Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới)

MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG

Về kiến thức: Yêu cầu học sinh trình bày được các kiến thức lý thuyết sau:

- Khái niệm kinh tế học, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, mối quan hệ giữa kinh tế

vi mô và kinh tế vĩ mô.

- Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô

- Ba vấn đề kinh tế cơ bản và cơ chế giải quyết ba vấn đề cơ bản.

- Một số quy luật trong lý thuyết lựa chọn: Quy luật khan hiếm, quy luật chi

phí cơ hội tăng dần và lợi suất giảm dần.

Về kỹ năng: Yêu cầu học sinh có được các kỹ năng làm bài tập thực hành:

- Tính toán và đánh giá được chi phí cơ hội của một quyết định lựa chọn.

- Dự đoán được ảnh hưởng của các quy luật kinh tế đối với hành vi của từng

chủ thể trong nền kinh tế.

- Áp dụng bài toán tối ưu để giải các bài toán lựa chọn đơn giản.

1.1. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ VI

1.1.1. Kinh tế học và các bộ phận của kinh tế học

a. Kinh tế học

Theo khái niệm chung nhất, Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người

hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng

chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng.

Cách thức vận hành và ứng xử của nền kinh tế xoay quanh vấn đề sử dụng

nguồn tài nguyên khan hiếm như thế nào cho có hiệu quả để thỏa mãn tốt nhất nhu

cầu không ngừng tăng lên của con người. Sự khan hiếm tài nguyên là vấn đề vốn có

của mọi nền kinh tế do mâu thuẫn giữa nhu cầu vô hạn của con người về hàng hóa,

dịch vụ và năng lực sản xuất có giới hạn của nền kinh tế. Mâu thuẫn này đặt ra vấn

đề: cần phải sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khan hiếm để thỏa mãn nhu cầu của

con người và của xã hội về các hàng hóa, dịch vụ. Kinh tế học có nhiệm vụ nghiên

cứu cách thức giải quyết vấn đề này, tức là nghiên cứu cách thức vận hành của nền

kinh tế và cách thức ứng xử của các chủ thể kinh tế trong việc phân bổ hiệu quả

nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế (tổng thể)

và hành vi của các chủ thể kinh tế riêng lẻ (những tế bào) trong nền kinh tế, bao gồm:

các doanh nghiệp, các hộ gia đình, những người lao động, chủ đất, nhà đầu tư và

chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế đều có những mục tiêu nhất định cần đạt được, đó là

mục tiêu tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa

hóa lợi nhuận, mục tiêu của hộ gia đình là tối đa hóa lợi ích khi tiêu dùng và mục tiêu

của Chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội, trong điều kiện khan hiếm nguồn lực.

Kinh tế học có nhiệm vụ giúp các thành viên kinh tế giải quyết các bài toán tối đa hóa

lợi ích kinh tế này.

b. Các bộ phận của kinh tế học

Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng kinh tế dưới hai góc độ, hình thành nên

hai bộ phận hữu cơ.

6Một là, góc độ bộ phận như hộ gia đình, một doanh nghiệp, một thị trường

hình thành nên môn kinh tế vi mô. Kinh tế vi mô là môn khoa học nghiên cứu cách

thức lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các thành viên trong một nền kinh tế (hộ

gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ).

Hai là, góc độ của toàn bộ nền kinh tế dẫn đến việc hình thành nên môn kinh tế

vĩ mô. Khác với kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô lại quan tâm đến các tổng lượng

của toàn bộ nền kinh tế, những biến số kinh tế lớn, các mục tiêu kinh tế chung của

một quốc gia như: tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp qua đó

nghiên cứu, tìm hiểu cách thức cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế

nói chung.

