Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận
4.1. Ý nghĩa phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận trong
doanh nghiệp
Mục tiêu của các nhà quản trị kinh doanh là tối đa
hoá lợi nhuận của mọi hoạt động. Do vậy trong kinh
doanh các nhà quản trị thường có các biện pháp sử
dụng hữu hiệu tài sản để giảm chi phí thấp nhất
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong các hoạt
động kinh doanh hàng ngày, các nhà quản trị thường
phải đưa ra các quyết định cho mọi hoạt động. Do
vậy phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng
và lợi nhuận chính là cơ sở khoa học ra các quyết
định như:
Định giá bán đơn vị sản phẩm để phù hợp với thu nhập của khách hàng, thị trường
tiêu thụ và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tăng, giảm chi phí khả biến đơn vị sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ nhằm thích nghi với nhu cầu khách hàng.
Đầu tư chi phí cố định để tăng nhanh về công suất, chất lượng sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu thị trường.
Xác định sản lượng sản phẩm tiêu thụ như thế nào để đạt lợi nhuận tối đa và khai
thác hết công suất của máy móc thiết bị và các tài sản đã đầu tư nhằm giảm chi phí
bình quân thấp nhất.
Xác định cơ cấu sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phù hợp nhằm khai thác khả năng
tiềm tàng của các yếu tố sản xuất và nhu cầu của thị trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quản trị 1 - Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận
p đã hợp lý chưa, nhiều biến phí, ít định phí hay ngược lại. Thông qua việc phân tích để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tích cơ cấu chi phí nhằm ổn định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Đồng thời thấy được tình hình biến động doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí cũng tác động tới mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn so với định phí thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có cơ cấu chi phí ngược lại. 4.4.2. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh Trong kinh doanh các doanh nghiệp thường mong muốn đạt được mức lợi nhuận cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất, do vậy các nhà quản trị phải sử dụng tốt các công cụ tài chính. Đòn bẩy kinh doanh là một công cụ tài chính quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa biến phí và định phí trong các tổ chức hoạt động. Đòn bẩy kinh doanh là tỷ số giữa số dư đảm phí và lợi nhuận hoặc giữa % tăng, giảm của lợi nhuận so với % tăng, giảm của doanh thu. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 60 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 Đòn bẩy kinh doanh là một phương tiện nhằm đạt được sự tăng cao về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm. Cách xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh như sau: Công thức 1: Tổng lợi nhuận góp Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng lợi nhuận Công thức 2: % tăng, giảm của lợi nhuận Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = % tăng, giảm của doanh thu Độ lớn đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ cấu chi phí lại phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề, điều kiện trang bị vật chất của các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Do vậy độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chi phối tới mức độ rủi ro trong các phương án đầu tư. Những dự án đầu tư có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì hệ số an toàn thấp và ngược lại. Đòn bẩy kinh doanh thực chất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Nếu độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Do đó, lợi nhuận rất nhạy cảm với những thay đổi của doanh thu và ngược lại. Trong những hoạt động có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao chỉ cần doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng hơn 1%, mặt khác khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm hơn 1%. Đó chính là phương tiện để các nhà quản trị kinh doanh dự đoán mức lợi nhuận trong kỳ tới. 4.5. Ứng dụng của phân tích chi phí, sản lượng và lợi nhuận vào việc ra quyết định kinh doanh