Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam

Nội dung

Kế toán tài chính và báo cáo tài chính

Khái niệm, kết cấu, ý nghĩa của các báo cáo tài chính

Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của báo cáo tài chính

Những hạn chế của báo cáo tài chính

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 1

Trang 1

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 2

Trang 2

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 3

Trang 3

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 4

Trang 4

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 5

Trang 5

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 6

Trang 6

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 7

Trang 7

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 8

Trang 8

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 9

Trang 9

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pptx 69 trang xuanhieu 11641
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Báo cáo tài chính - Nguyễn Hoàng Phi Nam
4 
Tài sản 
Nợ phải trả 
Vốn chủ sở hữu 
Tài sản 
Tài sản là những nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát, nhằm mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai : 
Tiền 
Hàng tồn kho 
Phải thu khách hàng 
Tài sản cố định 
25 
Nợ phải trả 
Nợ phải trả là nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải thanh toán : 
Vay nợ 
Phải trả người bán 
Thuế phải nộp Nhà nước 
Phải trả nhân viên 
26 
Vốn chủ sở hữu 
Vốn chủ sở hữu là phần còn lại của tài sản sau khi thanh toán nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp được quyền sử dụng một cách chủ động, linh hoạt và không phải cam kết thanh toán : 
Vốn góp của chủ sở hữu 
Lợi nhuận chưa phân phối (Lợi nhuận còn để lại doanh nghiệp, lợi nhuận tích lũy) 
. 
27 
Bài tập thực hành 2 
Công ty Huy Hoàng là doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất do ông Huy và ông Hoàng là chủ sở hữu. Tài liệu về các tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty (gọi chung là các khoản mục) tại ngày 31.01.20x1 ( Xem Bảng 1 ) 
Yêu cầu : 
Dựa trên định nghĩa tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để sắp xếp các khoản mục trên thành ba nhóm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 
Dựa trên phương trình kế toán, tính số X chưa biết 
28 
29 
Các khoản mục 
Số tiền 
Các khoản mục 
Số tiền 
Tiền mặt tồn quỹ 
 600 
Vay dài hạn ngân hàng A 
 2.400 
Gỗ nguyên liệu 
 3.200 
Khách mua hàng còn nợ 
 300 
Nhà xưởng 
 4.800 
Tiền điện còn nợ chưa trả 
 50 
Tiền gửi ngân hàng 
 2.300 
Lương tháng 1 chưa trả 
 220 
Vốn góp của ông Huy 
 4.800 
Thuế phải nộp NN 
 130 
Vốn góp của ông Hoàng 
 1.700 
Vay ngắn hạn ngân hàng B 
 1.500 
Nợ người bán gỗ 
 400 
Máy đánh bóng sản phẩm 
 300 
Thành phẩm (bàn, ghế, tủ) 
 5.000 
Lợi nhuận chưa phân phối 
X 
Bảng 1 	 ĐVT: triệu đồng 
Kết cấu của Bảng cân đối kế toán 
30 
Chỉ tiêu 
Mã số 
Số cuối kỳ 
Số đầu năm 
TÀI SẢN 
A- Tài sản ngắn hạn 
B- Tài sản dài hạn 
Tổng cộng tài sản 
NGUỒN VỐN 
A- Nợ phải trả 
 I- Nợ ngắn hạn 
 II- Nợ dài hạn 
B- Vốn chủ sở hữu 
Tổng cộng nguồn vốn 
Tài sản ngắn hạn 
	Là những tài sản có thể biến đổi thành tiền trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong vòng một năm kể từ ngày của báo cáo tài chính. 
Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển 
