Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích

Nội dung

• Một số khái niệm, ghi nhận, đánh giá vốn

chủ sở hữu.

• Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán.

• Trình bày thông tin trên BCTC.

• Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính.

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 8080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích

Bài giảng Kế toán tài chính - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu - Hồ Thị Bích
Chương 6
Kế toán vốn chủ sở hữu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM, KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
Mục tiêu
• Học xong chương này, người học có thể:
– Giải thích được sự khác nhau về nguồn vốn hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp.
– Nắm được các yếu tố cấu thành nên vốn chủ sở
hữu và phạm vi sử dụng nguồn vốn.
– Vận dụng hệ thống tài khoản để ghi chép được
các nghiệp vụ tăng giảm vốn chủ sở hữu.
– Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính.
2
Nội dung
• Một số khái niệm, ghi nhận, đánh giá vốn
chủ sở hữu.
• Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán.
• Trình bày thông tin trên BCTC.
• Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính.
3
Nội dung 1
Khái niệm, ghi nhận, đánh giá vốn 
chủ sở hữu.
4
Khái niệm vốn chủ sở hữu
• Vốn chủ sở hữu là giá trị
vốn của doanh nghiệp,
được tính bằng số chênh
lệch giữa giá trị tài sản
của doanh nghiệp trừ nợ
phải trả.
5
Phương trình kế toán
6
Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu= +
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Tài sản
Các bộ phận cấu thành vốn
chủ sở hữu
GỒM 3 PHẦN CHÍNH
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Lợi nhuận chưa phân phối và
các khoản dự trữ
- Các khoản điều chỉnh trực tiếp
vào vốn chủ sở hữu
7
Phương trình kế toán
8
Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu= +
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Góp vốn/Rút vốn
Kết quả KD+Phân phối lãi
Điều chỉnh trực tiếp
Vốn đầu tư của
CSH
LNCPP + CKDT
Điều chỉnh TT
VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU
• Vốn góp của chủ sở hữu: chủ doanh nghiệp, vốn
cổ phần, vốn của nhà nước cấp, vốn góp của các
thành viên. Đối với công ty cổ phần là giá trị cổ phần
đã phát hành theo mệnh giá.
• Thặng dư vốn cổ phần: là chênh lệch giữa mệnh
giá của cổ phiếu với giá của cổ phiếu lúc phát hành
(chỉ áp dụng cho công ty cổ phần).
• Cổ phiếu quỹ: Giá trị cổ phiếu của chính doanh
nghiệp mua vào, chưa tái phát hành hoặc hủy đi (chỉ
áp dụng cho công ty cổ phần).
9
LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI VÀ 
CÁC KHOẢN DỰ TRỮ
• Lợi nhuận chưa phân phối: Là lợi nhuận
chưa chia cho các chủ sở hữu hoặc chưa
trích lập các quỹ.
• Các quỹ dự trữ: Quỹ dự phòng tài chính,
quỹ đầu tư phát triển: Được phân phối từ lợi
nhuận sau thuế TNDN
10
CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
TRỰC TIẾP
• Chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong
quá trình đầu tư xây dựng của DN trước hoạt động; và
chênh lệch phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính
của cơ sở ở nước ngoài hợp nhất với DN ở trong nước.
• Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch giữa
giá trị ghi sổ của TS với giá trị được đánh giá lại khi có
quyết định của Nhà nước,
• Thực chất là các khoản làm tăng/giảm VCSH ngoài việc
góp vốn/trả vốn/chia lời hay từ kết quả kinh doanh.
11
GHI NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VỐN 
GÓP CỦA CHỦ SỞ HỮU
• DNNN: Vốn ngân sách cấp hoặc vốn bổ sung
trong quá trình hoạt động của công ty.
• DN Tư nhân: Chủ doanh nghiệp bỏ vốn.
• Cty hợp danh và công ty TNHH: Các thành
viên góp vốn và bổ sung từ LN sau thuế.
