Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán - Đoàn Thanh Nga
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Điều gì đã xảy ra đối với hoạt động quản lý tại Công ty Spakling?
Công ty Spakling là một công ty chuyên sản xuất sản phẩm nhựa với đặc điểm sản phẩm rất
đa dạng và doanh thu lớn. Công ty có ba nhà máy sản xuất nằm ở hai thành phố lớn. Mỗi
nhà máy của công ty có hàng nghìn công nhân viên với trình độ tay nghề khá đồng đều.
Cuối năm, báo cáo của ban quản trị cho thấy mức cổ tức chia cho các cổ đông không
ngừng tăng lên so với các năm trước. Tuy nhiên, trong năm tài chính 2013 doanh thu dự
kiến không đạt được ở mức 1.250 tỷ VNĐ như đã đề ra. Tỷ lệ cổ tức giảm 0,05% so với
năm trước. Nhiều vấn đề nảy sinh giữa người lao động và nhà quản lý về đãi ngộ, đánh giá
chất lượng lao động, thời gian lao động, bảo hộ lao động, tại các nhà máy dẫn tới khiếu
nại lên ban Giám đốc công ty.
1. Giả sử cổ đông có ý kiến cho rằng báo cáo tài chính năm nay có nhiều vấn
đề nghi vấn. Theo bạn hoạt động kiểm tra, kiểm soát nào nên được duy trì
để đảm bảo niềm tin của những nhà đầu tư vào Công ty? Giải thích tại sao?
2. Với quy mô và những vấn đề phát sinh phức tạp như vậy, theo bạn Công ty
nên tạo ra những mắt xích kiểm tra, kiểm soát cụ thể thế nào để đạt được
mục tiêu quản lý, mục tiêu kinh doanh?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán - Đoàn Thanh Nga
lực theo các phương án tối ưu nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Trong giai đoạn này, cần kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện để qua đó điều chỉnh lại các định mức, xây dựng lại các mục tiêu, các chương trình, kế hoạch v1.0015105212 1.1.2. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUẢN LÝ 12 Kết luận: Kiểm tra, kiểm soát không phải là một giai đoạn hay một pha của quản lý mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình này. Do đó, cần quan niệm rằng kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý. v1.0015105212 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT Cấp quản lý Truyền thống văn hoá và điều kiện KT – XH Loại hình hoạt động Loại hình sở hữu Kiểm tra, kiểm soát 13 v1.0015105212 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT 14 • Cấp quản lý: Cấp quản lý vĩ mô (cấp nhà nước): Nhà nước là người quản lý và cũng là người thực hiện kiểm tra, kiểm soát dưới hai hình thức: Kiểm tra trực tiếp. Kiểm tra gián tiếp. Cấp quản lý vi mô (cấp đơn vị cơ sở): Hoạt động kiểm tra, kiểm soát diễn ra tại các đơn vị cơ sở, các đơn vị này vừa chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan kiểm tra, kiểm soát cấp trên gọi là ngoại kiểm. Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị để thực hiện quản trị nội bộ của doanh nghiệp (nội kiểm). v1.0015105212 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT (tiếp theo) 15 • Loại hình sở hữu: Sở hữu nhà nước: Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước. Đối tượng này chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chuyên môn của nhà nước. Sở hữu tư nhân: Là sở hữu của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tự sử dụng nguồn vốn riêng để hoạt động, chịu sự kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo quy định của pháp luật. v1.0015105212 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT (tiếp theo) 16 • Loại hình hoạt động: Hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận được coi là mục tiêu và là thước đo chất lượng hoạt động. Do đó, kiểm tra cần hướng tới hiệu quả của vốn, của lao động, của tài nguyên. Hoạt động sự nghiệp: Có mục tiêu chủ yếu là thực hiện tốt nhiệm vụ cụ thể về xã hội, về quản lý trên cơ sở tiết kiệm kinh phí cho việc thực hiện nhiệm vụ đó. Trong trường hợp này, kiểm tra thường xem xét hiệu năng của quản lý thay cho hiệu quả trong kinh doanh. v1.0015105212 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT (tiếp theo) • Truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội: Truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế – xã hội như: trình độ kinh tế và dân trí, trình độ quản lý, tính kỷ cương và truyền thống luật pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách thức và hoạt động kiểm tra. 17 Kết luận: • Kiểm tra gắn liền với quản lý, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra. • Hoạt động về kiểm tra, kiểm soát được thực hiện khác nhau đối với các đơn vị tuỳ thuộc vào nguồn ngân sách, quan hệ pháp lý và truyền thống văn hoá, điều kiện kinh tế – xã hội của từng nước. • Kiểm tra, kiểm soát có quá trình phát triển theo nhu cầu quản lý: Quy mô của quản lý càng lớn thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát phải càng khoa học. Tính chất của hoạt động quản lý càng phức tạp thì tổ chức kiểm tra, kiểm soát càng phải chặt chẽ hơn. v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN Khái niệm về kiểm toán Quan điểm 2 Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh Bản chất kiểm toán Quan điểm 1 Quan điểm truyền thống về kiểm toán Quan điểm 3 Quan điểm hiện đại về kiểm toán 18 v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN 19 • Quan điểm 1: Quan điểm đồng nhất giữa kiểm toán và kiểm tra kế toán – quan điểm truyền thống về kiểm toán. Theo quan điểm này, kiểm toán là kiểm tra kế toán. Tuy nhiên, kiểm tra kế toán là một chức năng, một thuộc tính cố hữu của kế toán, gắn liền với mọi giai đoạn của kế toán. Nó không phải là một hoạt động độc lập, trong khi kiểm toán là một hoạt động độc lập. Do đó, đây là quan điểm truyền thống trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển và chỉ phù hợp trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung. v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN (tiếp theo) 20 • Quan điểm 2: Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh. Khái niệm: Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên độc lập tiến hành dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN (tiếp theo) 21 Các yếu tố cơ bản: Chức năng kiểm toán: Xác minh và bày tỏ ý kiến. Đối tượng kiểm toán: Các bảng khai tài chính, gồm: – Báo cáo tài chính. – Các bảng khai tài chính khác theo luật định. Khách thể kiểm toán: Được xác định là thực thể kinh tế hoặc một tổ chức. Chủ thể kiểm toán: Là những kiểm toán viên độc lập, có nghiệp vụ. – Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. – Về pháp lý. – Về phẩm chất đạo đức. – Về tính độc lập. » Độc lập về quan hệ xã hội. » Độc lập về quan hệ kinh tế. » Độc lập trong việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán. Cơ sở pháp lý tiến hành kiểm toán: Các chuẩn mực hay các tiêu chuẩn chung. v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN (tiếp theo) 22 • Quan điểm 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán. Kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực: Kiểm toán thông tin Kiểm toán quy tắc Kiểm toán hiệu quả Kiểm toán hiệu năng v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN (tiếp theo) 23 • Quan điểm 3: Quan điểm hiện đại về kiểm toán. Kiểm toán bao gồm 4 lĩnh vực: Kiểm toán thông tin (Information audit): Là hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu, thông tin. Kiểm toán quy tắc (kiểm toán tuân thủ – Regularity audit): Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt động. Kiểm toán hiệu quả (Efficiency audit): Là hướng đến việc xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí về sử dụng nguồn lực để có được kết quả đó trong từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kiểm toán hiệu năng (Effectiveness audit): Hướng tới đánh giá năng lực quản lý và thường hướng tới chương trình, dự án cụ thể trên cơ sở xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu đề ra hay không. v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN (tiếp theo) Kết luận về bản chất kiểm toán: • Kiểm toán là hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm. • Kiểm toán thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính và sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu quả đạt được. • Nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính. • Để thực hiện chức năng của mình, đòi hỏi kiểm toán phải hình thành một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ và hệ thống phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ. • Kiểm toán được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên sâu về kiểm toán. 24 v1.0015105212 2. BẢN CHẤT CỦA KIỂM TOÁN (tiếp theo) 25 Khái niệm kiểm toán: Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. v1.0015105212 3. