Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy

Trước khi máy quay phim kết hợp ra đời người ta sử dụng hai thiết bị riêng biệt là máy quay

phim điện tử và máy ghi băng di động Betamax kết hợp với nhau để ghi lại âm thanh và hình

ảnh. Hai thiết bị này cồng kềnh và khó sử dụng rất bất tiện cho người sử dụng so với sử dụng

Camcorder sau này.

Hình 1-2: Thiết bị ghi hình cồng kềnh

Ban đầu, để phục vụ công tác sản xuất các chương trình truyền hình người ta cho ra đời máy

quay phim điện tử. Lúc này, khoa học kĩ thuật chưa tiến bộ, máy có nhiều bộ phận cơ là nên

rất to và nặng, phải đặt trên xe chuyên dùng và khi hoạt động thì đc nối bằng nhiều dây sang

các máy ghi băng cũng đồ sộ không kém được đặt ở một phòng kế cận. Khi kĩ thuật điện tử

phát triển hai máy này được chế tạo nhỏ gọn lại để có thể di chuyển và sử dụng dễ dàng hơn

và thế là máy quay phim điện tử và máy ghi băng hình di động ra đời.

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 1

Trang 1

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 2

Trang 2

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 3

Trang 3

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 4

Trang 4

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 5

Trang 5

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 6

Trang 6

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 7

Trang 7

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 8

Trang 8

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 9

Trang 9

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 111 trang xuanhieu 9501
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy

Bài giảng Kỹ thuật quay phim - Phí Công Huy
về bóng 
đèn sợi đốt và sự cân bằng màu trong nhiếp ảnh. Vật liệu phim và cảm biến hình được thiết kế 
để tái tạo màu chính xác khi chiếu bằng ánh sáng có tô điểm (makeup) màu đặc biệt. Tô điểm 
màu cho nguồn ánh sáng được định lượng bằng nhiệt độ màu của nó. Vì tim đèn tungsten đốt 
hiệu quả nhất ở nhiệt độ màu 3200K, vật liệu phim cân bằng cho tungsten được thiết kế để tái 
tạo màu chính xác khi đối tượng được chiếu sáng bằng đèn tungsten (3200K). Lưu ý, nhiệt độ 
màu, thể hiện bằng độ Kelvin, là thước đo sản lượng màu, không phải nhiệt độ hoạt động. 
PT
IT
100 
Hình 4-13:Đồ thị phân phối nguồn quang phổ minh họa sự phân bố năng lượng trong quang phổ màu. 
Bóng đèn đốt tim rất mạnh trong màu cam và màu đỏ; yếu trong màu xanh và tím. Nếu nhiệt độ màu 
tăng lên, đường cong chuyển về phía dải quang phổ màu xanh. 
Phim cân bằng ánh sáng ban ngày được thiết kế để tái tạo màu chính xác khi chiếu sáng bằng 
ánh sáng có nhiệt độ màu khoảng 5600K, hay ánh sáng ban ngày. Đồ thị phân phối điện 
quang phổ hình trên so sánh sự phân bố năng lượng trên quang phổ của nguồn tungsten với 
ánh sáng ban ngày. Ánh sáng ban ngày mạnh hơn ở cuối màu xanh trên quang phổ và ánh 
sáng tungsten mạnh hơn vào cuối màu đỏ. Ngoài ánh sáng ban ngày tự nhiên, đèn halogen 
kim loại hồ quang, đèn huỳnh quang cân bằng ánh sang ban ngày và đèn LED cũng tạo ra ánh 
sáng gần giống như cân bằng ánh sáng ban ngày. Trong đèn tungsten, ánh sáng được tạo ra 
bởi dòng điên chạy qua tim tungsten đến khi nó phát sáng, có nghĩa là, cho đến khi tim đèn bị 
nung nóng. Tim đèn nằm trong khí trơ trong bóng đèn thủy tinh hàn kín để tim khỏi cháy. 
Đèn tungsten có thể cung cấp nguồn bằng AC hoặc DC. 
Bóng đèn halogen tungsten là loại bsong đèn đốt tim có chứa nhiêu phân tử đặc biệt để ngăn 
tungsten làm đen hai bên bầu đèn. Những phân tử tái sinh này mang tungsten bốc hơi trở lại 
tm đèn, nơi nó sẽ tái xử dụng, do đó tăng tuổi thọ cho đèn. Quy trình tái tạo này gọi là chu kỳ 
halogen, muốn xảy ra phải duy trì bầu đèn ở nhiệt độ cao (ít nhất là 250 độ C), vì lý do này, 
bầu halogen tungsten có khuynh hướng nhỏ gọn và làm bằng thạch anh, có thể chịu được 
nhiệt độ cao. 
4.2.4. Nguồn sáng nhẹ 
Nguồn sáng nhẹ được tạo ra bởi các đèn softlight, nó được thiết kế để tạo ra ánh sang khuếch 
tán có bóng không rõ rệt. Ánh sáng từ bầu đèn hướng vào chóa lõm trắng, vì là gián tiếp, nó 
dội ra khỏi bề mặt khuếch tán, và đi qua khẩu độ tương đối lớn. Kết quả ánh sáng bị mềm và 
có góc rộng, thậm chí, không kiểm soát được sự phân tán. Softlight thường dùng để lấp đầy 
và chiếu tổng quán trong phòng. 
Softlight dùng ánh sáng gian tiếp nên nó tạo ánh sáng trên mỗi watt ít hơn đèn Fresnel. Hầu 
hết softlight có nhiều bóng đèn, mỗi cái có switch riêng, giúp dễ tăng hay giảm cường độ ánh 
sáng. 
PT
IT
101 
Để duy trì cường độ tối đa và nhiệt độ màu thích hợp, phải làm sạch chóa trắng hay sơn lại 
định kỳ. Khi sơn lại bề mặt bên trong, nên dùng sơn “best boy white”. Sơn này phản chiếu 
nhưng không đổi màu sáng và chịu được nhiệt độ cao. Nếu dùng sơn màu trắng loại thường, 
nó sẽ tạo ra màu. 
Hình 4-14:Cấu tạo đèn softlight 2K 
4.2.5. Đèn huỳnh quang 
Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và lớp bột 
huỳnh quang. Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, 
argon...) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu. 
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím). 
Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện 
tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô) và tắc te (chuột). 
Do ít tỏa nhiệt ra môi trường nên đèn huỳnh quang sẽ cho hiệu suất phát sáng cao hơn nhiều 
