Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh

1.1. BẢN CHẤT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

• Tài sản được coi là TSCĐ khi thỏa mãn 2 tiêu chuẩn

cơ bản:

 TSCĐ thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.

 TSCĐ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lại cho

doanh nghiệp.

• Theo chế độ tài chính hiện hành, TSCĐ phải có đủ 4

tiêu chuẩn sau:

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

từ việc sử dụng tài sản.

 Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một

cách đáng tin cậy.

 Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.

 Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 30 trang xuanhieu 17320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh

Bài giảng Kế toán tài chính 1 - Bài 1: Kế toán tài sản cố định - Đoàn Thị Trúc Quỳnh
v1.0012108210 1
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
• Mục tiêu: Trang bị kiến thức lý thuyết và thực hành các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh
nghiệp sản xuất.
• Nội dung nghiên cứu: Học phần này giới thiệu những nội dung kế toán các phần hành kế
toán chủ yếu trong doanh nghiệp.
Bài 1: Kế toán tài sản cố định.
Bài 2: Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Bài 4: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Bài 5: Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
v1.0012108210 2
BÀI 1
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
v1.0012108210 3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Thanh lý tài sản cố định
Ngày 9/9/2012, Công ty CP vận tải Hoàng Long tiến hành nhượng bán 1 chiếc xe ô tô đã
đưa vào sử dụng từ 25/10/2009 có trị giá 2,1 tỷ đồng, công ty đã thu bằng chuyển khoản với
giá bán chưa có VAT 10% là 900 triệu đồng.
1. Trong thương vụ nhượng bán này Công ty có lãi hay bị lỗ? 
2. Giá trị hao mòn được tính như thế nào?
3. Kế toán tại công ty sẽ ghi nhận trên sổ sách như thế nào?
v1.0012108210 4
MỤC TIÊU
• Cần hiểu rõ bản chất, đặc điểm và các cách phân loại TSCĐ.
• Cần nắm rõ nguyên tắc quản lý TSCĐ và nhiệm vụ của kế toán TSCĐ.
• Cần biết cách xác định Nguyên giá TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể.
• Cần tính được khấu hao TSCĐ cũng như xác định giá trị hao mòn và giá trị còn
lại của TSCĐ.
• Cần nắm được kết cấu của Tài khoản 211 và cách thức hạch toán các nghiệp
vụ tăng, giảm TSCĐ.
v1.0012108210 5
NỘI DUNG
Bản chất TSCĐ và nhiệm vụ kế toán
Phân loại TSCĐ
Tính giá TSCĐ
Kế toán tình hình biến động TSCĐ
v1.0012108210 6
1. BẢN CHẤT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
1.2. Nguyên tắc quản lý tài sản cố định
1.1. Bản chất tài sản cố định 
1.3. Nhiệm vụ kế toán
v1.0012108210 7
1.1. BẢN CHẤT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
• Tài sản được coi là TSCĐ khi thỏa mãn 2 tiêu chuẩn
cơ bản:
 TSCĐ thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
 TSCĐ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lại cho
doanh nghiệp.
• Theo chế độ tài chính hiện hành, TSCĐ phải có đủ 4
tiêu chuẩn sau:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
từ việc sử dụng tài sản.
 Giá trị ban đầu của tài sản phải được xác định một
cách đáng tin cậy.
 Có thời gian hữu dụng từ 1 năm trở lên.
 Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.
v1.0012108210 8
1.2. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
• Mỗi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng.
• Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, giá trị
hao mòn và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán.
• Doanh nghiệp cần xây dựng quy chế quản lý TSCĐ
từ khi hình thành, đưa vào sử dụng, phân cấp quản
lý, công tác kiểm kê và xử lý thừa thiếu khi phát sinh.
v1.0012108210 9
1.3. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
• Phản ánh chính xác, kịp thời số lượng, giá trị, hiện
trạng, tình hình tăng giảm và nơi sử dụng TSCĐ.
• Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao phải trích
trong kỳ theo đúng quy định của Bộ tài chính.
• Xây dựng dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tập hợp và
phân bổ chính xác vào chi phí sản xuất kinh doanh.
v1.0012108210 10
2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
2.2. Theo quyền sở hữu
2.1. Theo hình thái biểu hiện
2.3. Theo mục đích và tình hình sử dụng