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 
Phải thu ngắn hạn 
Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Thành phẩm, Hàng hóa  
31 
Tài sản dài hạn 
	Là những tài sản không thỏa mãn yêu cầu của tài sản ngắn hạn: 
Tài sản cố định 
Đầu tư tài chính dài hạn 
Phải thu dài hạn 
32 
Nợ phải trả 
Nợ phải trả ngắn hạn: gồm các khoản phải thanh toán trong một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trong thời gian một năm kể từ ngày của báo cáo tài chính. 
Phải trả người bán ngắn hạn; Phải trả NLĐ; Phải trả cho NN; Vay ngắn hạn;  
Nợ phải trả dài hạn: là những khoản nợ phải trả không thỏa mãn định nghĩa của nợ ngắn hạn, gồm các khoản vay dài hạn và nợ dài hạn. 
Phải trả người bán dài hạn; Vay dài hạn;  
33 
Vốn chủ sở hữu 
D o các nhà đầu tư góp vốn và phần tích lũy từ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp : 
Vốn góp của chủ sở hữu 
Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả hoạt động của đơn vị sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chia cổ tức. 
Quỹ đầu tư phát triển, : là các quỹ chuyên dùng sử dụng cho mục đích cụ thể. 
34 
Bài tập thực hành 3 
Dùng dữ liệu của Bài tập thực hành 2 để lập Bảng cân đối kế toán theo kết cấu đã học. 
35 
Ý nghĩa của BCĐKT 
Các thông tin về tài sản của doanh nghiệp giúp người đọc đánh giá cơ bản về qui mô doanh nghiệp và cơ cấu tài sản. 
Các thông tin về nguồn vốn giúp người đọc hiểu được những nét cơ bản về khả năng tự chủ tài chính và các nghĩa vụ tương lai của doanh nghiệp. 
Thông tin về khả năng trả nợ cũng được thể hiện trong Bảng cân đối kế toán thông qua việc so sánh giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. 
36 
Bài tập thực hành 4 
Sử dụng thông tin của Bài tập thực hành 3 để nhận xét về tình hình tài chính của công ty Huy Hoàng. 
37 
Ảnh hưởng của các nghiệp vụ 
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tài sản và nguồn vốn luôn vận động, thay đổi. 
Quá trình thay đổi không ảnh hưởng đến tính cân đối của Bảng cân đối kế toán 
38 
Ví dụ 2 
Công ty ABC thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01.09.201x. Trong tháng 9 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 
Nhận vốn góp của các chủ sở hữu 
Ông A góp bằng tiền mặt: 500 tr iệu đồng và một số tài sản cố định trị giá 300 tr iệu đồng ; 
B à B góp vốn bằng TGNH 600 tr iệu đồng . 
Mua hàng hóa nhập kho 200 tr iệu đồng , chưa trả tiền người bán 
Bán hàng hóa trong kho, trị giá 100 tr iệu đồng với giá bán 140 tr iệu đồng , đã thu bằng TGNH. 
	Bảng phân tích nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn như sau: 
39 
40 
NV 
Tài sản 
= 
Nợ phả trả 
+ 
Vốn chủ sở hữu 
Tiền 
Tài sản khác 
Vốn góp 
LN 
chưa PP 
1 
500 
300 
= 
800 
600 
= 
600 
2 
200 
= 
200 
3 
(100) 
= 
(100) 
140 
= 
140 
ĐVT: tr iệu đồng 
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
Các yếu tố của Báo cáo kết quả HĐKD 
Nội dung và kết cấu của báo cáo 
Ý nghĩa của báo cáo. 
41 
Các yếu tố của Báo cáo kết quả HĐKD 
Doanh thu, thu nhập: 
Doanh thu bán hàng là giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho khách hàng. Doanh thu được xác định căn cứ vào việc bán hàng hay cung cấp dịch vụ đã hoàn tất hay không, không phụ thuộc vào việc thu tiền hay chưa thu tiền. 
Doanh thu tài chính mang lại từ các khoản lãi do tiền gửi ngân hàng, do cho vay hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác 