Thực tế trong kinh doanh luôn xảy ra những biến đổi giữa biến phí, định phí, giá bán, doanh thu, cơ cấu sản phẩm tiêu thụ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc quyết định nên lựa chọn sự thay đổi nào phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của các doanh nghiệp và khi đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Sau đây ta sẽ nghiên cứu một số trường hợp thường hay xảy ra ở doanh nghiệp: 4.5.1. Thay đổi chi phí cố định và doanh thu Trong thực tế chi phí cố định của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, tiền thuê văn phòng phải trả hàng tháng, tiền trả quyền sử dụng đất hàng tháng, tiền quảng cáo, tiền lương của bộ máy điều hành cố định hàng tháng Đa số các khoản chi phí cố định thường do các tài sản cố định tạo ra. Do vậy khi doanh nghiệp tăng hoặc giảm chi phí cố định thường tác động tới công suất sản xuất sản phẩm, tới thị trường tiêu thụ và như vậy ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Trong các quyết định thay đổi chi phí cố định hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu (không thay đổi định phí), các quyết định thường dựa trên các cơ sở của từng phương án cụ thể: Lợi nhuận thu về của từng phương án đầu tư; Khả năng tài chính của doanh nghiệp; Trình độ tổ chức, quản lý các yếu tố sản xuất; Nhu cầu của thị trường Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 61 Ví dụ: Công ty Hoàng Sơn sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm trên thị trường truyền thống, bình thường các tháng công ty tiêu thụ được 500 sản phẩm. Các thông tin về chi phí và giá bán sản phẩm như sau: (Đơn vị tính: đồng) Chi phí khả biến đơn vị sản phẩm 150.000 Giá bán đơn vị sản phẩm 250.000 Tổng chi phí cố định 1 tháng 51.000.000 Theo dự kiến của phòng kinh doanh khi Công ty chi thêm cho quảng cáo là 10.000.000 đồng/tháng có thể làm doanh thu tăng thêm 35.000.000 đồng/1 tháng. Hãy phân tích chi phí, cho biết Công ty có nên chi thêm cho quảng cáo để chọn phương án này không? Bài giải: (Đơn vị tính: nghìn đồng) Chỉ tiêu Không quảng cáo Quảng cáo Chênh lệch Doanh thu 125.000 160.000 35.000 Chi phí khả biến 75.000 96.000 21.000 Lợi nhuận góp 50.000 64.000 14.000 Chi phí cố định 35.000 45.000 10.000 Lợi nhuận 15.000 19.000 4.000 Nhận xét: Qua số liệu phân tích ta thấy nếu quảng cáo sẽ phải chi thêm định phí bán hàng là 10.000.000 đồng/tháng, nhưng đổi lại lợi nhuận sẽ tăng lên 4.000.000 đồng/tháng. Đồng thời doanh thu bán hàng tăng chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty ngày càng rộng và còn đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững. Vì vậy doanh nghiệp nên tiến hành quảng cáo. 4.5.2. Thay đổi chi phí biến đổi và doanh thu Trong thực tế chi phí biến đổi của các doanh nghiệp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, hoa hồng bán hàng và các biến phí khác. Thông thường theo sự phát triển của thời gian các biến phí sản xuất sản phẩm tăng. Như giá mua các yếu tố đầu vào nguyên liệu, nhân công đều tăng, hoa hồng bán hàng cho các đại lý tăng. Khi biến phí tăng thường dẫn tới chất lượng sản phẩm tăng, sản lượng tiêu thụ tăng và doanh thu thay đổi. Trong một số trường hợp đặc biệt khi chi phí biến đổi giảm thì chất lượng sản phẩm có xu hướng giảm, khi doanh nghiệp thu mua nguồn cung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo các yêu cầu của nhà sản xuất. Do vậy khi thay đổi chi phí biến đổi hoặc vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần phân tích để chọn phương án tối ưu nhất. Ví dụ 1: Cũng theo ví dụ trên, Công ty vẫn tiêu thụ 500 sản phẩm/1 tháng trên thị trường truyền thống. Phòng kế hoạch sản xuất dự tính mua nguyên vật liệu rẻ hơn, do đó biến phí giảm 35.000 đồng/sản phẩm. Dự tính số lượng tiêu thụ giảm 100 sản phẩm/1 tháng. Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện theo kế hoạch mua vật liệu rẻ không? Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 62 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 Bài giải: (Đơn vị tính: nghìn đồng) 500 sản phẩm 400 sản phẩm 1 sản phẩm 1 sản phẩm Chi tiêu Tiền % Tổng Tiền % Tổng Chênh lệch Doanh thu 250 100 125.000 250 100 100.000 –25.000 Chi phí khả biến 150 60 75.000 115 46 46.000 –29.000 Lợi nhuận góp 100 40 50.000 135 54 54.000 4.000 Chi phí cố định 35.000 35.000 0 Lợi nhuận 15.000 19.000 4.000 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy biến phí đơn vị sản phẩm thay đổi làm cơ cấu chi phí thay đổi theo trong khi giá bán không đổi. Tỷ lệ định phí cao hơn biến phí. Tuy nhiên, do chất lợng sản phẩm giảm nên số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm, nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn tăng so với trước kia là 4.000. Nguyên nhân của sự tăng này là do tốc độ giảm của chi phí khả biến nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu tiêu thụ. Doanh nghiệp có thể chấp nhận phương án này nếu mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận. Trong trường hợp doanh nghiệp coi trong uy tín và chất lượng sản phẩm cho sự phát triển dài hạn của mình thì cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra quyết định. 4.5.3. Thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu Trong thực tế các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thường thay đổi giá bán để đảm bảo lợi nhuận cao nhất. Giá bán của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh hay độc quyền sản phẩm, thị hiếu khách hàng, thu nhập dân cư, hình thức quảng cáo, phương thức bán và thanh toán tiền hàng Thông thường khi doanh nghiệp thay đổi chi phí cố định như tăng cường quảng cáo, thay đổi công nghệ sản xuất thường dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng, do vậy cần thay đổi giá bán cho phù hợp. Trong các trường hợp như vậy nhà quản trị cần phân tích chọn phương án thay đổi giá bán, chi phí cố định và doanh thu bán hàng hay vẫn giữ nguyên phương án ban đầu cần dựa trên những cơ sở khoa học. Ví dụ 1: Cũng theo số liệu ví dụ trên, giả sử để tăng sản lượng bán, doanh nghiệp dự định giảm giá là 25.000 đồng/sản phẩm và tăng thêm chi phí quảng cáo là 15.000.000 đồng/tháng. Với điều kiện như trên thì số lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến tăng 50%. Hãy phân tích xem doanh nghiệp có nên thực hiện theo phương án này không? Bài giải: 500 sản phẩm 750 sản phẩm 1 sản phẩm 1 sản phẩm Chỉ tiêu Tiền % Tổng Tiền % Tổng Chênh lệch Doanh thu 250 100 125.000 225 100 168.750 43.750 Chi phí khả biến 150 60 75.000 150 66.7 112.500 37.500 Lợi nhuận góp 100 40 50.000 80 33.3 56.250 6.250 Chi phí cố định 35.000 50.000 15.000 Lợi nhuận 15.000 6.250 –8.750 Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 63 Qua bảng số liệu trên, ta thấy việc thay đổi giá bán làm thay đổi tỷ lệ lợi nhuận góp. Do tăng số lượng tiêu thụ lên 250 sản phẩm làm doanh thu tăng thêm nhưng giá bán đơn vị giảm cũng làm doanh thu giảm, đồng thời chi phí cố định tăng làm cho lợi nhuận giảm so với trước là 8.750. Do lợi nhuận giảm so với trước khá nhiều, nên doanh nghiệp không nên thực hiện theo phương án này. 4.5.4. Thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp khi thay đổi chi phí cố định kéo theo sự thay đổi chi phí biến đổi và ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Trường hợp doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới sản xuất sản phẩm, khi đó lượng công nhân trực tiếp giảm dẫn đến biến phí giảm. Song công suất sản xuất tăng và doanh thu cũng tăng. Trong các trường hợp thay đổi chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu các nhà quản trị cần phân tích để chọn các phương án tối ưu nhất. Ví dụ: Theo số liệu ví dụ trên, doanh nghiệp đang tiêu thụ 500 sản phẩm/tháng với việc trả lương khoán cho bộ phận bán hàng 10.000.000 đồng/tháng. Phòng kinh doanh đang nghiên cứu phương án chuyển trả lương khoán sang trả lương bằng hoa hồng theo sản phẩm tiêu thụ là 30.000 đồng/sản phẩm. Theo dự tính phương án này làm doanh số tiêu thụ tăng thêm 20%/tháng. Hãy phân tích chi phí để cho biết doanh nghiệp có nên thực hiện phương án này không? Bài giải: Lương khoán Lương hoa hồng 1 sản phẩm 1 sản phẩm Chỉ tiêu Tiền % Tổng Tiền % Tổng Chênh lệch Doanh thu 250 100 125.000 225 100 150.000 25.000 Chi phí khả biến 150 60 75.000 160 64 96.000 21.000 Lợi nhuận góp 100 40 50.000 90 36 54.000 4.000 Chi phí cố định 35.000 25.000 –10.000 Lợi nhuận 15.000 29.000 