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 1

Trang 1

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 2

Trang 2

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 3

Trang 3

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 4

Trang 4

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 5

Trang 5

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 6

Trang 6

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 7

Trang 7

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 8

Trang 8

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 9

Trang 9

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 92 trang xuanhieu 8140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới)

Bài giảng Kinh tế vi mô (Mới)
iên quan đến việc sản xuất và tiêu dùng hàng hoá, dịch
vụ đó.
 P
 MC
 P = P
1 
+ P
2
 P
1
 D
 P
2
 D
1
 D
2
 Q Q* Q
85
* Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất 
Ngoại ứng tiêu cực là ngoại ứng gây ra thiệt hại cho người thứ ba. 
Ví dụ: Chất thải của các nhà máy, doanh nghiệp gây ô nhiễm không khí, nguồn
nước sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sảnlàm ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư
lân cận. Để cải tạo môi trường đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn, song nó không
phản ánh được giá cả thị trường. Kết quả là thị trường không tạo ra mức sản lượng tối
ưu cho xã hội.
Hình 6.2. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất
Thị trường cạnh tranh cung ứng mức sản lượng Q1 trên cơ sở chi phí tư nhân
cận biên (MPC) và lợi ích tư nhân cận biên (MSB – trùng với đường cầu). Tuy nhiên
càng tăng sản lượng thì xã hội càng phải bỏ ra nhiều chi phí để khắc phục ngoại ứng,
chi phí xã hội đối với người sản xuất bằng chi phí tư nhân của người sản xuất cộng
với chi phí của những người ngoài cuộc. Điều này làm cho chi phí xã hội cận biên
(MSC) cao hơn chi phí tư nhân cận biên (MPC). Mức sản lượng tối ưu cho xã hội chỉ
là Q2 nhỏ hơn mức sản lượng trên thị trường cạnh tranh.
* Ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
Hình 6.3. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
Hình 6.3. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng
86
 P
 MSC 
 F E
 P MPC
 D
 Q2 Q1 Q
 P
 MPC, MSC
 F
 E 
 E’
 MSB
 D
 Q1 Q2 Q
Trường hợp ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực trong tiêu dùng, đường cầu dịch
chuyển sang trái, sản lượng tối ưu của xã hội nhỏ hơn mức sản lượng được xác định
trên thị trường tư nhân. Trong trường hợp này, đường phản ảnh giá trị xã hội nằm
dưới đường cầu và sản lượng tối ưu xã hội Q1 nhỏ hơn sản lượng cân bằng thị trường
Q2 (Hình 6.3). 
Vậy với khuyết tật này, Chính phủ có thể sửa chữa bằng cách
đánh thuế đối với các ngoại ứng tiêu cực.
Hộp 6.1.
 Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 15/5, ông Hoàng Dương Tùng, Phó
Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, việc các chủ đầu
tư khu đô thị không xây dựng hệ thống xử lý nước thải (mà xả thẳng ra kênh, hồ
sông) là hành vi vi phạm. Trách nhiệm trước hết thuộc về chủ đầu tư.
Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm địa phương. Theo quy định, khu đô thị phải có
nghiệm thu. Vì vậy, cơ quan nghiệm thu, xây dựng phải có trách nhiệm. Hiện nhiều