Thu nhập khác là những khoản lợi ích tăng thêm không gắn với hoạt động bình thường của doanh nghiệp như giá thanh lý một thiết bị cũ. 
42 
Các yếu tố của Báo cáo kết quả HĐKD (tiếp) 
Chi phí 
Giá vốn hàng bán , là giá vốn của hàng hóa mua vào đ ã bán hay giá thành sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ . 
Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay phát sinh khi doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng . 
Chi phí bán hàng , bao gồm các chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như chi phí thuê cửa hàng, lương nhân viên bán hàng, vận chuyển hàng đi bán hay quảng cáo ... 
Chi phí quản lý doanh nghiệp , là các chi phí chung của doanh nghiệp hay các chi phí của bộ phận quản lý như lương của nhân viên hành chính , kế toán , tiền thuê văn phòng hay các khoản văn phòng phẩm, điện thoại 
Chi phí khác là những chi phí không gắn với hoạt động bình thường của doanh nghiệp như một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. 
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp – liên quan đến khoản thuế doanh nghiệp phải trả tương ứng với lợi nhuận phải đóng thuế trong kỳ. 
. 
. 
43 
Các yếu tố của Báo cáo kết quả HĐKD (tiếp) 
Lợi nhuận: 
Lợi nhuận gộp : là chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần và giá vốn hàng bán. 
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : doanh thu bán hàng và doanh thu tài chính trừ giá vốn hàng bán, trừ chi phí tài chính, trừ chi phí hoạt động. 
Lợi nhuận khác: chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác. 
L ợi nhuận trước thuế là l ợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác. 
Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận mà các chủ sở hữu của doanh nghiệp được hưởng từ hoạt động trong kỳ của doanh nghiệp mang lại 
44 
Bài tập thực hành 5 
Hãy ghép cặp cho từng nội dung thích hợp: 
45 
1. Bán lô hàng với giá bán 300 
a. Chi phí thuế TNDN 
2. Lợi nhuân gộp 
b. Chi cho nhượng bán TSCĐ 
3. Thuế phải nộp trên LN phải chịu thuế 
c. Doanh thu bán hàng 
4. Chi phí khác 
d. Chi phí tài chính 
5. Lãi vay 
e. DT thuần – Giá vốn hàng bán 
6. Giá trị lô hàng đã bán là 100 
f. Chi phí bán hàng 
g. Giá vốn hàng bán 
Trả lời: 1c - . 
Bài tập thực hành 6 
Trong tháng 9.20x1, doanh nghiệp thương mại Hoa Mai chuyên bán máy in, mực in, có tình hình như sau: 
Bán máy in với giá bán 430.000.000đ, giá vốn máy in là 250.000.000đ 
Bán mực in với giá 120.000.000đ, giá vốn là 96.000.000đ 
Chi phí tiền công cho các nhân viên bán hàng là 18.000.000đ 
Chi phí điện thoại, điện, nước chung của doanh nghiệp là 12.000.000đ 
46 
Bài tập thực hành 6 (tiếp) 
Chi phí quảng cáo là 45.000.000đ. 
Chi phí tiền lương của nhân viên văn phòng trong tháng là 20.000.000đ 
Chi phí lãi vay ngân hàng trong tháng là 2.000.000đ. 
Lãi tiền gửi ngân hàng theo giấy báo của ngân hàng là 3.800.000đ. 
Trong kỳ, doanh nghiệp thanh lý một số thiết bị đã khấu hao hết thu được 1.000.000 đ. 
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. 
Yêu cầu : Xác định lợi nhuận doanh nghiệp Hoa Mai trong tháng 9.20x1. 
47 
Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
48 
Chỉ tiêu 
Mã số 
Năm nay 
Năm trước 
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 
3. Doanh thu thuần 
4. Giá vốn hàng bán 
5. Lợi nhuận gộp 
