Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương

1.1. CHỌN ĐẤT VÀ CHUẨN BỊ ĐẤT

a) Chọn đất

Đậu tương là cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất

khác nhau, nhưng để có năng suất cao thì tốt nhất là loại đất có

thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, giữ ẩm và thoát nước tốt:

đất thịt nhẹ, đất cát pha, phù sa ven sông, thích hợp nhất trên đất

thịt pha cát. Ruộng cần bố trí nơi đất chủ động tưới tiêu nước, đặc

biệt là trong vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc.

b) Làm đất, lên luống

Đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại.

Đất bãi ven sông và đất chuyên màu áp dụng kỹ thuật gieo trồng

trên nền đất khô, đất có thể cày, bừa, lên luống hoặc san phẳng mặt,

rạch thành hàng để gieo đậu.

Đối với đất chuyên cho cây trồng cạn: Lên luống rộng 100 cm, cao

20 - 25 cm, rạch 2 hàng. Khoảng cách giữa 2 hàng là 40 cm. Rãnh

thoát nước rộng 30 - 35 cm.

Trên chân đất vàn cao: Yêu cầu làm đất phải đảm bảo tơi xốp, bằng

phẳng, sạch cỏ dại, xử lý đất trước khi gieo hạt bằng vôi bột. Lên

luống rộng 1,0 - 1,2 m, rãnh rộng 30 - 35 cm, sâu 15 - 20 cm. Mặt

luống được chia làm 2 - 3 hàng dọc theo chiều dài luống, rạch sâu

2 - 3 cm, hàng cách hàng 30 - 40 cm.

Trên đất sau lúa mùa: Áp dụng biện pháp không làm đất, gieo hạt vào

gốc rạ hoặc gieo vãi có làm đất; yêu cầu ruộng thoát nước, cày tạo

rãnh thoát nước với băng rộng 2 - 3 m.

Đất dốc phải thiết kế thành băng chống xói mòn, phải lên luống tạo

rãnh thoát nước kịp thời khi mưa to (mặt luống rộng 1,0 - 1,2 m, cao

15 - 20 cm, rãnh rộng 25 - 30 cm).

