Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương

2.1.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo)

• Đơn đăng ký kinh doanh gồm các nội dung sau:

 Tên doanh nghiệp.

 Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.

 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.

 Vốn điều lệ.

 Số vốn đăng ký của thành viên công ty TNHH hoặc số cổ phần mà cổ đông sáng

lập đăng ký mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được

quyền bán cho từng loại đối với công ty cổ phần.

 Họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của công ty.

 Đơn đăng ký kinh doanh phải được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký

kinh doanh quy định

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 11280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 2: Kế toán thành lập công ty - Nguyễn Minh Phương
 Xin giấy phép kinh doanh.
v1.0015107216 9
2.1.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định
thì phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký 
kinh doanh
Đơn đăng ký.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên hoặc 
cổ đông.
v1.0015107216 10
2.1.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Đơn đăng ký kinh doanh gồm các nội dung sau:
 Tên doanh nghiệp.
 Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.
 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh.
 Vốn điều lệ.
 Số vốn đăng ký của thành viên công ty TNHH hoặc số cổ phần mà cổ đông sáng
lập đăng ký mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được
quyền bán cho từng loại đối với công ty cổ phần.
 Họ tên, chữ ký, địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của công ty.
 Đơn đăng ký kinh doanh phải được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký
kinh doanh quy định.
v1.0015107216 11
2.1.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Điều lệ công ty
Là căn cứ pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thành lập và tồn
tại của công ty. Các vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức công ty, quyền lợi và nghĩa
vụ của thành viên công ty hoặc cổ đông, thủ tục và trình tự huy động vốn cổ phần,
nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ,... Được quy định rõ ràng trong điều lệ
công ty.
• Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập
 Đối với công ty TNHH gồm:
 Tên, địa chỉ của các thành viên sáng lập;
 Số vốn góp theo cam kết, thời hạn góp vốn của từng thành viên;
 Chữ ký của người đại diện công ty hoặc của tất cả các thành viên của
công ty.
 Đối với công ty cổ phần gồm:
 Tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản,
giá trị còn lại của từng loại tài sản góp vốn cổ phần, thời hạn góp vốn cổ phần
của từng cổ đông.
 Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc của tất cả cổ đông
sáng lập của công ty cổ phần.
v1.0015107216 12
2.1.2. THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP (tiếp theo)
• Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có đủ các điều
kiện sau:
 Ngành, nghề kinh doanh không thuộc đối tượng cấm kinh doanh;
 Tên của doanh nghiệp được đặt đúng như quy định;
 Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
 Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định;
 Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
• Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quyền kinh doanh kể từ
ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ
điều kiện kinh doanh theo quy định.
v1.0015107216 13
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY
• Các chi phí phát sinh trong quá trình này thường gồm các chi phí nghiên cứu, thăm
dò thị trường, lập và thẩm định dự án đầu tư, chi phí hội họp, chi phí về tư vấn pháp
luật, lệ phí xin giấy phép.
• Các thành viên góp vốn hoặc các cổ đông sáng lập chỉ góp vốn sau khi công ty đã
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Công ty chỉ mở và ghi sổ kế toán khi công ty bắt đầu hoạt động.
• Các chi phí phát sinh khi thành lập công ty có thể được một hoặc một số thành viên
sáng lập của công ty ứng trước để thanh toán.
