Bài giảng Kỹ năng viết tin báo chí - Đinh Văn Hường
1. Định nghĩa
Trong tiếng Anh, tin được gọi là News, tiếng Nga là
Hobocmb, người Trung Quốc gọi là Tân văn. Những từ
trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”.
Tin tức có thể hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Là những thông điệp về các sự kiện, vấn
đề, con người trong xã hội được phản ánh trong các tác
phẩm báo chí nói chung.
Nghĩa thứ hai: Chỉ một thể loại báo chí trong hệ thống
các thể loại của báo chí.
Khái niệm tin chúng ta xem xét ở đây là với tư cách một
thể loại báo chí, gắn liền với sự ra đời và phát triển của
báo chí.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng viết tin báo chí - Đinh Văn Hường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng viết tin báo chí - Đinh Văn Hường
KỸ NĂNG VIẾT TIN BÁO CHÍ PGS.TS. Đinh Văn Hường Khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. 1. Định nghĩa Trong tiếng Anh, tin được gọi là News, tiếng Nga là Hobocmb, người Trung Quốc gọi là Tân văn. Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”. Tin tức có thể hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Là những thông điệp về các sự kiện, vấn đề, con người trong xã hội được phản ánh trong các tác phẩm báo chí nói chung. Nghĩa thứ hai: Chỉ một thể loại báo chí trong hệ thống các thể loại của báo chí. Khái niệm tin chúng ta xem xét ở đây là với tư cách một thể loại báo chí, gắn liền với sự ra đời và phát triển của báo chí. Có thể tham khảo định nghĩa tương đối: -Tin là một thể loại báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người có thật, có ý nghĩa chính trị – xã hội nhất định. Như vậy, Tin là cái mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị – xã hội nhất định, được sử dụng phổ biến trên các loại hình báo chí 2. Tiêu chí viết tin đúng (và viết báo nói chung): Bất cứ một tác phẩm báo chí nào, dù ngắn hay dài đều có mục đích trả lời đúng, kịp thời những câu hỏi có liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người, tình huống, hoàn cảnh mà người viết muốn truyền đạt và người tiếp nhận (công chúng) muốn biết. Đó là câu hỏi theo các “W” của tiếng Anh: What? Chuyện gì, cái gì xảy ra? Who? Ai liên quan? (Cơ quan, tổ chức, cá nhân cụ thể). Where? Xảy ra ở đâu? When? Xảy ra khi nào? Why? Tại sao xảy ra? How? Xảy ra như thế nào? Đây là những câu hỏi cơ bản đối với tất cả các tác phẩm báo chí nói chung. Tùy thuộc và việc sử dụng thể loại cụ thể nào để trả lời câu hỏi đó. Có thể hình thành các câu hỏi trên bằng công thức 5W + H. Thí dụ: Ngày 28.6 tại Hà Nội, Cục trưởng Hàng không dân dụng Việt Nam Nguyễn Tiến Sâm và đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam A. Tơ – sôn – môn đã ký chính thức hiệp định vận chuyển hàng không giữa hai nước. Hiệp định này là cơ sở pháp lý thực hiện giao lưu hàng không thường lệ giữa Việt Nam và Mông Cổ. Đây là sự kiện quan trọng trong quan hệ hàng không hai nước và góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển giao lưu kinh tế – văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa Việt nam – Mông Cổ. (Nhân dân, 29.6.2000) Tin này có yếu tố bình luận (phần gạch chân), thể hiện quan điểm, cính kiến của tòa soạn báo, đồng thời là của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về sự kiện đó. Tin này được viết theo thành phần 5W + H và yếu tố bình luận (How) cũng nhẹ nhàng, mức độ, có tính định hướng nhất định. 3. Cấu trúc viết tin: (Kỹ thuật viết) Các cấu trúc hay còn gọi là kỹ thuật viết tin nhằm góp phần viết tin hay và hấp dẫn. Nói chung, viết tin không khó những để viết đúng và hay lại không dễ. Tin cũng như các thể loại báo chí khác là khoa học và nghệ thuật viết về sự thật. Trong thực tế, viết tin rất đa dạng, phong phú và linh hoạt, không có khuôn mẫu chung, lại càng không áp đặt cho một người viết hay một cơ quan báo chí nào. Vì vậy, một số cấu trúc dưới đây chỉ mang tính tham khảo, còn vận dụng và sáng tạo là việc tác nghiệp của từng người. Sau đây mà một số cấu trúc: 3.1. Cấu trúc “hình tháp thường” Cấu trúc này có thể gọi cách khác nữa như: Tam giác thường, hình nón, hình cây thông, hình tháp xuôi đều có ý nghĩa như nhau. Gọi hình tháp thường vì đây là cấu trúc viết tin đơn giản, truyền thống, phổ biến, cách viết như bài văn thông thường (có mở đầu, thân bài và kết luận). Theo cấu trúc này thì cách viết như sau: Mào đầu tin có thể sử dụng một từ, một hình ảnh, một câu gây ấn tượng, gợi tính tò mò cho người đọc, sau đó tăng dần mức độ quan trọng, hấp dẫn ở thân tin và sức nặng nhất, hay nhất, quan trọng nhất của tin đưa xuống phần kết luận. Đây là cách viết theo lối “câu nhử” ở phần mở đầu để dẫn người đọc xem hết toàn bộ nội dung tin. Đây cũng là cách viết tăng dần ấn tượng của tin, càng về sau càng hay. Điều cần chú ý là xử lý khéo léo mức độ hấp dẫn của phần mào đầu và phần kết luận theo hướng phần kết luận phải được ưu tiên nhiều hơn. Mào đầu (Chi tiết gây ấn tượng) Các chi tiết quan trọng hơn Chi tiết quan trọng nhất Mô hình cấu trúc này như sau: Thí dụ : •Trao giải Tin học trẻ không chuyên thành phố Hà Nội Chiều 26/3, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Công nghệ thông tin thành phố tổ chức trao giải thưởng tin học trẻ không chuyên Hà Nội lần thứ 9. Hai giải đặc biệt, mỗi giải trị giá một dàn máy vi tính, được trao cho Nguyễn Tuấn Anh (Quận Cầu Giấy). Sáu giải nhất trị giá 1.500.000 đồng thuộc về các em Đinh Minh Hoàng (Quận Hoàng Mai), Trần Đăng Chung (Quận Ba Đình), Nguyễn Hữu Thiện (Quận Đống Đa), Nguyễn Phi Sơn, Nguyễn Tuấn Anh (Quận Cầu Giấy), Dương Trung Dũng (Quận Hai Bà Trưng). Năm nay, Hội thi cấp thành phố có 152 thí sinh tham dự, được chọn ra trong số hơn 1000 em từ vòng thi cấp quận, huyện PV (Tiền Phong, 24/6/2004) Ở thí dụ này, cho thấy: Chi tiết gây ấn tượng, sự chú ý là Giải thưởng Tin học trẻ không chuyên thành phố HN. Phần thân tin được giải thích rõ hơn về kết quả, tình hình cuộc thi, thành phần tổ chức... 3.2. Cấu trúc “hình tháp ngược”. Về mặt lý thuyết, mô hình này là sự đảo ngược của mô hình thứ nhất, được biểu hiện dưới dạng một hình tháp quay ngược đầu xuống. Theo cấu trúc này thì những chi tiết, dữ kiện, số liệu quan trọng nhất, có giá trị nhất, tức là hạt nhân của tin thì đưa lên đầu tin, sau đó giảm dần giá trị của sự kiện ở phần thân tin và cuối tin thường là yếu tố phụ hoặc giải thích. Đây là cấu trúc hiện đại, được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại hình báo chí, đặc biệt là phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, các bản tin thông tấn. Cấu trúc này có mấy ưu điểm chính sau: Người viết hình thành tin nhanh, người đọc trong cùng một thời gian biết được nhiều thông tin do chỉ cần xem lướt qua phần đầu; người biên tập có thể cắt phần sau khi cần thiết mà vẫn không ảnh hưởng tới giá trị của tin, tiết kiệm “đất” của các loại hình báo chí để đăng phát các sự kiện có giá trị khác. Cấu trúc này được sử dụng nhiều trong báo chí bởi tính hiệu quả và hấp dẫn của nó. Thông tin quan trọng nhất Thông tin quan trọng vừa Thông tin ít quan trọng Thí dụ 1: Hôm qua tại Viên Chăn, Trung Quốc đã quyết định cho Lào vay dài hạn 50 tỷ nhân dân tệ để giúp nước này phát triển kinh tế. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào, ông Lý Bằng còn nói: Trung Quốc sẽ tặng Lào một trạm thu vệ tinh mặt đất. Quyết định này do Thủ tướng Lý Bằng công bố trong thời gian thăm chính thức ba ngày tại Lào. Lý Bằng là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đến thăm Lào kể từ khi thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1975. (Theo China daily, 15.5.1995). Tin này trình bày theo cấu trúc hình tháp ngược. Cái mới và thu hút sự quan tâm của người đọc là kết quả và nội dung chuyến thăm của Thủ tướng Lý Bằng thông qua hai sự kiện được sắp xếp theo mức độ (50 tỷ nhân dân tệ, một trạm thu vệ tinh từ mặt đất). Các chi tiết sau mang tính phụ trợ, giải thích. Biên tập viên có thể bỏ câu cuối mà vẫn không ảnh hưởng đến giá trị của tin. Thí dụ 2: Ít nhất 8 người chết và 25 người khác bị thương vì dẫm đạp lên nhau trong Festival nhạc rock gần thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) tối 30.6. Nguyên nhân chủ yếu do khán giả cuồng nhiệt, xô đẩy nhau tối gần sân khấu. Ban tổ chức cho biết, nhạc hội sẽ phải tạm hoãn một ngày. (Sài Gòn giải phóng, 2.7.2002) Thí dụ 3: Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng, hiện khối doanh nghiệp (DN) tư nhân, DN vừa và nhỏ ở Đà Nẵng thu hút trên 80.000 lao động (chiếm 25% lao động toàn thành phố), đóng góp 41% GDP và 21% ngân sách cho địa phương Tuy nhiên, chưa cso DN nào xây dựng tiêu chuẩn ISO về quản lý DN. Đây sẽ là một trở ngại cho DN trong việc cạnh tranh khi hòa nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. (Lao động, 11.2.2002) Hai tin ở thí dụ 2 và 3 cùng viết theo cấu trúc “hình tháp ngược” tương đối rõ. Các thông tin chính, quan trọng được triển khai ngay từ đầu. Vì vậy người đọc không cần xem hết tin vẫn nắm được những thông tin chính từ phần đầu. 3.3. Cấu trúc hình chữ nhật. Là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết có một lượng thông tin, không có chi tiết nào nổi trội hoặc không có giá trị thông tin. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc lập trong tin để làm nổi bật sự kiện. Ngôn ngữ thể hiện cấu trúc này thường là ngôn ngữ kể, trần thuật nên có thể triển khai sự kiện có chiều sâu theo ý đồ người viết. Tuy nhiên cũng gây cảm giác đơn điệu, đơn giản do tính chất của ngôn ngữ thể hiện. Cấu trúc này chủ yếu sử dụng cho báo in (báo, tạp chí, bản tin). Phát thanh, truyền hình, báo điện tử tần suất sử dụng ít do tính chất của tin và đặc điểm loại hình báo chí. Cấu trúc này được thể hiện như sau: Các chi tiết 1, 2, 3, 4 ngang hàng, bình đẳng, độc lập trong sự thống nhất chung của tin. Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3 Chi tiết 4 Thí dụ: Tính đến tháng 9.1995, Quảng Nam – Đà Nẵng đã nối mạng điện lưới đến 13/17 huyện, thị xã; 56,25% số xã có điện. Tuy nhiên do mạng lưới điện chưa được quy hoạch đã gây tổn thất điện năng lớn, trung bình từ 25% đến 55%, làm cho giá thành điện tăng cao. Theo quy định của Nhà nước, giá điện sinh hoạt ở nông thôn là 360dd/Kwh thì ở đây thu từ 500 đ/Kwh đến 3000 đ/Kwh, có nơi 4500 đ/Kwh. Vì thế nhiều xã có điện, nông dân vẫn phải thắp đèn dầu. (Lao động, 3.10.1995). Ngoài 3 cấu trúc trên, một số nhà nghiên cứu, nhà báo còn đưa ra một số cấu trúc khác như: Đồng hồ cát, vòng tròn khép kín, lối “bóc hành”, kết cấu theo “tam đoạn luận”, hình kim cương, trình tự từ thực trạng đến nguyên nhân, hậu quả Các cấu trúc trên đây áp dụng cho mọi tác phẩm báo chí. Tùy theo từng thể loại cụ thể để vận dụng hợp lý và hiệu quả trên các loại hình báo chí. Các cấu trúc này cũng đan xen, xâm nhập lẫn nhau và cũng chỉ tương đối. Điều quan trọng vẫn là sự sáng tạo của người viết. Bài tập thực hành: 1.Viết tin báo chí đúng. 2.Viết tin theo các cấu trúc. HẾT
File đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_viet_tin_bao_chi_dinh_van_huong.pdf