Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên

Từ góc độ người nộp thuế;

• Từ góc độ Nhà nước;

• Từ góc độ Kinh tế học;

Khái niệm thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và

pháp nhân cho Nhà nước nhằm sử dụng cho việc thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

 

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang xuanhieu 19641
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên

Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế và hệ thống thuế - Lý Phương Duyên
156/2013/TT-BTC ngày 06/01/2013 hướng dẫn
thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP;
• Thông tư số 119/TT-BTC ngày 25/8/2014.
22
1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ
• Được hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi
về thuế;
• Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích về việc tính thuế, ấn định thuế, yêu cầu cơ quan, tổ chức giám
định số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
• Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật;
• Hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
• Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế;
23
1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)
• Nhận văn bản kết luận kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế, yêu cầu giải thích nội dung kết
luận kiểm tra, thanh tra thuế, bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
• Được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra theo quy định của
pháp luật;
• Yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình;
• Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp
của mình;
• Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức quản lý thuế và tổ chức, cá nhân khác;
24
1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)
Ví dụ 1:
Công ty TNHH Thiên Phong bán sản phẩm phần mềm cho công ty cổ phần
đầu tư Tinh Hoa. Kế toán của công ty Thiên Phong chưa nắm được cách
viết hóa đơn đối với sản phẩm này. Để thực hiện đúng qui định, kế toán
công ty có những cách thức nào để có được câu trả lời?
25
1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)
Đáp án ví dụ 1:
1. Hỏi bộ phận hỗ trợ tuyên truyền.
2. Gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị hướng dẫn thực hiện.
3. Gửi thư điện tử theo địa chỉ support.
26
1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)
Ví dụ 2:
Sau khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở công ty, đoàn kiểm tra của cơ quan
thuế lập biên bản xử phạt công ty Thiên Phong. Nếu không đồng ý với
quyết định xử phạt, kế toán có cách giải quyết như thế nào?
27
1.7.2. QUYỀN CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)
Đáp án ví dụ 2:
Bảo lưu ý kiến trong biên bản. Nếu cơ quan thuế vẫn ra quyết định
xử phạt thì kế toán chấp hành đồng thời làm đơn khiếu nại lên
cơ quan thuế cấp trên theo đúng trình tự của luật khiếu nại tố cáo.
28
1.7.3. NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ
• Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế;
• Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế;
• Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm;
• Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định;
• Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao
dịch phải kê khai thông tin về thuế;
29
1.7.3. NGHĨA VỤ CỦA CHỦ THỂ NỘP THUẾ (tiếp theo)
• Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
• Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu
và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc
tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quanquản lý thuế;
• Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy
định;
• Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định trong trường hợp người đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định;
• Trường hợp người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo
quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
30
1.7.4. QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ
• Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu,
nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải
thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế;
• Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ
thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế;
• Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.;
• Ấn định thuế;
31
1.7.4. QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
• Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế;
• Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
• Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp
luật.
• Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền.
32
1.7.5. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THUẾ
• Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định;
• Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, công khai các thủ tục về thuế;
• Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, công khai
mức thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn;
• Giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật này;
• Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt, hoàn thuế theo quy định;
• Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;
• Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;
• Giao kết luận, biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế và giải
thích khi có yêu cầu;
• Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật này;
• Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
33
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ
a. Đăng ký thuế
Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người
nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế
để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định.
34
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
b. Kê khai thuế
Kê khai thuế là việc người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ liên
quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý
thuế.
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
b. Kê khai thuế
Kỳ kê khai thuế
Kỳ kê khai, tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách Nhà nước theo quy
đinh của pháp luật về thuế:
• Kê khai theo tháng: Áp dụng đối với thuế giá trị gia tăng ( trừ các trường hợp khai theo quý), thuế thu
nhập cá nhân thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên;
• Kê khai theo quý: Áp dụng với thuế giá trị gia tăng;
• Kê khai theo năm: Áp dụng với thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú,
thuế thu nhập doanh nghiệp;
• Kê khai theo từng lần phát sinh: Áp dụng đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng,
thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu
nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu
nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế, quà tặng.
35
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
b. Kê khai thuế
Thời hạn nộp tờ khai 
• Hồ sơ khai thuế tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
• Hồ sơ khai thuế quý: Chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
• Hồ sơ khai thuế cả năm: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài
chính.
• Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: Chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát
sinh nghĩa vụ thuế.
• Hồ sơ quyết toán thuế năm: Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm
tài chính.
• Hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi
hình thức sở hữu: Chậm nhất là ngày thứ 45, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.
36
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
b. Kê khai thuế
Thời hạn nộp tờ khai 
37
• Đối tượng: Đối tượng nộp thuế bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ
• Thời gian gia hạn:
 Đối với hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế năm, khai thuế tạm tính, khai thuế theo từng lần
phát sinh nghĩa vụ thuế: Không quá 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ
khai thuế;
 Đối với hồ sơ khai quyết toán thuế: Không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời hạn phải nộp
hồ sơ khai thuế.
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
b. Kê khai thuế
Thời hạn nộp tờ khai 
38
• Đối tượng nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót, nhầm lẫn thì được khai bổ sung hồ sơ
khai thuế;
• Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, nhưng phải trước
khi cơ quan công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở đối tượng nộp thuế;
• Khai bổ sung làm tăng số tiền thuế phải nộp: Đối tượng nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp
theo quy định. Nếu đối tượng nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng, cơ quan thuế
xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho đối tượng nộp thuế biết để thực hiện;
• Khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp: Đối tượng nộp thuế được điều chỉnh giảm tiền thuế, tiền
phạt (nếu có) tại ngày cuối cùng của tháng nộp hồ sơ khải bổ sung, hoặc được bù trừ số thuế giảm vào
số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo.
39
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
c. Ấn định thuế
Các trường hợp ấn định số thuế phải nộp
• Không đăng ký thuế theo qui định;
• Không thuộc đối tượng được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn
quy định;
• Đã nộp hồ sơ khai thuế, qua kiểm tra cơ quan thuế thấy hồ sơ không đầy đủ, không chính xác, đã yêu
cầu khai, nộp bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng đối tượng nộp thuế không khai, nộp bổ sung;
40
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
c. Ấn định thuế
Các trường hợp ấn định số thuế phải nộp
• Đã hết thời hạn kiểm tra, thanh tra nhưng đối tượng nộp thuế không xuất trình tài liệu kế toán, hóa
đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế phải nộp;
• Từ chối hoặc tìm cách trì hoãn để không chấp hành quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế;
• Qua kiểm tra, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh đối tượng nộp thuế không hạch toán kế toán hoặc
có hạch toán kế toán nhưng số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực;
• Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.
41
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
c. Ấn định thuế
Các trường hợp ấn định số thuế phải nộp
• Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ:
 Đối tượng nộp thuế khai báo với cơ quan thuế về doanh thu, chi phí, thu nhập, số thuế phải nộp
trong các kỳ khai thuế trước;
 Tổ chức, cá nhân có liên quan đến đối tượng nộp thuế;
 Các cơ quan quản lý Nhà nước khác.
• Tham khảo, đối chiếu số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng, cùng
quy mô tại địa phương.
42
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
d. Nộp thuế
Thời hạn nộp thuế Đồng tiền nộp thuế
Địa điểm và thủ tục 
nộp thuế
Gia hạn nộp thuế
Thứ tự thanh toán 
tiền thuế, tiền phạt
Tính tiền chậm nộp 
đối với việc chậm 
nộp thuế
43
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
e. Kiểm tra, thanh tra thuế
Kiểm tra thuế
Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.
• Kiểm tra tại cơ quan thuế:
 Nhằm thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế
của người nộp thuế;
 Khi kiểm tra hồ sơ thuế nếu có nội dung cần làm rõ phải thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình
hoặc bổ sung thông tin, tài liệu.
Thanh tra 
thuế
44
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
e. Kiểm tra, thanh tra thuế
Kiểm tra thuế
• Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế: Cơ quan thuế phải:
 Công bố quyết định kiểm tra thuế;
 Đối chiếu nội dung khai báo với sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan trong phạm vi, nội dung của
quyết định kiểm tra thuế;
 Thời hạn kiểm tra thuế không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra (kiểm tra
theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì thời hạn không quá 15 ngày).
• Doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi rộng thì thanh tra định kỳ một năm không
qúa một lần;
• Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;
• Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc
Bộ trưởng Bộ tài chính.
Thanh tra 
thuế
45
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
f. Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Xử phạt vi phạm pháp luật thuế
• Vi phạm các thủ tục thuế;
• Chậm nộp tiền thuế;
• Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn;
• Trốn thuế, gian lận thuế.
• Đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế đã quá 90 ngày.
• Đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền
thuế;
• Đối tượng nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
Các trường hợp bị cưỡng chế:
46
1.7.6. NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ (tiếp theo)
f. Xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
• Trích tiền từ tài khoản của đối tượng tại kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
khác và phong tỏa tài khoản;
• Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
• Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
• Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
• Kê biên bán đấu giá tài sản kê biên;
• Thu tiền tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức hoặc cá nhân đang nắm giữ;
• Thu hồi giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành
lập hoặc giấy hành nghề
Biện pháp
47
TÓM LƯỢC NỘI DUNG BÀI HỌC
• Khái niệm, các đặc trưng và phân loại thuế;
• Các yếu tố cấu thành một sắc thuế và hệ thống thuế hiện hành;
• Các nội dung cơ bản của luật quản lý thuế.
• Xem xét khái niệm thuế trên các góc độ khác nhau và tìm hiểu các đặc trưng của thuế đồng thời
nghiên cứu các cách phân loại thuế theo cơ sở đánh thuế, theo phương thức đánh thuế, theo mối
quan hệ giữa thuế với thu nhập và theo cách xác định mức thuế suất;
• Khi nghiên cứu bất kỳ sắc thuế nào chúng ta cũng đều phải quan tâm đến các yếu tố cấu thành
một sắc thuế trong đó cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng chịu thuế, cơ sở tính thuế các quy
định về miễn giảm, hoàn thuế;
• Luật quản lý thuế là công cụ pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của cơ quan thu thuế và người nộp
thuế khi thực hiện nghĩa vụ thu nộp thuế cho Ngân sách nhà nước.
✔
✔
✔
✔
✔
✔

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_thue_bai_1_tong_quan_ve_thue_va_he_thong_t.pdf