Bài giảng Kỹ năng tìm kiếm việc làm và tuyển dụng
Kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là những điều bạn muốn đạt
được trong công việc, sự nghiệp của mình.
Khi đặt mục tiêu nghề nghiệp cần xác định mục
tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Thông thường:
+ Mục tiêu ngắn hạn thường khoảng từ 1 đến 3
năm.
+ Mục tiêu dài hạn thường từ 3 năm trở lên.Kỹ năng xác định mục tiêu nghề nghiệp
Cở sở nền tảng cho việc xác định mục tiêu nghề
nghiệp là trả lời những câu hỏi sau:
• Bạn là ai? Bạn có gì để cống hiến, để mặc cả?
• Được hướng nghiệp về cái gì?
• Chuyên môn sâu nhất của bạn là gì?
• Bạn được đào tạo theo quy chuẩn nào (chính quy, tại
chức, dài hạn hay ngắn hạn )
• Thế mạnh của bạn ở những điểm nào?
• Sở trường của bạn là gì?
• Bạn đã có chút am hiểu gì về nghề bạn định dấn thân
chưa?
• Bạn tự thấy mình có hạn chế gì, khó khăn nào?.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng tìm kiếm việc làm và tuyển dụng
thu hút người bán (người đi tuyển dụng) về phía doanh nghiệp. 63 Khái niệm đại cương về tìm kiếm thông tin tuyển dụng Đặc trưng: tìm kiếm thông tin tuyển dụng: Bên tuyển dụng và bên tìm việc tiến hành các công việc đánh giá, tìm hiểu lẫn nhau, để đi đến một hợp đồng giao kèo công việc và quyền lợi. Hai bên gợi ý và mời chào những giá trị, quyền lợi, tài năng và nhân cách của nhau. Người tìm việc là người đi chào bán “sản phẩm của chính mình” có cho bên mua (nhà tuyển dụng). 64 Khái niệm đại cương (tiếp) Đặc trưng: tìm kiếm thông tin tuyển dụng (tiếp): Phỏng vấn, thi tuyển,tìm người làm việc chính là mua các sản phẩm này. Đặc thù của “tìm việc” trên thị trường là “bán nhưng mà không mất, người mua chỉ có quyền sử dụng nhưng không có quyền sở hữu”. Người chào bán sản phẩm “chính mình” cũng phải có nghệ thuật và cách thức để đi đến mục tiêu của người mua (nhà tuyển dụng). 65 Nguồn thông tin Qua các phương tiện thông tin đại chúng: • Sách vở báo chí tạp chí • Đài truyền hình, truyền thanh. • Qua mạng internet: các trang “Web” tìm kiếm việc làm Qua tổ chức, văn phòng giới thiệu việc làm, qua giới thiệu của người quen, Qua ngày hội nghề nghiệp do các doanh nghiệp tự tổ chức. Ví dụ: "Ngày hội nghề nghiệp" của Unilever VN hay “đêm hội nghề nghiệp” ACB,. 66 67 68 69 Nguồn: Báo Lao động, số 34 năm 2009 70 71 Các trang web tư vấn việc làm uy tín có đăng tải thông tin tuyển dụng 1.Http:// www.tuyendung.com.vn 2.Http:// www.vietnamworks.com.vn 3.Http:// www.timviecnhanh.com 4.Http:// www.24h.com.vn 5.Http:// www.careerlink.vn 6.Http:// www.jobsvietnam.com.vn 7.Http:// www.kiemviec.com v.v Các tờ báo uy tín thường xuyên đăng tải thông tin về tuyển dụng 1.Báo lao động Website: http:// www.laodong.com.vn 2.Báo tuổi trẻ Website: http:// www.tuoitre.com.vn 3.Báo Hà Nội mới Website: http:// www.hanoimoi.com.vn 4.Báo thanh niên Email: tshanoi@thanhnien.com.vn v.v 72 Nội dung thông tin cần quan tâm Thông tin về doanh nghiệp: • Doanh thu, thu nhập,uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường • Tốc độ tăng trưởng của Doanh Nghiệp trên thị trường. • Văn hoá doanh nghiệp. • Điều kiện làm việc, không khí, môi trường làm việc. • Đãi ngộ nhân sự của Doanh Nghiệp • Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại chỗ và đi xa, ở văn phòng chính và chi nhánh (nếu có) Thông tin về công việc (mô tả công việc): Công việc được giao cho cá nhân, tổ chức hay ekíp?,... 