Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy

4.1.1. Khái niệm và nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định tính trọng yếu

Khái niệm

Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số

liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là

nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến

các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. (Chuẩn mực kiểm

toán Việt Nam số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”).

Nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định tính trọng yếu:

• Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ.

• Bản chất của thông tin, tầm quan trọng của khoản mục.

• Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ thể.

• Xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 1

Trang 1

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 2

Trang 2

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 3

Trang 3

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 4

Trang 4

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 5

Trang 5

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 6

Trang 6

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 7

Trang 7

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 8

Trang 8

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 9

Trang 9

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang xuanhieu 9200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 4: Một số khái niệm trong kiểm toán (Tiếp) - Phạm Thanh Thủy
v2.0017109212
BÀI 4: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 
TRONG KIỂM TOÁN (TIẾP)
TS. Phạm Thanh Thủy
Giảng viên Học viện Ngân hàng
1
v2.0017109212
Tình huống khởi động bài
• Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại D cho
năm tài chính kết thúc ngày 31.12.X, kiểm toán viên nhận thấy ngân hàng không
ghi nhận một số khoản mục phù hợp với chế độ kế toán. Cụ thể:
 Chưa trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tư vào công ty con:
22.647.018.239 VNĐ
 Ghi nhận khoản lãi dự thu không tuân thủ yêu cầu của pháp luật:
160.089.987.379 VNĐ.
• Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) sai sót trên của đơn vị được kiểm toán có được coi là
sai sót trọng yếu hay không?
2
v2.0017109212
Mục tiêu bài học
3
Trình bày được những khái niệm cơ bản trong kiểm toán.01
Phân tích được mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán.02
Xác định được mục tiêu của kiểm toán.03
v2.0017109212
Cấu trúc bài học
4
Trọng yếu4.1
Rủi ro kiểm toán4.2
Hồ sơ kiểm toán4.3
v2.0017109212
4.1. Trọng yếu
5
Khái niệm và nhân tố 
ảnh hưởng tới việc 
xác định tính trọng yếu
4.1.1
Mức trọng yếu
4.1.2
v2.0017109212
4.1.1. Khái niệm và nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định tính trọng yếu 
Khái niệm
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số
liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là
nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến
các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. (Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 320 “Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”).
Nhân tố ảnh hưởng tới việc xác định tính trọng yếu:
• Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ.
• Bản chất của thông tin, tầm quan trọng của khoản mục.
• Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ thể.
• Xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.
6
v2.0017109212
4.1.2. Mức trọng yếu
7
Mức trọng yếu là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm
quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung
của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên
phương diện định lượng và định tính. (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320
“Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán”).
v2.0017109212
4.1.2. Mức trọng yếu (tiếp theo)
8
Khi xem xét đến mức trọng yếu, kiểm toán viên cần xem xét cả về mặt định lượng
và định tính bao gồm các yếu tố sau:
• Về mặt giá trị: Trọng yếu xác định bởi giá trị được tính toán theo giá trị của các
sai sót hoặc bỏ sót mà kiểm toán viên có thể chấp nhận cho Báo cáo tài chính.
• Về mặt bản chất: Bao gồm việc đánh giá các sai sót hoặc bỏ sót theo bản chất
và nguyên nhân xảy ra của chúng, có liên quan đến những vấn đề cụ thể mà
những người sử dụng Báo cáo tài chính có sự quan tâm cao, đòi hỏi độ chính
xác cao trên tổng thể hoặc một số khoản mục trên Báo cáo tài chính.
• Về mặt bối cảnh cụ thể: Bao gồm việc đánh giá bối cảnh mà các sai sót hoặc bỏ
