Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy

Tình huống khởi động bài

• Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty D cho năm tài chính kết

thúc ngày 31.12.X, kiểm toán viên đề nghị gửi thư xác nhận nhưng Giám đốc

doanh nghiệp từ chối không đồng ý gửi thư đến 5 khách hàng trong số 60 khách

hàng đề nghị xác nhận.

• Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) kiểm toán viên cần làm gì trong trường hợp này

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 1

Trang 1

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 2

Trang 2

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 3

Trang 3

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 4

Trang 4

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 5

Trang 5

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 6

Trang 6

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 7

Trang 7

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 8

Trang 8

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 9

Trang 9

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang xuanhieu 17860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy

Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán - Phạm Thanh Thủy
v2.0017109212
BÀI 3: MỘT SỐ KHÁI NIỆM 
TRONG KIỂM TOÁN
TS. Phạm Thanh Thủy
Giảng viên Học viện Ngân hàng
1
v2.0017109212
Tình huống khởi động bài
• Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty D cho năm tài chính kết
thúc ngày 31.12.X, kiểm toán viên đề nghị gửi thư xác nhận nhưng Giám đốc
doanh nghiệp từ chối không đồng ý gửi thư đến 5 khách hàng trong số 60 khách
hàng đề nghị xác nhận.
• Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) kiểm toán viên cần làm gì trong trường hợp này.
2
v2.0017109212
Mục tiêu bài học
3
Trình bày được những khái niệm cơ bản trong kiểm toán.01
Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.02
v2.0017109212
Cấu trúc bài học
4
Cơ sở dẫn liệu3.1
Bằng chứng kiểm toán3.2
Sai sót3.3
v2.0017109212
3.1. Cơ sở dẫn liệu
5
Khái niệm
3.1.1
Nội dung các cơ
sở dẫn liệu
3.1.2
v2.0017109212
3.1.1. Khái niệm
Cơ sở dẫn liệu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một
cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày
trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót
có thể xảy ra (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi
ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị”).
6
v2.0017109212
3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu
7
v2.0017109212
3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu
8
Cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán
• Tính hiện hữu: Các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quan
đến đơn vị.
• Tính đầy đủ: Tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận.
• Tính chính xác: Số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi
nhận được phản ánh một cách phù hợp.
• Đúng kỳ: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán.
• Phân loại: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản.
v2.0017109212
3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu (tiếp theo)
9
Cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ
• Tính hiện hữu: Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại.
• Quyền và nghĩa vụ: Đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở
hữu của đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả.
• Tính đầy đủ: Tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi
nhận đã được ghi nhận đầy đủ.
• Đánh giá và phân bổ: Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể
hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan
đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp.
v2.0017109212
3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu
10
Cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh
• Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: Các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác
được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị.
• Tính đầy đủ: Tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã được
trình bày.
• Phân loại và tính dễ hiểu: Các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và
thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu.
• Tính chính xác và đánh giá: Thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày
hợp lý và theo giá trị phù hợp.
v2.0017109212
3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu (tiếp theo)
11
Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
Kiểm toán viên phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng cơ sở dẫn liệu
đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán, với số dư tài
khoản vào cuối kỳ, với các trình bày và thuyết minh
v2.0017109212
3.2. Bằng chứng kiểm toán
12
Khái niệm và phân
loại bằng chứng
kiểm toán
3.2.1
Yêu cầu đối với bằng 
chứng kiểm toán
3.2.2
Các kỹ thuật thu 
thập bằng chứng
kiểm toán
3.2.3
v2.0017109212
3.2.1. Khái niệm và phân loại bằng chứng kiểm toán
13
Khái niệm
Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập
được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm
toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm
toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể
cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác. (Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”).
v2.0017109212
3.2.1. Khái niệm và phân loại bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
14
Phân loại
• Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán:
 Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp.
 Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan hoặc không liên
quan): Đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, đối tác của đơn vị được kiểm toán,
những người khác
 Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng.
 Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán.
• Phân loại theo hình thức biểu hiện:
 Bằng chứng vật chất.
 Bằng chứng tài liệu.
 Bằng chứng lời nói.
v2.0017109212
3.2.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán
15
Bằng chứng 
kiểm toán
Tính thích hợp Tính đầy đủ
v2.0017109212
3.2.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán 
16
Tính thích hợp (Competence)
• Là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng
chứng kiểm toán phải đảm bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ cho kiểm toán
viên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.
• Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán:
 Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán.
 Dạng của bằng chứng kiểm toán.
 Kiểm soát nội bộ.
v2.0017109212
3.2.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán (tiếp theo) 
17
Tính đầy đủ (Sufficiency)
• Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chứng mà kiểm toán viên phải thu thập
để dựa vào đó đưa ra ý kiến của mình.
• Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về tính đầy đủ:
 Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán.
 Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán.
 Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
Mục tiêu
kiểm toán
Kiểm tra
đối chiếu
Quan sát
Xác nhận Phỏng vấn
Tính toán
Thủ tục
phân tích
18
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
19
Kiểm tra đối chiếu
• Khái niệm: Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài
liệu, số liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình.
• Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại:
 Kiểm tra vật chất (Physical Inspection): Là việc kiểm tra các tài sản hữu hình
của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với tài sản có
hình thái vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, 
 Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection): Là quá trình xem xét, đối chiếu các
chứng từ, sổ kế toán có liên quan sẵn có trong đơn vị.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
20
Quan sát
Quan sát là việc kiểm toán viên xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý
nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện → xem quy định về quy trình nghiệp vụ
có được tuân thủ.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
21
Xác nhận
• Xác nhận: Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên
quan đến đối tượng được kiểm toán. Thông thường áp dụng đối với các thông
tin về: Tài sản; Tiền gửi ngân hàng; Khoản phải thu; Hàng gửi đi bán; Khoản
phải trả
• Thư xác nhận có 2 dạng:
 Thư xác nhận dạng khẳng định (Positive Confirmation Request): Là đề nghị bên xác
nhận phúc đáp trực tiếp cho kiểm toán viên nêu rõ bên xác nhận đồng ý hoặc không
đồng ý với thông tin cần xác nhận, hoặc cung cấp thông tin yêu cầu xác nhận;
 Thư xác nhận dạng phủ định (Negative Confirmation Request): Là đề nghị bên
xác nhận phúc đáp trực tiếp cho kiểm toán viên chỉ khi bên xác nhận không
đồng ý với thông tin được nêu trong thư xác nhận.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
22
Phỏng vấn
• Phỏng vấn là việc tìm kiếm thông tin tài chính và phi tài chính từ những người có
hiểu biết bên trong hoặc bên ngoài đơn vị.
• Phỏng vấn có thể có nhiều hình thức, từ phỏng vấn bằng văn bản chính thức
đến phỏng vấn bằng lời không chính thức.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
23
Tính toán
• Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép tính trên các sổ sách,
chứng từ kế toán hoặc các bảng biểu kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính
xác số học.
• Tính toán lại có thể được thực hiện thủ công hoặc tự động.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
24
Thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích bao gồm đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối
quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính. Thủ tục phân tích cũng bao gồm
việc kiểm tra, khi cần thiết, các biến động và các mối quan hệ xác định không nhất
quán với các tài liệu, thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với các
giá trị dự kiến.
v2.0017109212
3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo)
25
Thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với:
• Thông tin có thể so sánh của các kỳ trước;
• Các kết quả dự tính của đơn vị, như kế hoạch hoặc dự toán, hoặc các ước tính
của kiểm toán viên, như ước tính chi phí khấu hao;
• Các thông tin tương tự của ngành, như so sánh tỷ suất doanh thu bán hàng trên
các khoản phải thu của đơn vị được kiểm toán với số liệu trung bình của ngành,
hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động.
v2.0017109212
3.3. Sai sót
26
Khái niệm
3.3.1
Gian lận
3.3.2
Nhầm lẫn
3.3.3
v2.0017109212
3.3.1. Khái niệm
• Sai sót: Là sự khác biệt giữa giá trị, cách phân loại, trình bày hoặc thuyết minh
của một khoản mục trên báo cáo tài chính với giá trị, cách phân loại, trình bày
hoặc thuyết minh của khoản mục đó theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo
tài chính được áp dụng.
• Sai sót có thể phát sinh do nhầm lẫn hoặc gian lận.
(Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên
và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam”).
27
v2.0017109212
3.3.2. Gian lận
28
Gian lận: Là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám
đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi
bất chính hoặc bất hợp pháp.
v2.0017109212
3.3.2. Gian lận (tiếp theo)
29
Lập báo cáo tài chính gian lận Biển thủ tài sản
• Xuyên tạc, làm giả (bao gồm cả việc giả
mạo chữ ký), hoặc sửa đổi chứng từ, sổ
kế toán có chứa đựng các nội dung, số
liệu được dùng để lập báo cáo tài chính.
• Làm sai lệch hoặc cố ý không trình bày
trong báo cáo tài chính các sự kiện, giao
dịch hoặc các thông tin quan trọng khác.
• Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc kế toán
liên quan đến các số liệu, sự phân loại,
cách thức trình bày hoặc thuyết minh.
• Biển thủ các khoản thu.
• Lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ.
• Làm cho đơn vị phải thanh toán tiền cho
hàng hóa và dịch vụ mà đơn vị không
nhận được.
• Dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi
ích cho cá nhân.
v2.0017109212
3.3.3. Nhầm lẫn
• Nhầm lẫn: Là hành vi dẫn đến sai sót do không cố ý.
• Biểu hiện của nhầm lẫn:
 Lỗi về tính toán số học hay ghi chép sai.
 Bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc.
 Áp dụng sai chế độ kế toán, tài chính nhưng không cố ý.
30
v2.0017109212
3.3.4. Trách nhiệm đối với gian lận và nhầm lẫn
31
Trách nhiệm của ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
• Ban Giám đốc, với sự giám sát của Ban quản trị, phải đặc biệt chú ý đến việc
ngăn ngừa gian lận nhằm làm giảm bớt các cơ hội thực hiện hành vi gian lận và
phát hiện gian lận qua đó thuyết phục các cá nhân không thực hiện hành vi gian
lận vì khả năng bị phát hiện và xử phạt.
• Trách nhiệm này bao gồm việc cam kết tạo ra văn hóa trung thực và hành vi có
đạo đức mà có thể được tăng cường bằng hoạt động giám sát tích cực của Ban
quản trị.
v2.0017109212
3.3.4. Trách nhiệm đối với gian lận và nhầm lẫn (tiếp theo)
32
Trách nhiệm của kiểm toán viên
• Kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính
xét trên phương diện tổng thể không còn chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận
hoặc nhầm lẫn mà chưa được phát hiện ra.
• Hoài nghi nghề nghiệp.
• Thiết kế thủ tục kiểm toán bổ sung.
• Thông báo với đơn vị (sai phạm trọng yếu).
• Bày tỏ ý kiến trên báo cáo kiểm toán.
• Bảo mật thông tin của khách hàng trừ những trường hợp được phép.
• Rút lui khỏi hợp đồng kiểm toán.
v2.0017109212
Tổng kết bài học
Các nội dung đã nghiên cứu:
• Cơ sở dẫn liệu. Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán
• Bằng chứng kiểm toán và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán
• Gian lận và nhầm lẫn
33

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_kiem_toan_bai_3_mot_so_khai_niem_trong_k.pdf