• Các chứng từ liên quan đến chi phí thành lập công ty được lưu giữ để bàn giao lại
cho kế toán khi công ty mở sổ bắt đầu thực hiện công tác kế toán.
• Căn cứ vào chứng từ phát sinh, kế toán tập hợp lập bảng kê xác định chi phí thành
lập phát sinh và hạch toán trên sổ kế toán.
• Số tiền ứng trước của các thành viên sáng lập sẽ được trả lại khi công ty hoạt động
hoặc ghi giảm phần vốn góp theo cam kết của các thành viên này.
v1.0015107216 14
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY (tiếp theo)
• Tài khoản sử dụng:
 TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang: Phản ánh các chi phí phát sinh đến quá
trình thành lập công ty.
 Bên nợ: Chi phí thành lập công ty phát sinh.
 Bên có: Chuyển thành vốn góp cho các thành viên.
 Số dư Nợ: Chi phí thành lập công ty chưa xử lý.
 TK338 – Phải trả khác: Phản ánh tình hình thanh toán cho các thành viên sáng
lập công ty về chi phí thành lập công ty đã được các thành viên ứng trước.
 Bên Nợ: Thanh toán chi phí thành lập công ty cho thành viên.
 Bên Có: Phải trả thành viên công ty về các chi phí thành lập công ty.
v1.0015107216 15
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY (tiếp theo)
• Phương pháp hạch toán:
 Căn cứ và chi phí phát sinh trên bảng kê liên quan đến việc thành lập công ty
được xác lập thanh toán bằng tiền của họ, kế toán ghi:
 Nợ TK 241 – Chi phí thành lập công ty phát sinh.
 Có TK 338 – Chi tiết cho từng thành viên sáng lập.
 Khi trả lại số tiền ứng trước để làm thủ tục thành lập công ty cho các thành viên
căn cứ vào phiếu chi tiền và các chứng từ liên quan:
 Nợ TK 338 – Chi tiết cho từng thành viên sáng lập.
 Có TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thanh toán chi phí thành lập
công ty.
 Nếu chuyển thành phần vốn góp cho các thành viên sáng lập:
 Nợ TK 338 – Chi tiết cho từng thành viên sáng lập.
 Có TK 4111 –giá trị vốn góp được khấu trừ.
 Đối với các hoá đơn, chứng từ chưa được thành lập công ty:
 Nợ TK 241 – Chi phí thành lập công ty.
 Có TK 331 – Các chi phí thành lập công ty phát sinh.
v1.0015107216 16
2.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ THÀNH LẬP CÔNG TY (tiếp theo)
 Kết thúc quá trình thành lập công ty:
 Khi kết thúc quá trình thành lập doanh nghiệp, kế toán kết chuyển chi phí thành
lập doanh nghiệp phát sinh vào TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn bằng bút toán.
 Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
 Có TK 241 – Chi phí thành lập công ty.
 Hàng tháng, kế toán tính và phân bổ chi phí thành lập công ty vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ.
 Nợ TK 642 – Chi phí thành lập công ty phân bổ trong kỳ.
 Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
 Nếu chi phí thành lập doanh nghiệp phát sinh nhỏ, kế toán kết chuyển toàn bộ
vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm mà không cần phải phân bổ dần trong
thời hạn tối đa 3 năm.
 Nợ TK 642 –Tổng chi phí thành lập công ty phát sinh .
 Có TK 241.
v1.0015107216 17
2.3.1. Trình tự góp vốn 2.3.2. Tài khoản sử dụng
2.3.3. Phương pháp 
hạch toán
2.3. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN (TNHH)
v1.0015107216 18
2.3.1. TRÌNH TỰ GÓP VỐN
Các thành viên đăng ký góp vốn căn cứ vào số vốn 
công ty cần huy động hoặc vốn đăng ký.
Căn cứ vào số vốn góp theo đăng ký các thành viên 
thực hiện việc góp vốn bằng tiền hoặc tài sản vào 
công ty.
Kế toán có nhiệm vụ theo dõi kịp thời và đầy đủ các 
nghiệp vụ đăng ký góp và thực hiện góp vốn trong 
quá trình thành lập công ty.
Trình tự góp 
vốn vào công 
ty TNHH 
v1.0015107216 19
2.3.2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG 
• TK 4111 – Vốn chủ sở hữu
 Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn góp theo cam kết.
 Bên Có:
 Phản ánh số vốn các thành viên đã góp theo cam kết.
 Bổ sung vốn góp của thành viên.
 Số dư Có: Số vốn góp hiện có của các thành viên .
• TK 4118 – Vốn khác: Phản ánh số vốn cam kết góp của các thành viên, tình hình
góp vốn của các thành viên:
 Bên Nợ: Kết chuyển số vốn các thành viên đã góp theo cam kết.
