Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ
1.1. Nguồn gốc, khái niệm và vai trò của thƣơng mại - dịch vụ
1.1.1. Nguồn gốc của thương mại - dịch vụ
a. Cơ sở ra đời của thương mại - dịch vụ
Thƣơng mại - Dịch vụ đƣợc tồn tại và phát triển trong xã hội có sản xuất
hàng hóa và lƣu thông hàng hóa. Khi không còn sản xuất hàng hóa và lƣu thông
hàng hóa thì thƣơng mại dịch vụ cũng tự mất đi. V. I. Lênin đã chỉ ra rằng “nên
hiểu sản xuất hàng hóa là một tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất đều do
con ngƣời cá thể riêng lẻ sản xuất ra, mỗi ngƣời chuyên làm một sản phẩm nhất
định, thành thử muốn thỏa mãn nhu cầu của xã hội thì cần phải mua bán sản
phẩm. Vì vậy, sản phẩm mới trở thành hàng hóa trên thị trƣờng”. Từ đó rút ra
những điều kiện ra đời, tồn tại và phát triển sản xuất hàng hóa, lƣu thông hàng
hóa nhƣ sau: Kinh tế thƣơng mại dịch vụ ra đời dựa trên tiền đề về sở hữu tƣ
liệu sản xuất và phân công lao động xã hội cũng nhƣ về lợi thế so sánh của mỗi
vùng, mỗi quốc gia hay của mỗi doanh nghiệp, doanh nhân.
Sở hữu tư liệu sản xuất:
Sự khác nhau về tƣ liệu sản xuất đã dẫn đến sự khác nhau về sản phẩm của
xã hội. Xã hội xuất hiện những nhóm ngƣời có tƣ liệu sản xuất đƣợc hƣởng phần
lớn hơn khi thành quả của lao động tạo ra theo hƣớng chuyên môn hóa. Chuyên
môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lƣợng sản xuất xã hội và là một trong
những động lực chủ yếu của tăng trƣởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong
xã hội các sản phẩm giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Mối quan hệ trao
đổi hàng tiền đó chính là lƣu thông hàng hóa.
Trong chế độ chiếm hữu tƣ nhân về tƣ liệu sản xuất, ngƣời sản xuất độc lập
với nhau về mặt kinh tế. Sản phẩm sản xuất ra thuộc quyền chiếm hữu của từng
ngƣời sản xuất riêng lẻ, không ai có quyền lấy không của họ, do đó, đòi hỏi sự
trao đổi sản phẩm giữa những ngƣời sản xuất với nhau phải là sự trao đổi hoàn
lại, mà phải hoàn lại một vật có giá trị tƣơng đƣơng. Sản phẩm trở thành hàng
hóa. Trong nền sản xuất lớn, sự tách biệt giữa quyền sở hữu về tƣ liệu sản xuất
và quyền sử dụng, thì sự tách biệt kinh tế giữa ngƣời sản xuất, giữa các doanh
nghiệp thuộc cùng một chế độ sở hữu do tính tự chủ kinh doanh quyết định.