sót xảy ra và ảnh hưởng của chúng đến các bộ phận quan trọng của Báo cáo tài chính.
v2.0017109212
4.2. Rủi ro kiểm toán
9
Khái niệm
4.2.1
Các bộ phận
cấu thành
4.2.2
Mối quan hệ giữa
các loại rủi ro
4.2.3
v2.0017109212
4.2.1. Khái niệm
Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp
khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro
kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm
soát) và rủi ro phát hiện. (Chuẩn mực kiểm toán số 200 “Mục tiêu tổng thể của
kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam”).
10
v2.0017109212
4.2.2. Các bộ phận cấu thành
11
v2.0017109212
4.2.2. Các bộ phận cấu thành (tiếp theo)
12
• Rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sót
trọng yếu trước khi kiểm toán. Rủi ro có sai sót trọng yếu có thể tồn tại ở hai cấp độ:
 Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính;
 Cấp độ cơ sở dẫn liệu của các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh.
• Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ tổng thể báo cáo tài chính: Là những rủi ro có sai
sót trọng yếu có ảnh hưởng lan tỏa đối với tổng thể báo cáo tài chính và có thể ảnh
hưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu.
• Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu bao gồm hai bộ phận: Rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là rủi ro của đơn vị được
kiểm toán và tồn tại một cách độc lập đối với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính.
v2.0017109212
4.2.2. Các bộ phận cấu thành (tiếp theo)
13
Rủi ro tiềm tàng (IR)
• Khái niệm: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm
giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót
trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào
có liên quan.
• Nhân tố ảnh hưởng:
 Quy mô tổng thể, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; Bản chất công việc kinh
doanh, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đặc điểm của đơn vị;
 Tính phức tạp của các nghiệp vụ; Hướng dẫn mới về xử lý nghiệp vụ; Các
nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên;
 Quy mô số dư tài khoản 
v2.0017109212
4.2.2. Các bộ phận cấu thành
14
Rủi ro kiểm soát (CR)
• Khái niệm: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối
với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết
minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện
và sửa chữa kịp thời.
• Nhân tố ảnh hưởng:
 Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thống tin và trao đổi
thông tin, hoạt động kiểm soát, giám sát các kiểm soát;
 Tính thích hợp, đầy đủ, hiệu lực của các kiểm soát;
 Các nghiệp vụ mới, cơ cấu tổ chức, nhân sự
v2.0017109212
4.2.2. Các bộ phận cấu thành (tiếp theo)
15
Rủi ro phát hiện (DR)
• Khái niệm: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toán viên
thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận
được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ
hoặc tổng hợp lại.
• Nhân tố ảnh hưởng:
 Do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của kiểm toán viên;
 Sự xét đoán của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu không phù hợp,
do đó đã áp dụng phạm vi kiểm toán, thủ tục kiểm toán chưa phù hợp;
 Do sự gian lận, đặc biệt là có sự gian lận có hệ thống từ Ban Giám đốc.
v2.0017109212
4.2.2. Các bộ phận cấu thành (tiếp theo)
16
Rủi ro phát hiện (DR)
• Đặc điểm của rủi ro phát hiện:
 Rủi ro phát hiện liên quan đến nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục được kiểm
toán viên xác định để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức độ thấp có thể chấp nhận
được.
 Rủi ro phát hiện thể hiện tính hiệu quả của các thủ tục kiểm toán và việc thực hiện
của kiểm toán viên.
 Với một mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp
nhận có mối quan hệ trái chiều với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp
độ cơ sở dẫn liệu.
v2.0017109212
4.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Ma trận rủi ro phát hiện (DR) 
Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng (IR)
Cao Trung bình Thấp
Đánh giá của
kiểm toán viên
về rủi ro kiểm
soát (CR)
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao nhất
17
v2.0017109212
4.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
18
Giải thích ma trận rủi ro
• Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được chia thành 03 mức: Cao, Trung bình, Thấp.
• Vùng màu trắng thể hiện mức rủi ro phát hiện cần đạt được để đảm bảo rủi ro