v1.0012108210 11
2.1. THEO HÌNH THÁI BIỂU HIỆN
TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình
• Nhà cửa, vật kiến trúc;
• Máy móc, thiết bị;
• Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
• Thiết bị, dụng cụ quản lý;
• Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho 
sản phẩm;
• TSCĐ hữu hình khác.
• Quyền sử dụng đất;
• Quyền phát hành;
• Bản quyền;
• Bằng sáng chế;
• Nhãn hiệu hàng hóa;
• Phần mềm máy vi tính;
• Giấy phép, giấy nhượng quyền;
• TSCĐ vô hình khác.
v1.0012108210 12
2.2. THEO QUYỀN SỞ HỮU
TSCĐ tự có TSCĐ thuê ngoài
TSCĐ 
thuê tài chính
TSCĐ 
thuê hoạt động
v1.0012108210 13
2.3. THEO MỤC ĐÍCH VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG
TSCĐ dùng 
cho hoạt động 
kinh doanh
TSCĐ dùng 
cho hoạt động 
phúc lợi
TSCĐ dùng 
cho hoạt động 
hành chính 
sự nghiệp
TSCĐ 
chờ xử lý
v1.0012108210 14
3. TÍNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
3.2. Giá trị hao mòn và khấu hao tài sản cố định
3.1. Nguyên giá tài sản cố định 
v1.0012108210 15
3.1. NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• TSCĐ tăng do mua sắm;
• TSCĐ tăng do nhận vốn góp;
• TSCĐ tăng do nhận biếu tặng, viện trợ;
• TSCĐ tăng do XDCB hoàn thành;
• TSCĐ tăng do tự sản xuất;
• TSCĐ tăng do nhận lại vốn đã góp trước đây;
• TSCĐ tăng do trao đổi;
• Tài sản cố định hữu hình được cấp, được
điều chuyển đến.
v1.0012108210 16
3.2. GIÁ TRỊ HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
• Phân biệt hao mòn và khấu hao TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ không thay đổi trong suốt quá trình
sử dụng trừ khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa nâng
cấp hoặc đánh giá lại tài sản.
• Nguyên tắc tính khấu hao TSCĐ
Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích
khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
 TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử
dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
 TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất;
 ...
v1.0012108210 17
3.2. GIÁ TRỊ HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Các phương pháp tính khấu hao:
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
có điều chỉnh.
• Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối
lượng sản phẩm.
• Phương pháp khấu hao đường thẳng là
phương pháp trích khấu hao theo mức ổn
định từng năm vào chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định
tham gia vào hoạt động kinh doanh.
v1.0012108210 18
4. KẾ TOÁN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
4.2. Kế toán tình hình tăng, giảm tài sản cố định
4.1. Tài khoản sử dụng
v1.0012108210 19
4.1. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
• TK 211 ”TSCĐHH”
 Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh và theo
dõi nguyên giá TSCĐHH tại doanh nghiệp;
 Bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐHH tăng trong kỳ
(do mua, nhận vốn góp, biếu tặng);
 Bên Có: phản ánh nguyên giá TSCĐHH giảm trong
kỳ (do thanh lý, nhượng bán);
 Dư Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐHH hiện có đầu
kỳ hoặc cuối kỳ.
• TK 213 ”TSCĐVH”
• TK 214 “Hao mòn TSCĐ”
 Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh và theo dõi giá trị hao mòn của TSCĐ
tại doanh nghiệp;
 Bên Nợ: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ giảm trong kỳ;
 Bên Có: phản ánh mức khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ;
 Dư Có: phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
v1.0012108210 20
TK 111, 112, 331, 341 TK 211
Tăng do mua (có lắp đặt)
TK 2411
Tăng do xây dựng cơ bản
TK 2412
Tăng do sửa/nâng cấp
TK 2413
Tăng do nhận vốn góp
TK 411
TK 214
TSCĐ thanh lý/nhượng bán
TK 811
TSCĐ đi góp vốn
TK 222, 228, 221
TSCĐ giảm do trả lại vốn góp
TK 411
TSCĐ giảm do kiểm kê thiếu
TK 1381
TK 811 TK 711
Tăng do mua sắm
4.2. KẾ TOÁN TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
v1.0012108210 21
4.2. KẾ TOÁN TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 
TK 711 TK 211
Tăng do kiểm kê phát hiện thừa
TK 3381
Tăng do tự sản xuất
TK 512
Tăng do nhận lại vốn góp trước đây
TK 221,222,228
Tăng do nhận biếu tặng, viện trợ
v1.0012108210 22
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
1. Trong thương vụ nhượng bán này công ty có lãi hay bị lỗ?
2. Giá trị hao mòn được tính như thế nào?