 Bên Có: Số vốn các thành viên cam kết góp vào công ty.
 Số dư Có: Số vốn các thành viên đã cam kết góp chung nhưng chưa thực
hiện góp.
• TK 138 – Phải thu khác: Phản ánh số vốn góp phải thu của các thành viên góp vốn
và tình hình góp vốn của các thành viên.
v1.0015107216 20
2.3.2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG (tiếp theo)
• (1) Khi các thành viên đăng ký góp vốn, kế toán căn cứ vào số vốn góp theo cam kết
của từng thành viên, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng thành viên và ghi:
 Nợ TK 138 – Chi tiết thành viên.
 Có TK 4118 – Chi tiết thành viên : Giá trị vốn góp cam kết của từng thành viên.
• (2a) Khi các thành viên thực hiện góp vốn theo cam kết bằng tiền, căn cứ vào phiếu
thu hoặc giấy báo Có của ngân hàng kế toán ghi:
 Nợ TK 111, 112: Số tiền thành viên đã góp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
 Có TK 138 – Chi tiết từng thành viên.
• (2c) Khi các thành viên thực hiện góp vốn theo cam kết bằng tài sản cố định, căn cứ
vào giá trị do hội đồng đánh giá, kế toán ghi:
 Nợ TK 211, 213.
 Có TK 138 – Chi tiết từng thành viên.
v1.0015107216 21
2.3.2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG (tiếp theo)
• (3) Đối với các thành viên chưa góp đủ tài sản theo số vốn đã cam kết thì phần vốn
góp thiếu này sẽ trở thành khoản phải thu của công ty và được thể hiện trên số dư
của TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng thành viên).
 Phản ánh số tiền lãi phải thu tính trên số vốn còn thiếu, kế toán ghi:
 Nợ TK 138 – Tiền lãi phải thu.
 Có TK 515 – Doanh thu tài chính.
 Phản ánh số tiền phạt phải thu tính trên số vốn góp còn thiếu:
 Nợ TK 138 – Tiền phạt phải thu.
 Có TK 711 – Thu nhập khác.
• (4) Khi quá trình huy động vốn kết thúc, kế toán phản ánh vốn điều lệ được các
thành viên góp vào công ty.
 Nợ TK 4118 – Số vốn cam kết góp của từng thành viên.
 Có TK 4111 – Vốn góp của từng thành viên.
v1.0015107216 22
2.4. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
2.4.1. Những vấn đề 
chung về công ty cổ phần
2.4.2. Tài khoản sử dụng
2.4.4. Kế toán phát hành 
cổ phần thông qua tổ 
chức bảo lãnh
2.4.3. Kế toán phát hành 
cổ phần lần đầu
2.4.5. Kế toán cổ phần bị 
thu hồi và tái phát hành
v1.0015107216 23
2.4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
Giá trị kế toán 
của mỗi cổ phần phổ thông
=
Tổng tài sản – Nợ phải trả – cổ phần ưu đãi
Tổng số Cổ phần phổ thông đang lưu hành
• Theo Luật Doanh nghiệp 2014, Công ty cổ phần là doanh nghiệp:
 Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
 Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3, không hạn
chế số lượng tối đa.
 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong
phạm vi số vốn đã góp.
 Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ cổ phần ưu đãi
biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu.
 Có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
• Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
• Căn cứ vào hình thức cổ phiếu, có thể chia cổ phiếu thành cổ phiếu ghi danh và cổ
phiếu vô danh.
v1.0015107216 24
2.4.2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
• TK 4111 – Vốn chủ sở hữu: Phản ánh số vốn góp của các cổ đông và được ghi theo 
mệnh giá.
• TK 4118 – Vốn khác: Phản ánh số vốn góp các cổ đông đã đăng ký mua khi công ty 
cổ phần phát hành, được ghi theo mệnh giá.
• TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: Phản ánh phần chênh lệch giữa giá phát hành và 
mệnh giá cổ phần.
• TK 138 – Phải thu khác: Phản ánh số phải thu về vốn góp đăng ký mua của các cổ 
đông trong công ty cổ phần.
• TK 149 – Cổ phiếu quỹ: Phản ánh tình hình biến động và hiện có của số cổ phiếu đã 
được phát hành được công ty mua lại và lưu giữ.
v1.0015107216 25
2.4.3. KẾ TOÁN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN LẦN ĐẦU
(1) Phản ánh số vốn cổ phần mà cổ đông đã đăng ký mua:
 Nợ TK 138 – Chi tiết từng cổ đông: Giá phát hành.
 Nợ TK 4112 – Giá phát hành < Mệnh giá.
 Có TK 4118 – Chi tiết từng cổ đông: Mệnh giá.