73 Nội dung thông tin cần quan tâm Thông tin về điều kiện tuyển dụng: • Doanh nghiệp yêu cầu loại trình độ nào? Bằng cấp gì? Các chứng chỉ kỹ năng kèm theo ? • Chế độ làm việc, điều kiện làm việc. • Kinh nghiệm công tác?... Thông tin về chính sách đãi ngộ: • Mức trả lương theo công việc được thông báo? • Hình thức trả lương theo (thời gian hay sản phẩm?) • Kỳ lương trả, tiền mặt hay thẻ ngân hàng ATM. • Các chính sách đãi ngộ khác. 74 Cách thức tìm kiếm thông tin • Đọc bút ký, ghi chép. • Phân tích, đánh giá, nhận định, tìm hiểu và quyết định tiếp xúc. • Tham khảo bạn bè, gia đình • Khai thác thông tin trên mạng internet, mạng LAN của các tập đoàn, doanh nghiệp • Khai thác thông tin từ các tổ chức, văn phòng giới thiệu việc làm và các nguồn thông tin khác. • Phương pháp: Trực tiếp; Gián tiếp. 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 Nội dung 4 THI TUYỂN 86 Thi tuyển dụng • Mục đích của việc thi tuyển • Các dạng bài thi tuyển • Phương tiện hỗ trợ thi tuyển • Các bước đi đến bài thi thành công • Khai thác tối đa lợi ích từ các bài thi 87 Mục đích của thi tuyển • Đánh giá ban đầu về những kiến thức tổng quát • Đánh giá những kiến thức, kỹ năng khó nhận diện qua phỏng vấn • Đánh giá toàn diện về ứng viên 88 Các dạng bài thi • Bài kiểm tra IQ • Bài kiểm tra EQ • Bài kiểm tra tiếng Anh • Bài kiểm tra kiến thức tổng quát • Bài kiểm tra kỹ năng 89 Bài kiểm tra về “Chỉ số thông minh” (IQ Test) • Đây là dạng bài nhằm đánh giá khả năng phản xạ của ứng viên như sự nhanh trí, khả năng phân tích, khả năng tính toán • Bài kiểm tra này thường được thể hiện dưới dạng bài trắc nghiệm và bao gồm các câu hỏi về số học, toán học, ngữ pháp tiếng Việt • Để làm tốt được dạng bài này đòi hỏi bạn phải nhận biết được quy luật của vấn đề, hiểu biết về tính logic, biết các phương pháp tổng hợp, phân tích vấn đề. 90 IQ test (tiếp) Câu 1: Có 3 chiếc bình: một bình 9l đựng đầy nước, một bình 3l và một bình 5l rỗng. Làm cách nào để lấy được 7l nước? Câu 2: Có 10 cây nến đang cháy, gió thổi tắt 2 cây, sau đó gió thổi tắt 1 cây nữa. Người ta đóng cửa lại để gió không thể thể thổi tắt các cây nến nữa. Hỏi cuối cùng còn bao nhiêu cây nến? Câu 3: Tìm hình thích hợp thay cho dấu hỏi (?) 91 Bài kiểm tra về “Chỉ số cảm xúc” (EQ Test) • Đây là dạng bài để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống, khả năng giao tiếp của ứng viên. Thông qua bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng cũng có thể đoán biết một phần tính cách của bạn và quyết định xem bạn có phù hợp với vị trí hiện tại không. • Nội dung của những bài kiểm tra này là những tình huống cho sẵn và nhiệm vụ của bạn là chọn một trong những cách giải quyết đã cho. • Khi làm dạng bài này, bạn nên đọc kỹ đề và trả lời trung thực vì những câu trả lời của bạn sẽ cho nhà tuyển dụng biết bạn thuộc tuýp người nào. 92 Bài kiểm tra tiếng Anh • Đối với bài kiểm tra này, tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà đề bài có thể dễ hay khó. • Tuy nhiên, các công ty vẫn thường cho ứng viên làm các bài kiểm tra về từ vựng, văn phạm, đọc hiểu và viết luận. Vì thông qua các bài kiểm tra này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá chính xác nhất khả năng sử dụng ngoại ngữ của ứng viên. Đây cũng được coi là bài kiểm tra không thể thiếu trong bất kỳ một cuộc thi tuyển dụng nào. • Để làm tốt bài kiểm tra này đòi hỏi bạn phải thường xuyên rèn luyện và nâng cao vốn ngoại ngữ của mình. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì ít nhất bạn cũng phải nắm rõ các điểm ngữ pháp cơ bản và bạn cũng phải có khả năng viết lách, đọc hiểu được các văn bản tiếng Anh. 93 Bài kiểm tra về kiến thức tổng quát • Bài kiểm tra này để đánh giá kiến thức về mọi lĩnh vực của ứng viên. Nếu nhân viên có kiến thức tổng quát rộng sẽ giúp ích cho họ rất nhiều trong việc xử lý tình huống, giải quyết vấn đề và thậm chí cả trong giao tiếp. • Thông thường bài kiểm tra này bao gồm các câu hỏi thuộc tất cả các lĩnh vực như xã hội, khoa học, thể thao, văn học, toán học, văn hóa, tin học. • Để trả lời chính xác các câu hỏi này đòi hỏi ứng viên phải thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn. Tất nhiên là bạn không thể biết hết được kiến thức thuộc mọi lĩnh vực. Vì vậy, bạn nên trả lời những câu hỏi mà bạn đã biết nếu còn dư thời gian bạn hãy quay lại những câu hỏi khó. • Bạn không nên mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi và cũng cẩn thận khi trả lời những câu hỏi này vì nếu không bạn sẽ bị mắc bẫy 94 Bài kiểm tra kỹ năng, kiến thức chuyên môn • Ứng viên được yêu cầu thực hiện các thao tác thực tế họ sẽ gặp trong công việc • Đây là cách thức kiểm tra khả năng đáp ứng ngay lập tức yêu cầu công việc của ứng viên 95 96 97 98 99 Các bước đi đến bài thi thành công • Chuẩn bị • Sẵn sàng • Tận dụng thời gian • Giữ bình tĩnh 100 Chuẩn bị • Có thể làm một vài việc đơn giản để chuẩn bị cho bài kiểm tra này để cải thiện điểm số của mình trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt là các bài kiểm tra kỹ năng và logic. • Để chuẩn bị cho các bài kiểm tra kỹ năng, hãy tập làm bất cứ điều gì mà công việc sắp tới của bạn cần đến. Nhân viên đánh máy nên tập khả năng đánh máy còn biên tập viên hãy tập các kỹ năng có liên quan đến công việc biên tập. • Các bài kiểm tra logic thường được đưa ra nhằm đánh giá “khả năng tự luận” của các ứng viên. Những công ty tư vấn lớn - nơi phát triển công việc kinh doanh dựa trên khả năng giải quyết các vấn đề của khách hàng, là những công ty khét tiếng về các bài kiểm tra trí tuệ. Cách tốt nhất để các ứng viên chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra này là thực tế. Hãy tìm kiếm trên mạng một vài mẫu bài kiểm tra dạng này để làm thử. 101 Sẵn sàng • Ngay trước mỗi bài thi, ứng viên cần “lên dây cót” cho toàn bộ cơ thể: một tâm lý tốt, một hệ thống kiến thức được tập trung, một vẻ bề ngoài hoàn toàn phù hợp • Vũ khí tốt nhất khi bạn tham gia một bài kiểm tra đánh giá khả năng bản thân là Sự trung thực. Có thể bạn đã từng gây ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng trước đây bằng một diện mạo tuyệt vời nhưng đối