Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương

1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY

Sự hình thành và phát triển của các công ty trên thế giới

• Cơ sở để hình thành nên các loại hình công ty là sự hình thành của các liên kết

kinh tế.

• Từ thế kỉ thứ XIII, mô hình công ty đối nhân bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu, có các địa

lý và giao thông thuận tiện cho sự phát triển thương mại.

• Đến thế kỉ XVII, mô hình công ty đối vốn ra đời tại Châu Âu.

• Đầu thế kỉ XIX là điểm mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của các công ty, đó

là cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt.

• Bên cạnh hình thức “trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư” được luật pháp

ghi nhận.

• Ở Việt Nam, pháp luật về công ty xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ pháp thuộc

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang xuanhieu 19740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 1: Tổng quan về các loại hình công ty và kế toán công ty - Nguyễn Minh Phương
nhiệm vụ kế toán công ty1.2
v1.0015107216 7
1.1. CÔNG TY VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY 
1.1.1. Sự ra đời và phát triển 
của các công ty
1.1.2. Phân loại công ty, đặc 
điểm kinh tế – pháp lý của 
công ty có ảnh hưởng đến 
hạch toán kế toán
1.1.3. Các loại hình công ty 
theo pháp luật Việt Nam 
v1.0015107216 8
1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY
Sự hình thành và phát triển của các công ty trên thế giới
• Cơ sở để hình thành nên các loại hình công ty là sự hình thành của các liên kết
kinh tế.
• Từ thế kỉ thứ XIII, mô hình công ty đối nhân bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu, có các địa
lý và giao thông thuận tiện cho sự phát triển thương mại.
• Đến thế kỉ XVII, mô hình công ty đối vốn ra đời tại Châu Âu.
• Đầu thế kỉ XIX là điểm mốc quan trọng trong lịch sử hình thành của các công ty, đó
là cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của hệ thống giao thông đường sắt.
• Bên cạnh hình thức “trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư” được luật pháp
ghi nhận.
• Ở Việt Nam, pháp luật về công ty xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ pháp thuộc.
v1.0015107216 9
1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CÔNG TY (tiếp theo)
Luật công ty Việt Nam
1990 1999 2005 2014
Khái niệm chung về công ty
• Khái niệm “Công ty” (company theo tiếng Anh, compagine theo tiếng Pháp) đã được
sử dụng từ khoảng thế kỷ thứ XVII Châu Âu: “dùng để chỉ sự hợp tác, liên kết của
các cá nhân, các thương gia (liên kết về vốn và chia sẻ rủi ro) để thực hiện các hoạt
động kinh doanh”.
• Khái niệm “Công ty” được áp dụng không hoàn toàn giống nhau trong luật pháp của
mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung, “Công ty” có thể hiểu là “sự liên kết của hai hay
nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng sự kiện pháp lý nhằm cùng tiến hành các hoạt
động để đạt một mục tiêu chung nhất định” (Kubler).
• Theo Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 của Việt Nam, công ty hay doanh nghiệp
được định nghĩa: “Là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các
hoạt động kinh doanh”.
v1.0015107216 10
1.1.2. PHÂN LOẠI CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CÓ 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Phân loại công ty theo cơ sở thành lập, hoạt động và ra quyết định kinh doanh
Công ty đối nhân
Được thành lập trên cơ sở quan hệ cá nhân, chủ
yếu dựa trên cơ sở quan hệ nhân thân của các
thành viên.
Tất cả các thành viên của công ty đối nhân hoặc ít
nhất một thành viên của công ty đối nhân phải chịu
trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.
Không có sự tách biệt về mặt pháp lý giữa tài sản
của công ty và tài sản của cá nhân khi xem xét
trách nhiệm đối với nợ phải trả (chỉ có sự tách biệt
về mặt kế toán).
v1.0015107216 11
1.1.2. PHÂN LOẠI CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CÓ 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN (tiếp theo)
Phân loại công ty theo cơ sở thành lập, hoạt động và ra quyết định kinh doanh
Công ty đối vốn
Tài sản và vốn của công ty hoàn toàn tách biệt
với các chủ sở hữu cả về mặt pháp lý và kế toán
có tư cách pháp nhân.
Các chủ sở hữu vốn của công ty chỉ phải chịu
trách nhiệm hữu hạn đối với nợ phải trải
và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Sự liên kết giữa các thành viên chủ yếu dựa trên
yếu tố vốn góp, thường có số lượng thành viên
khá lớn.
v1.0015107216 12
1.1.2. PHÂN LOẠI CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CÓ 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN (tiếp theo)
Tiêu chí
Công ty Trách nhiệm 
hữu hạn
Công ty Trách nhiệm vô hạn
Phạm vi chịu 
trách nhiệm
Chủ sở hữu chỉ chịu trách
nhiệm trong khoản vốn góp
của mình vào công ty với
khoản nợ và nghĩa vụ tài
chính của công ty.
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài
chính của công ty bằng toàn bộ
tài sản cá nhân của mình (gồm
vốn góp và tài sản cá nhân).
Người chịu 
trách nhiệm
Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nhiệm tư nhân, công ty
hợp danh, tổ hợp tác,
Phân loại công ty theo trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ phải trả 
của công ty
v1.0015107216 13
1.1.2. PHÂN LOẠI CÔNG TY, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY CÓ 