3. Kế toán tại công ty sẽ ghi nhận trên sổ sách như thế nào?
Trả lời:
• Mức khấu hao phải trích trong tháng 10/2009 = [2100/(5 12 31)] 7
• Mức khấu hao tăng trong tháng 11/2009 = [2100/(5 12 31)] 24
• Mức khấu hao phải trích từ 25/10/2009 đến 31/12/2009
= (2100/(5 12 31) 7 + [2100/(5 12)] 2 = x
• Mức khấu hao phải trích từ 01/01/2010 đến 31/12/2011 = (2100/5) 2 = y
• Mức khấu hao phải trích từ 01/01/2012 đến 08/09/2012
= [2100/(5 12)] 8 + [2100/(5 12 30)] 8 = z
→ Giá trị hao mòn từ thời điểm đưa vào sử dụng đến thời điểm mang tài sản đi nhượng bán
= x + y + z = A = 1.205,806
v1.0012108210 23
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
• NV1:
Nợ TK 214: A
Nợ TK 811: 2100 – A = 894,194
Có TK 211: 2100
• NV2:
Nợ TK 112: 990
Có TK 711: 900
Có TK 3331: 90
• NV3:
Nợ TK 811: 15
Nợ TK 133: 1,5
Có TK 111: 16,5
v1.0012108210 24
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
• Xác định lãi, lỗ từ hoạt động nhượng bán:
 Tổng thu từ hoạt động nhượng bán = PS Có TK 711 = 900
 Tổng chi từ hoạt động nhượng bán = PS Nợ TK 811 = 909,194
Như vậy, trong hoạt động nhượng bán này, công ty bị lỗ 9,194 triệu.
• Nêu căn cứ xác định các chỉ tiêu Giá trị hao mòn, Giá trị còn lại TSCĐ?
 Căn cứ xác định Giá trị hao mòn = Số dư Có TK 214
 Căn cứ xác định Giá trị còn lại = Số dư Nợ TK 211 - Số dư Có TK 214.
v1.0012108210 25
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Nguyên giá TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu VAT:
a. có bao gồm VAT đầu vào.
b. không bao gồm VAT đầu vào.
c. không bao gồm VAT đầu vào nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ.
d. không bao gồm VAT đầu vào nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: c. không bao gồm VAT đầu vào nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương
pháp khấu trừ.
• Vì: Khi mua TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất chịu VAT và doanh nghiệp tính VAT theo
phương pháp khấu trừ thì giá mua là giá không bao gồm VAT.
v1.0012108210 26
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Một thiết bị sản xuất đưa vào sử dụng từ 01/01/2008 có nguyên giá 500 triệu, thời gian
sử dụng 5 năm. Tại 01/01/2013, giá trị hao mòn của thiết bị bằng:
a. 500 triệu.
b. 300 triệu.
c. 200 triệu.
d. 0 triệu.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: a. 500 triệu.
• Vì: Năm 2013, TSCĐ đã khấu hao hết nên nguyên giá bằng đúng giá trị hao mòn.
v1.0012108210 27
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Cho tình hình sau tại doanh nghiệp Thu Thanh:
Ngày 20/07/N, doanh nghiệp Thu Thanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua sắm
một dây truyền sản xuất theo tổng giá thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT là 682.000.000 đồng,
thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt thiết bị này 26.400.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT10%) đã
thanh toán ngay bằng chuyển khoản. Dây truyền được đưa vào sử dụng từ ngày 10/08/N với thời
gian sử dụng dự kiến là 8 năm. Hãy:
1. Xác định nguyên giá TSCĐ.
2. Tính mức khấu hao phải trích trong tháng 8, tháng 9.
v1.0012108210 28
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Nguyên giá TSCĐ =
Giá mua ghi 
trên hóa đơn
+
CP trước sử
dụng
–
Các khoản 
giảm trừ
+
Thuế NK, 
TTĐB
=
682.000.000
+
26.400.000
– 0 + 0
(1+10%) (1+10%)
= 644.000.000 đồng
Mức khấu hao 1 ngày 
trong tháng 8
=
644.000.000
= 216.398 đồng
8 12 31
v1.0012108210 29
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Mức khấu hao phải 
trích trong tháng 8
= Số ngày sử dụng 
trong tháng
 Mức khấu hao 1 ngày 
trong tháng 8
= (31-10+1) 216.398
= 4.760.753 đồng
Mức khấu hao phải 
trích trong tháng 9
=
Mức khấu 
hao 1 tháng
=
644.000.000
= 6.708.333 đồng
8 12
Mức khấu hao phải 
trích trong tháng 9
=
Mức khấu hao phải 
trích trong tháng 8
+
Mức khấu hao tăng 
trong tháng 9
–
Mức khấu hao 
giảm trong tháng 9
= 4.760.753 + 9 ngày 216.398 – 0
= 6.708.333 đồng
v1.0012108210 30
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
TSCĐ là cơ sở vật chất cơ bản không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, cần theo
dõi, ghi chép, tính toán đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao nguyên giá, giá trị hao
mòn của TSCĐ.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_1_bai_1_ke_toan_tai_san_co_dinh.pdf