so với đèn sợi đốt và lại có tuổi thọ cao hơn. Bình quân, dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn 
đèn sợi đốt 8 đến 10 lần. Hiện nay, ngoài thị trường xuất hiện đèn huỳnh quang thu nhỏ (còn 
gọi là compact). Nó cũng rất giống với đèn huỳnh quang nhưng hiệu suất phát quang cao hơn 
và tiết kiệm điện năng hữu hiệu hơn. 
Và sự cân màu chuẩn của đèn huỳnh quang được công ty Kino Flo nghiên cứu và chế tạo. 
4.3. Màu sắc 
4.3.1. Màu sắc trong quay phim 
Màu sắc là ánh sáng, màu sắc là sự tổng hợp màu của ánh sáng và các vật liệu phản chiếu. 
Màu sắc là một trong những công cụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu vì nó làm mọi thứ 
đẹp hơn. Hiểu sâu xa hơn thì màu sắc được coi như một công cụ truyền thông cho chúng ta. 
PT
IT
102 
Ảnh hưởng của màu sắc tới người xem cũng như giống như ảnh hưởng của âm nhạc với 
chúng ta. Nó tạo cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong đó, có 3 khía cạnh 
về màu sắc chúng ta cần lưu ý trong quay phim đó là: 
- Lý thuyết căn bản về màu sắc 
- Kiểm soát màu sắc với quay phim và ánh sáng 
- Màu sắc trong ngôn ngữ hình ảnh 
Trong phổ màu mà mắt người có thể nhìn thấy, nó được mở rộng từ màu đỏ (Red) tới màu tím 
(Violet), chính là màu sắc của cầu vồng. Dải màu này được cụ thể hóa như sau: đỏ (red), cam 
(orange), vàng (yellow), xanh lá (green), xanh lục (blue) , chàm (indigo), tím (violet) - (R-O-
Y-G-B-I-V). Ngoài màu tím ra thì là những màu có cường độ rất mạnh như tím gắt (ultra-
violet) hay x-rays, gramma-rays. 
Màu chàm hiện nay không còn được công nhận trong phổ màu nữa, do đó chữ “I” trong phổ 
màu sẽ biến mất. Chúng ta có thể được những phổ màu đó như: ROYGBV. 
Ánh sáng mà ta có thể nhìn thấy được coi như dải sóng màu, nó bao gồm đầy đủ những tính 
chất của sóng. Do vậy, ánh sáng còn được mô tả như là bước sóng dài (wavelength) và 
được tính băng nanometers. 1 nanometer = 1 tỷ meter. 
Hình 4-15:Một dải sóng được mô tả bằng bước sóng dài (là khoảng cách giữa các đỉnh) và biên độ (là 
độ cao của sóng). Cường độ của sóng được tính bằng bao nhiêu đợt sóng có thể hình thành trong 1 
giây và được tính bằng héc (hz). 
Chúng ta hay quan niệm là màu sắc chính gồm có 3 mầu đó là: đỏ, xanh lá và xanh lục. 
Nhưng một số người cho rằng tất cả cac màu đều là màu chính. Giải thích được lý do trên là 
dựa vào sinh lý của mắt người. 
Võng mạc con người được hấp thụ 2 dạng ánh sáng được gọi là robs và cones. Robs là thể 
hiện chính cho sự sáng và tối, đó là dạng màu xám và cường độ sáng của nó. Cones là thể 
hiện chính về nhận thức mầu sắc. Võng mạc có 3 loại cones. Sự thay đổi màu sắc của mỗi loại 
cone phụ thuộc vào thay đổi của dải sóng như hình bên hình dưới: 
PT
IT
103 
Hình 4-16:3 loại cones đó là Value, Chroma và Hue. Hue được tính bằng độ (trong vòng tròn màu), 
Chroma và Value được tính bằng phần trăm. 
Hình 4-17:Dải sóng màu được tính bằng nanometer (nm) 
Điểm đỉnh của mỗi dải sóng (curve) là 440nm (màu xanh lục), 545nm (xanh lơ), và 580nm 
(đỏ). Và 2 điểm đỉnh cuối là phổ màu vàng của dải màu. 
Màu sắc được chia làm 4 loại chất lượng màu căn bản : Hue, Value, Chroma và nhiệt độ màu. 
3 loại đầu được gọi là không gian màu và loại cuối cùng được gọi là tâm lý màu. 
- Hue : là một dải sóng ánh sáng cụ thể. Nó làm điều chỉnh và kiểm soát màu như đỏ, 
vàng, xanh lụcTính trung bình thì mỗi người có thể phân biệt được 150 loại HUE 
riêng biệt. Hue, Chroma và Value là 3 thành phần tạo nên các phẩm chất màu. Trong 
video, thì Hue được coi như một pha. 
- Value : điều khiển độ sáng tối của bề mặt màu sắc. 
- Chroma : điều khiển cường độ màu sắc. 
PT
IT
104 
- Nhiệt độ màu : được tính bằng độ Kelvin, viết tắt K. Nhiệt độ màu trên 5000K là màu 
lạnh (trắng xanh), trong khi nhiệt độ màu dưới khoảng 2700K - 3000K là màu ấm 