6. Doanh thu tài chính 
7. Chi phí tài chính 
8. Chi phí bán hàng 
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 
10. LN thuần từ HĐKD 
Kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (tiếp) 
49 
Chỉ tiêu 
Mã số 
Năm nay 
Năm trước 
11. Thu nhập khác 
12. Chi phí khác 
13. LN khác 
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 
15. Chi phí thuế TNDN 
16. Lợi nhuận sau thuế 
Bài tập thực hành 7 
Sử dụng số liệu của Bài tập thực hành 6 để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 9.20x1. 
50 
Ý nghĩa của Báo cáo KQHĐKD 
BCKQHĐKD cung cấp thông tin cho việc đánh giá quy mô hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp: 
Quy mô thể hiện qua doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN. 
Khả năng sinh lời được đánh giá qua lợi nhuận của doanh nghiệp. 
 Lợi nhuận sau thuế 
 Lợi nhuận trước thuế. 
 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 
 Lợi nhuận gộp 
51 
Các nguyên tắc kế toán cơ bản 
Cơ sở dồn tích và Phù hợp 
Hoạt động liên tục 
Giá gốc 
Nhất quán 
Thận trọng 
Trọng yếu 
52 
Cơ sở dồn tích và Phù hợp 
Cơ sở dồn tích yêu cầu việc ghi nhận và báo cáo về tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí dựa trên cơ sở nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứ không phải dựa trên cơ sở thu tiền hay chi tiền. 
Phù hợp yêu cầu phải xác định chi phí phù hợp với doanh thu trong kỳ để xác định đúng đắn kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. 
53 
Ví dụ 3 
Tháng 2, cty A bán một lô hàng cho cty B với giá bán là 200 tr iệu đồng , cty B đã trả bằng tiền là 120 tr iệu đồng , số còn lại sẽ trả vào tháng sau. 
Yêu cầu: 
Hãy xác định doanh thu trong tháng 2 của cty A. 
Hãy chỉ cách tính lợi nhuận tháng 2 của công ty A. 
54 
Hoạt động liên tục 
Doanh nghiệp được giả định là đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong một thời gian dài. 
Hoạt động liên tục là giả định doanh nghiệp đang hoạt động và còn tiếp tục hoạt động trong thời gian dài. 
Giả định này làm cơ sở cho nhiều cách xử lý trong kế toán. 
55 
Giá gốc 
Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp ghi nhận các tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ theo chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để có được các tài sản đó. 
Nguyên tắc này xuất phát từ tính khách quan của việc xác định giá gốc. 
56 
Ví dụ 4 
Công ty A mua một thiết bị sản xuất D với giá mua là 200 tr iệu đồng , chi phí vận chuyển, lắp đặt là 4 tr iệu đồng . 
Hãy tính giá trị của thiết bị sản xuất D. 
57 
Nhất quán 
Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp sử dụng chính sách và phương pháp kế toán phải nhất quán để đảm bảo số liệu kế toán có thể so sánh được giữa các kỳ hoặc giữa các doanh nghiệp. 
Nhất quán có nghĩa là cùng một sự vật, hiện tượng thì phải sử dụng một chính sách hoặc phương pháp kế toán. 
58 
Thận trọng 
Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp không được đánh giá tài sản và các khoản thu nhập cao hơn thực tế cũng như không được đánh giá các khoản nợ phải trả và chi phí thấp hơn thực tế. 
59 
Ví dụ 5 
Lô hàng H đã nhập kho với giá 300 tr iệu đồng , do bảo quản không đúng quy cách nên lô hàng này bị giảm phẩm chất, giá bán ước tính của lô hàng H là 240 tr iệu đồng . Khi lập BCTC, kế toán cty sẽ trình bày lô hàng H với giá trị là bao nhiêu? 