với các bài kiểm tra kiểu này thì đừng bao giờ áp dụng “chiêu” hấp dẫn bề ngoài. Các bài kiểm tra được chuẩn bị rất công phu này yêu cầu bạn phải trung thực, thậm chí ngay cả khi ứng cử viên cố tính lẩn tránh. • Nói dối sẽ không có ích lợi gì cả vì cho dù bạn có kiếm được công việc đó thì cuối cùng nó cũng sẽ không phù hợp với bạn. 102 Tận dụng thời gian • Trừ khi bạn bị khống chế về mặt thời gian hoặc bạn phải làm các bài kiểm tra trên máy tính một cách tuần tự, nếu không, đừng nên vội vàng. Đừng quá hấp tấp. Hãy cẩn thận. Hấp tấp có thể khiến bạn mắc phải những lỗi đáng tiếc. • Trong trường hợp bài kiểm tra có sự giám sát của một người, đừng ngại đưa ra câu hỏi cho người này nếu bạn thấy chưa rõ về một phần nào đó. • Cuối cùng, nếu như bạn còn thời gian sau khi làm bài kiểm tra, hãy xem xét lại một lần nữa những câu trả lời của mình. 103 Giữ bình tĩnh Để tránh lo lắng vào ngày tham gia kiểm tra, hãy đến sớm hơn một chút, thư giãn và giữ thái độ tích cực. Hãy nhớ rằng những bài kiểm tra này đều ở mức trung bình. Nếu như bạn làm hỏng, cơ hội sẽ dành cho tất cả các ứng cử viên khác. 104 Khai thác tối đa lợi ích từ các bài thi • Cho dù bạn có giành được công việc hay không, đừng bao giờ quên thu thập thông tin phản hồi về bài thi. • Thông tin phản hồi giúp cho biết điểm mạnh cũng như những điểm cần cải thiện. • Hãy đề nghị một bản thông tin phản hồi và hỏi rõ những điểm mập mờ, đồng thời xin lời khuyên từ phía nhà tuyển dụng về những điểm cần hoàn thiện. 105 Nội dung 5 PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG 106 Phỏng vấn tuyển dụng • Các cấp độ phỏng vấn trong tuyển dụng • Các hình thức phỏng vấn • Kỹ năng trả lời phỏng vấn 107 Các cấp độ phỏng vấn trong tuyển dụng Phỏng vấn sàng lọc ( Screening Interview) • Kiểm tra giọng nói, chữ viết, phát âm • Đánh giá thể hình, sức khoẻ, phong thái, trang phục • Kiểm tra một vài kỹ năng đơn giản • Yêu cầu bạn phải chú ý tập chung và linh hoạt, ứng phó nhanh, chuẩn xác. 108 Các cấp độ phỏng vấn trong tuyển dụng Phỏng vấn chọn người (Hiring Interview) • Sàng lọc bớt số lượng ứng viên dự tuyển qua vòng 1. • Chọn những ứng viên phù hợp nhất cho công việc của Doanh Nghiệp • Yêu cầu bạn phải khẳng định được việc “nhận thức đúng bản thân và đặt mình vào vị trí công việc để đánh giá”. • Phải chủ động phân tích công việc Doanh Nghiệp để khẳng định năng lực bản thân. • Chú trọng thuyêt phục người phỏng vấn mình. • Luôn tạo sự thân mật, lịch sự, nhã nhặn và tinh tế. • Cuối cùng bạn cần soạn một thư ngắn cảm ơn người phỏng vấn bạn. 109 Các cấp độ phỏng vấn trong tuyển dụng (tiếp) Phỏng vấn xác định: (Confirmation Interview) • Bạn đối mặt với TGĐ,GĐ để trả lời phỏng vấn, cần tự tin. • Thể hiện tài năng, gây lòng tin, tạo mối quan hệ thiện cảm, hứng thú với công việc. 110 Các hình thức phỏng vấn Phỏng vấn hội đồng (Panel Interview) (HĐTD – một ứng viên) • Phía tuyển dụng là một nhóm người đồng loạt hỏi - thử năng lực và phản ứng của ứng viên. • Yêu cầu: cần lễ phép, bình tĩnh, tự tin, lịch sự trả lời từng người một. Phỏng vấn cá nhân HĐTD (1 người) phỏng vấn một ứng viên Phỏng vấn nhóm Một người hoặc nhiều người trong HĐTD phỏng vấn nhóm