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 1

Trang 1

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 2

Trang 2

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 3

Trang 3

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 4

Trang 4

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 5

Trang 5

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 6

Trang 6

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 7

Trang 7

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 8

Trang 8

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 9

Trang 9

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 8980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
ành (c) của sâu cuốn lá; (d) Rệp ở các giai đoạn 
trưởng thành khác nhau quan sát thấy trên lá cây
Rệp hại đậu tương: Rệp trưởng thành và rệp non tụ tập châm chích, 
hút chất dịch ở lá non, ngọn cây, nụ hoa và quả. 
Sau khi bị hại thì lá teo quắt, khô chết; ngọn cây, hoa, quả héo rũ thui 
chết không được thu hoạch. Rệp còn là môi giới truyền vi rút.
Phòng trừ: Tiến hành chăm sóc, làm cỏ kịp thời tạo điều kiện thông 
thoáng trong ruộng đậu. Tiêu diệt trứng qua đông và vệ sinh 
đồng ruộng khi gieo trồng đậu tương. Luân canh đậu tương với lúa 
nước và lúa nương. Dùng các loại thuốc hóa học như Bestox 5 EC 
(0,4 - 0,7 lít/ha), Fastac 5 EC (0,4 - 0,7 lít/ha), Confidor 100 SL 
(0,6 - 0,8 lít/ha).
Ngoài ra, còn có các đối tượng sâu hại lá (sâu xanh, sâu khoang), bọ 
xít xanh chích hút lá, quả. Các đối tượng này làm lá sinh trưởng kém, 
quả lép, không chín được.
Phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC, BiAn 50EC, Sherpa, 
Polytin, Oncol, Padan 95SP, Dipterex theo đối tượng. Liều lượng 
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
a c d
b
15
b) Bệnh chính hại đậu tương
Bệnh lở cổ rễ: Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con, đặc biệt 
phát sinh mạnh nhất trong điều kiện làm đất không kỹ, độ ẩm cao. 
Cây bị bệnh ở cổ rễ có lớp sợi trắng, cây bị vàng úa và bị chết. 
Phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc trừ 
nấm. Dùng các loại thuốc hoá học như Anvil 5SC, Score 250EC, Cavil 
50SC phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bệnh gỉ sắt: Ở nhiệt độ 22 - 24oC và ẩm độ không khí cao, bệnh phát 
sinh mạnh nhất. Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá, đốm 
có dạng tròn hoặc dạng có góc cạnh hoặc bất dạng, có màu nâu 
vàng hoặc nâu đỏ như màu rỉ sắt hoặc nâu đen. Bào tử nấm phát 
triển trong vết bệnh, làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá 
bị vàng, mất khả năng quang hợp, rụng sớm, làm giảm số lượng và 
trọng lượng hạt.
Phòng trừ bằng cách chọn giống chống chịu bệnh và bố trí thời vụ 
thích hợp. Sử dụng các loại thuốc như: Callihex 5SC, Cavil 50SC, 
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bệnh sương mai (đốm nâu): Bệnh gây hại trong vụ Đông Xuân nhiều 
hơn; hại các bộ phận như lá, thân, quả, nhưng chủ yếu là lá. Vết bệnh 
rải rác trên lá nhưng thường ở dọc các gân lá. Lúc đầu xuất hiện 
những chấm nhỏ màu xanh vàng xám dần; vết bệnh mở rộng hình 
thành đa giác, hình không cố định, cuối cùng vết bệnh có màu nâu 
vàng, khô cháy. Mặt dưới vết bệnh có lớp mốc trắng xám, hơi xốp, đó 
là các cành bào tử của nấm gây bệnh. Bóc quả bị bệnh thấy bên trong 
cũng có lớp nấm mốc trắng xám, hạt lép.
