Bài giảng Công tác xã hội trong trường học

I. KHÁI NIỆM

1. Công tác xã hội trường học nhằm:

 Hỗ trợ ban giám hiệu và giáo viên giải quyết các trường hợp cá biệt.

 Tạo mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng

Nguyễn Thị Oanh, Công tác xã hội đại cương, NXB Giáo dục, 1999

CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH.

NVXH mang những kiến thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường

học và những những nhóm dịch vụ dành cho học sinh. CTXH trường học được thiết

lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi

trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh.

Các trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo ; đặc biệt

là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành

sứ mệnh này”

(School Social Work Association of America, 2005)

 CTXH và trường học được gắn kết một cách gần gũi. Đó là “Giáo dục tại

các trường học và công tác xã hội cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề

xã hội mà học sinh và gia đình đang gặp phải”. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong hoạt

động phát triển và công tác xã trường học là một trong những lĩnh vực nhằm phát hiện

ra những vấn đề khó khăn ấy để giúp đỡ những học sinh này vượt qua theo cách

chuyên nghiệp

Introduction to social work- ten edition, O.William Farly, Larry Lorenzo Smith,

Scott W.Boyle , University of Utah, 2006

 Công tác xã hội trong môi trường học đường là một lĩnh vực trong cách

tiếp cận chuyên nghiệp để từ đó thấu hiểu và cung cấp sự trợ giúp cho những học sinh

chưa thể sử dụng khả năng học tập của mình một cách đầy đủ nhất ,hoặc những vấn đềcủa học sinh - như những đòi hỏi dịch vụ đặc biệt - cho phép các em có được những cơ

hội giáo dục cho mình. Một điều quan trọng của những dịch vụ này chính là nhấn

mạnh đến việc đưa vào các biện pháp ngăn ngừa mang tính tự nhiên.

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 1

Trang 1

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 2

Trang 2

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 3

Trang 3

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 4

Trang 4

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 5

Trang 5

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 6

Trang 6

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 7

Trang 7

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 8

Trang 8

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 9

Trang 9

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 52 trang xuanhieu 5120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công tác xã hội trong trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công tác xã hội trong trường học