ứng viên 111 Các phương pháp phỏng vấn - Phỏng vấn tạo bầu không khí thoải mái - Phỏng vấn tạo áp lực VD: Phỏng vấn gây nhiễu (Stress Interview) • Nhà tuyển dụng cố gây nhiễu để thử phản ứng của ứng viên, nhằm quan sát thái độ của ứng viên. • Yêu cầu điềm tĩnh nghĩ kỹ và trả lời năng khiếu của mình. 112 Kỹ năng trả lời phỏng vấn Hãy làm một con người tự tin và chuyên nghiệp Khâu chuẩn bị: • Trang phục, đầu tóc, màu trang phục - lịch sự kín đáo và tinh tế. • Thái độ bình tĩnh, tự tin, lịch sự, an nói nhẹ nhàng,có văn hoá thể hiện tri thức và khả năng giao tiếp. • Khả năng bình luận chính trị,tôn giáo hay nhận xét về công ty, Doanh Nghiệp bạn xin tuyển. • Không ngồi khi chưa được phép của người phỏng vấn (chỗ họ mời). • Hãy sử dụng café hoặc trà khi được mời. • Không đi lại tỏ ra suy tư, lo lắng, bồn chồn - hồi hộp thiếu tự tin. 113 Kỹ năng trả lời phỏng vấn Vào cuộc phỏng vấn: • Đọc và nghe kỹ (phân tích nhanh) nội dung câu hỏi được phỏng vấn. • Đừng tỏ ra lo lắng, bối rối trước câu hỏi khó. • Không dùng từ xin lỗi nhiều khi lúng túng. • Ngồi chững chạc, ngay thẳng có bút giấy ghi chép lưu ý trả lời chắc chắn. • Cấm rung đùi,cười khẩy và vắt chéo chân. • Luôn cười mỉm và thuyết phục người phỏng vấn. • Tạo mối quan hệ thân thiện với người phỏng vấn, cấm tranh luận, không nhìn đồng hồ. • Năm được kịch bản của buổi phóng vấn,hiểu cách đánh giá của các hội đồng tuyển dụng. 114 Kỹ năng trả lời phỏng vấn Kết thúc phỏng vấn: • Khéo mở, khéo kết thì bạn là người thành công một nửa. • Bạn có thể cảm ơn và bắt tay người phỏng vấn, hẹn gặp lại,hân hạnh nếu như được liên hệ tiếp. 115 Một số kĩ năng thủ thuật trả lời phỏng vấn Điều nên làm: • Thái độ luôn tươi cười, nụ cười thiện cảm. • Trả lời trúng câu hỏi,chắc chắn, thận trọng không bốc đồng. Đặt mục tiêu cho câu trả lời. • Có thể hỏi lại(đối thoại)nếu có thời cơ và thể hiện tài ba và trí thông minh. • Tỏ thái độ lễ phép, cầu thị biết lắng nghe câu hỏi trước khi trả lời câu hỏi. Biểu hiện sự vinh hạnh và hưng phấn khi trả lời câu hỏi. 116 Một số kĩ năng, thủ thuật trả lời phỏng vấn Điều không nên làm: • Không được hấp tấp trả lời bừa, không căng thẳng , không nên gây ồn ào. • Không được ngắt lời người đang phỏng vấn. • Không được để điện thoại kêu trong lúc trả lời(tăt điện thoại) • Không được lý sự với người phỏng vấn. • Không được để nhiều loại giấy tờ linh tinh trong cặp sách • Đừng khúm núm, cũng đừng xu nịnh và tỏ ra quá tham tiền và ngược lại. 117 Một số kĩ năng thủ thuật trả lời phỏng vấn Tóm lại kĩ năng này cơ bản phải thể hiện: Trả lời • Ngắn gọn, dễ hiểu tỏ ra tích cực, chủ động. • Trả lời câu hỏi trúng trọng tâm, dùng ví dụ minh hoạ (nếu có). • Chủ động tối đa hoá thế mạnh của bản thân nhưng đừng quá đà. Cố gắng xoay chuyển điểm yếu thật lợi thế cho mình. • Luôn tư duy logic, chú ý theo dõi thái độ, cử chỉ của người hỏi để đối ứng. 118 Câu hỏi thảo luận 1) Phỏng vấn có mấy dạng,người bị phỏng vấn cần chuẩn bị những gì? 2) Kĩ năng phỏng vấn thành công thể hiện như thế nào? 119 CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG! 120
File đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_tim_kiem_viec_lam_va_tuyen_dung.pdf