Phòng trừ bằng cách dùng hạt giống ở các ruộng không bị bệnh 
để gieo. Sau khi thu hoạch dọn sạch tàn dư trên đồng ruộng. Luân 
canh một vài vụ với lúa nước hoặc một vài loại rau trồng nước khác 
để cắt nguồn bệnh. Trong thời kỳ cây sinh trưởng có thể phun trừ 
bằng Ridomil Gold 68 BHN (2 - 3 kg/ha); Ridomil MZ72 BHN (2,5 - 3 
kg/ha); Ridomil 5G (10 - 14 kg/ha), Zithane Z 80WP, Goldsai 350WP, 
Vilaxyl 35BTN.
16 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
Bệnh thán thư: Bệnh hại từ giai đoạn cây con đến giai đoạn có hoa, 
quả và gây hại nặng nhất trong điều kiện ẩm độ không khí cao và 
nhiệt độ thấp; độ ẩm dưới 80% bệnh có thể ngừng phát triển. Trên 
lá, vết bệnh hình tròn, màu nâu đen, hơi lõm. Trên thân cây con, vết 
bệnh kéo dài, màu nâu vàng, hơi lõm xuống và nứt nẻ. Bệnh nặng, 
nhiều vết hợp thành vệt dài làm cây con khô chết, đổ rạp xuống.
Phòng trừ: Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Khi bệnh chớm xuất 
hiện phải xử lý bằng các loại thuốc như Somec 2SL, Diboxylin 2L, 
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Bệnh khảm lá: Khi bị bệnh lá cây có những phần xanh nhạt, đậm và 
biến vàng xen kẽ, cây chậm phát triển. Lá non ở ngọn bị khảm lá 
mạnh và biến dạng; quả thường lép. Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, các 
đốt thân co ngắn, cây chùn lại, phát triển chậm, quả ít và biến dạng, 
sần sùi, có vị đắng.
Hình 6. Một số bệnh chính hại đậu tương 
(a: bệnh lở cổ rễ; b: bệnh gỉ sắt; c: bệnh sương mai; d: bệnh phấn trắng)
Hình 7. Bệnh khảm lá hại đậu tương
a b c d
17
Biện pháp phòng trừ: Trồng cách ly ruộng làm giống với ruộng đậu 
thương phẩm. Nhổ bỏ những cây bị bệnh trên ruộng, tránh lây lan 
từ cây bệnh sang cây khỏe. Diệt trừ côn trùng truyền bệnh (rệp, 
bọ trĩ) bằng các loại thuốc hoá học. Bệnh do vi rút gây nên, chưa 
có thuốc trị.
Ngoài ra, cần quan tâm và phòng trừ kịp thời một số bệnh hại 
khác như bệnh phấn trắng, héo gốc, héo vàng, thối thân, héo 
xanh vi khuẩn
1.8. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
a) Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch: Khi trên cây có 80 - 85% quả chín (trên 2/3 số 
quả chuyển sang màu vàng sẫm). Thu hoạch vào ngày thời tiết nắng 
ráo để tiện vận chuyển và phơi. Không thu đậu vào lúc mưa, hạt dễ 
bị thối, mốc.
Hình 8. a, b: cây đậu tương ở thời điểm thu hoạch 
thích hợp; c: cắt gom cây, d: phơi khô
a
c
b
d
Cắt gom cây, rồi rải phơi trên sân gạch hoặc bê tông 3 - 4 nắng, tuốt 
lấy hạt trên máy tuốt lúa đạp chân, sàng, sảy.
Phân loại: Những cây chín nhiều (khô) phơi riêng, cây còn nhiều quả 
xanh có thể ủ thêm 2 - 3 ngày cho chín tiếp. Cây khô đập tách lấy 
hạt, phân loại để bảo quản hoặc tiêu thụ.
b) Bảo quản
Nếu bảo quản dài ngày, cần phơi khô hạt trên nong, nia, cót, bạt,... 
đến khi hạt giống đạt độ ẩm 10 - 12%. (cắn hạt không dính răng, 
nghe tiếng kêu giòn cốp là được). Không phơi hạt trực tiếp trên nền 
xi măng, nền gạch. Gom lại hạt đậu, để nơi thoáng mát 4 - 6 giờ cho 
nguội, đóng bao bì, bảo quản nơi khô ráo và chủ động phòng trừ mọt 
đục hạt.
Hình 9. Phơi khô hạt trên nong, nia (a), gom lại đóng bao bì
 bảo quản (b) hoặc bảo quản trong chum, vại (c)
18 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
a
c b
19
II. MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG 
HIỆN ĐANG TRỒNG PHỔ BIẾN 
TẠI VIỆT NAM
20 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