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN 3.2. Chức năng bày tỏ ý kiến 3.1. Chức năng xác minh 26 v1.0015105212 3.1. CHỨC NĂNG XÁC MINH • Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. • Chức năng xác minh được thể hiện ở hai mặt: Tính trung thực của các con số. Tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính. • Theo thông lệ quốc tế, chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu và tùy theo đối tượng hay loại hình kiểm toán, hệ thống mục tiêu cụ thể cũng khác nhau. 27 v1.0015105212 3.1. CHỨC NĂNG XÁC MINH (tiếp theo) • Đối với kiểm toán tài chính. Chức năng xác minh được cụ thể hoá thành 6 mục tiêu: Tính hiệu lực. Tính trọn vẹn. Quyền và nghĩa vụ. Tính giá và định giá. Phân loại và trình bày. Tính chính xác số học. • Đối với kiểm toán nghiệp vụ: Ngoài 6 mục tiêu như Kiểm toán tài chính, còn hướng tới xác minh: Mục tiêu về tính phê chuẩn của các nghiệp vụ. 28 v1.0015105212 3.2. CHỨC NĂNG BÀY TỎ Ý KIẾN Chức năng bày tỏ ý kiến được hiểu là việc đưa ra kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh. Tùy theo từng lĩnh vực, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện khác nhau: • Ở khu vực công, thể hiện dưới 2 hình thức: Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan toà. Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn. • Ở khu vực kinh doanh và các dự án ngoài ngân sách nhà nước: Bày tỏ ý kiến chủ yếu dưới hình thức tư vấn. 29 v1.0015105212 4. Ý NGHĨA CỦA KIỂM TOÁN Có 3 ý nghĩa chủ yếu: • Tạo niềm tin cho “những người quan tâm” đến tình hình tài chính của doanh nghiêp, gồm: Các cơ quan nhà nước; Các nhà đầu tư; Các nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà quản lý khác; Người lao động; Khách hàng, nhà cung cấp và những người quan tâm khác. • Kiểm toán góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung. • Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý. 30 v1.0015105212 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Để đảm bảo niềm tin của các cổ đông và nhà đầu tư đối với thông tin trên báo cáo tài chính thì công ty nên thực hiện các hình thức kiểm tra, kiểm soát đối với Báo cáo tài chính ví dụ như: mời kiểm toán viên độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của công ty (vì kiểm toán viên độc lập mới đảm bảo được yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tính độc lập nhằm đem lại niềm tin cho các cổ đông). Về lâu dài, cần duy trì hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo quá trình hạch toán kế toán được thực hiện tuân thủ các quy định về tài chính, kế toán. 31 v1.0015105212 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 32 2. Tạo ra các mắt xích kiểm tra, kiểm soát để đạt được mục tiêu kinh doanh và mục tiêu quản lý: • Để đạt được mục tiêu quản lý: Thành lập Ban Kiểm soát thuộc Hội đồng quản trị để kiểm soát hoạt động quản lý của Công ty nói chung (kiểm soát cả hoạt động của Ban Giám đốc). Thành lập Bộ phận Kiểm toán nội bộ trực thuộc Tổng Công ty, kiểm toán các hoạt động của văn phòng Tổng công ty và các nhà máy. Phân cấp quản lý phù hợp. Kiểm tra lại các chế độ thưởng, phạt, chính sách đãi ngộ với người lao động có phù hợp hay không. Định kỳ, tổ chức đánh giá, sát hạch tay nghề đối với người lao động để điều chỉnh mức thu nhập và có chế độ thưởng phạt hợp lý. Kiểm tra lại công tác ghi nhận kết quả lao động của người lao động (chấm công, xác nhận số lượng sản phẩm hoàn thành). v1.0015105212 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 33 • Để đạt được mục tiêu kinh doanh: Kiểm tra lại xem công tác dự báo các nguồn lực (vốn, lao động, tài nguyên) có hợp lý hay không. Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra (cả về chất lượng, mẫu mã). Kiểm tra công tác bán hàng và tiêu thụ sản phẩm. Kiểm tra sổ sách, báo cáo, chứng từ, kiểm tra độ tin cậy của các thông tin tài chính. v1.0015105212 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Kiểm tra và kiểm soát trong quản lý được quan niệm là: A. một khâu trong các chương trình, kế hoạch để đưa ra các quyết định cụ thể. B. một chức năng của quản lý. C. một khâu trong quá trình thực hiện kế hoạch và kết quả của nó để điều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. D. pha đầu vào quan trọng nhất của quản lý. Trả lời: • Đáp án: B. một chức năng của quản lý. • Giải thích: Kiểm tra, kiểm soát tồn tại trong tất cả các khâu trong quá trình quản lý. 34 v1.0015105212 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Yêu cầu kết hợp các nguồn thực theo phương án tối ưu, đồng thời thường xuyên kiểm tra diễn biến và kết quả của quá trình để điều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động là thuộc giai đoạn nào của quá trình quản lý? A. Giai đoạn kiểm tra. B. Giai đoạn định hướng. C. Giai đoạn tổ chức thực hiện. D. Được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Trả lời: • Đáp án: C. Giai đoạn tổ chức thực hiện. • Giải thích: Vì việc chúng ta ở trong giai đoạn tổ chức thực hiện là xác định mục tiêu định hướng. Do đó chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra diễn biến cũng như kết quả của quá trình để điều hoà các mối quan hệ, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hoá kết quả hoạt động. 35 v1.0015105212 CÂU HỎI ĐÚNG SAI Nhận định: “Kiểm soát nội bộ và nội kiểm là đồng nghĩa”. Đúng hay sai? Giải thích. Trả lời: Sai. Giải thích: • Khái niệm kiểm soát nội bộ rộng hơn và bao hàm cả khái niệm nội kiểm. • Kiểm soát nội bộ được hiểu là nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý. • Nội kiểm là các đơn vị tự tiến hành kiểm tra, kiểm soát phục vụ mục đích quản trị nội bộ đơn vị. • Như vậy thì nội kiểm nếu hiểu theo nghĩa rộng thì có thể hiểu là kiểm soát nội bộ nhưng nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nó được coi là bộ phận kiểm toán nội bộ mà kiểm toán nội bộ lại là một bộ phận của kiểm soát nội bộ. 36 v1.0015105212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. • Kiểm tra, kiểm soát không phải là một giai đoạn của quản lý mà nó là một chức năng của quản lý. • Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm tra, kiểm soát: cấp quản lý; loại hình hoạt động; hình thức sở hữu; truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế xã hội. • Các quan điểm khác nhau về kiểm toán: Quan điểm truyền thống về kiểm toán. Quan điểm về kiểm toán theo thời điểm phát sinh. Quan điểm hiện đại về kiểm toán. 37 v1.0015105212 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI (tiếp theo) 38 • Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực. • Chức năng kiểm toán: xác minh và bày tỏ ý kiến. • Theo thông lệ quốc tế, chức năng xác minh được cụ thể hoá thành các mục tiêu và tùy theo đối tượng hay loại hình kiểm toán, hệ thống mục tiêu cụ thể cũng khác nhau. • Tùy theo từng lĩnh vực và điều kiện của từng quốc gia, chức năng bày tỏ ý kiến được thể hiện khác nhau: Bày tỏ ý kiến dưới hình thức phán xử như một quan toà; Bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn. • Ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán: tạo niềm tin cho “những người quan tâm” đến tình hình tài chính của doanh nghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp hoạt động tài chính kế toán nói riêng và hoạt động quản lý nói chung; góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý.
File đính kèm:
- bai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_1_ban_chat_chuc_nang_va_y_ng.pdf