Bài giảng Công tác xã hội trong trường học
 hoạch trị liệu: Xác định các loại dịch vụ, hình thức can thiệp, hỗ trợ 
thân chủ có hiệu quả nhất kể cả từ 2 phía :thân chủ và NVXH 
 Trị liệu: Là việc sử dụng các hình thức dịch vụ vào việc giúp đỡ thân chủ 
nhằm thay đổi thái độ, hành vi và khả năng phát triển, tạo điều kiện để thân chủ có thể 
vượt qua những rào cản, khó khăn 
 Lượng giá: Xác định kết quả của sự can thiệp của NVXH, góp phần 
thường xuyên điều chỉnh các nội dung, cách thức trị liệu. 
 Qua phương pháp cá nhân, nhân viên xã hội tiếp cận vấn đề, phân 
tích,chuẩn đoán các vấn đề của học sinh và các tác động của môi trường lên học sinh. 
 Một học sinh 10 tuổi có hành vi bạo lực, hay đánh bạn, học kém. Em có 4 
anh chị em. Mẹ buôn bán nhỏ, cha đi làm xa, lâu lâu về một lần. Em càng bạo lực hơn 
mỗi lần sau khi cha về thăm nhà. Em thường hay ở dơ, quần áo lếch thếch. 
 Hành động của em là muốn được chú ý đến và thể hiện quyền lực. 
2. Công việc của nhân viên xã hội : 
 Xem lại sự hỗ trợ xã hội của địa phương đối với gia đình trẻ ( chỗ ở, thu 
nhập, sức khoẻ) 
 Uốn nắn hành vi của em 
 Giúp em học tốt bằng cách giúp giáo viên tìm hiểu các nhu cầu cá nhân 
của em. 
 Giúp người mẹ trong cách chăm sóc và quan tâm đến con. 
 Giúp người cha trong quan hệ với con 
Ví dụ: 
 Có một vấn đề mang tính cấp bách, đang nổi lên trong nhiều trường học 
của chúng ta là vấn đề ngày một tăng số lượng trẻ vị thành niên có thai. Những nghiên 
cứu cho thấy có đến 70% những trẻ vị thành niên mang thai khi chưa tốt nghiệp THPT 
 NVXH giúp đỡ ngăn chặn việc các trẻ VTN mang thai sớm 
 Vậy, NVXH trường học cần phải làm những gì để ngăn chặn việc này? 
 Hỗ trợ từ những nhóm nhỏ bạn, giáo viên và NVXH; các buổi hội 
thảo có thể tổ chức trong lớp học hoặc các thảo luận nhóm nhỏ, mỗi bé gái mang thai 
sẽ trình bày những vấn đề riêng tư của các em và những nhu cầu em cần có với một 
tham vấn viên (theo kiểu tham vấn cá nhân), thể hiện quyền được nói và quyền cá nhân 
của các em. 
 Thông qua việc trợ giúp từ sự hợp tác và thấu hiểu của gia đình, giáo viên 
đến trẻ, sự tăng cường vai trò của các em có thể được sử dụng trong suốt tiến trình điều 
trị và sau đó được xây dựng để các em tự thay đổi. 
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI NHÓM 
 Đây chính là sự vận dụng kỹ năng mang tính chuyên nghiệp để can thiệp, 
hỗ trợ những nhóm xã hội yếu thế, nhóm học sinh có vấn đề tương tự nhau nhằm thay 
đổi nhận thức, hành vi, tăng cường năng lực giải quyết vấn đề của các thành viên trong 
nhóm. 
 Cách thức tiến hành: 
 Áp dụng phương pháp nhóm khi có nhiều học sinh có vấn đề tương tự 
nhau. 
 Qua sinh hoạt nhóm, nhân viên xã hội giúp các học sinh có vấn đề học 
kinh nghiệm lẫn nhau trong cách giải quyết vấn đề. 
 Sử dụng áp lực của nhóm để thay đổi hành vi. 
 Thiết lập mục tiêu hợp tác, tạo môi trường thành đạt cho học sinh qua các 
sinh hoạt ngọai khóa để học sinh có thêm động lực mới. 
 Giúp học sinh giải quyết các vấn đề : thiếu tự tin, kiểm soát cơn nóng 
giận, 
 Xây dựng mối quan hệ, vượt khó, tăng cường kỹ năng sống để phòng 
ngừa tệ nạn xã hội. 
Vai trò của nhân viên CTXH với nhóm 
 Căn cứ vào hoàn cảnh và trình độ của nhóm mà nhân viên CTXH học 
đường sẽ xác định vị trí của mình trong nhóm, hoặc ở trung tâm trị liệu, hoặc người tư 
vấn hoặc như một tác nhân bên ngoài. Dù ở vị trí nào, NVXH cũng phải tích cực can 
thiệp, hỗ trợ, định hướng các hoạt động nhóm. 
 Biết kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo các phương pháp CTXH cá nhân , 
CTXH nhóm tăng cường mối liên hệ với gia đình và nhà trường trong việc điều chính 
hành vi cho các em 
