Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên

7.1. Thực hiện những hoạt động theo yêu cầu để kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính

7.1.1. Kiểm tra, tổng hợp và giải quyết những sai phạm được phát hiện

7.1.2. Những sự kiện bất thường ảnh hưởng tới kiểm toán

7.1.3. Kiểm tra những ước tính quan trọng

7.1.4. Kiểm tra sự phù hợp của những công bố

7.1.5. Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan tới hành vi không tuân thủ luật và các quy định của

khách hàng

7.1.6. Đánh giá giả thuyết hoạt động liên tục

7.1.7. Thực hiện phân tích báo cáo tài chính

7.1.8. Đánh giá giải trình của nhà quản lí

7.1.9. Kiểm tra những sự kiện xảy ra sau và kết quả phát hiện

7.1.10. Thực hiện kiểm tra chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang xuanhieu 18620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên

Bài giảng Kiểm toán - Bài 7: Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính - Phan Trung Kiên
BÀI 7: KẾT THÚC KIỂM TOÁN BÁO CÁO 
TÀI CHÍNH 
PGS.TS. Phan Trung Kiên
Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v2.0018102210
Mục tiêu bài học
• Những công việc kiểm tra kiểm toán viên phải thực hiện để kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính;
• Trách nhiệm báo cáo của kiểm toán viên với Ban quản trị và Ủy ban kiểm toán/kiểm soát;
• Báo cáo kiểm toán, nội dung và những yêu cầu có liên quan.
2
v2.0018102210
Cấu trúc nội dung
3
7.1 Thực hiện những hoạt động theo yêu cầu để kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính
Trao đổi với nhà quản lí và ủy ban kiểm toán7.2
Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính7.3
v2.0018102210
7.1. Thực hiện những hoạt động theo yêu cầu để kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính
7.1.1. Kiểm tra, tổng hợp và giải quyết những sai phạm được phát hiện
7.1.2. Những sự kiện bất thường ảnh hưởng tới kiểm toán
7.1.3. Kiểm tra những ước tính quan trọng
7.1.4. Kiểm tra sự phù hợp của những công bố
7.1.5. Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan tới hành vi không tuân thủ luật và các quy định của
khách hàng
7.1.6. Đánh giá giả thuyết hoạt động liên tục
7.1.7. Thực hiện phân tích báo cáo tài chính
7.1.8. Đánh giá giải trình của nhà quản lí
7.1.9. Kiểm tra những sự kiện xảy ra sau và kết quả phát hiện
7.1.10. Thực hiện kiểm tra chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán
4
v2.0018102210
7.1.1. Kiểm tra, tổng hợp và giải quyết những sai phạm được phát hiện
• Hoạt động đầu tiên để kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên cần kiểm tra, tổng hợp và giải quyết những sai
phạm được phát hiện.
• Kiểm toán viên cần tổng hợp những sai phạm phát hiện được trong cuộc kiểm toán để xác định những sai
phạm có trọng yếu hay không và cần được ghi nhận hoặc sửa chữa nếu có.
• Sử dụng giấy làm việc để thực hiện bước công việc này.
5
v2.0018102210
7.1.2. Những sự kiện bất thường ảnh hưởng tới kiểm toán
• Kiểm toán viên phải xem xét những sự kiện bất thường có thể ảnh hưởng tới kết luận kiểm toán.
• Những sự kiện bất thường bao gồm:
 Khả năng không thu hồi những khoản phải thu khách hàng và những khoản cho vay;
 Nghĩa vụ bảo hành sản phẩm;
 Khả năng bị mất tài sản ở nước ngoài;
 Tranh chấp, kiện tụng liên quan tới những khoản phải thu và đánh giá tài sản;
 Những nghĩa vụ phải trả ngân hàng/chủ nợ theo các điều khoản tín dụng;
 Thoả thuận mua lại;
 Các cam kết mua và bán (lớn).
6
v2.0018102210
7.1.3. Kiểm tra những ước tính quan trọng
• Các ước tính kế toán dựa nhiều vào hiều biết và kinh nghiệm của ban quản trị về những sự kiện trong hiện
