Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia

thảo luận trên diễn đàn.

 Đọc tài liệu:

Giáo trình lý thuyết kiểm toán – Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – Chủ biên:

GS.TS Nguyễn Quang Quynh và PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa.

 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc

qua email.

 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Bài học này khái quát các loại kiểm toán được phân loại theo các tiêu thức khác nhau, trong

đó, tập trung trình bày về bản chất và nội dung của các loại kiểm toán được phân loại theo

hai tiêu thức cơ bản, đó là: (i) phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán và (ii) phân

loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy.

Mục tiêu

 Nắm được các loại kiểm toán được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.

 Nắm được bản chất của từng loại và phân biệt kiểm toán theo đối tượng cụ thể bao gồm

kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên kết.

 Nắm được bản chất của từng loại và phân biệt kiểm toán theo hệ thống bộ máy tổ chức

bao gồm: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ.

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 19220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán
 vốn 
ngân sách nhà nước. 
o Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà 
nước (100% vốn NSNN). 
o Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội. 
o Các cá nhân (tài khoản cá nhân) có nguồn từ NSNN 
 Loại hình kiểm toán chủ yếu 
Kiểm toán nhà nước chủ yếu thực hiện kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt 
động. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Kiểm toán nhà nước tiến hành xác minh 
tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, chỉ ra 
những sai phạm, bất cập trong việc thực hiện ngân sách nhà nước, kiến nghị với 
Chính phủ các giải pháp để quản lý, điều hành ngân sách nhà nước phục vụ cho 
phát triển kinh tế – xã hội; đánh giá hiệu quả và hiệu năng của các chương trình, 
dự án của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế – ngân sách. 
 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm. 
Kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán mang tính bắt buộc theo kế hoạch hàng 
năm và không được thu phí kiểm toán đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử 
dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước. 
 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán 
Báo cáo kiểm toán do kiểm toán nhà nước phát hành có giá trị pháp lý cao. Báo 
cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội 
đồng nhân dân, xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, địa phương, 
sử dụng trong quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 
Đơn vị được kiểm toán sẽ phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán 
Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc 
 Bài 2: Phân loại kiểm toán 
32 TXKTKI03_Bai2_v1.0015105212 
tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động 
của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị. Những kết luận 
kiểm toán đã được cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận có giá trị bắt buộc 
thực hiện. 
Sự hiện diện và hoạt động của cơ quan Kiểm toán nhà nước đã góp phần quan trọng 
vào việc thiết lập và giữ vững kỷ cương tài chính, chấp hành Luật Ngân 
sách Nhà nước, phát hiện và ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu xài phung 
phí tiền của Nhà nước. Kiểm toán nhà nước đã thực sự trở thành một bộ phận 
hợp thành không thể thiếu của hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước. 
2.3.2. Kiểm toán độc lập 
Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch 
vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. 
Đây là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị 
trường. Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm 
ngàn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh 
vực kiểm toán và tư vấn tài chính. 
Kiểm toán độc lập có các đặc trưng cơ bản sau: 
 Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên độc lập. Kinh doanh dịch vụ kiểm toán 
là kinh doanh một nghề chuyên sâu nên phải có kiểm toán viên đủ điều kiện 