khu đô thị viện đủ biện minh cho lý do vấn đề xả thẳng ra môi trường, như chi phí
đầu tư lớn, kinh tế khó khăn...
“Chúng tôi đang lên kế hoạch kiểm tra, thanh tra các vấn đề liên quan đến môi trường
tại khu đô thị. Chúng tôi sẽ kết hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng,
bởi nếu để tình trạng thế này rất nguy hiểm. Nếu không làm gắt gao, tình hình ô
nhiễm ngày một gia tăng, không đảm bảo chất lượng cuộc sống cho chính người dân
tại khu đô thị”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, trong Nghị định 117 về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường,
mức lớn nhất là 500 triệu đồng cho 1 hành vi nói chung. Việc chủ đầu tư xả ra môi
trường, Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường cần xem xét và có thể phạt nhiều hành
vi.
Sau khi phạt xong, phải buộc chủ đầu tư xây khu xử lý nước thải. “Báo chí nên vào
cuộc vì vấn đề này thời sự. Chủ đầu tư quảng bá và thu tiền cao, nhưng một số công
trình về môi trường ít chú ý. Không thể để chủ đầu tư tiếp tục xả bẩn.Việc khắc phục
tốn kém, nhưng bắt buộc phải làm”, ông Tùng cho biết.
Theo: Báo Tiền Phong
6.1.3. Thông tin không hoàn hảo
Khi thông tin không hoàn hảo (thông tin về giá cả thị trường, về chất lượng sản
phẩm không đầy đủ, chính xác) sẽ làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường và làm
cho hệ thống thị trường hoạt động không hiệu quả. Việc thiếu thông tin hoặc thông
tin không chính xác có thể làm cho người sản xuất cung cấp quá nhiều sản phẩm này
trong khi lại có quá ít sản phẩm khác.
87
Hình 6.4. Ảnh hưởng của thông tin không hoàn hảo
Đường cầu D là đường cầu khi người tiêu dùng chưa có đầy đủ thông tin về
sản phẩm (về chất lượng, về mức độ nguy hại của sản phẩm với người tiêu dùng).
Khi có thông tin đầy đủ, người tiêu dùng có thể giảm mức tiêu dùng, làm đường cầu
dịch chuyển xuống D’. Với thông tin đầy đủ, mức tiêu dùng của thị trường là Q’ đảm
bảo được lợi ích cho người tiêu dùng.
6.14. Độc quyền và sức mạnh của thị trường
Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo, các doanh nghiệp đặt giá cao hơn
chi phí cận biên (P > MC), trong khi người tiêu dùng luôn cân bằng giá với lợi ích
cận biên thu được từ hàng hoá đó. Chính vì vậy, lợi ích cận biên luôn lớn hơn chi phí
cận biên. Các ngành này có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất, trong khi việc mở
rộng quy mô sản xuất lại có lợi cho người tiêu dùng, cho xã hội. 
Hình 6.5. Sức mạnh của thị trường
 P
 S
 P E 
 E’ D
 P’ 
 D’
 Q’ Q Q
88
 P 
 MC
 B
 PB 
 A
 PA 
 QA QB Q
Một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ lựa chọn mức sản lượng QA còn nhà độc
quyền chọn mức sản lượng QB và giá là PB. Tại đó, lợi ích cận biên của xã hội luôn
lớn hơn chi phí cận biên của xã hội, xã hội sẽ có lợi hơn khi tăng sản lượng lên QB,
mức lợi mà xã hội có thêm khi tăng sản lượng lên QB biểu hiện là diện tích tam giác
ABC.
6.1.5. Những rủi ro khiếm khuyết khác
Một hệ quả của cơ chế thị trường là dẫn đến sự phân hoá về thu nhập giữa các
ngành, các khu vực kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền gây nên
bất bình đẳng trong xã hội. Do đó phải có bàn tay can thiệp của Chính phủ để phân
phối lại thu nhập, hàng hoá giữa các thành viên trong xã hội.