(trắng vàng cho tới đỏ). 
4.3.2. Vòng tròn màu 
Hình 4-18:Vòng tròn màu do ông Isaac Newton nghiên cứu. 
Vòng tròn màu được kết hợp dựa trên 3 màu cơ bản đó là đỏ, xanh lục và xanh lơ. Theo chiều 
kim đồng hồ ta sẽ có những sự kết hợp giữa các màu để tạo ra 1 màu khác, sự kết hợp này dựa 
trên 2 màu có sẵn, với cách thức như sau: 
- Green + Red = Yellow 
- Red + Blue = Magenta 
- Blue + Green = Cyan 
4.3.3. Mô hình màu 
Có rất nhiều mô hình màu được giới thiệu qua nhiều thế kỷ trước. Một trong những mô hình 
được giới thiệu thiệu sớm nhất đó là người đức Goethe. Nhiều mô hình mầu được sử dụng để 
chỉ ra và xác định màu theo những tiêu chí như: hue, saturation, chroma, lightness, hay 
brightness. Trong đó cũng có một số mô hình màu có liên quan tới việc sản xuất phim và 
video. Và hệ thống màu CIE là một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhât trong việc 
mô tả màu trong phim và video hiện nay. 
PT
IT
105 
Hệ thống màu CIE là hệ thống xác định và phân biệt màu sắc rất chi tiết. Nó được giới thiệu 
năm 1931 và đã trở thành quy chuẩn về xác định màu cho tới nay. Nó là hệ thống màu đầu 
tiên mô tả được màu sắc bằng toán học, và do đó nó có thể đủ chính xác để sử dụng trong 
video SD và HD. Nó được biết tới dưới 2 dạng: CIE RGB và CIE XYZ, đã được sử dụng phổ 
biến trong kỹ thuật video. 
Hình 4-19:Biểu đồ của hệ thống màu CIE 
Hình 4-20:Mô tả không gian màu giữa phim và video. 
Mục đích chính của biểu đồ CIE là đồ thị hóa được những khác nhau của không gian màu. 
Trong đồ thị ta có thể thấy không gian màu trong phim rộng hơn rất nhiều so với không gian 
màu trong video, nghĩa là trong phim sẽ được lưu trữ dải màu lớn hơn. Tuy nhiên hiện nay thì 
những máy quay HD đã được cải tiến nhiều và trong đó có không gian màu. Máy quay có rất 
nhiều dải màu rộng, vì vậy khi sử dụng cho 1 dự án cụ thể, ta cần phải kiểm tra máy quay nào 
phù hợp nhất. Kết quả rõ nhất mà ta có thể thấy sự khác biệt của không gian màu đó là giai 
đoạn chỉnh sửa video. Không gian màu của màn hình video khác với màn hình máy tính. Do 
đó, trong một số trường hợp khi chỉnh sửa, người ta vẫn phải sử dụng thêm màn hình video 
cùng với màn hình máy tính để có thể xem được đầy đủ nhất không gian màu. 
PT
IT
106 
Hình 4-21:Màu sắc cơ bản mạnh tạo nên độ tương phản trong hình ảnh 
Giữa phim số và phim analog có rất nhiều sự khác nhau trong hệ thống tính toán. Trong hệ 
thống số, cường độ màu sắc được tính trong phạm vi từ 0 tới 255, màu sắc đuợc thể hiện bằng 
cách gửi giá trị RGB tới màn hình điều khiển. Ví du: màu vàng được xác định là thêm 255 đỏ, 
thêm 255 xanh lá và 0 xanh lục. 
4.3.4. Kiểm soát màu sắc 
Mắt người nhìn được dải ánh sáng rộng và dải ánh sáng đó xem như là màu trắng, phụ thuộc 
vào những yếu tố khách quan khác. Phim màu, cảm biến video đều bị ảnh hưởng bởi những 
dải ánh sáng khác nhau đó. Lý do vì những thiết bị đó không có bộ điều khiển giống não 
người để đánh lừa “mắt” của chúng rằng ánh sáng chỉ có màu trắng, nhưng thực sự được tạo 
nên bởi rất nhiều màu sắc khác. Những thiết bị này sẽ chỉ cho chúng ta sự khác biệt giữa màu 
sắc của ánh sáng trong phòng được chiếu sáng bằng ánh sáng liên tục (Tungsten), hay được 
chiếu bằng đèn huỳnh quang (fluorescents), hay được chiếu bằng ánh sáng tự nhiên vào buổi 
chiều. Mắt người không thể phân biệt rõ ràng 3 loại ánh sáng này và coi 3 loại ánh sáng ngày 
đều là ánh sáng trắng. Nhưng đối với phim màu và video với cảm biến CCD thì rất nhạy với 
những loại ánh sáng này, do đó nó sẽ giúp con người phân biệt rõ từng loại ánh sáng một. 
Trong sản phẩm video và phim, hệ thống được dùng để mô tả màu của ánh sáng được gọi là 
nhiệt độ màu. Phạm vi đo nhiệt độ màu được sử dụng trên một vật thể đen (vật thể này làm 