 Có TK 4112 – Giá phát hành > Mệnh giá.
(2) Phản ánh số vốn mà các cổ đông đã góp phần bằng tiền:
 Nợ TK 111 112.
 Có TK 138 – Chi tiết từng cổ đông.
(3) Phản ánh số vốn mà các cổ đông đã góp bằng vật tư, hàng hoá, tài sản cố định
 Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213.
 Có TK 138 – Chi tiết từng cổ đông.
(4) Kết chuyển số vốn điều lệ khi hoàn tất quá trình thành lập:
 Nợ TK 4118: Vốn cổ phần đăng ký mua.
 Có TK 4111: Vốn cổ phần.
v1.0015107216 26
2.4.4. KẾ TOÁN PHÁT HÀNH CỔ PHẦN THÔNG QUA TỔ CHỨC BẢO LÃNH
(1) Khi ký kết hợp đồng với tổ chức bảo lãnh về số lượng cổ phần sẽ được phát hành
theo hợp đồng:
Nợ TK 138 – Tổng giá bán của số cổ phần sẽ được phát hành.
Nợ TK 4112 – Chênh lệch tăng.
Có TK 4111 – Mệnh giá của số cổ phần được phát hành.
Có TK 4112 – Chênh lệch giảm.
(2) Khi nhận tiền của tổ chức bảo lãnh chuyển đến do bán cổ phần
Nợ TK 112.
Có TK 138.
(3) Phản ánh chi phí phát hành cổ phần phải trả cho tổ chức bảo lãnh và các chi phí
phát sinh liên quan đến phát hành cổ phần:
Nợ TK 635.
Có TK 138, 111, 112.
(4) Nếu cổ phần phát hành không hết theo cam kết và công ty đồng ý nhận lại số cổ
phần này:
Nợ TK 4111.
Nợ TK 4112 – Chênh lệch tăng.
Có TK 138.
Có TK 4112 – Chênh lệch giảm.
v1.0015107216 27
2.4.5. KẾ TOÁN CỔ PHẦN BỊ THU HỒI VÀ TÁI PHÁT HÀNH
• Phản ánh số vốn của cổ đông bỏ góp
Nợ TK 4118 – Tổng số vốn đăng ký mua của cổ đông 
bỏ góp.
Có TK 338 – Số vốn mà cổ đông bỏ góp đã đóng.
Có TK 138 – Số vốn mà cổ đông bỏ góp chưa 
đóng.
• Phản ánh giá bán cổ phần của cổ đông bỏ góp
 Trường hợp giá bán > mệnh giá:
Nợ TK 111, 112 – Giá bán.
Có TK 4111 – Mệnh giá.
Có TK 4112 – Chênh lệch.
v1.0015107216 28
2.5. KẾ TOÁN GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH
2.5.1. Quy định pháp lý 2.5.1. Tài khoản sử dụng
2.5.3. Phương pháp 
hạch toán
v1.0015107216 29
2.5.1. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ
Việc góp vốn vào công ty hợp danh được thực hiện theo trình tự:
• Các thành viên đăng ký góp vốn căn cứ vào số vốn công ty cần huy động hoặc theo
vốn đăng ký.
• Căn cứ vào số vốn góp theo đăng ký các thành viên thực hiện việc góp vốn bằng
tiền hoặc tài sản vào công ty.
• Kế toán có nhiệm vụ theo dõi kịp thời và đầy đủ các nghiệp vụ đăng ký góp vốn và
thực hiện góp vốn trong quá trình thành lập công ty.
v1.0015107216 30
2.5.2. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
• TK 4111 – Vốn chủ sở hữu: Dùng để phản ánh vốn
góp của các thành viên trong công ty hợp danh.
 Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ giảm vốn do
thành viên rút vốn, giám vốn để bù lỗ.
 Bên Có: Phản ánh số vốn các thành viên và các
trường hợp tăng vốn khác.
 Số dư Có: Số vốn góp hiện có của các thành
viên trong công ty hợp danh.
v1.0015107216 31
2.5.3. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
• Khi các thành viên đăng ký góp vốn, kế toán căn cứ vào số vốn góp theo cam kết
của từng thành viên, kế toán mở sổ theo dõi chi tiết cho từng thành viên.
Nợ TK 138 – Chi tiết thành viên.
Có TK 4118 – Chi tiết thành viên: Giá trị vốn góp cam kết của từng thành viên.
• Khi các thành viên thực hiện góp vốn theo cam kết bằng tiền.
Nợ TK 111, 112: Số tiền thành viên đã góp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Có TK 138 –Chi tiết từng thành viên.
• Khi các thành viên thực hiện góp vốn theo cam kết bằng vật tư, hàng hóa.
Nợ TK 152, 153, 156,: Số tiền thành viên đã góp bằng tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng.
Có TK 138 – Chi tiết từng thành viên.
• Khi các thành viên thực hiện góp vốn theo cam kết bằng tài sản cố định
Nợ TK 211, 213.
Có TK 138 – Chi tiết từng thành viên.
v1.0015107216 32
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã tìm hiểu các nội dung sau:
• Các quy định kinh tế – pháp lý chung về thành lập công ty.
• Kế toán chi phí thành lập công ty.
• Kế toán góp vốn thành lập công ty TNHH.
• Kế toán góp vốn thành lập công ty cổ phần.
• Kế toán góp vốn thành lập công ty hợp danh.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_cong_ty_bai_2_ke_toan_thanh_lap_cong_ty_ng.pdf