 Vào thời điểm mà những nguồn lực cộng đồng giảm xuống mức thấp 
nhất, những NVXH đã luân chuyển nguồn lực chưa được khai thác của những trường 
học, nhóm người giúp đỡ sẽ song hành. Những nhân viên này như những người trợ 
giúp, những nhân tố thuận lợi, người bạn đặc biệt để giúp đỡ những đối tượng khác mà 
có liên quan đến việc thẩm định những vấn đề. Trong những nhóm họ được dạy những 
kỹ năng quan trọng liên quan đến bản chất tự nhiên của giúp đỡ, sự tự tin, chấp nhận , 
thấu cảm, đáng tin cậy và sự quan tâm. 
 Nhóm đồng đẳng (song hành) tìm thấy một cách đặc biệt trong việc ngăn 
chặn hành vi sử dụng thuốc kích thích chiếm tỷ lệ rủi ro cao trong giới học sinh 
III. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC VỚI CỘNG ĐỒNG – TRƯỜNG HỌC. 
 Là cách tiếp cận với cộng đồng thông qua các nguồn lực sẵn có và tiềm 
năng trong cộng đồng 
 Cho phép NVXH xây dựng được một hệ thống (mạng lưới) sự trợ giúp 
 NVXH cung cấp mối liên kết quan trọng cho cấu trúc quyền lực của cộng 
đồng 
 NVXH trở thành người liên quan đến những công việc ưu tiên cho sự 
phát triển cộng đồng lâu đời 
 => Những điều gì làm tăng sự hỗ trợ của cộng đồng? 
 Những tổ chức dịch vụ chấp nhận chịu trách nhiệm cho việc cung cấp 
trang thiết bị để kiến tạo các trung tâm và trao học bổng, phần thưởngvà sự công nhận 
đặc biệt cho những thành quả đạt được của trường học. Họ có thể bổ sung vào ngân 
quỹ cho dịch vụ chăm sóc y tế và nha khoa theo yêu cầu. 
Tự học 
 Phương pháp tham vấn học đường 
 Phương pháp phân tích, trị liệu hành vi 
Các công cụ thực hành 
 Quan sát 
 Vấn đàm 
 Lắng nghe 
 Vãng gia 
 Tạo dựng mối quan hệ 
Quan sát 
 Quan sát là nhu cầu của con người để sống, làm việc và hiểu nhiều 
hơn về con nguời cũng như thế giới. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng có đến 2/3 thông 
tin mà con người nhận được là thông qua quan sát 
 CTXH học đường chú ý nhiều đến những biểu hiện bên ngoài của thân 
chủ (những học sinh có vấn đề học đường là chủ yếu) - đặc biệt là qua giao tiếp không 
lời - để từ đó có kế hoạch trị liệu. Có rất nhiều sự trao đổi thông tin thông qua giao tiếp 
trong các cử chỉ không lời không nằm trong ý thức của người tham gia giao tiếp 
 Vì vậy khi làm việc với đối tượng, NVXH học đường cần quan sát để 
biết được đối tượng phản ứng như thế nào với hoạt động mà mình cung cấp và quan hệ 
giữa họ như thế nào. Dựa vào những thông tin này, chúng ta có thể quyết định khi nào 
cần phải thay đổì, can thiệp điều gì trong hoạt động để đối tượng được thúc đẩy một 
cách tốt nhất 
 Khi làm việc với đối tượng, người làm CTXH trong trường học cần quan 
sát mức độ hứng thú của nhóm đối tượng, khả năng của họ, mức độ tham gia của đối 
tượng vào các hoạt động, mối quan hệ tình cảm, tinh thần hỗ trợ và hợp tác giữa các 
đối tượng với nhau, mối quan hệ tin tưởng của đối tượng với người làm CTXH, cá tính 
của đối tượng và môi truờng mà họ đang sống. 
 Mức độ hứng thú của đối tượng: Khi đối tượng hứng thú với hoạt động, 
họ thường có các biểu hiện sau: Ngồi hướng ra phía trước, mắt nhìn chăm chú, gật gù 
khi người khác trình bày, tham gia đầy đủ và tích cực vào các hoạt động, thường xuyên 
đóng góp ý kiến và công sức của mình vào công việc chung 
 Khả năng nhận thức, mức độ hiểu hoạt dộng: khi đối tượng có nhận thức 
tốt, hiểu rõ các hoạt động mà người làm CTXH triển khai, họ thường có các ý kiến phát 
biểu xây dựng hoạt động rất hiệu quả, áp dụng thực hiện tố các hoạt động trong thực tế, 
sự rạng rỡ phấn khởi thể hiện trên nét mặt. 
 Mối quan hệ, sự tin tưởng của đối tượng với người làm CTXH: Mối quan 
hệ này biểu hiện qua các dấu hiệu: mức độ sẳn sàng thực hiện các hoạt động, mạnh dạn 