6.2. CHỨC NĂNG, CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP CỦA CHÍNH
PHỦ 
6.2.1. Chức năng kinh tế của Chính phủ
- Xây dựng, ban hành pháp luật, các quy định và quy chế điều tiết: Trên cơ
sở Hiến pháp, Luật của Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành các chính sách,
chế độ quản lý kinh tế nhằm cụ thể hoá và thực hiện Hiến pháp, Luật. Xây dựng hệ
thống các quy định chi tiết, các quy chế điều tiết tạo nên một hành lang pháp lý cho
các hoạt động kinh tế, hướng các hoạt động kinh tế phát triển có hiệu quả.
- Ổn định và cải thiện các hoạt động kinh tế: Chính phủ thông qua các chính
sách kinh tế vĩ mô: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả nhằm
giảm bớt dao động của chu kỳ kinh doanh, hạn chế thất nghiệp, lạm phát, phá vỡ trì
trệ, ổn định tăng trưởng kinh tế; hướng dẫn, điều tiết các hoạt động kinh tế trong
nước đồng thời cải thiện quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, tạo cơ hội thuận lợi cho
các hoạt động kinh tế phát triền, mở rộng quan hệ đầu tư thương mại với nước ngoài.
 - Cải thiện phân phối thu nhập: Thông qua công cụ của chính sách tài khoá,
Chính phủ các nước có thể điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo. 
- Đại diện cho quốc gia trên thương trường quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế
đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa là,
Chính phủ đóng vai trò thiết yếu đại diện cho quyền lợi quốc gia trên diễn đàn quốc
tế. 
6.2.2. Các công cụ chủ yếu của Chính phủ tác động đến kinh tế 
- Chính sách thuế: Thuế là công cụ tài chính quan trọng để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế. Thông qua hệ thống thuế, Chính phủ có thể điều chỉnh chu kỳ kinh tế, giữ
nhịp tăng trưởng bền vững; thúc đẩy hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ
hợp lý; điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội; huy
động mọi thành viên trong xã hội đóng góp kinh phí để sản xuất và cung ứng hàng
hoá công cộng.
- Chi tiêu của Chính phủ: Qua chi tiêu, Chính phủ có thể hỗ trợ đẩy nhanh tốc
độ phát triển ở những ngành, những lĩnh vực then chốt chủ đạo tạo ra sự phát triển
cân đối trong nền kinh tế; tác động vào tổng cung, tổng cầu góp phần ổn định thị
trường giá cả; đảm bảo quỹ hàng hoá công cộng cho nhu cầu xã hội; hỗ trợ các đối
tượng chính sách thực hiện công bằng xã hội.
89
- Tiền t:. Thông qua công cụ tiền tệ, Chính phủ điều hoà lượng cung về tiền tệ
trong lưu thông, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường giá cả, duy trì sự tăng trưởng
bền vững.
- Giá cả: Thông qua công cụ giá cả, Chính phủ có thể chi phối đến sự hình
thành và vận động của giá cả thị trường, từ đó hướng dẫn sản xuất tạo ra cơ cấu sản
lượng tối ưu cho xã hội; chi phối đến quyền lực thị trường; điều hoà thu nhập giữa
các ngành, các tầng lớp dân cư đảm bảo công bằng xã hội.
- Hệ thống kinh tế nhà nước: Hệ thống kinh tế nhà nước là một công cụ đắc
lực để định hướng phát triển nền kinh tế, khắc phục các khuyết tật của thị trường.
Thông qua hệ thống kinh tế nhà nước, Chính phủ có thể trực tiếp tham gia điều hành
việc sản xuất và cung ứng hàng hoá, dịch vụ đặc biệt là các hàng hoá, dịch vụ công
cộng.
6.2.3. Các phương pháp điều tiết của Chính phủ
* Các phương pháp điều tiết trực tiếp
- Điểu tiết thông qua sản lượng