2.1. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT26
Thuộc giống trung ngày, có thời 
gian sinh trưởng (TGST) 90 - 95 
ngày.
Chiều cao cây 45 - 60 cm, phân 
cành khá, từ 2 - 3 cành/cây, tỷ lệ 
quả 3 hạt cao. Khối lượng 100 hạt 
(18 - 19 g). Có hoa màu trắng, hạt 
vàng, rốn nâu đậm, quả chín có 
màu nâu. 
Có khả năng kháng bệnh gỉ sắt, đốm 
nâu và khả năng chịu ruồi đục thân, 
chống đổ khá.
Tiềm năng năng suất cao, từ 22,0 - 
26,0 tạ/ha tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh.
Có khả năng thích ứng rộng, thích hợp với gieo trồng cho vụ Xuân và 
vụ Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ.
2.2. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT12
Là giống cực ngắn ngày, TGST từ 71 đến 75 ngày.
Chiều cao cây 35 - 50 cm, phân cành trung bình, số quả chắc trung 
bình (18 - 30), tỷ lệ quả 3 hạt cao (19 - 40%), khối lượng 100 hạt 
(15,0 - 17,7 g).
Thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, cứng cây, hoa trắng, lông phủ 
màu trắng, hạt vàng, rốn nâu, quả chín có màu xám. Có ưu điểm là khi 
quả chín, bộ lá héo và rụng nhanh.
Hình 10. Giống đậu tương ĐT26
21
Có khả năng chống đổ và tách quả tốt. Nhiễm bệnh mức nhẹ đến 
trung bình đối với một số bệnh hại chính. 
Năng suất từ 14 đến 23 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện 
thâm canh.
Thích hợp với cả 3 vụ Đông, Xuân, Hè.
2.3. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT51
Thuộc giống trung ngày, TGST 90 - 95 ngày.
Chiều cao cây 45 - 55 cm; phân cành khá từ 2 cành/cây; số quả chắc 
cao; tỷ lệ quả 3 hạt 25 - 30%. Khối lượng 100 hạt từ 17,5 - 20,0 g. 
Hoa màu tím, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu vàng. 
Nhiễm nhẹ bệnh vi rút, 
đốm nâu.
Năng suất 20 - 29 tạ/ha, 
tuỳ thuộc vào mùa vụ và 
điều kiện thâm canh.
Thích hợp trong vụ Hè, vụ 
Xuân và vụ Đông.
Hình 11. Giống đậu tương ĐT51
22 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
2.4. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Đ2101
Là giống trung ngày, TGST 90 - 100 ngày.
Hạt thuộc cỡ hạt lớn, trọng lượng 1000 hạt từ 170 - 185 g, 
màu vàng.
Cứng cây, chống đổ và kháng bệnh tốt.
Tiềm năng đạt năng suất cao (từ 22,0 - 26,0 tạ/ha).
Có khả năng thích ứng rộng, thích hợp với gieo trồng cho vụ Xuân và 
vụ Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ.
2.5. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG Đ8
Thuộc nhóm ngắn ngày, TGST 80 - 85 ngày.
Chiều cao cây trung bình (từ 43 - 55 cm), khả năng phân cành cấp 1 
từ 2,3 - 3,0 cành. Khối lượng 1000 hạt lớn (195 - 203 gam). Thuộc 
loại hình sinh trưởng hữu hạn, dạng cây đứng, lá hình trứng nhọn. 
Hoa màu tím, hạt đẹp màu vàng sáng, rốn hạt màu nâu nhạt. 
Có khả năng kháng cao với bệnh gỉ sắt, sương mai, phấn trắng..., chịu 
hạn và chịu rét khá.
Năng suất cao (từ 21,0 - 23,0 tạ/ha).
Thích hợp gieo trồng 3 vụ/năm (vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông).
23
2.6. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐVN-11
Thuộc nhóm trung ngày, TGST dao động từ 80 - 90 ngày.
Chiều cao cây trung bình, 
dao động từ 44,4 - 71,8 
cm, khả năng sinh trưởng 
khoẻ, phân cành mạnh, số 
cành cấp 1 dao động từ 
1,9 - 3,4 cành. Số quả trên 
cây đạt 20,6 đến 46,3 
quả, tuỳ vụ. Đặc điểm nổi 
bật của giống là hạt to đẹp 
(khối lượng 1000 hạt dao 
động từ 159,7 - 206,1 g). Hạt màu vàng sáng, được người tiêu dùng 