tại và quá khứ cũng như là những giả thiết về các điều kiện cho dự đoán.
• Trong đánh giá tính hợp lí của một ước tính, kiểm toán viên thường tập trung vào những nhân tố chính và
những giả thiết sau đây:
 Tầm quan trọng của các ước tính kế toán;
 Sự nhạy cảm đối với các nhân tố biến đổi ảnh hưởng tới ước tính;
 Sự sai lệch so với các mẫu ước tính ban đầu;
 Tầm quan trọng và sự nhạy cảm đối với những sai phạm và xu hướng;
 Không phù hợp với những xu hướng kinh tế hiện tại.
7
v2.0018102210
7.1.4. Kiểm tra sự phù hợp của những công bố
• Khi kiểm tra sự phù hợp của những công bố, kiểm toán viên cần bảo đảm một cách hợp lí về:
 Những sự kiện và nghiệp vụ công bố đã xảy ra và gắn liền với đơn vị;
 Tất cả những công bố nên trình bày đã được trình bày;
 Người sử dụng có thể hiểu được những công bố;
 Thông tin được công bố chính xác và lượng thông tin phù hợp.
8
v2.0018102210
7.1.5. Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan tới hành vi không tuân thủ luật và các quy
định của khách hàng
• Kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra một sự bảo đảm hợp lí việc các báo cáo tài chính không có sai phạm
trọng yếu.
• Trong thực hiện trách nhiệm ấy, các kiểm toán viên nên xem xét những hạn chế tiềm ẩn trong những quy
định hoặc luật hiện hành để phát hiện những sai phạm trọng yếu liên quan tới sự tuân thủ với luật và những
quy định liên quan.
9
v2.0018102210
7.1.6. Đánh giá giả thuyết hoạt động liên tục 
• Các nhân tố xem xét khi đánh giá doanh nghiệp hoạt động liên tục:
 Những xu hướng bất lợi diễn trong doanh nghiệp;
 Những vấn đề nội bộ phát sinh ảnh hưởng lớn tới hoạt động thông thường;
 Những vấn đề bên ngoài ảnh hưởng tới doanh nghiệp;
 Các vấn đề khác như những điều khoản mặc định đối với một khoản vay, không có khả năng chi trả lãi,
tái lập tỉ lệ nợ, vi phạm luật pháp, và không có khả năng mua chịu,...
10
v2.0018102210
7.1.7. Thực hiện phân tích báo cáo tài chính
• Ở giai đoạn này, nhóm kiểm toán phân tích dữ liệu từ những hướng tiếp cận kinh doanh tổng thể.
• Bằng việc thực hiện phân tích cuối cùng, công ty kiểm toán có thể nhận diện bất cứ vấn đề bất thường,
không mong muốn hoặc mối quan hệ không thể giải thích nào phát sinh cần giải quyết.
• Thực hiện phân tích theo trình tự chung.
11
v2.0018102210
7.1.8. Đánh giá giải trình của nhà quản lí
• Kiểm toán viên nên thu thập thư giải trình của quản lí (Letter of Management Representation) khi kết thúc
kiểm toán.
• Nội dung của thư giải trình của nhà quản lí dựa trên những tình huống của cuộc kiểm toán, bản chất và cơ
sở của việc trình bày báo cáo tài chính.
12
v2.0018102210
7.1.9. Kiểm tra những sự kiện xảy ra sau và kết quả phát hiện
13
• Các sự kiện được xem xét có thể chia thành 3 những giai đoạn sau đây (để kiểm toán viên xem xét):
 Xem xét các sự kiện xảy ra trước khi phát hành báo cáo kiểm toán - Xảy ra vào thời điểm đang tiến hành
kiểm toán;
 Những phát hiện thực tế vào ngày phát hành báo cáo kiểm toán;
 Xem xét các thủ tục bỏ sót sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán.
v2.0018102210
7.1.9. Kiểm tra những sự kiện xảy ra sau và kết quả phát hiện
14
• Loại sự kiện thứ nhất: Cung cấp những bằng chứng kiểm toán về sự đúng đắn của thông tin trên các báo
cáo tài chính tồn tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán.
• Loại sự kiện thứ hai: Xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán và không ảnh hưởng trực tiếp tới số liệu trên
báo cáo tài chính, không tồn tại vào ngày lập báo cáo tài chính.
• Trong một số trường hợp cụ thể, kiểm toán viên chỉ phát hiện những sự kiện sau khi phát hành báo cáo
