – cầu về hàng hóa sức lao động trên thị 
trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh 
nghĩa không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và 
dịch vụ tăng lên hoặc giảm xuống thì tiền công thực tế 
sẽ giảm xuống hay tăng lên. 
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với sự biến đổi 
của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng của các nhân tố 
tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị sức lao động như: sự 
nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng cường độ lao động và sự 
tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội. Nhân tố tác động làm giảm giá 
trị sức lao động, đó là sự tăng năng suất lao động làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ 
đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn tới quá trình phức tạp của sự biến đổi 
giá trị sức lao động, do đó dẫn tới sự biến đổi phức tạp của tiền công thực tế. 
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng xu hướng chung của sản xuất tư bản chủ nghĩa 
không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức tiền công ấy. Bởi 
lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công danh nghĩa có xu hướng 
tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu 
dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện tượng thường xuyên, khiến cho cung về 
lao động làm thuê vượt quá cầu về lao động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao 
động dưới giá trị của nó, vì vậy tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng 
hạ thấp. 
Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì có những 
nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp 
công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày 
nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nên nhu cầu về sức 
lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai cấp tư sản phải cải tiến tổ 
chức lao động cũng như kích thích người lao động bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là 
một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công. 
5.4. Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản 
5.4.1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản 
Tái sản xuất nói chung được hiểu là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại và tiếp diễn 
một cách liên tục không ngừng. 
Sản xuất hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất. Căn cứ vào quy mô có thể 
chia tái sản xuất thành hai loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 
Bài 5: Học thuyết giá trị thặng dư 
40 NEU_PHM102_Bai5_v1.0013103214 
Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ. Loại hình 
tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất nhỏ và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ. 
Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trước. 
Loại hình tái sản xuất này thường gắn với nền sản xuất lớn và là đặc trưng của nền sản 
xuất lớn. 
Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình 
của chủ nghĩa tư bản. Bởi vì, giả định nếu có tái sản 
xuất giản đơn thì cũng có nghĩa là các nhà tư bản sử 
dụng toàn bộ giá trị thặng dư cho tiêu dùng cá nhân. 
Song trên thực tế khát vọng không có giới hạn về giá trị 
thặng dư đã buộc các nhà tư bản phải không ngừng mở 
rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. 
Vì vậy, nét điển hình của chủ nghĩa tư bản phải là tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất 
mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, 
với một lượng tư bản lớn hơn trước. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư 
thành tư bản phụ thêm. 
Sự chuyển hóa trở lại của giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là tích lũy tư bản. 
Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư 
thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. 
Nói một cách cụ thể, tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở 
rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hóa thành tư bản được là vì giá trị thặng dư 
đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. 
Có thể minh họa tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: năm 
thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m. Giả định 20m không bị nhà tư bản tiêu 
dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10m dùng để tích lũy và 10m dành cho 
tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 10m dùng để tích lũy được phân thành 8c + 
2v, khi đó quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m’ vẫn như cũ). 
Như vậy, vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá 
trị thặng dư cũng tăng lên tương ứng. 
Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ 
nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản 
chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. 
Thứ nhất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là 
giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày 
càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản 
ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của 
tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) 
cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá 
khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân. 
Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa biến 
thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, sự trao 
đổi giữa những người sản xuất hàng hóa theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không 
dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia. Trái lại, nền sản 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_bai.pdf