ưa chuộng.
Khả năng chống đổ và kháng tương đối tốt với nhiều loại sâu bệnh 
hại chính.
Năng suất trung bình dao động từ 20 đến 24 tạ/ha, những nơi thâm 
canh tốt đạt 26 - 27 tạ/ha.
Có thể trồng ba vụ trong năm, nhưng thích hợp nhất là vụ Xuân và 
vụ Đông
2.7. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT84
TGST sinh trưởng vụ Xuân 115 - 120 ngày, vụ Thu 90 - 95 ngày, vụ 
Đông 110 - 115 ngày.
Chiều cao thân chính 50 - 60 cm, cứng cây, bộ lá gọn có màu xanh 
đậm, có hoa màu tím, vỏ quả màu vàng, hạt to, màu vàng, rốn hạt 
màu nâu nhạt.
Hình 12. Giống đậu tương ĐVN-11
24 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
Chịu nóng và chống đổ tốt, 
nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ 
đến trung bình với một số 
bệnh hại chính. 
Năng suất trung bình đạt 
15 - 25 tạ/ha, thâm canh 
cao đạt 30 tạ/ha.
Thích hợp cả 3 vụ: Xuân, 
Thu và Đông.
2.8. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2001
Thuộc nhóm chín trung bình, có TGST từ 85 - 97 ngày. 
Cây cao 45 - 65 cm, cây gọn phân cành vừa phải, thân có 12 - 15 đốt, 
lông nâu nhạt phù hợp trồng thuần. Lá hình trứng nhọn, màu xanh 
đậm, có hoa mầu tím, quả chín hạt màu vàng rơm, rốn hạt xám nhạt. 
Tỷ lệ quả 3 hạt/cây cao, trọng lượng 1000 hạt đạt 165 - 200 gam. 
Tỷ lệ protein: 43%, chất lượng hạt cao.
Chống đổ khá, chịu nhiệt tốt, chịu lạnh khá. Khả năng kháng các bệnh: 
gỉ sắt, sương mai, lở cổ rễ khá.
Năng suất thực thu cao, đạt 
20 - 35 tạ/ha, có thể đạt 40 
tạ/ha, tùy thuộc vào mùa 
vụ và điều kiện thâm canh.
Có thể trồng ở tất cả các 
vùng sinh thái có trồng đậu 
tương thâm canh trong cả 
nước, thích hợp cả 3 vụ: 
Xuân, Hè, Đông.
Hình 13. Giống đậu tương DT84
Hình 14. Giống đậu tương DT2001
25
2.9. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG DT2008
Thuộc giống trung ngày, TGST: 95 - 100 ngày.
Sinh trưởng hữu hạn, dạng cây bán đứng, lá hình trứng nhọn, hạt màu 
vàng và rốn hạt màu đen, thuộc nhóm giống trung ngày từ 95 - 110 
ngày. Đặc biệt, DT2008 sinh trưởng khỏe, chiều cao cây từ 55 - 75 
cm, số cành cấp 1 trên cây lớn từ 3,5 - 4,5 cành.
Khả năng chống chịu khá (điểm 1 - 2) với hạn, úng, mặn, các loại bệnh 
nấm (gỉ sắt, sương mai, phấn trắng).
Năng suất từ 2,5 - 4 tấn/ha.
Thích ứng rộng, trồng 3 vụ/năm trên các vùng trồng đậu tương 
cả nước.
2.10. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NAS-S1
Thuộc giống trung ngày, TGST vụ Xuân: 90 - 92 ngày, vụ Hè 85 - 87 
ngày, vụ Đông: 88 - 90 ngày.
Thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, cứng cây, hoa trắng, lông phủ 
màu trắng, hạt vàng, rốn màu nâu đậm, quả chín có màu xám. Chiều 
cao cây: 40,5 - 67,7 cm, phân cành trung bình, số quả chắc khá 
(20 - 30 quả), khối lượng 1000 hạt: 210 - 225 g.
Có khả năng chống đổ và kháng với một số loại sâu bệnh hại chính ở 
mức khá. Nhiễm bệnh lở cổ rễ ở trung bình. 
Năng suất trung bình từ 22,0 - 28,0 tạ/ha. 
Thích hợp trồng cả 3 vụ trong năm. TGST trung bình nên dễ dàng 
đưa vào cơ cấu cây trồng. Có khả năng thích ứng rộng với các vùng 
sinh thái tại các tỉnh phía Bắc.
26 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
2.11. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG HL203
TGST: 80 - 83 ngày. 
Chiều cao cây 50 - 60 cm, tổng số quả/cây: 30 - 50, tập trung vào 
thân chính. Tỷ lệ quả 3 hạt: 30 - 50%; khối lượng 100 hạt: 13 - 15,5 
