Bài giảng Kế toán tài chính 3 - Bài 5: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp xây lắp - Phí Văn Trọng
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP
• Hoạt động xây lắp được thực hiện trên cơ sở
các hợp đồng đã ký kết thông qua đấu thầu hoặc
chỉ định thầu.
• Thời gian xây lắp kéo dài có công trình 3 – 5
năm, có công trình dài hơn, nhu cầu vốn thường
rất lớn lại không đều trong quá trình thi công, do
đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị vốn
và thanh quyết toán vốn sản xuất.
• Quá trình sản xuất gắn chặt với quá trình tiêu
thụ, tiêu thụ ở đâu thì thi công ở đó, các điều
kiện thi công như: xe máy thi công, vật tư thiết
bị, nhân lực phải thay đổi theo phù hợp với
từng công trình, hạng mục công trình
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính 3 - Bài 5: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp xây lắp - Phí Văn Trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính 3 - Bài 5: Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp xây lắp - Phí Văn Trọng
thi công bán nội bộ Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 511: Doanh thu bán hàng nội bộ về chi phí máy thi công v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) 20 • Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (tiếp) TH2: Đội máy thi công không tổ chức riêng hoặc có tổ chức riêng nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 152, 214 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào từng công trình: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 623: Tổng số chi phí sử dụng máy thi công phân bổ trong kỳ v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) • Kế toán chi phí sản xuất chung Tập hợp chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 152, 214 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 627: Chi phí sản xuất chung 21 v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) 22 • Trường hợp thực hiện khoán xây lắp nội bộ Tài khoản sử dụng là TK 141 – Tạm ứng: TK 1411: Tạm ứng lương và các khoản phụ cấp. TK 1412: Tạm ứng mua vật tư. TK 1413: Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ. Khi tạm ứng chi phí: Nợ TK 141: Tạm ứng Có TK 111, 112, 152 Khi nhận bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao được duyệt, căn cứ vào số thực chi: Nợ TK 621, 622, 627 Nợ TK 133: VAT được khấu trừ (nếu có) Có TK 141: Tạm ứng v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) • Tập hợp chi phí xây lắp Kết chuyển chi phí xây lắp: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Chi tiết theo yêu cầu) Có TK 621: Số kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 627: Số kết chuyển chi phí sản xuất chung Có TK 622: Số kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Có TK 623: Số kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công Vật liệu hoặc phế liệu thừa nhập kho khi kết thúc hợp đồng xây dựng: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 23 v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) 24 • Tập hợp chi phí xây lắp Nếu phát sinh thiệt hại trong xây lắp: Nợ TK 138: Phải thu khác Nợ TK 334: Trừ lương công nhân viên Nợ TK 811: Chi phí khác Có TK 154: Giá trị thiệt hại Nếu vật liệu thừa hoặc phế liệu thu hồi được bán ngay: Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 3331: VAT phải nộp v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) • Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình Trích trước chi phí bảo hành công trình: Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Có TK 352: Dự phòng phải trả Phát sinh chi phí bảo hành: Nợ TK 621: Chi phí vật liệu trực tiếp Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 152... 25 v1.0015111225 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN (tiếp theo) 26 • Kế toán chi phí sửa chữa và bảo hành công trình Cuối kỳ, tổng hợp chi phí thực tế phát sinh liên quan đến bảo hành: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK 621: Chi phí vật liệu trực tiếp Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công Có TK 627: Chi phí sản xuất chung Công việc bảo hành bàn giao: Nợ TK 352: Dự phòng phải trả Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Hết thời hạn bảo hành, kế toán hoàn nhập dự phòng bảo hành: Nợ TK 352: Dự phòng phải trả Có TK 711: Thu nhập khác v1.0015111225 2.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẢM DỞ DANG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 2.3.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang 2.3.2. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 27 v1.0015111225 2.3.1. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DỞ DANG • Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó. • Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định. Công thức tính như sau: 28 Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán + Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán v1.0015111225 2.3.2. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Trong kỳ, khi công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư: Nợ TK 632: Giá vốn Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 29 Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành = Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ + Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ – Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ v1.0015111225 3. ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM XÂY LẮP 30 3.2. Phương pháp kế toán 3.1. Các phương thức ghi nhận doanh thu tiêu thụ v1.0015111225 3.1. CÁC PHƯƠNG THỨC GHI NHẬN DOANH THU TIÊU THỤ • TH1: Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, thì doanh thu và chi phí của hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu. Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ: Nếu áp dụng phương pháp Tỷ lệ phần trăm giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc hoàn thành so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với bộ phận khác thực hiện. Nếu áp dụng phương pháp Đánh giá phần công việc hoàn thành hoặc Tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng xây dựng đã hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng thì giao cho bộ phận kỹ thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện. 31 v1.0015111225 3.1. CÁC PHƯƠNG THỨC GHI NHẬN DOANH THU TIÊU THỤ (tiếp theo) 32 • TH1 (tiếp) Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được tính một các đáng tin cậy, kế toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán. Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng đòi tiền. • TH2: Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận thì doanh thu và chi phí lên quan đến hợp đồng xây lắp được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành. v1.0015111225 3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN 3.2.1. Tài khoản sử dụng 3.2.2. Phương pháp kế toán 33 v1.0015111225 3.2.1. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG • TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. Tài khoản này chỉ áp dụng đối với hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang. Bên Có: Phản ánh số tiền hách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng dở dang. Số dư Nợ: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng xây dựng lớn hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng dở dang. Số dư Có: Phản ánh số tiền chênh lệch giữa doanh thu đã ghi nhận của hợp đồng xây dựng nhỏ hơn số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng dở dang. • TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 34 v1.0015111225 3.2.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN • TH1: Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định: Nợ TK 337 Có TK 511 Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ: Nợ TK 131 Có TK 337 Có TK 3331 • TH2: Hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện. Nợ TK 111, 112, 131 Nợ TK 244: Chi phí bảo hành công trình bên chủ đầu tư giữ lại Có TK 511: Giá chưa thuế Có TK 3331: VAT phải nộp 35 v1.0015111225 3.2.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) 36 • Nếu công trình do nhà thầu phụ thực hiện: Nhà thầu phụ bàn giao công trình nhưng chưa tiêu thụ: Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán Khi xác định là tiêu thụ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Đối với giá trị xây lắp nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Nợ TK 133: VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán v1.0015111225 4. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 37 4.2. Phương pháp kế toán 4.1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh v1.0015111225 4.1. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Lợi nhuận kinh doanh = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp 38 v1.0015111225 4.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN • Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu tài chính: Nợ TK 511: Doanh thu thuần Nợ TK 515: Doanh thu tài chính Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh • Kết chuyển chi phí: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn Có TK 641: Chi phí bán hàng Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 635: Chi phí tài chính 39 v1.0015111225 4.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN 40 • Thuế TNDN = (Tổng thu – Tổng chi) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp Kết chuyển chi phí thuế TNDN: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 82111: Chi phí thuế TNDN hiện hành • Xác định kết quả: Nếu lãi: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối Nếu lỗ: Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh v1.0015111225 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • TH1: Nếu Đội máy thi công được tổ chức riêng và được hạch toán riêng thì toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào TK 621, 622, 627, cuối kỳ kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154. • TH2: Đội máy thi công không được tổ chức riêng hoặc được tổ chức riêng nhưng không hạch toán riêng thì toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. 