hành nghề. Ví dụ, ở Việt Nam , để hành nghề kiểm toán thì cần có đủ các điều kiện 
sau đây: 
o Về nghiệp vụ chuyên môn: Phải có chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA). 
o Về phẩm chất đạo đức: Phải là người không có tiền án tiền sự. 
o Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề tại Bộ Tài chính. Ở các quốc gia khác, 
kiểm toán viên thường đăng ký hành nghề tại tại Bộ Tư pháp. 
o Về xã hội: Không có chung lợi ích, không có quan hệ ruột thịt với khách thể 
kiểm toán. 
 Mô hình tổ chức 
o Công ty kiểm toán là bộ máy tổ chức bộ máy kiểm toán với số lượng lớn các 
kiểm toán viên độc lập. Các công ty này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa 
bàn rộng lớn. Do đó, chúng được tổ chức theo loại hình phân tán và điều hành 
theo phương thức chức năng hoặc kết hợp. Theo mô hình này, các công ty đòi 
hỏi trình độ tổ chức phối hợp cao của các nhà quản lý, đòi hỏi khả năng chuyên 
môn cao và toàn diện của kiểm toán viên và lãnh đạo công ty, đòi hỏi đầu tư 
lớn về chuyên gia, kinh nghiệm và tiền vốn, Tuy nhiên, cũng do luôn có tiềm 
năng lớn như thế nên các công ty kiểm toán có sức canh tranh lớn trên thị 
trường. Hiện nay, thế mạnh trong cạnh tranh quốc tế của kiểm toán độc lập 
thuộc về các công ty kiểm toán có quy mô lớn quốc gia và xuyên quốc gia. 
Trong số đó phải nhắc đến 4 công ty xuyên quốc gia đứng hàng đầu thế giới 
(gọi tắt là Big-fours) là Ernst and Young, Deloitte, KPMG Peat Marwick và 
Price Waterhouse Coopers. 
 Bài 2: Phân loại kiểm toán 
TXKTKI03_Bai2_v1.0015105212 33 
Tại Việt Nam, ngày 13/5/1991 Bộ Tài chính thành lập hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công 
ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty dịch vụ tư vấn Tài chính – Kế toán và kiểm toán 
(AASC). Sự ra đời của hai công ty nói trên đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các công ty tiếp 
theo bởi sự hoạt động tích cực và có hiệu quả cũng như yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của nền 
kinh tế nước ta trong những năm đổi mới. Với số lượng khoảng 155 công ty kiểm toán đang 
hoạt động trong lĩnh vực này tính đến tháng 2 năm 2013, quả thực chưa bao giờ hoạt động 
kiểm toán độc lập lại sôi động như hiện nay. Số lượng các công ty hoạt động trong ngành 
tăng lên nhanh chóng cùng với các dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp 
cho thấy hoạt động kiểm toán độc lập là một nhu cầu rất thiết thực của nền kinh tế, nhất là khi 
Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong số các công ty kiểm toán đó, tuy 
chiếm số lượng nhỏ hơn so với các công ty trong nước, các công ty kiểm toán nước ngoài lại 
sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lớn nhất. Chỉ tính riêng các công ty Big 4 hiện nay 
đã chiếm tới gần 30% tổng số nhân lực của các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam. 
o Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc 
lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Mô hình 
này phát triển phổ biến ở Cộng hoà Pháp và các nước Tây Âu. Ưu điểm của 
loại hình này là phát huy tính năng động cao của bộ máy kiểm toán,thích ứng 
với nhu cầu kiểm toán và tư vấn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, 
nhược điểm là các văn phòng chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và sức cạnh 
tranh của mỗi tổ chức cũng hạn chế. Hiện tay ở Việt Nam chưa có thành lập 
văn phòng kiểm toán tư. Các công ty kiểm toán đa số có quy mô nhỏ. 
 Khách thể kiểm toán 
Để thực hiện dịch vụ kiểm toán cũng như các dịch vụ khác có liên quan như kế 
toán, thuế, tư vấn, tài chính, tin học, các tổ chức kiểm toán độc lập có quan hệ 
với khách hàng tự nguyện hoặc bắt buộc theo quy định của pháp luật. 
o Khách thể bắt buộc: là các tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật bắt 
buộc phải thuê công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán. Tại Việt Nam, 
theo Luật Kiểm toán độc lập thì các doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy 
định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh 
doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: 
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 
 Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; 
 Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi 