Chính do chế độ sở hữu khác nhau về tƣ liệu sản xuất và những hình thức tách4
biệt khác về kinh tế đã làm cho lao động của ngƣời sản xuất mang tính chất lao
động tƣ nhân, làm cho sản xuất và tái sản xuất của họ tách biệt với nhau về mặt
kinh tế. Trong điều kiện đó, khi muốn tiêu dùng các sản phẩm của nhau thì họ
phải trao đổi sản phẩm dƣới hình thái hàng hóa - tiền tệ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế thương mại và dịch vụ
nh tế: Là một yếu tố rất quan trọng, nó chi phối, tác động tới hiệu quả kinh tế của cả nền kinh tế nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng. 183 b. Các yếu tố chủ quan - Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp du lịch: Thể hiện về mặt vật chất mà doanh nghiệp dùng để sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm tài sản cố định và tài sản lƣu động. Về mặt giá trị nó bao gồm vốn cố định và vốn lƣu động. - Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp: Đây cũng là một yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch phải chú trọng đến công tác đào tạo, không ngừng nâng cao đội ngũ lao động, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên. - Cơ cấu tổ chức và phƣơng pháp quản lý của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp phải gọn nhẹ và có hiệu quả. Các nhân tố trên tác động đến hiệu quả kinh tế theo các hƣớng khác nhau nhƣng chúng có một mối liên hệ và tác động qua lại với nhau. Do đó, việc đánh giá một cách đúng đắn và khai thác triệt để những tác động có lợi là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế. 4.6.6.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển, các doanh nghiệp không còn con đƣờng nào khác là phải nâng cao hiệu quả kinh tế. Vì có nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tích lũy để tái sản xuất mở rộng, tăng cƣờng ƣu thế trong cạnh tranh để từ đó mới có điều kiện giải quyết thỏa đáng lợi ích kinh tế giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời lao động. Nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài mà không có biện pháp khắc phục thì tất yếu doanh nghiệp sẽ bị phá sản. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch cần tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm: Khôi phục thị trường du lịch bằng cách phát huy lợi thế so sánh, giảm giá vé du lịch, tặng vé miễn phí cho một số khách du lịch đặc biệt, thực hiện quảng cáo thƣơng hiệu và trợ giá cho sản phẩm du lịch, giảm hoặc giãn thuế cho các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch; Thu hút khách quốc tế (xuất khẩu tại chỗ) nhằm tăng thu ngoại tệ, duy trì cân bằng cán cân thanh toán, giảm thiểu lạm phát; Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng; Phát triển gói sản phẩm riêng cho du khách; Quảng cáo, quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch; 184 Cải cách các thủ tục hành chính, đặc biệt là xuất nhập khẩu; Khuyến khích du lịch nội địa nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng lƣu chuyển và hiệu quả sử dụng vốn, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP, tạo nhiều việc làm mới, đảm bảo an sinh xã hội; Tăng cường hợp tác và liên kết kinh doanh du lịch. 4.7. Dịch vụ bảo hiểm 4.7.1. Khái niệm Trong cuộc sống cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, con ngƣời luôn gặp phải những điều không chắc chắn và rủi ro. Do vậy, bảo hiểm chính là giá đỡ cho những thiệt hại do rủi ro gây ra. Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các thỏa thuận đƣợc ghi trong Hợp đồng Bảo hiểm. Về mặt bản chất thì bảo hiểm đƣợc xem nhƣ là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm. Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một ngƣời hay của một số ít ngƣời cho cả cộng đồng những ngƣời có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi ngƣời trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung - quỹ bảo hiểm - nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố. Bảo hiểm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất và đời sống của xã hội đƣợc diễn ra bình thƣờng. Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, đƣợc sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thƣờng là tổn thất về tài chính, con ngƣời nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. 4.7.2. Đặc điểm * Đặc điểm chung: Sản phẩm bảo hiểm mang những đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ: tính không hiện hữu, tính không tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính không đồng nhất về chất lƣợng sản phẩm, tính không lƣu trữ. 185 * Đặc điểm riêng: - Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm “không mong đợi”: Không giống nhƣ những loại sản phẩm khác, khi mua một sản phẩm bảo hiểm thì ngƣời tham gia phải thanh toán một khoản phí cho ngƣời bảo hiểm nhƣng họ chỉ thực sự nhận đƣợc giá trị sử dụng của sản phẩm đó khi họ có rủi ro thông qua số tiền bồi thƣờng của bảo hiểm. Do vậy, khi tham gia bảo hiểm, khách hàng không mong muốn nhận đƣợc số tiền đƣợc chi trả từ bảo hiểm vì không ai muốn rủi ro xảy ra đối với mình; - Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của “chu trình hạch toán đảo ngược”: Chu trình kinh doanh đảo ngƣợc là sản phẩm đƣợc bán ra trƣớc, doanh thu đƣợc thực hiện trƣớc rồi sau đó mới phát sinh chi phí. Theo chu trình này, các tổ chức bảo hiểm nhận phí bảo hiểm trƣớc và thực hiện nghĩa vụ sau với bên đƣợc bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm thực tế. Đặc điểm này tạo ra tính nhàn rỗi của vốn bảo hiểm, từ đó cho phép các tổ chức bảo hiểm có thể sử dụng chúng tham gia vào thị trƣờng tài chính để sinh lời; - Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”: Có nghĩa là lợi ích đối với khách hàng từ việc chi trả, bồi thƣờng cũng bấp bênh và xê dịch theo thời gian. Ngƣời ta mua bảo hiểm nhƣng không biết mình sẽ sử dụng khi nào. Đối với loại sản phẩm chỉ mang tính rủi ro thì khách hàng mua bảo hiểm không những không mong muốn mà còn không bao giờ có ý nghĩa sẽ gặp rủi ro để đƣợc bồi thƣờng. 4.7.3. Tính chất - Tính kinh tế của bảo hiểm: Đối với ngƣời tham gia bảo hiểm, họ phải nộp vào quỹ bảo hiểm một số phí bảo hiểm, đồng thời họ lại nhận từ quỹ bảo hiểm một số tiền bồi thƣờng góp phần ổn định về kinh tế do rủi ro gây ra, nhờ đó sẽ giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách. Đối với công ty bảo hiểm, các hoạt động của các tổ chức bảo hiểm là hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. - Tính xã hội của bảo hiểm: Mỗi thành viên trong xã hội đều có quyền tham gia bảo hiểm. Ngƣợc lại, xã hội lại có trách nhiệm bảo hiểm cho các thành viên của mình. Ngoài ra, bảo hiểm còn mang tính nhân đạo, tính tƣơng trợ lẫn nhau và tính cộng đồng. - Tính dịch vụ của bảo hiểm: Ở đâu có nhu cầu bảo hiểm thì ở đó có hoạt động bảo hiểm. Nhƣ vậy, bảo hiểm ra đời trên hai cơ sở cơ bản: Do nhu cầu của các thành viên tham gia và do giao lƣu văn hóa, kinh tế giữa các vùng và các nƣớc với nhau. Kinh tế xã hội càng phát triển thì nhu cầu bảo hiểm càng cao. 186 4.7.4. Chức năng * Chức năng phân phối của bảo hiểm đƣợc thực hiện thông qua quá trình lập và sử dụng quỹ bảo hiểm. Quan hệ phân phối của bảo hiểm là quan hệ phân phối lại thu nhập của các đối tƣợng tham gia bảo hiểm, cũng nhƣ thu nhập của ngân sách. Chức năng này đƣợc thể hiện thông qua việc bồi thƣờng và nó có hai đặc điểm: - Việc phân phối này chỉ diễn ra với ngƣời mua bảo hiểm; - Mức độ phân phối nói chung là không định trƣớc, phân phối của bảo hiểm là phân phối không đều, theo quy luật số đông bù số ít. * Chức năng bảo vệ quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm đƣợc thể hiện thông qua việc giám sát việc thực hiện các chính sách bảo hiểm đối với các đối tƣợng. Đồng thời chức năng này còn đƣợc thể hiện thông qua việc đề phòng và hạn chế rủi ro xảy ra, cũng nhƣ hạn chế tổn thất sau khi xảy ra rủi ro. Hoạt động bảo hiểm sẽ đem lại sự ổn định về kinh tế cho các đối tƣợng mua bảo hiểm, tăng thu và giảm chi cho ngân sách, đảm bảo an toàn cho xã hội. Ngoài ra, hoạt động bảo hiểm còn góp phần tăng cƣờng hoạt động kinh tế giữa các nƣớc. 4.7.5. Các hình thức bảo hiểm chủ yếu ở Việt Nam a. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành trong chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động và gia đình họ khi ngƣời lao động bị mất hay giảm khả năng lao động. Các tổ chức, các doanh nghiệp sử dụng lao động phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với ngƣời lao động. Mặt khác, các công nhân viên chức, ngƣời lao động sẽ bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi bảo hiểm xã hội. Tại Việt Nam hiện nay, có hai cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội là: - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: quản lý 5% trong 15% để chi cho ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, an dƣỡng và nghỉ ngơi; - Bộ Lao động, Thƣơng binh và xã hội: từ năm 1995 đến nay, quỹ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động, Thƣơng binh và xã hội quản lý. Trong đó: 10% trong tổng số 14% để chi cho 3 chế độ: nghỉ hƣu, mất sức và tử tuất. b. Bảo hiểm y tế Con ngƣời trong quá trình tồn tại và phát triển khó có thể tránh khỏi ốm đau và bệnh tật bất ngờ. Để chủ động về tài chính cho việc khám và chữa bệnh, ngƣời ta có rất nhiều biện pháp khác nhau, nhƣng biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm y tế. 187 Bảo hiểm y tế sẽ giúp ngƣời tham gia bảo hiểm y tế khắc phục khó khăn về kinh tế khi rủi ro về mặt sức khỏe xảy ra. Hơn nữa, bảo hiểm y tế góp phần nâng cao chất lƣợng và công bằng xã hội trong việc khám chữa bệnh. Cơ quan Bảo hiểm Y tế Việt Nam ra đời ngày 10/1992 theo Quyết định số 299-HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trƣởng. Ở Việt Nam, bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với cán bộ, công nhân viên đang làm việc, hƣu trí, bị mất sức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức Đảng, Đoàn thể do hƣởng lƣơng bằng ngân sách, các tổ chức, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuê lao động, các tổ chức quốc tế có thuê lao động Việt Nam. Nguồn của bảo hiểm y tế thƣờng là do giới chủ, ngƣời lao động và một phần là do ngân sách Nhà nƣớc cấp. Ngƣời tham gia bảo hiểm có trách nhiệm đóng góp chi phí bảo hiểm y tế theo phƣơng thức cùng chi trả và đƣợc quyền khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã đăng ký. Mọi chi phí cho việc khám, chữa bệnh sẽ đƣợc bảo hiểm y tế chi trả theo quy định. Theo quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 thì Bảo hiểm Y tế sát nhập vào Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. c. Bảo hiểm kinh doanh Bảo hiểm hoạt động kinh doanh: đây là tổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế, nhằm khắc phục hậu quả do rủi ro bất ngờ xảy ra cho hoạt động kinh doanh của họ để ổn định, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh. Khi tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm kinh doanh cần phải tôn trọng các nguyên tắc cơ bản sau: - Chỉ bảo hiểm những gì không lƣờng trƣớc đƣợc; - Bảo hiểm không đƣợc phép biến thành phƣơng tiện để ngƣời tham gia bảo hiểm làm giàu bất chính; - Quyền lợi bảo hiểm tƣơng ứng với nghĩa vụ đóng góp; - Bảo hiểm không có nghĩa là trút hết trách nhiệm cho ngƣời bảo hiểm. Bên cạnh các nguyên tắc trên, các công ty bảo hiểm cần tôn trọng các nguyên tắc sau: Nguyên tắc số đông; phân tán rủi ro; trung thực tuyệt đối; lựa chọn rủi ro. Kinh tế phát triển, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, tính rủi ro trong kinh doanh càng cao thì nhu cầu bảo hiểm kinh doanh càng cao. Tuy vậy, bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam trong suốt thời gian