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN (tiếp theo)
Phân loại công ty theo quy mô công ty
• Theo quy mô có thể chia công ty thành:
 Công ty có quy mô lớn.
 Công ty có quy mô vừa và nhỏ.
• Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, để
phân loại sẽ căn cứ vào tổng số vốn và số
lượng lao động.
Phân loại công ty theo quan hệ giữa các công ty về vốn và cơ cấu tổ chức
• Theo cách phân loại này, chia công ty thành 2 nhóm:
 Các công ty hoạt động độc lập, riêng lẻ.
 Mô hình công ty mẹ – con bao gồm công ty mẹ với nhiều công ty con được liên
kết chặc chẽ với nhau về lợi ích kinh tế thông qua việc sở hữu vốn, có địa bàn
hoạt động rộng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo thành một tập
đoàn kinh tế.
v1.0015107216 14
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Hội đồng thành viên
Chủ tịch Hội đồng thành viên
Giám đốc (Tổng giám đốc)
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên
• Khái niệm: Là công ty trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
công ty.
• Đặc điểm:
 Thành viên có thể chuyển đổi vốn góp.
 Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
 Không được phát hành cổ phiếu.
 Thành viên chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp về khoản nợ phải trả và
nghĩa vụ tài chính khác của công ty.
 Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng từ 2 – 50 thành viên.
• Cơ cấu tổ chức:
v1.0015107216
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Một chủ 
sở hữu
Có tư cách pháp 
nhân độc lập
Chủ sở hữu 
được quyền 
chuyển nhượng 
vốnKhông được 
phát hành 
cổ phiếu
Chủ sở hữu 
là cá nhân phải 
tách bạch chi tiêu
Chủ sở hữu chỉ 
chịu trách nhiệm 
hữu hạn
Công ty TNHH 
một thành viên
15
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
• Cơ cấu tổ chức: Tùy theo quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, được tổ chức
theo một trong các mô hình sau:
 Hội đồng thành viên + Giám đốc (Tổng giám đốc) + Kiểm soát viên.
 Chủ tịch công ty + Giám đốc (Tổng giám đốc) + Kiểm soát viên.
 Chủ tịch công ty + Giám đốc (Tổng giám đốc).
v1.0015107216
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
16
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Khái niệm: Là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở 
hữu công ty), chủ sở hữu của công ty phải là một pháp nhân, chủ sở hữu chỉ chịu trách 
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ phải trả của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của 
công ty. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nhưng không được phát 
hành cổ phiếu (theo Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014).
v1.0015107216 17
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Công ty cổ phần
• Khái niệm: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành các phần bằng
nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần là người đầu tư vào công ty, gọi là cổ đông.
Cổ đông của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức với số lượng cổ đông tối thiểu là
3, không hạn chế tối đa. Cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ phải trả và
nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty
cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.
• Đặc điểm:
Cổ đông chỉ phải chịu 
trách nhiệm trong 
phạm vi vốn đầu tư
Được phát hành 
chứng khoán (cổ 
phiếu, trái phiếu)
Vốn điều lệ được 
chia thành nhiều 
phần bằng nhau
Cổ đông được quyền 
chuyển nhượng vốn 
dễ dàng
Có tư cách pháp nhân 
độc lập
Nhiều chủ sở 
hữu, số lượng 
tối thiểu 3
Công ty 
cổ phần
v1.0015107216 18
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Công ty cổ phần
Các loại 
cổ phần
Cổ phần 
phổ thông
Cổ phần ưu đãi 
biểu quyết
Cổ phần ưu đãi 
cổ tức
Cổ phần ưu đãi 
hoàn lại
v1.0015107216 19
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Cổ phiếu Trái phiếu
Quan hệ giữa nhà đầu tư và nhà nhận
đầu tư.
Quan hệ giữa người cho vay và người đi
vay.
Nhà đầu tư nhận được cổ tức phụ thuộc
vào kết quả kinh doanh của công ty.
Người cho vay nhận được tiền lãi không
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
công ty.
Rủi ro cao hơn phải chịu trách nhiệm hữu
hạn về khoản nợ phải trả và nghĩa vụ tài
chính của công ty trong vốn đầu tư.
Rủi ro ít hơn vì khi đáo hạn người cho vay
được nhận đủ cả gốc lẫn lãi.
Công ty cổ phần
• Cơ cấu tổ chức:
Đại hội cổ đông => Hội đồng quản trị => Chủ tịch hội đồng quản trị => Giám đốc 
(Tổng giám đốc) => Ban kiểm soát (nếu công ty cổ phần có trên 11 cổ đông).
v1.0015107216 20
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Công ty 
hợp danh
Nhiều chủ sở hữu, ít nhất 
phải có 2 cá nhân là thành 
viên hợp danh. Thành viên 
góp vốn (cá nhân, tổ chức)
Thành viên hợp danh 
chịu trách nhiệm vô hạn
Thành viên góp vốn chịu 
trách nhiệm hữu hạn
Không được phát 
hành chứng khoán
Có tư cách 
pháp nhân độc lập
Công ty hợp danh
Khái niệm: Là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của
của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh),
ngoài thành viên hợp danh có thêm các thành viên góp vốn.
v1.0015107216 21
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Công ty tư nhân (doanh nghiệp tư nhân)
• Khái niệm: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn đối
với nợ phải trả của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
