Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp)

1.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng

1.1.1. Sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải

quyết vấn đề cơ bản của triết học

Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân

con người và vị trí của con người trong thế giới đó.

Triết học đã ra đời và phát triển trên

hai ngàn năm. Ở cuối mỗi thời kỳ lịch

sử khác nhau, triết học có đối tượng

nghiên cứu khác nhau; song tổng kết

toàn bộ lịch sử triết học, Ph. Ăngghen

đã khái quát: “Vấn đề cơ bản lớn của

mọi triết học, đặc biệt của triết học

hiện đại, là mối quan hệ giữa tư duy

và tồn tại”, giữa ý thức và vật chất,

giữa con người với giới tự nhiên.

Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Thứ nhất, giữa ý thức và vật chất: cái nào có

trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? Thứ hai, con người có khả năng

nhận thức được thế giới hay không?

Việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học đã chia triết học thành

hai trường phái lớn: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Việc giải quyết mặt thứ

hai trong vấn đề cơ bản của triết học chia quan điểm về nhận thức thành hai phái: Khả

tri luận – phái bao hàm những quan điểm thừa nhận khả năng nhận thức của cong

người – và bất tri luận – phái bao hàm những quan điểm phủ nhận khả năng đó.

Đối với việc giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề của bản của triết học, những người

cho rằng bản chất thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai,

vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết

của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Ngược lại, những

người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức; ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ

hai; ý thức quyết định vật chất, được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp

thành những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 1

Trang 1

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 2

Trang 2

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 3

Trang 3

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 4

Trang 4

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 5

Trang 5

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 6

Trang 6

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 7

Trang 7

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 8

Trang 8

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 9

Trang 9

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 15 trang xuanhieu 3000
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp)

Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Bản đẹp)
on người. Phản ánh năng động, sáng tạo được thực hiện qua quá trình 
 hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới khách quan tác động lên các 
 giác quan của con người. Đây là sự phản ánh có tính chủ động lựa chọn thông tin, xử 
 lý thông tin để tạo ra những thông tin mới, phát hiện ý nghĩa của thông tin. Sự 
 phản ánh năng động, sáng tạo này được gọi là ý thức. 
 Nguồn gốc xã hội của ý thức 
 Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý 
 thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao 
 động và ngôn ngữ. 
 Lao động là quá trình con người tác động vào 
 giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho 
 nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Lao động 
 cũng là quá trình vừa làm thay đổi cấu trúc cơ 
 thể người, vừa làm giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, 
 những quy luật vận động... của nó qua những hiện tượng mà con người có thể 
 quan sát được. Những hiện tượng ấy, thông qua hoạt động của các giác quan, 
 tác động đến bộ óc người và bằng hoạt động của bộ óc , tri thức nói riêng, ý 
 thức nói chung về thế giới khách quan hình thành và phát triển. 
PHM101_Bai1_v1.0012109228 23 
 Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
 Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa dựng thông tin mang nội dung ý thức. 
 Không có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện. 
 Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã 
 hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở họ nhu 
 cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ 
 nảy sinh và phát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người đã 
 không chỉ giao triếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt 
 kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. 
 Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và sự 
 phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; 
 đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ 
 óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật 
 dần dần chuyển hóa thành ý thức. 
1.2.2.2. Bản chất và kết cấu của ý thức 
 Bản chất của ý thức 
 Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con 
 người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 
 Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt 
 động tâm – sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn 
 lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có 
 nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp 
 nhận. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh còn được thể hiện ở quá trình 
 con người tạo ra những ý tưởng, giả thuyết, huyền thoại... trong đời sống tinh thần 
 của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư 
 tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. 
 Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ: ý 
 thức là hình ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội 
 dung và về hình thức biểu hiện, nhưng nó không còn ý nguyên như thế giới khách 
 quan mà nó đã cải tiến thông qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện 
 vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu...) của con người. Theo C.Mác, ý thức “chẳng 
 qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cái biến đi 
 trong đó”. 
 Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của 
 ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy 
 luật tự nhiên mà còn (chủ yếu là) của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu 
 cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với 
 tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội. 
 Kết cấu của ý thức. 
24 PHM101_Bai1_v1.0012109228 
 Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
 Ý thức có kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với 
 nhau; trong đó cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí. 
 Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, 
 là sự tái tạo hình ảnh của đối tượng được n1hận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. 
 Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. 
 Căn cứ và lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: tri thức về 
 tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận 
 thức, tri thức có thể chia thành: tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức 
 kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính... 
 Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. 
 Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ 
 sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại 
 cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; 
 là một yếu tố phát huy sức mạnh; một hoạt động thúc đẩy hoạt động nhận thức và 
 thực tiễn. 
 Tùy thuộc vào đối tượng nhận thức mà sự rung động của con người về đối tượng 
 đó mà tình cảm được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như: tình cảm đạo 
 đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo... 
 Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản thân mỗi con người nhằm vượt qua những 
 cản trở trong quá trình thực hiện mục đích. Ý chí được coi là mặt năng động của ý 
 thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở 
 đó con người tự ý thức được mục đích của hành 
 động nên tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để 
 thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. Có thể 
 coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; 
 nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người 
 hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép 
 con người tự kiềm chế, tự làm chủ bản thân và 
 quyết đoán trong hành động theo quan điểm và 
 niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ của 
 nó mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí 
 hướng đến. V.I.Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp 
PHM101_Bai1_v1.0012109228 25 
 Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
 cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải 
 phóng mình, giải phóng nhân loại. 
 Tất cả các yếu tố tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, song tri 
 thức là yếu tố quan trọng nhất; là phương thức tồn tại của ý thức, đồng thời là nhân 
 tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiện của các yếu tố. 
1.2.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 
 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ 
 này, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý 
 thức, song, ý thức không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất 
 thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 
1.2.3.1. Vai trò của vật chất đối với ý thức 
 Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là 
 nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì: 
 Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có 
 con người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì 
 con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất. Kết luận này đã 
 được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự nhiên; nó là 
 một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có sau. 
 Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hộ của ý thức (bộ óc con người, 
 thế giới khách quan tác động đến bộ óc gây ra hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn 
 ngữ), hoặc là chính bản thân thế giới vật chất (bộ óc con người, hiện tượng phản ánh, 
 lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là nguồn gốc của ý thức. 
 Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên 
 nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý 
 thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự 
 tác động của môi trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất 
 nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện 
 cũng như mọi sự biến đổi của ý thức. 
1.2.3.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất 
 Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt 
 động thực tiễn của con người. 
 Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của 
 con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. 
 Muốn thay đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi 
 hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực 
 tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực 
 tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây 
 dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện... để thực hiện 
 mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất 
 thông qua hoạt động thực tiễn của con người. 
26 PHM101_Bai1_v1.0012109228 
 Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
 Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu 
 cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có 
 nghị lực, có ý chí thì hành động của con người 
 phù hợp với quy luật khách quan, con người có 
 năng lực vượt qua những thách thức trong quá 
 trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được 
 cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức; 
 còn nếu ý thức của con người phản ánh không 
 đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật 
 khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của 
 con người đã đi ngược lại với các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu 
 cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. 
 Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thể quyết định 
 hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công 
 hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả. 
 Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý 
 thức có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng 
 sáng tạo của ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng 
 tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động 
 thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động 
 này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào 
 những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, 
 hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức. 
1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận 
 Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo 
 của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện 
 chứng xây dựng nên nguyên tắc 
 phương pháp luận cơ bản, chung 
 nhất đối với hoạt động nhận thức và 
 thực tiễn của con người. Nguyên tắc 
 đó là: Trong hoạt động nhận thức và 
 thực tiễn phải xuất phát từ thực tế 
 khách quan, tôn trọng khách quan, 
 đồng thời phát huy tính năng động 
 chủ quan. Theo nguyên tắc phương 
 pháp luận này, mọi hoạt động nhận 
 thức và thực tiễn của con người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả tối ưu khi 
 và chỉ khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách 
 quan với phát huy tính năng động chủ quan. 
 Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan 
 của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng 
 quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời 
PHM101_Bai1_v1.0012109228 27 
 Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
 sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi 
 trong nhận thức và hành động, con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác 
 định mục đích, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy 
 thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ 
 chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất để hành động. 
 Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo 
 của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, 
 năng động, sáng tạo ấy. Điều này, đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; 
 tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quần 
 chúng để nó trở thành tri thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành 
 động. Mặt khác, phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh 
 quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính 
 khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động. 
 Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong 
 nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý 
 chí; đó là những hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện 
 thực, lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến 
 lược, sách lược... Mặt khác, cũng cần chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri 
 thức khoa học, xem thường lý luận, bảo thủ, trì trệ, thụ động... trong hoạt động nhận 
 thức và thực tiễn. 
28 PHM101_Bai1_v1.0012109228 
 Bài 1: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Tóm lược cuối bài 
Trong bài này, bạn cần lưu ý những điểm sau: 
 Nắm được đặc thù của tri thức triết học để từ đó hiểu được vai trò thế giới quan và phương pháp 
 luận của triết học. 
 Khẳng định chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật 
 trong lịch sử. 
 Khái lược những quan niệm trước khi triết học Mác ra đời (cổ đại và thời kỳ cận đại) về vật chất. 
 Định nghĩa vật chất của Lênin (nội dung và ý nghĩa), tính thống nhất vật chất của thế giới 
 theo quan điểm triết học Mác-Lênin. 
 Không gian, thời gian, vận động (5 hình thức vận động và quan hệ giữa vận động với đứng 
 im) là gì, tại sao chúng lại là phương thức tồn tại của vật chất. 
 Nguồn gốc (tự nhiên, xã hội), bản chất, kết cấu của ý thức. 
 Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ 
 này, đặc biệt là nguyên tắc (quan điểm) khách quan. 
PHM101_Bai1_v1.0012109228 29 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin_bai.pdf