giới bảo hiểm. 
 Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. 
o Khách thể tự nguyện: là tất cả các đơn vị, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán. 
 Loại hình kiểm toán chủ yếu 
Kiểm toán độc lập chủ yếu tiến hành kiểm toán tài chính, góp phần công khai, 
minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức; lành mạnh môi trường 
đầu tư; phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật từ đó nâng cao hiệu quả 
công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của khách hàng mà kiểm toán 
độc lập có thể tiến hành cung cấp các dịch vụ khác như tư vấn tài chính, kế toán, 
 Bài 2: Phân loại kiểm toán 
34 TXKTKI03_Bai2_v1.0015105212 
 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm 
Kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán dựa 
trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng thông qua 
hợp đồng kiểm toán và thu phí kiểm toán từ 
khách hàng. 
 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán 
Báo cáo kiểm toán mà kiểm toán độc lập phát 
hành có giá trị pháp lý cao, tạo niềm tin cho 
những “người quan tâm” đến tình hình tài chính 
của đơn vị được kiểm toán: 
o Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập đươc cơ quan Nhà nước và đơn vị 
cấp trên sử dụng cho quản lý, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; 
o Các cổ đông, các nhà đầu tư có quyền lợi trực tiếp với đơn vị được kiểm toán, 
các bên tham gia liên doanh, liên kết, các khách hàng và tổ chức, cá nhân khác 
sử dụng kết quả kiểm toán để xử lý các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ 
của các bên có liên quan trong quá trình hoạt động của đơn vị; 
o Ngoài ra, báo cáo kiểm toán độc lập còn giúp đơn vị được kiểm toán phát hiện, 
xử lý và ngăn ngừa kịp thời các sai sót, yếu kém trong hoạt động của đơn vị. 
2.3.3. Kiểm toán nội bộ 
Kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị, 
phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ đơn vị. 
Trên thế giới, kiểm toán nội bộ đã có lịch sử tồn tại và phát triển trên 60 năm và được 
thừa nhận ở trên 165 quốc gia như một nghề nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Cùng 
với sự phát triển năng động và ngày một phức tạp của các nền kinh tế, vai trò và chức 
năng của kiểm toán nội bộ trong việc đảm bảo về việc đơn vị có thể kiểm soát một 
cách hữu hiệu rủi ro đã dần được công nhận trong tất cả các khu vực kinh tế công, 
kinh tế tư nhân và cả các tổ chức phi lợi nhuận. 
Kiểm toán nội bộ có các đặc trưng cơ bản sau: 
 Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên nội bộ. Họ là những người làm nghề 
kiểm toán không chuyên nghiệp, tiền thân có thể là những kế toán viên giỏi, những 
nhà quản lý có kinh nghiệm, Trong nhiều trường hợp, kiểm toán viên nội bộ 
cũng có thể là những kiểm toán viên chuyên nghiệp như những giám định viên 
trong hệ thống kiểm toán ở Tây Âu, các kiểm soát viên chuyên nghiệp trong các 
doanh nghiệp nhà nước hoặc các chuyên gia được các hội đồng quản trị sử dụng 
trong uỷ ban kiểm toán. 
 Mô hình tổ chức 
o Giám định viên kế toán: mô hình này ứng dụng phổ biến ở các xí nghiệp nhà 
nước và các doanh nghiệp có quy mô nhỏ không cần biên chế kiểm toán viên 
nội bộ. Mô hình phát huy được thế mạnh nghề nghiệp của các chuyên gia giỏi. 
Tuy nhiên chi phí kiểm toán thường cao do phải thuê nhân viên. 
o Hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ: mô hình này phổ biến ở Bắc Mỹ, thích 
hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Số lượng và cơ cấu thành viên của 
bộ phận này tuỳ thuộc vào quy mô của đơn vị, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ 
cụ thể trong từng thời kỳ. 
 Bài 2: Phân loại kiểm toán 
TXKTKI03_Bai2_v1.0015105212 35 
Tại Việt Nam sự phát triển của KTNB còn khá mờ nhạt, điều này một phần do hệ thống văn bản 
pháp lý vẫn còn chưa đồng bộ và chưa được cập nhật theo tình hình mới. Hiện nay, hoạt động 
của kiểm toán nội bộ được hướng dẫn, chỉ đạo theo Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT năm 1997 do 
Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực từ 1/1/1998). Tuy nhiên với xu hướng phát triển của kiểm 
toán nội bộ trên thế giới và trước những yêu cầu thực tế của quản lý tại Việt Nam ngày càng cao 
