Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính - Hồ Thị Thanh Ngọc
6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo
tài chính
6.2/ Bảng cân đối kế toán
6.3/ Báo cáo kết quả kinh doanh
6.4/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
6.5/ Thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính - Hồ Thị Thanh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Chương 6: Báo cáo tài chính - Hồ Thị Thanh Ngọc
CHƯƠNG 6 BÁO CÁO TÀI CHÍNH KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc NỘI DUNG CHƯƠNG 6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính 6.2/ Bảng cân đối kế toán 6.3/ Báo cáo kết quả kinh doanh 6.4/ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 6.5/ Thuyết minh báo cáo tài chính KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính 1. Hệ thống BCTC doanh nghiệp gồm những báo cáo nào, ý nghĩa? -Bảng Cân đối kế toán -Báo cáo kết quả kinh doanh -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính 1. Hệ thống BCTC doanh nghiệp gồm những báo cáo nào, ý nghĩa? -Bảng Cân đối kế toán -Báo cáo kết quả kinh doanh -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính 2.Kỳ lập báo cáo tài chính? -BCTC năm: tất cả các DN - BCTC giữa niên độ (BCTC quý): DN nhà nước, DN niêm yết trên thị trường chứng khoán KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính 3. Thời hạn nộp BCTC? -Đơn vị kế toán nộp BCTC năm chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. - Tổng Cty nhà nước chậm nhất là 90 ngày KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.1/ Một số vấn đề chung về báo cáo tài chính 4. Nơi nhận BCTC ? -Cơ quan tài chính -Cơ quan thuế -Cơ quan thống kê -Cơ quan đăng ký kinh doanh - Cơ quan cấp trên KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.2/ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.2/ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN a) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau: - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn; - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.2/ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN b) Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn; - Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.2/ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.2/ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1.3. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm). KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.3/ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.3/ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH b) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột: - Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo; - Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng; - Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính; - Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm; - Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh). KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.3/ BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 2. Cơ sở lập báo cáo - Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước. - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.4/ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ .1. Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm và các kỳ kế toán giữa niên độ phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”. Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được hướng dẫn cho các giao dịch phổ biến nhất, doanh nghiệp căn cứ bản chất từng giao dịch để trình bày các luồng tiền một cách phù hợp nếu chưa có hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này. Các chỉ tiêu không có số liệu thì không phải trình bày, doanh nghiệp được đánh lại số thứ tự nhưng không được thay đổi mã số của các chỉ tiêu. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.4/ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ . Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.4/ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ": KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.4/ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần: - Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thuê thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản; - Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; Mua, bán các khoản đầu tư; Các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.4/ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.4/ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TiỀN TỆ Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào: - Bảng Cân đối kế toán; - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính; - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước; - Các tài liệu kế toán khác, như: Sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”; Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu kế toán chi tiết khác... KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.5/ THUYẾT MIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Mục đích của Bản thuyết minh Báo cáo tài chính: a) Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. b) Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc 6.5/ THUYẾT MIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Cơ sở lập Bản thuyết minh Báo cáo tài chính - Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo; - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan; - Căn cứ vào Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm trước; - Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan. KTTC2 - Biên soạn: Ths Hồ ThịThanh Ngọc
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_2_chuong_6_bao_cao_tai_chinh_ho.pdf