41 v1.0015111225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây lắp được hạch toán vào: A. Chi phí nhân công trực tiếp. B. Chi phí quản lý doanh nghiệp. C. Chi phí sản xuất chung. D. Chi phí sử dụng máy thi công. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. Chi phí sản xuất chung. • Vì: Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí nhân công trực tiếp chỉ gồm tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, các khoản trích theo lương được hạch toán vào “Chi phí sản xuất chung”. 42 v1.0015111225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Tiền lương của công nhân bảo hành công trình được hạch toán trực tiếp vào: A. Bên Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. B. TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. C. TK 632: Giá vốn hàng bán. D. TK 627: Chi phí sản xuất chung. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. Bên Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp. • Vì: Toàn bộ chi phí bảo hành công trình được hạch toán vào TK 621, 622, 627, cuối kỳ kết chuyển vào TK 154. 43 v1.0015111225 CÂU HỎI MỞ Anh (chị) tự cho số liệu để minh họa đầy đủ nội dung của TK 621: Chi phí vật liệu trực tiếp và định khoản. Gợi ý trả lời: Công ty Xây dựng Sông Hồng có tình hình về chi phí vật liệu trực tiếp trong kỳ như sau (Đơn vị: 1.000 đồng): 1. Xuất kho vật liệu chính để thi công công trình 10.000: Nợ TK 621: 10.000 Có TK 152: 10.000 2. Mua vật liệu chính xuất thẳng để thi công công trình theo giá chưa VAT 10%: 200.000 Nợ TK 621: 200.000 Nợ TK 133: 20.000 Có TK 331: 220.000 44 v1.0015111225 CÂU HỎI MỞ 45 3. Vật liệu sử dụng không hết nhập kho, trị giá 20.000: Nợ TK 152: 20.000 Có TK 621: 20.000 4. Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp: 300.000 trong đó phần vượt định mức là 20.000. Nợ TK 154: 280.000 Nợ TK 632: 20.000 Có TK 621: 300.000 v1.0015111225 CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đơn vị xây lắp có thể tiến hành trích trước các khoản chi phí bảo hành công trình? Trả lời: Đúng, vì theo chế độ khi trích trước chi phí bảo hành công trình kế toán ghi Nợ TK 627/Có TK 352. 2. Các doanh nghiệp kinh doanh xây lắp chỉ hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên? Trả lời: Đúng, vì phương pháp Kiểm kê định kỳ không được sử dụng trong doanh nghiệp xây lắp. 46 v1.0015111225 BÀI TẬP Doanh nghiệp Thiên Thu có tình hình thi công công trình A như sau: đơn vị: 1.000 đồng 1. Xuất kho vật liệu chính để thi công công trình: 900.000 2. Tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp: 300.000, công nhân lái máy: 20.000, quản lý đội: 30.000, quản lý doanh nghiệp: 50.000 3. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí. 4. Trích khấu hao TSCĐ tại các bộ phận: Máy thi công: 20.000; Quản lý đội: 5.000; Quản lý doanh nghiệp: 5.000 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa VAT 10% phục vụ quản lý đội: 20.000; máy thi công: 5.000; quản lý doanh nghiệp: 10.000 6. Công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư theo giá cả VAT 10%: 1.760.000. Sau khi giữ lại 5% để bảo hành, chủ đầu tư đã thanh toán cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Tính giá thành công trình biết doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ. 47 v1.0015111225 BÀI TẬP 48 1. Nợ TK 621: 900.000 Có TK 152: 900.000 2. Nợ TK 622: 300.000 Nợ TK 627: 30.000 Nợ TK 623: 20.000 Nợ TK 642: 50.000 Có TK 334: 400.000 3. Nợ TK 627: 350.000 24% = 84.000 Nợ TK 642: 12.000 Có TK 338: 96.000 4. Nợ TK 627: 5.000 Nợ TK 623: 20.000 Nợ TK 642: 5.000 Có TK 214: 30.000 5. Nợ TK 627: 20.000 Nợ TK 623: 5.000 Nợ TK 642: 10.000 Nợ TK 133: 3.500 Có TK 331: 38.500 6a. Nợ TK 154: 1.384.000 Có TK 621: 900.000 Có TK 622: 300.000 Có TK 623: 45.000 Có TK 627: 139.000 Giá thành công trình = 1.384.000 6b. Nợ TK 632: 1.384.000 Có TK 154: 1.384.000 6c. Nợ TK 112: 1.672.000 Nợ TK 244: 1.760.000 5% = 88.000 Có TK 511: 1.600.000 Có TK 3331: 160.000 v1.0015111225 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sản phẩm xây lắp có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp xây lắp. Vì vậy, cần theo dõi, ghi chép, tính toán đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm chi phí xây lắp. So sánh chi phí xây lắp thực tế phát sinh và chi phí dự toán để doanh nghiệp có cơ sở điều chỉnh chi phí hợp lý. 49
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_3_bai_5_dac_diem_ke_toan_trong_d.pdf