14.000 Nhận xét: Với kết quả tính toán trên ta thấy Công ty thay đổi cách trả lương cho bộ phận bán hàng đã làm cho lợi nhuận thay đổi. Chuyển từ hình thức trả lương khoán cố định sang hình thức trả lương hoa hồng theo sản phẩm đã khuyến khích được hệ thống nhân viên bán hàng làm cho doanh thu tăng nhanh, chi phí tiết kiệm. Do vậy phương án trả lương mới lợi nhuận tăng so với phương án ban đầu 14.000. Doanh nghiệp chọn phương án này. 4.5.5. Thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và doanh thu Trong thực tiễn các doanh nghiệp thường kinh doanh đa mặt hàng, đa ngành nghề trên thị trường. Các mặt hàng thường bổ sung cho nhau trong hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất. Mặt khác cơ cấu thị phần tiêu thụ của các loại sản phẩm còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, tính chất cạnh tranh của sản phẩm, khả năng tổ chức, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm đó. Như vậy khi doanh nghiệp đưa ra quyết định thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trên thị trường cần căn cứ vào những cơ sở khoa học để chọn các phương án tối ưu nhất. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 64 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 Ví dụ: Công ty X sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A và B, thông tin về các loại sản phẩm này tiêu thụ qua 2 quý như sau (Đơn vị tính: nghìn đồng) Quý 1 Quý 2 Chi tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B Sản phẩm A Sản phẩm B Giá bán đơn vị sản phẩm 20 40 20 40 Chi phí khả biến 1 đơn vị sản phẩm 10 20 10 20 Sản lượng tiêu thụ 1 quý (sản phẩm) 30.000 70.000 70.000 30.000 Tổng định phí hoạt động 1 quý 400.000 400.000 Yêu cầu: 1. Lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí cho từng quý? 2. Cho biết sự thay đổi của cơ cấu tiêu thụ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty qua các quý? Bài giải: 1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử chi phí. Quý 1 Quý 2 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Doanh thu 3.400.000 100 2.600.000 100 Biến phí 1.700.000 50 1.300.000 50 Lợi nhuận góp 1.700.000 50 1.300.000 50 Định phí 400.000 11,76 400.000 15,38 Lợi nhuận 1.300.000 38,24 900.000 34,63 Cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu (sản phẩm A: B) 600/2.800 1.400/1.200 2. Qua báo cáo trên, ta thấy khi Công ty thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Quý 1 với cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu sản phẩm A và B là: 600/2.800 thì lợi nhuận đạt 1.300.000 ngàn đồng. Quý 2 với cơ cấu tiêu thụ theo doanh thu sản phẩm A và B là: 1.400/1.200 thì lợi nhuận đạt 900.000 ngàn đồng. Như vậy nguyên nhân của lợi nhuận giảm là do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu tiêu thụ. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 65 Tóm lược cuối bài Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi nhuận cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh để ra quyết định. Căn cứ vào các chỉ tiêu như lợi nhuận góp, lợi nhuận góp đơn vị, tỷ lệ lợi nhuận góp để xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn cũng như thời gian để hòa vốn. Đồng thời xác định được tại mức sản lượng, doanh thu là bao nhiêu để đạt được lợi nhuận kế hoạch, và tránh được rủi ro thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn. Ngoài ra, nhà quản trị có thể căn cứ vào cơ cấu chi phí cũng như độ lớn đòn bẩy kinh doanh để xác định mức lợi nhuận thay đổi khi doanh thu thay đổi từ đó xác định được mức lợi nhuận tối đa. Bài 4: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận 66 TXKTKQT01_Bai4_v1.0015102203 Câu hỏi ôn tập 1. Cho biết khái niệm, công thức tính của lợi nhuận góp và tỷ lệ lợi nhuận góp? 2. Cho biết nội dung phân tích điểm hòa vốn trong doanh nghiệp? 3. Thế nào là cơ cấu chi phí, độ lớn đòn bẩy kinh doanh, mối quan hệ giữa cơ cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh và hệ số an toàn của doanh nghiệp? 4. Nội dung các quyết định ngắn hạn trên cơ sở phân tích quan hệ chi phí – sản lượng và lợi nhuận trong doanh nghiệp?
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_quan_tri_bai_4_phan_tich_moi_quan_he_giua.pdf