Đây là phương pháp điều chỉnh sản lượng trực tiếp. Theo phương pháp này,
bằng các công cụ kinh tế chủ yếu, Chính phủ điều tiết các hoạt động kinh tế thông
qua việc điều tiết sản lượng. Như công cụ thuế, chi tiêu và hệ thống kinh tế nhà nước
nhằm điều tiết sản lượng của nền kinh tế, tạo ra một cơ cấu sản lượng tối ưu.
- Điều tiết thông qua giá cả
Phương pháp này điều tiết các hoạt động kinh tế trực tiếp thông qua kiểm soát
giá trần và giá sàn.
* Các phương pháp điều tiết gián tiếp
- Với công cụ tiền tệ, thuế, Chính phủ tác động gián tiếp đến sự hình thành và
vận động của giá cả thị trường. Từ đó góp phần phân bổ nguồn lực một cách có hiệu
quả; phát tín hiệu, điều hướng các hoạt động sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường,
nâng cao hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế.
- Điều tiết thông qua luật pháp, thể hiện thông qua các luật lệ, quy định các
điều kiện đối với các hoạt động kinh tế nào đó, như luật hạn chế mức độ ô nhiễm, độc
quyền, các quy định về điều kiện làm việc,
 Sử dụng thuế và 
tài trợ để làm 
thay đổi động lực
Chính sách 
chung 
Vấn đề đã phát hiện: Thất bại thị 
trường (MF), thất bại nhà nước 
(GF), vấn đề phân phối (DI), hạn 
chế của mô hình cạnh tranh 
(LCF) 
Các hạn chế điển hình và 
hậu quả bổ sung 
Thuế bên phía cung 
Thuế đầu ra MF: Yếu tố ngoại tác tiêu cực 
DI: Chuyển giao lợi nhuận khan 
hiếm 
Điều chỉnh thường xuyên 
mức thuế yêu cầu 
Hải quan LCF: Sức mạnh thị trường của nhà 
xuất khẩu nước ngoài 
Thiệt hại vô ích cho khách 
hàng; hành vi mưu lợi của 
nhà sản xuất 
90
Tài trợ bên phía cung 
Trợ cấp phù hợp MF: Yếu tố ngoại tác tích cực 
MF: Hàng hóa công 
DI: Tăng tính công bằng 
Hướng đến thu nhập chung 
bằng cách giảm nỗ lực 
Chi tiêu thuế 
(khấu trừ và tín 
dụng doanh 
nghiệp) 
MF: Yếu tố ngoại tác tích cực 
MF: Hàng hóa công 
Phân bổ sai nhân lực giữa 
các ngành; mất công bằng 
thuế theo chiều ngang 
Thuế bên phía cầu 
Thuế hàng hóa và
phí người dùng 
MF: Yếu tố ngoại tác tiêu cực 
MF: Mất cân xứng thông tin 
MF: Hàng hóa công, đặc biệt tự do 
tiếp cận 
Thiệt hại vô ích và chợ đen 
Tài trợ bên phía cầu 
Tài trợ nói chung MF: Yếu tố ngoại tác tích cực 
LCF: Sự phụ thuộc qua lại của hữu 
dụng 
DI: các sàn về tiêu dùng 
Hạn chế lựa chọn của người 
tiêu dùng; thất bại cung do 
quan liêu; dồn cục dẫn đến 
phân phối mất công bằng 
Tem phiếu MF: Yếu tố ngoại tác tích cực 
DI: Tăng công bằng 
GF: Thất bại cung do quan liêu 
Mất cân xứng thông tin; 
cung mất tính co dãn trong 
ngắn hạn; phản kháng định 
chế 
Chi tiêu thuế 
(khấu trừ và tín 
dụng cá nhân) 
MF: Yếu tố ngoại tác tích cực 
DI: Tăng công bằng 
Định mục tiêu tài trợ kém; 
mất công bằng thuế theo 
chiều dọc 
91
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích những ví dụ thực tế làm rõ những thất bại của nền kinh tế thị trường?
2. Phân tích vai trò của Chính phủ trong việc khắc phục những thất bại của nền kinh 
tế thị trường?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Lựa chọn đáp án đúng nhất
1. Để phân phối lại thu nhập cho công bằng hơn chính phủ sử dụng
a. Thuế thu nhập b. Thay đổi tiền công cho đều nhau
c. Tịch thu tài sản của người giàu d. Quy định lại quyền thừa kế
2. Thu nhập được coi là phân phối công bằng khi