gam; hàm lượng protein: 34%; lipid đạt 20,4 - 22,3%. Vỏ quả khi chín 
màu vàng nâu, hạt màu vàng sáng, rốn hạt màu nâu nhạt. 
Chịu hạn nhẹ; kháng bệnh gỉ sắt, đốm lá vi khuẩn và thối quả.
Năng suất ổn định, đạt 1,5 - 1,7 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu 
Đông; 2,2 - 2,5 tấn/ha trong Đông Xuân và Xuân Hè. 
Thích hợp các mùa vụ trong năm trên các vùng sinh thái Tây Nguyên, 
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 
2.12. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG HL07-15
TGST: 78 - 85 ngày.
Cao cây: 50 - 70 cm, số cành cấp 1: 2,5 - 3,5 cành. Tổng số quả/cây: 
30 - 50; tỷ lệ quả 3 hạt: 60 - 70%. Khối lượng 100 hạt: 15 - 16,5 g. 
Hàm lượng protein: 32%; lipid 21%. Hoa màu trắng, lông tơ màu 
trắng xám. Vỏ quả khi chín màu vàng nhạt; hạt màu vàng sáng, 
rốn hạt màu nâu nhạt. Có khả năng chín tập trung, ít tách quả 
ngoài đồng.
Kháng bệnh gỉ sắt, cháy lá vi khuẩn và đốm nâu.
Năng suất ổn định, đạt 2 - 2,28 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông; 
2,3 - 2,47 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, Xuân Hè.
Thích hợp tất cả các mùa vụ trong năm cho vùng Nam Trung bộ và 
Tây Nguyên.
27
2.13. GIỐNG ĐẬU TƯƠNG HLĐN 29
TGST: 82 - 88 ngày.
Cao cây: 56 - 68 cm, số cành cấp 1: 2,5 - 3,5 cành. Tổng số quả/cây: 
35 - 42 quả, tỷ lệ quả 3 hạt: 39 - 45%. Khối lượng 100 hạt: 
15,7 - 18,1 g. Hàm lượng protein: 34,7%; lipid 24%. Hoa màu tím, 
lông tơ màu vàng hung. Vỏ quả khi chín màu vàng rơm, hạt màu vàng 
sáng, rốn hạt màu nâu nhạt. Có khả năng chín tập trung, ít tách quả 
ngoài đồng.
Kháng bệnh ghỉ sắt, đốm lá vi khuẩn và thối quả.
Năng suất ổn định, đạt 2 - 2,44 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông; 
2,5 - 3,2 tấn/ha trong vụ Đông Xuân, Xuân Hè. 
Thích hợp tất cả các mùa vụ trong năm cho vùng Đông Nam bộ, Tây 
Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 15. Một số giống đậu tương trồng phổ biến 
tại Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long
28 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
 LỜI NÓI ĐẦU 3
I. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐẬU TƯƠNG 5
1.1. Chọn đất và chuẩn bị đất 6
1.2. Thời vụ 7
1.3. Mật độ, khoảng cách 8
1.4. Cách gieo 9
1.5. Phân bón và cách bón 10
1.6. Chăm sóc 11
1.7. Phòng trừ sâu bệnh 12
1.8. Thu hoạch và bảo quản 17
II. MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG HIỆN ĐANG TRỒNG 19
 PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM 
2.1. Giống đậu tương ĐT26 20
2.2. Giống đậu tương ĐT12 20
2.3. Giống đậu tương ĐT51 21
2.4. Giống đậu tương Đ2101 22
2.5. Giống đậu tương Đ8 22
2.6. Giống đậu tương ĐVN-11 23
2.7. Giống đậu tương DT84 23
2.8. Giống đậu tương DT2001 24
2.9. Giống đậu tương DT2008 25
2.10. Giống đậu tương NAS-S1 25
2.11. Giống đậu tương HL203 26
2.12. Giống đậu tương HL07-15 26
2.13. Giống đậu tương HLĐN 29 27
MỤC LỤC
In 1.000 bản khổ 14,5 x 20,5 tại Công ty TNHH Thiên Ấn
Địa chỉ: Số 211, Phố Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Giấy phép xuất bản số 30A/GP-CXBIPH do Cục Xuất bản, In và Phát hành 
cấp ngày 08/12/2017
ISBN: 978-604-9803-08-6
In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2017
Xuất bản phẩm không bán.
KỸ THUẬT 
TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 
cây đậu tương

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_trong_va_cham_soc_cay_dau_tuong.pdf