• Cty cổ phần: Vốn góp của các cổ đông hoặc bổ
sung từ LN sau thuế theo Nghị quyết của
HĐCĐ.
12
• Vốn góp bằng ngoại tệ:
– Qui đổi ra VND theo tỷ giá bình quân liên ngân
hàng tại ngày góp vốn.
– Không đánh giá lại theo sự thay đổi của tỷ giá.
• Vốn góp bằng tài sản:
– Xác định giá trị hợp lý của tài sản thông qua
định giá.
• Đối với công ty cổ phần
– Ghi nhận theo mệnh giá
13
GHI NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VỐN 
GÓP CỦA CHỦ SỞ HỮU
THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN 
• Là tổng số tiền hoặc tương đương tiền thu
được lớn hơn hay nhỏ hơn mệnh giá của cổ
phần khi phát hành hoặc chênh lệch giữa số
tiền thu được so với giá mua khi tái phát hành
cổ phiếu quỹ.
• Chi phí phát hành cổ phần được tính trừ vào
thặng dư vốn cổ phần.
14
Bài tập thực hành
• Công ty CP Hoàn Cầu thành lập vào tháng 01/20x0,
được Ủy ban chứng khoán Nhà Nước chứng nhận
đăng ký phát hành cổ phần với nội dung sau:
– Tổng số lượng cổ phần phát hành: 2.000.000
(200.000cp ưu đãi và 1.800.000 cp phổ thông).
– Mệnh giá mỗi cổ phần: 10.000đ.
– Giá phát hành 10.000đ/cp đã thu bằng tiền mặt.
– Chi phí phát hành cổ phiếu thanh toán bằng tiền
mặt 50.000.000đ.
• Tính các chỉ tiêu: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng
dư VCP.
15
Bài tập thực hành
• Làm lại bài tập trước, nếu giá phát hành là
12.000/cp.
16
• Làm lại bài tập, nếu số lượng cổ phiếu phổ
thông phát hành ra công chúng theo giá là
9.000đ/cp.
17
Bài tập thực hành VỐN KHÁC CỦA CHỦ SỞ HỮU
• Vốn được bổ sung từ lợi
nhuận.
• Được biếu tặng, nhận
viện trợ không hoàn lại
(nếu được phép ghi tăng
vốn kinh doanh).
18
Bài tập thực hành
• Công ty CP Hoàn Cầu được tặng một thiết bị vào
ngày 10/5/20x0. Giá thị trường của tài sản này là
25.000.000đ. Thuế TNDN 25% trên giá trị hợp lý
của tài sản nhận biếu tặng. Theo quyết định của
hội đồng quản trị, giá trị còn lại sau khi nộp thuế
sẽ bổ sung vốn khác của chủ sở hữu.
• Xác định giá trị vốn khác của chủ sở hữu trên BCTC
phát sinh từ giao dịch trên.
19
CỔ PHIẾU QUỸ
• Cổ phiếu quỹ là cổ phần được mua lại bởi chính
công ty phát hành.
• Cổ phiếu quỹ có thể được dùng để:
– Trả cổ tức cho cổ đông
– Tái phát hành
– Huỷ bỏ
• Cổ phiếu quỹ:
– Không được hưởng cổ tức
– Không có quyền tham gia bầu cử
• Giá trị cổ phiếu quỹ = Giá mua + CP liên quan
20
Bài tập thực hành
• Tiếp theo số liệu bài tập thực hành trước, hội đồng quản trị
quyết định mua lại 100.000 cp phổ thông làm cổ phiếu
quỹ.
– Giá mua 11.000 đ/cp
– Chi phí mua; 0,2%/giá trị giao dịch
– Thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản
• Một tháng sau, mua tiếp 50.000 cp làm cổ phiếu quỹ.
– Giá mua 11.400 đ/cp
– Chi phí mua; 0,2%/giá trị giao dịch
– Thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản
• Xác định giá trị cổ phiếu quỹ sau giao dịch trên; cho biết số
dư ban đầu của cổ phiếu quỹ tại DN là 0.
21
Bài tập thực hành
• Tiếp tục bài tập, Hội đồng quản trị công ty quyết định tái
phát hành số cổ phiếu quỹ:
– Đợt 1: 60.000 cp, giá phát hành 11.500đ/cp
– Đợt 2: 40.000 cp, giá phát hành 11.400đ/cp
• Xác định giá trị Vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn
cổ phần và Cổ phiếu quỹ sau giao dịch này, cho biết
DN áp dụng phương pháp bình quân gia quyền đối với
cổ phiếu quỹ.
22
• Tiếp theo số liệu thí dụ trước, hội đồng quản
trị quyết định huỷ bỏ 50.000 cp quỹ.
• Xác định giá trị của Vốn góp của chủ sở hữu,
thặng dư vốn cổ phần và Cổ phiếu quỹ sau
giao dịch này.
23
Bài tập thực hành LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI
• LNCPP là lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh
nghiệp, chưa chia cho các chủ sở hữu hoặc chưa
trích lập các quỹ.
• Nếu là số âm, thể hiện số lỗ luỹ kế đến thời điểm