Nếu lô hàng H không bị mất phẩm chất và giá bán ước tính của nó là 320 tr iệu đồng thì kế toán công ty sẽ trình bày lô hàng H với giá trị là bao nhiêu? 
60 
Trọng yếu 
Trọng yếu là việc t hiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin có thể : 
L àm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính 
L àm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 
Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính 
61 
Một số giả định kế toán 
Đơn vị kinh tế 
Đơn vị tiền tệ 
Kỳ kế toán 
62 
Đơn vị kinh tế 
Giả định đơn vị kinh tế cho rằng các hoạt động kinh tế luôn có thể xác định được sự liên quan đến một đơn vị kinh tế cụ thể. 
Nói cách khác, hoạt động của một doanh nghiệp có thể được theo dõi và ghi nhận tách biệt với người chủ doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác. 
63 
Đơn vị tiền tệ 
Giả định đơn vị tiền tệ cho rằng tiền tệ là thước đo thích hợp và hữu ích đối với kế toán tài chính. 
Giả định đơn vị tiền tệ cũng cho rằng sức mua của đồng tiền tương đối ổn định; nghĩa là lạm phát ở mức độ chưa đủ ảnh hưởng đến độ tin cậy và khả năng so sánh của báo cáo tài chính. 
64 
Kỳ kế toán 
Giả định kỳ kế toán cho rằng các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp có thể chia vào những thời kỳ nhất định, ví dụ tháng, quý hay năm. 
Việc phân chia này giúp cung cấp thông tin kịp thời cho người sử dụng để ra quyết định. 
Trong thực tế, kỳ kế toán thường được chọn là một năm – gọi là niên độ kế toán. 
65 
Bài tập thực hành 10 
Trong mỗi trường hợp sau, hãy chỉ ra nguyên tắc kế toán, giả định kế toán ảnh hưởng đến việc ghi nhận của kế toán: 
Ông Nam là chủ sở hữu và đồng thời là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Nam. Ngày 2/3/20x1 có một khoản nợ phải trả của Thiên Nam đến hạn trả nhưng công ty đang tập trung mua hàng nên thiếu tiền thanh toán. Ông Nam dùng tiền cá nhân giao cho nhân viên công ty để thanh toán khoản phải trả trên. Sau đó ông Nam quên mất việc này cho đến khi đọc báo cáo tài chính năm 20x1 thấy một khoản vay của công ty mang tên mình. 
66 
Bài tập thực hành 10 (tiếp) 
Công ty Bùi Văn bán máy nổ cho nông dân. Ngày 31/12/20x1 có 2 khách hàng đã quá hạn 9 tháng vì bị thiệt hại nặng do cơn bão tháng 3. Kế toán công ty Bùi Văn ghi nhận khoản phải thu khách hàng theo số tiền thực tế có khả năng thu hồi thay vì ghi theo số nợ gốc kèm theo lãi trả chậm. 
Công ty Alpha thường trả lương thành 2 đợt. Đợt 1 vào ngày 15 hàng tháng và đợt 2 vào ngày 3 tháng sau. Khi lập báo cáo tài chính năm, kế toán công ty ghi tiền lương đợt 2 tháng 12 như một khoản phải trả. 
67 
Bài tập thực hành 10 (tiếp) 
Xí nghiệp Xuân Hưng nhập khẩu một thiết bị với giá 100 triệu. Xí nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu 10 triệu và thuế giá trị gia tăng 11 triệu. Chi phí vận chuyển về nhà máy là 2 triệu. Được biết thuế nhập khẩu không được hoàn lại nhưng thuế giá trị gia tăng sẽ được hoàn lại qua hình thức khấu trừ. Kế toán công ty ghi nhận thiết bị trên sổ sách với giá 112 triệu. 
68 
Các hạn chế của BCTC 
69 
Không phản ảnh được giá trị hiện tại của tài sản và doanh nghiệp. 
Chưa quan tâm đến thông tin phi tài chính 
Sử dụng nhiều ước tính, xét đoán và kỹ thuật phân bổ 
Thường cung cấp thông tin chậm hơn so với nhu cầu của người sử dụng. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_2_bao_cao_tai_chinh_nguye.pptx