qua chƣa có sự phát triển tƣơng xứng. Doanh thu từ bảo hiểm kinh doanh còn thấp và không ổn định. 188 d. Bảo hiểm tài sản Tải sản là của cải vật chất do lao động xã hội tạo ra và tích lũy lại. Nó cũng là cơ sở vật chất của các đơn vị kinh tế, cũng nhƣ của từng cá nhân và từng gia đình. Bảo hiểm tài sản là góp phần bảo vệ quyền sở hữu của đối tƣợng tham gia bảo hiểm, đồng thời nó cũng bảo đảm an toàn cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế và đảm bảo đời sống cho ngƣời dân trƣớc những rủi ro đe dọa. Các rủi ro đƣợc bảo hiểm chủ yếu là: Hỏa hoạn, do thiên tai bất ngờ, do hành động hy sinh để cứu tính mạng con ngƣời, cứu các tài sản khác có giá trị hơn. Rủi ro có đặc trƣng của từng loại tài sản, tùy loại tài sản mà số tiền đƣợc xác định khác nhau. e. Bảo hiểm hàng hóa xuất, nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển Hàng hóa xuất, nhập khẩu đều phải mua bảo hiểm. Ngƣời mua bảo hiểm có thể là ngƣời bán hoặc mua hàng. Ngƣời bán, ngƣời mua, ngƣời chuyên chở, ngƣời bảo hiểm, khi có rủi ro xảy ra nhƣ thiên tai, do tai nạn bất ngờ, ngƣời bảo hiểm chỉ trả bảo hiểm cho những rủi ro do nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm bảo hiểm, tổn thất bao gồm tổn thất riêng và tổn thất toàn bộ. Bảo hiểm vừa bồi thƣờng giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng, vừa chi trả những chi phí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hƣ hại khi tổn thất xảy ra và gọi là tổn thất chi phí riêng. Hao hụt tự nhiên của hàng hóa về trọng lƣợng không đƣợc tính vào tổn thất bộ phận vì bảo hiểm không bồi thƣờng hao hụt tự nhiên. Ngoài hình thức bảo hiểm trên, kinh doanh bảo hiểm còn hoạt động trong các lĩnh vực sau: Bảo hiểm cháy, bảo hiểm thuê tàu, bảo hiểm trách nhiệm cá nhân, bảo hiểm đầu tƣ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm con ngƣời, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phƣơng tiện giao thông trong nƣớc 189 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 1. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ. Liên hệ thực tế ở Việt Nam ? 2. Trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ thƣơng mại ? 3. Dịch vụ logistics có vai trò và ý nghĩa nhƣ thế nào đối với hoạt động kinh tế ? 4. Dịch vụ trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa có những loại hình nào. Nêu vai trò và đặc điểm của các loại hình đó ? 5. Phân tích điều kiện phát triển dịch vụ du lịch. Liên hệ thực tế ở Việt Nam ? 6. Phân tích chức năng của dịch vụ bảo hiểm. Khái quát các hình thức bảo hiểm chủ yếu ở Việt Nam ? 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Đào (2003). Giáo trình Kinh tế các ngành thương mại - dịch vụ. Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2008). Giáo trình Kinh tế thương mại. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 3. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Thanh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đặng Thu Hƣơng, Phạm Thị Minh Thảo (2011). Logistics những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam. Nxb Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ Logistics. 5. Phạm Thị Định, Nguyễn Văn Định (2015). Giáo trình Kinh tế bảo hiểm. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009). Giáo trình Kinh tế du lịch. Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 7. Ủy ban thƣờng vụ quốc hội (1999). Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam. 8. Quyết định số 299-HĐBT ngày 15/8/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Bảo hiểm Y tế Việt Nam. 9. Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 về việc sát nhập Bảo hiểm Y tế vào Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. 10. Nguyễn Thông Thái, An Thị Nhàn (2011). Giáo trình Quản trị Logistics kinh doanh. Nxb Thống kê, Hà Nội.
File đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_thuong_mai_va_dich_vu.pdf