báo cáo.
• LNCPP sẽ thay đổi khi:
– Chia cổ tức, phân phối lợi nhuận.
– Trích lập quỹ, hoặc bổ sung vốn đầu tư của
chủ sở hữu.
24
CHIA CỔ TỨC
• Tạm ứng cổ tức
• Nghị quyết của hội đồng cổ đông xác
định mức thực sẽ chi trả của cả năm.
• Thanh toán số cổ tức còn lại
• Quy trình chia cổ tức
- Thông báo ngày chốt danh sách
(ngày giao dịch không hưởng
quyền). Kế toán sẽ ghi nhận giảm
lợi nhuận chưa phân phối ngày này
và hình thành khoản phải trả về cổ
tức
- Thanh toán cổ tức cho cổ đông
theo danh sách 25
TRÍCH LẬP CÁC QUỸ
• Căn cứ vào chính sách tài chính hiện hành của doanh
nghiệp, điều lệ của công ty và nghị quyết của hội đồng
cổ đông
• Với mục đích giúp doanh nghiệp bù đắp hoặc hạn chế
bớt những khoản lỗ có thể phát sinh trong tương lai
hoặc dùng để tái đầu tư,
• Bao gồm:
– Quỹ đầu tư phát triển
– Quỹ dự phòng tài chính
– Quỹ khác thuộc vốn chủ
26
Nội dung 2
Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán
27
TK 411 – Vốn đầu tư chủ
sở hữu
• Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình
hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh
nghiệp, bao gồm:
– Vốn góp của chủ sở hữu (TK 4111)
– Thặng dư vốn cổ phần (TK 4112)
– Vốn khác (TK 4118)
Tài khoản 4111-Vốn 
góp của chủ sở hữu
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng
lên do phát hành thêm cổ phiếu
tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn từ
kết quả kinh doanh, 
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
giảm đi do điều chỉnh giảm
vốn điều lệ: hoàn trả vốn ngân
sách, cho cấp trên, hủy bỏ cổ
phiếu quỹ,
Vốn đầu tư của chủ sở hữu lúc
cuối kỳ
Tài khoản 4112 – Thặng
dư vốn cổ phần
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
Thặng dư vốn cổ phần phát sinh tăng
do phát hành thêm CP (MG<Giá phát
hành hoặc tái phát hành cổ phiếu quỹ
(Giá phát hành > Giá ghi sổ của CP
quỹ)
Thặng dư vốn cổ phần giảm đi do 
phát sinh chi phí phát hành CP, tái
phát hành cổ phiếu quỹ (Giá phát
hành <giá ghi sổ của CP quỹ)
Thặng dư vốn cổ phần còn lại cuối kỳ
Tăng vốn góp của chủ sở
hữu
TK 4111 
TK 111, 112
TK 15*, 21*
TK 111, 112
TK 4112
TK 421, 414
Giảm vốn góp của chủ sở
hữu
TK 4111 
TK 111, 112
TK 15*, 21*
Bài tập thực hành
• Tại công ty TNHH TD có các nghiệp vụ về góp vốn
sau:
– Ông An góp 300 triệu đồng bằng tiền mặt.
– Ông Tài góp 200 triệu đồng chuyển vào TK công ty.
– Bà Hà hứa góp 100 triệu đồng.
– Cô Xuân góp 1 xe tải, được Hội đồng thành viên
định giá 220 triệu.
– Bà Thu xin chuyển nhượng phần vốn góp của mình
cho bà An, Hội đồng thành viên đồng ý.
Thặng dư vốn cổ phần
TK 4112 
TK 111, 
112
TK 4111
TK 4111
TK 111,112
TK 111,112
Bài tập thực hành
• Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
sau:
– Công ty H phát hành 2.000.000 cổ phiếu, mệnh giá
10.000đ/CP, giá phát hành 12.000đ/CP. Chi phí
phát hành 100 triệu đồng.
– Công ty Y phát hành 100.000 cổ phiếu, mệnh giá
100.000đ/CP, giá phát hành 90.000đ/CP. Chi phí
phát hành 40 triệu đồng.
Tài khoản 4118 – Vốn khác
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
Vốn khác tăng lên do bổ sung từ
lợi nhuận, nhận biếu tặng, được
viện trợ, xử lý chênh lệch đánh
giá lại tài sản,
Vốn khác giảm đi do xử lý tài
sản thiếu trừ vào vốn, xử lý
chênh lệch đánh giá lại tài
sản,
Vốn khác của chủ sở hữu hiện có
tại ngày cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán vốn
khác của chủ sở hữu
TK 4118 
TK 421
TK 412
TK 3381
TK 111, 112,
TK 421
TK 412
Tài khoản 419 – Cổ phiếu quỹ
Bên Nợ Bên Có
Dư Nợ
Giá trị cổ phiếu quỹ giảm đi do
DN tái phát hành, huỷ bỏ, dùng
cp quỹ chia cổ tức,.
Giá trị cổ phiếu quỹ tăng lên
khi DN mua cổ phiếu quỹ.
Giá trị cổ phiếu quỹ DN còn
nắm giữ lúc cuối kỳ.
Mua cổ phiếu quỹ
TK 419
TK 111, 112 TK 111, 112
TK 4112
TK 4111
TK 4112