a. Tất cả mọi cá nhân đều lĩnh tiền lơng nh nhau
b. Tất cả mọi cá nhân có cùng lợng tiền trong tài khoản
c. Tất cả cá nhân có cùng diện tích đất sử dụng
d. Không nào đúng
3. Thị trường có xu hướng tạo ra lượng hàng hóa công cộng
a. Ít hơn mức tối ưu cho xã hội. b. Bằng mức tối ưu cho xã hội.
c. Nhiều hơn mức tối ưu cho xã hội. d. Các phương án a, b và c đều 
đúng.
4. Hạn chế của kinh tế thị trường chỉ là
a. Hàng hoá công cộng, các nhân tố ngoại ứng, thông tin không hoàn hảo.
b. Độc quyền và sức mạnh của thị trường, các nhân tố ngoại ứng, thông tin không 
hoàn hảo.
c. Cạnh tranh hoàn hảo, các nhân tố ngoại ứng, thông tin không hoàn hảo.
d. Các phương án a, b và c đều sai.
5. Hai đặc tính chủ yếu là tính không cạnh tranh trong tiêu dùng và tính không 
loại trừ trong tiêu dùng là đặc tính chủ yếu của
a. Hàng hoá thay thế. b. Hàng hoá bổ sung.
c. Hàng hoá xa xỉ. d. Hàng hoá công cộng thuần tuý.
6. Trong sản xuất, ngoại ứng tích cực là
a. Ngoại ứng gây thiệt cho người thứ ba.
b. Ngoại ứng gây thiệt cho người thứ tư.
c. Ngoại ứng mang lại lợi ích cho người thứ ba. 
d. Không gây ảnh hưởng gì đến người thứ ba.
7. Điều nào sau đây là ví dụ cho trường hợp ngoại ứng tích cực.
a. Giáo dục, đào tạo
b. Hoạt động nghiên cứu kiến thức cơ bản
c. Xây dựng khu chế xuất ở khu vực có kinh tế kém phát triển
d. Tất cả các điều trên
8. Hàng hóa nào dưới đây có tính không loại trừ trong tiêu dùng 
92
a. Xe buýt công cộng b. Viện bảo tàng
c. Phòng tranh triển lãm mất phí d. Ngọn đèn hải đăng
9. Nếu chính phủ trợ cấp cho một hàng hóa, thì
a. Chính phủ trả chi phí và chỉ người sản xuất được lợi
b. Chính phủ trả chi phí và chỉ người tiêu dùng được lợi
c. Người sản xuất trả chi phí và người tiêu dùng đợc lợi
d. Chính phủ trả chi phí và cả nưgời tiêu dùng lẫn người sản xuất được lợi
10. Hãng cạnh tranh độc quyền gây ra phần mất không vì
a. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí cận biên 
b. Bán sản phẩm với giá bằng doanh thu cận biên 
c. Bán sản phẩm với giá lớn hơn chi phí cận biên 
 d. Bán sản phẩm với giá bằng chi phí cố định 
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu trong nước
1. TS. Nguyễn Văn Dần (2006), Những vấn đề cơ bản về Kinh tế học vi mô, NXB 
Lao động - Xã hội.
 2. TS. Nguyễn Kim Dũng (2005), Nguyên lý kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, Hà 
Nội.
3. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2008), Giáo trình kinh tế học vi mô (Dùng trong các 
trường chuyên nghiệp khối kinh tế), NXB Giáo dục.
4. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2008), Bài tập kinh tế học vi mô chọn lọc (Dùng 
trong các trường chuyên nghiệp khối kinh tế), NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Kinh tế học vi mô (Giáo trình dùng trong các 
trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế), NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Trường Đại học kinh tế quốc dân (2004), Những nguyên lý của kinh tế học, NXB
Lao động, xã hội.
* Tài liệu nước ngoài
1. David Begg, Stanley Fisher Rudiger Dornbusch (1992), Kinh tế học, NXB Đại 
học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
 2. N. Gregory Mankiw (2003), Nguyên lý kinh tế học tập 1,2 , NXB Thống kê, Hà 
Nội.
94

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_vi_mo_moi.pdf