kiểm toán ở mức chấp nhận được (Acceptable).
• Loại rủi ro phát hiện được chia thành 5 mức: Cao nhất, cao, trung bình, thấp và
thấp nhất.
v2.0017109212
4.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro (tiếp theo)
19
Giải thích ma trận rủi ro
• Theo cách phân loại rủi ro trên, kiểm toán viên sẽ không có khả năng tác động đến
rủi ro có sai sót trọng yếu, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, bởi vì các rủi
ro này thuộc yếu tố nội tại của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên sẽ không thể
tác động nhằm thay đổi được mức độ rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng.
• Theo đó, kiểm toán viên sẽ kiểm soát rủi ro kiểm toán tổng thể thông qua tác động
đến rủi ro phát hiện, loại rủi ro duy nhất mà kiểm toán viên có thể kiểm soát. Thông
qua tăng cường thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên có thể giảm thiểu rủi
ro phát hiện. Mặc dù do hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên không
thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro phát hiện.
v2.0017109212
4.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro (tiếp theo)
20
Mô hình rủi ro kiểm toán
AR=IR×CR×DR
DR =
AR
IR×CR
v2.0017109212
4.3. Hồ sơ kiểm toán
21
Khái niệm, mục đích
4.3.1
Hình thức, nội dung
4.3.2
v2.0017109212
4.3.1. Khái niệm, mục đích
22
• Tài liệu kiểm toán: Là các ghi chép và lưu trữ trên giấy và các phương tiện khác
về các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán liên quan đã
thu thập và kết luận của kiểm toán viên;
• Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do kiểm toán viên thu thập,
phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một
cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trên giấy,
trên phim ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác
theo quy định của pháp luật hiện hành.
v2.0017109212
4.3.1. Khái niệm, mục đích (tiếp theo)
23
Mục đích của tài liệu, hồ sơ kiểm toán là tài liệu có thể cung cấp:
• Bằng chứng của cơ sở đưa ra kết luận của kiểm toán viên về việc đạt được mục
tiêu tổng thể của kiểm toán viên;
• Bằng chứng cho thấy cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện phù
hợp với quy định của các chuẩn mực kiểm toán, pháp luật và các quy định có
liên quan;
• Trợ giúp cho nhóm kiểm toán trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán;
v2.0017109212
4.3.1. Khái niệm, mục đích (tiếp theo)
24
Mục đích của tài liệu, hồ sơ kiểm toán là tài liệu có thể cung cấp:
• Trợ giúp cho các thành viên chịu trách nhiệm giám sát trong nhóm kiểm toán để
chỉ đạo, giám sát công việc kiểm toán và thực hiện soát xét;
• Trợ giúp cho nhóm kiểm toán có thể giải trình về công việc của họ;
• Lưu trữ bằng chứng về các vấn đề quan trọng cho các cuộc kiểm toán trong
tương lai;
• Phục vụ công việc soát xét kiểm soát chất lượng và kiểm tra;
• Phục vụ các cuộc kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài theo yêu cầu của pháp luật và
các quy định có liên quan.
v2.0017109212
4.3.2. Hình thức, nội dung
25
• Hình thức, nội dung và phạm vi của tài liệu kiểm toán phải đảm bảo để kiểm toán viên có
kinh nghiệm không tham gia cuộc kiểm toán dựa vào đó có thể hiểu được.
• Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán đã thực hiện tuân thủ các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam, yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan:
 Kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và bằng chứng kiểm toán đã thu thập;
 Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình kiểm toán, kết luận đưa ra và các xét
đoán chuyên môn quan trọng được thực hiện khi đưa ra các kết luận này.
v2.0017109212
4.3.2. Hình thức, nội dung (tiếp theo)
26
 Phải có đề mục rõ ràng để nhận dạng, phân biệt dễ dàng cho từng cuộc kiểm
toán, từng khoản mục, nội dung được kiểm toán;
 Hồ sơ kiểm toán phải có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên;
 Hồ sơ kiểm toán phải được chú thích đầy đủ về nguồn gốc dữ liệu, ký hiệu sử dụng;
 Hồ sơ kiểm toán phải ghi rõ kết luận của kiểm toán viên;
 Hồ sơ kiểm toán phải được sắp xếp khoa học, rõ ràng;
 Công ty kiểm toán và kiểm toán viên phải giữ bí mật và đảm bảo an toàn hồ sơ
kiểm toán.
v2.0017109212
Tổng kết bài học
Các nội dung đã nghiên cứu:
• Trọng yếu và mức trọng yếu trong kiểm toán.
• Rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát), rủi ro phát hiện, rủi
ro kiểm toán.
• Hồ sơ kiểm toán.
27

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_kiem_toan_bai_4_mot_so_khai_niem_trong_k.pdf