TK 421
TK 4112
Bài tập thực hành 
• Tại công ty B có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
– Ngày 16/3/20x1, mua 100.000 cp quỹ, giá mua lại
15.000đ/cp, chi phí mua 0,2%/giá trị giao dịch,
thanh toán bằng TGNH
– Ngày 20/5/20x1, mua 400.000 cp quỹ, giá mua lại
14.000đ/cp, chi phí mua 0,2%/giá trị giao dịch,
thanh toán bằng TGNH.
– Ngày 16/8/20x1, tái phát hành 200.000cp, giá phát
hành 16.000đ/cp; chi phí tái phát hành bằng
0,2%/giá trị giao dịch, thu bằng TGNH.
– Ngày 28/11/20x1, hủy 100.000cp quỹ.
Tài khoản 421 – LN chưa
phân phối
Bên Nợ Bên Có
DƯ CÓ
- Lợi nhuận thực hiện được trong
kỳ.
- Xử lý lỗ
- Lỗ phát sinh trong kỳ
- Phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận chưa phân phối cho
các đối tượng liên quan.
DƯ NỢ
Số lỗ luỹ kế chưa xử lý.
Tài khoản 414/418 – Các quỹ
đầu tư phát triển, quỹ khác
Bên Nợ Bên Có
Dư Có
Quỹ tăng lên do trích từ lợi
nhuận
Quỹ giảm đi do sử dụng quỹ này
vào mục đích theo quy định
Quỹ chưa sử dụng
Lợi nhuận chưa phân phối
TK 421
Chia cổ tức 
cho cổ đôngTK 3388
Trích lập các 
quỹ
TK 414, 353, 
418
TK 911Lợi nhuận sau thuế
TK 4111, 4118 Bổ sung vốn kinh doanh
Quỹ đầu tư phát triển
TK 414
TK 411 Phân phối lợi
nhuận TK 421
Bổ sung vốn 
kinh doanh
TK 111, 112
Nộp về cấp 
trên (*)
Nhận từ cấp 
trên (*)
TK 111,112
(*) Áp dụng ở Doanh nghiệp Nhà nước
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
TK 418
Phân phối lợi
nhuận TK 421
TK 111, 112
Nộp về cấp 
trên (*)
Nhận từ cấp 
trên (*) TK 111,112
(*) Áp dụng ở Doanh nghiệp Nhà nước
Bài tập thực hành
• Tại công ty cổ phần F có các nghiệp vụ phát sinh sau:
– Ngày 31/12/20x0, kết chuyển lợi nhuận sau thuế
quý 4 năm 20x0 1.200 triệu đồng.
– Ngày 17/4/20x1, căn cứ vào kết luận của Đại hội cổ
đông, chia cổ tức và lập các quỹ như sau:
• Chia cổ tức đợt 2 năm 20x0 300 triệu đồng
• Quỹ đầu tư phát triển 300 triệu đồng
• Quỹ dự phòng tài chính 150 triệu đồng
• Quỹ khen thưởng phúc lợi 150 triệu đồng
Bài tập thực hành
– Ngày 30/6/20x1, phát hành 10.000cp cho cổ đông
hiện hữu bằng quỹ đầu tư phát triển.
– Ngày 15/7/20x1, quyết định chi 100 triệu khen
thưởng cho nhân viên.
TRÌNH BÀY VỐN CHỦ SỞ HỮU TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
48
Nội dung 3
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
• Ngoài Bảng CĐKT, doanh nghiệp cần thuyết
minh:
– Các chính sách kế toán áp dụng trong việc ghi nhận 
vốn chủ sở hữu.
– Sự biến động của tổng số vốn chủ sở hữu, cũng như 
từng bộ phận hợp thành trong vốn chủ sở hữu của 
cả năm trước và năm báo cáo.
– Chi tiết hoá vốn đầu tư của chủ sở hữu, trong đó có
thêm thông tin về giá trị trái phiếu chuyển thành cổ 
phiếu; số lượng cổ phiếu quỹ.
49
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
• Ngoài Bảng CĐKT, doanh nghiệp cần thuyết minh
(tiếp theo)
– Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối cổ 
tức, chia lợi nhuận.
– Cổ tức đã công bố, gồm cổ tức trên cổ phần phổ thông, 
cổ phần ưu đãi.
– Sự biến động của số lượng cổ phần và mệnh giá của cổ
phần đang lưu hành.
– Các quỹ của doanh nghiệp và mục đích của việc trích lập 
và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.
– Những khoản thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được ghi 
nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.
50
Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính
51
Nội dung 4 Tỷ số tài chính
• Đứng ở góc độ nhà đầu tư: Đánh giá khả năng sinh
lời của vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) = LN/VCSH
• Đứng ở góc độ nhà quản lý: Đánh giá khả năng sinh
lời của tài sản.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) = LN/TS
52

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_chuong_6_ke_toan_von_chu_so_huu.pdf