• Đặc điểm:
 Không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào.
 Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
 Khi đăng kí kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của
doanh nghiệp và có quyền quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp tư nhân có số lượng khá lớn ở Việt Nam và thường tồn tại ở quy
mô nhỏ hoặc quy mô vừa.
v1.0015107216 22
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Công ty liên doanh
• Khái niệm: Là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên thành lập tại Việt Nam trên cơ
sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ
nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh
hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
• Đặc điểm:
 Được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
 Có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam, được hoạt động kể từ ngày
được cấp giấy phép đầu tư.
 Tỷ lệ vốn góp của các bên trong liên doanh trong vốn pháp định của doanh
nghiệp được Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành
quy định.
 Tỷ lệ vốn góp của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh
nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh
phải gánh chịu.
v1.0015107216 23
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân,
tổ chức nước ngoài) đầu tư 100% vốn tại Việt Nam
được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt
Nam. Nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
v1.0015107216 24
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Hợp tác xã
• Đặc điểm:
 Có tư cách pháp nhân, tự chủ trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm về nợ phải
trả và nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các
nguồn vốn khác của hợp tác xã.
 Hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng, mọi xã viên đều bình đẳng trong việc
tham gia vào quá trình ra quyết định chung.
• Khái niệm: là tổ chức kinh tế tập thể do các cá
nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã
viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện
cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định
của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập
thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực
hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp
phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
v1.0015107216 25
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Doanh nghiệp nhà nước
• Doanh nghiệp có sở hữu vốn của Nhà nước ở Việt
Nam hiện nay được chia thành các loại sau:
 Công ty nhà nước;
 Công ty cổ phần nhà nước;
 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một
thành viên;
 Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai
thành viên trở lên;
 Doanh nghiệp cổ phần;
 Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước.
v1.0015107216 26
1.1.3. CÁC LOẠI HÌNH CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (tiếp theo)
Doanh nghiệp khác
Ở Việt Nam hiện nay còn có một số loại hình
doanh nghiệp đặc biệt khác được thành lập, hoạt
động theo sự điều chỉnh của các Luật chuyên
ngành như: Các văn phòng luật sư, các công ty
luật, các tổ chức tín dụng (quỹ tín dụng, hợp tác
xã tín dụng,), các ngân hàng,
v1.0015107216 27
1.2.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
1.2.1. Khái niệm 
và đối tượng nghiên cứu 
của kế toán công ty
1.2.2. Vai trò và nhiệm vụ 
của kế toán công ty
1.2.3. Chế độ kế toán công ty 
v1.0015107216 28
1.2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KẾ TOÁN CÔNG TY
Đối tượng nghiên cứu của kế toán công ty là sự hình thành và vận động của vốn trong
các quá trình thành lập (góp vốn), hoạt động (tăng, giảm, chuyển nhượng vốn,), giải
thể, phá sản công ty và tổ chức lại công ty (chia công ty, tách công ty, hợp nhất công
ty, sáp nhập công ty và chuyển đổi công ty).
v1.0015107216 29
1.2.2. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CÔNG TY
Về mặt kinh tế
Về mặt luật pháp
Về mặt tài chính
Về mặt chính trị
Vai trò của 
kế toán 
công ty
v1.0015107216 30
1.2.2. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN CÔNG TY (tiếp theo)
Nhiệm vụ của kế toán công ty
• Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán thích hợp với đối tượng
của kế toán công ty.
• Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh của công ty.
• Theo dõi kịp thời biến động của tài sản, nguồn vốn của công ty trong các quá trình
thành lập,hoạt động, giải thể, phá sản, tổ chức lại công ty.
• Phản ánh đầy đủ các quan hệ kinh tế – pháp lý phát sinh trong quá trình thành lập –
hoạt động, tổ chức lại công ty.
• Lập báo cáo kế toán trung thực, kịp thời và chính xác.
v1.0015107216 31
1.2.3. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CÔNG TY
Chế độ 
chứng từ 
kế toán
Chế độ tài 
khoản kế 
toán
Chế độ sổ 
sách kế 
toán
Chế độ 
báo cáo 
kế toán
Yếu tố cấu thành
v1.0015107216 32
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này đã đề cập đến các nội dung sau:
• Sự ra đời và phát triển của các công ty, phân loại công ty, đặc
điểm kinh tế – pháp lý của công ty có ảnh hưởng đến hạch
toán kế toán và các loại hình công ty theo pháp luật Việt Nam.
• Khái niệm, đối tượng nghiên cứu của kế toán công ty, vai trò
và nhiệm vụ của kế toán công ty và chế độ kế toán công ty.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_cong_ty_bai_1_tong_quan_ve_cac_loai_hinh_c.pdf