đối với kiểm toán nội bộ, quy định này không còn phù hợp. Ở Việt Nam, trong những năm qua, 
ban kiểm soát ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa 
mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và còn thiếu công cụ để thực 
hiện công tác giám sát. Ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc 
chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sức phát triển của thị trường chứng khoán Việt 
Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về một hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc các doanh 
nghiệp phải chú ý xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho thật hiệu quả. 
 Khách thể kiểm toán 
o Các bộ phận cấu thành trong đơn vị: các đơn vị thành viên, đội phân xưởng, 
phòng ban 
o Các nghiệp vụ, chương trình, dự án 
 Loại hình kiểm toán chủ yếu 
Trong thời kỳ đầu hình thành, kiểm toán nội bộ thực hiện giới hạn ở kiểm tra chất 
lượng thông tin kế toán, tài chính; sau này mới phát triển sang những lĩnh vực 
khác của quản lý như kiểm toán hiệu quả, hiệu năng. 
 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán 
Kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm toán mang tính bắt buộc theo yêu cầu của các nhà 
quản lý và không được thu phí kiểm toán. 
 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán 
Báo cáo của kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị trong phạm vi nội bộ cơ quan hoặc tổ 
chức nhằm phục vụ cho nhà quản lý của đơn vị. 
 Bài 2: Phân loại kiểm toán 
36 TXKTKI03_Bai2_v1.0015105212 
Tóm lược cuối bài 
Kiểm toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên tiêu thức phân loại 
cơ bản nhất là phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể và phân loại theo tổ chức bộ máy. 
Căn cứ vào đối tượng kiểm toán, có kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên 
kết. Mục tiêu cơ bản của kiểm toán tài chính là xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông 
tin trên bảng khai tài chính. Kiểm toán hoạt động hướng đến việc đánh giá tính hiệu lực của hệ 
thống thông tin quản trị nội bộ, tính hiệu lực và hiệu năng của các hoạt động. Kiểm toán liên kết 
là sự sáp nhập của hai loại hình kiểm toán trên. 
Căn cứ vào tổ chức bộ máy kiểm toán, có kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán 
nội bộ. Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn trong bộ máy nhà nước, thực hiện chức năng 
kiểm toán ngân sách và tài sản công. Kiểm toán độc lập là các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm 
toán và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm toán nội bộ là bộ máy kiểm toán 
được thiết lập trong một đơn vị, thực hiện chức năng kiểm toán để phục vụ cho mục đích quản trị 
nội bộ của đơn vị đó. 
 Bài 2: Phân loại kiểm toán 
TXKTKI03_Bai2_v1.0015105212 37 
Câu hỏi ôn tập 
1. So sánh ba loại hình kiểm toán cơ bản: kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán 
nội bộ. 
2. So sánh ba loại hình kiểm toán được phân loại theo đối tượng cụ thể: kiểm toán tài chính, 
kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên kết, từ đó nêu lên mối quan hệ của các loại hình trên 
với bộ máy kiểm toán. 
3. Hãy trình bày những dịch vụ kiểm toán chung nhất mà kiểm toán nội bộ có thể cung cấp? 
4. Hãy trình bày những dịch vụ kiểm toán chung nhất mà kiểm toán viên độc lập có thể 
cung cấp? 
5. Nêu tình hình thực tế của tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước ở Việt Nam hiện nay? 
6. Hãy nêu sự khác biệt chủ yếu giữa báo cáo của kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính 
(trong kiểm toán báo cáo tài chính) với báo cáo của kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên 
nhà nước về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu năng quản lý của các hoạt động được kiểm 
toán (trong kiểm toán hoạt động)? 
7. Hãy chỉ ra ít nhất năm đặc điểm khác nhau cơ bản giữa kiểm toán tài chính và kiểm toán 
hoạt động? 
8. Nêu tình hình thực tế của tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay. 
9. Nêu tình hình thực tế của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ ở Việt Nam hiện nay. 
10. Nêu rõ điều kiện để trở thành một kiểm toán viên công chứng tại Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_2_phan_loai_kiem_toan.pdf