bằng kim loại, không có màu sắc phản chiếu, được gọi là vật tản nhiệt Planckian). Khi vật thể 
này được đốt nóng đỏ, nó sẽ phát sáng ra nhiều màu khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt 
độ màu được gọi bằng “nóng đỏ” và “nóng trắng”  
PT
IT
107 
Hình 4-22:Nhiệt độ trung bình theo từng mức độ 
Nhiệt độ màu có thể rất dễ bị xác định nhầm; từ rất nhiều nguồn tác động, nó có thể xấp xỉ 
hoặc được giới thiệu như nhiệt độ màu tương quan. Nhiệt độ màu sẽ cho chúng ta biết rất rõ 
về thành phần ánh sáng màu xanh lục/cam và rất ít về màu đỏ đậm/xanh lá, 2 thành phần này 
rất dễ gây khó khăn trong việc sản xuất khi quay phim. 
Hầu hết các nguồn sáng không cố định ở trên trục của phổ màu và đó là lý do nó không có 
được màu ổn định. Các ánh sáng màu đều được kết hợp bằng nhiều bước sóng màu khác 
nhau, tại những bước sóng đó thì không có con số cố định nào có thể chỉ chính xác màu sắc. 
Vì vậy, nó được mô tả ở 2 phạm vi: đỏ/xanh lục và đỏ đậm/xanh lơ. Nhờ đó mà các công cụ 
đọc màu đều có 2 cách đọc (đôi khi có 3 cách đọc nếu mô tả theo cách là đỏ, xanh lục và xanh 
lơ). Một cách đọc là cho màu ấm/lạnh và một cách cho màu đỏ đậm/xanh lơ. PT
IT
108 
Hình 4-23:Màu sắc được đánh giá theo 2 trục: một trục là đỏ/xanh lục (còn gọi là nhiệt độ màu), một 
trục là đỏ đậm/xanh lơ 
Hình 4-24:Thiết bị đo màu sắc 
PT
IT
109 
Số hiệu màu Mired được viết tắt của Micro Reciprocal Degree (Vi độ đối ứng). Số hiệu màu 
Mired được tính bằng lấy 1,000,000 chia cho giá trị màu Kelvin. 
Ví dụ: 
- 3200K: 1,000,000/3200 312 mireds (3200K tương ứng với 312 mireds) 
- Nếu bạn có nguồn 5500K, và bạn muốn đổi sang 3200K, ta có cách tính sau: trước 
tiên đổi giá trị Kelvin sang số hiệu Mired 5000K = 1,000,000/5000 = 200 mired; 
3200K = 1,000,000/320 = 312 mired, tiếp theo 321 - 200 = 112 mired. Vậy để đổi 
5500K sang 3200K ta cần số hiệu màu Mired là 112 
Một số phương pháp xử lý với ánh sáng có sẵn nhưng không phải màu tự nhiên 
Nguồn có sẵn Ánh sáng bạn sử 
dụng 
Phương pháp Ghi chú 
Với bất cứ đèn 
huỳnh quang nào 
Không có hoặc sử 
dụng đèn huỳnh 
quang 
Cân bằng màu đèn 
huỳnh quang 
Trong video, thì sử 
dụng cân bằng trắng 
của camera; Trong 
phim, sử dụng thẻ 
màu xám và để đội 
hậu kỳ xử lý màu ám 
xanh. 
Với bất cứ đèn 
huỳnh quang nào 
Tungsten hoặc 
nguồn sáng ban ngày 
Thay đèn đó bằng 
bóng đèn có màu sắc 
đúng 
Nếu gặp trường hợp 
này bạn thay bóng 
đèn với màu sắc 
chuẩn sẽ không khó 
chút nào 
Nguồn huỳnh quang 
trắng lạnh 
HMIs hoặc nguồn 
sáng ban ngày khác 
Sử dụng Gel cho 
nguồn huỳnh quang 
có sẵn 
Thêm một 
MinusGreen hoặc 
nửa MinusGreen sẽ 
giảm màu ám xanh 
cho nguồn sáng đó 
Nguồn huỳnh quang 
trắng ấm 
Tunsten Sử dụng Gel cho 
nguồn huỳnh quang 
có sẵn 
Thêm một 
MinusGreen. Nó sẽ 
căn màu giống màu 
chuẩn nhưng ánh 
sáng sẽ giảm đi một 
chút. 
PT
IT
110 
Nguồn huỳnh quang 
trắng lạnh 
HMIs hoặc nguồn 
sáng ban ngày khác 
Gel daylight Thêm PlusGreen 
hoặc một nửa 
PlusGreen 
Nguồn huỳnh quang 
trắng lạnh 
Tungsten Gel Tungsten và 
chuyển đổi cân bằng 
ánh sáng ban ngày 
THêm PlusGreen 50 
gel và chỉnh màu 
chuẩn cho xanh lục 
và xanh lơ. 
Hình 4-25:Một số khắc phục về chỉnh màu với nguồn sáng sẵn có nhưng không tự nhiên 
PT
IT
111 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Blain Brown, Cinematography, Focal Press - USA, 2012 
2. Joseph V.Mascelli, The five C’s of cinematography - Motion picture filming 
techniques, Silman-James Press - LOS ANGELES 
3. Lê Minh, 10 bí quyết hình ảnh, Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn (Tủ sách Điện ảnh), 
2008. 
4. “Chiếu sáng trong Video và Truyền hình kỹ thuật số”, Trường SK&ĐA Hà Nội, 
2007 
PT
IT

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_quay_phim_phi_cong_huy.pdf