kiểm toán, có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính đã được hoàn thành và cũng ảnh hưởng tới báo cáo kiểm
toán đã phát hành.
• Kiểm toán viên thực hiện một số công việc để xác định những nội dung có liên quan.
v2.0018102210
7.1.10. Thực hiện kiểm tra chất lượng thực hiện cam kết kiểm toán
• Bước công việc này được xem là một phần trong cuộc kiểm toán chất lượng, công ty kiểm toán phải có
những chính sách và thủ tục thiết lập để thực hiện kiểm tra nội bộ mỗi cuộc kiểm toán trước khi phát hành ý
kiến kiểm toán.
• Kiểm toán viên thực hiện những bước công việc khác nhau để đánh giá chất lượng kiểm toán.
• Những bằng chứng thu thập trong khi đánh giá chất lượng thực hiện hợp đồng kiểm toán được ghi lại trên
tài liệu kiểm toán.
15
v2.0018102210
7.2. Trao đổi với nhà quản lí và Ủy ban kiểm toán
Trách nhiệm của kiểm toán 
viên với Ủy ban 
kiểm toán/kiểm soát
7.2.1
Trao đổi với nhà quản trị 
qua thư quản lí 
7.2.2
16
v2.0018102210
7.2.1. Trách nhiệm của kiểm toán viên với Ủy ban kiểm toán/kiểm soát
• Trong một số trường hợp kiểm toán viên nên thảo luận về một vài khoản mục với uỷ ban kiểm toán
(nếu có).
• Việc trao đổi này nên được thực hiện để trợ giúp cho uỷ ban kiểm toán thực hiện đầy đủ các trách nhiệm để
giám sát các quá trình lập báo cáo tài chính.
17
v2.0018102210
7.2.2. Trao đổi với nhà quản trị qua thư quản lí 
• Các kiểm toán viên thường đưa ra những lưu ý về những vấn đề giúp cho nhà quản lí có thể quản lí
tốt hơn.
• Báo cáo về những quan sát của kiểm toán viên trong thư quản lí do kiểm toán viên cung cấp được xem như
là một phần của cuộc kiểm toán.
• Thư quản lí không nên có những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lí.
18
v2.0018102210
7.3. Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính
Khái niệm và ý nghĩa của 
báo cáo kiểm toán
7.2.1
Nội dung báo cáo kiểm toán 
báo cáo tài chính
7.2.2
19
v2.0018102210
7.3.1. Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo kiểm toán
20
• Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính về thực chất là một bản thông báo về kết quả cuộc kiểm toán về
báo cáo tài chính cho người sử dụng báo cáo tài chính.
• Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kiểm toán và với
người sử dụng báo cáo tài chính.
• Khi kết thúc cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính trình bày ý kiến của kiểm toán viên
v2.0018102210
7.3.2. Nội dung báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính
21
• Nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính:
 Tên và địa chỉ của công ty kiểm toán;
 Số hiệu báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính;
 Tiêu đề của báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính;
 Người nhận báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính;
 Đoạn mở đầu của báo cáo;
 Phạm vi và căn cứ lập báo cáo;
 Ý kiến của kiểm toán viên;
 Địa điểm và thời gian lập báo cáo;
 Các yếu tố thủ tục của báo cáo, chữ ký, dấu.
v2.0018102210
7.3.2. Nội dung báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính
22
• Các loại ý kiến của kiểm toán viên:
 Chấp nhận hoàn toàn;
 Chấp nhận từng phần;
 Bác bỏ;
 Từ chối cho ý kiến.
v2.0018102210
Tổng kết cuối bài
Trong bài này, người học đã được tiếp cận các nội dung:
• Trình bày những bước công việc để kết thúc công việc kiểm toán báo cáo tài chính của công ty khách hàng.
• Trình bày những trách nhiệm của kiểm toán viên trong quan hệ với kết quả kiểm toán báo cáo tài chính theo
các quy định liên quan.
• Báo cáo kiểm toán.
23
v2.0018102210

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_bai_7_ket_thuc_kiem_toan_bao_cao_tai_chi.pdf