đưa ra các đề xuất phản hồi. 
 Mức độ tham gia của mỗi đối tượng vào hoạt động: vịêc quan sát này rất 
quan trọng để biết ai là người ít tham gia, không được tham gia và tham gia tích cực 
vào hoạt động chung. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp nhằm tạo sự cân bằng trong 
tham gia và tạo quyền cho đối tượng yếu thế hơn. 
 Cá tính của đối tượng: Cần quan sát đối tượng thuộc nhóm nào trong số 
sau đây: thích được công nhận, thích thể hiện mình trước đám đông, rụt rè e ngại trước 
đám đông, thích quan sát người khác trước khi tự làm 
 Quan sát phải chú ý biểu hiện của hành vi và phân loại biểu hiện/hành vi 
đó để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hành vi mà thân chủ thể hiện: Học sinh ngỗ 
nghịch. Biểu hiện bên ngoài là ít nói, không thích chia sẽ và hay nổi nóng với bạn bè 
thậm chí trốn học, bỏ học. Nhìn biểu hiện bên ngoài là thế nhưng nếu quan sát kĩ sẽ 
thấy học sinh đó hay ngồi một mình và sợ khi nhắc đến cha mẹ. Có thể học sinh này có 
vấn đề thuộc về gia đình. 
 Quan sát cũng được áp dụng cho cả một nhóm học sinh hay là hoạt 
động/hành vi của cá nhân trong nhóm đó. 
 Ví dụ: Nhóm trẻ có hành vi bạo lực học đường 
Lắng nghe 
 Lắng nghe tốt là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc của mình để tập 
trung vào những gì mà ai đó đang nói. Chúng ta đều biết rằng việc mọi người không 
lắng nghe sẽ làm nãy sinh khó khăn trong mối quan hệ của họ. Và chúng ta đều biết 
rằng khi gặp một người biết lắng nghe tốt, chúng ta thích thú khi ở bên họ. 
 Khi lắng nghe NVXH học đường không chỉ lắng nghe từng câu, từng từ 
để hiểu nghĩa và nắm thông tin mà phải nghe được cảm xúc, động cơ mong muốn của 
đối tượng để đáp ứng một cách tốt nhất. Những học sinh gặp vấn đề (khó khăn trong 
việc tiếp thu bài, hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ li dị, bạn bè không thân 
thiện) khi được hỏi đúng vấn đề sẽ tâm sự rất nhiều. Điều quan trọng là phải có kĩ 
năng lắng nghe tốt để đưa ra biện pháp chữa trị hữu hiệu. Người làm CTXH thành 
công phải lắng nghe toàn bộ con người của đối tượng chứ không chỉ lắng nghe lời nói 
của họ 
 Việc lắng nghe thường tập trung ở 3 mức độ: nghe thông tin, ý kiến; nghe 
cảm xúc, tình cảm; nghe động cơ 
 Lắng nghe thông tin, ý kiến: Đây là mức độ lắng nghe thông thường nhất 
mà tất cả mọi người đều thực hiện. Lắng nghe những thông tin, ý kiến là nghe từng lời 
từ người khác để lấy thông tin và biết ý kiến của người nói. Tuy nhiên không phải lúc 
nào chúng ta cũng có thể lắng nghe tốt ở mức độ này. Thông thường khi nghe người 
khác nói, chúng ta không chỉ tập trung vào những gì họ nói mà não chúng ta bắt đầu 
phân tích những điều nghe được bằng ngôn ngữ suy nghĩ của mình. Có những lúc 
nguời nói nói chưa kết thúc, chúng ta đã vội vàng suy đoán hoặc nghĩ những điều mình 
muốn nói để đáp lời. 
 Lắng nghe cảm xúc, tình cảm: Đây là mức độ lắng nghe sâu hơn vào đời 
sống nội tâm của người nói. Tình cảm người nói có thể là tức giận, bối rối, căng thẳng, 
ngượng ngùng,chán nản, vui vẻ, tự hào, thán phụcđễ lắng nghe được tình cảm của 
người nói, chúng ta thường lắng nghe âm lượng và cường độ giọng nói, biểu hiện nét 
mặt, điệu bộsự im lặng hơn là lắng nghe từ ngữ nói ra. Vì vâỵ việc quan sát rất cần 
giúp chúng ta nghe tình cảm của người đó. 
 Lắng nghe động cơ: Là mức độ khó nhất của lắng nghe. Nhiều khi chính 
người nói cũng chưa nhận thức rõ ràng về động cơ của mình. Lắng nghe tốt sẽ làm 
người NVXH học đường khám phá ra lý do khiến học sinh đó nói những điều đó, làm 
những điều đó. Động cơ của người nói là ý thức tiềm ẩn sau những lời nói và hành vi 
của họ. Đó thường là những điều chưa nói ra và có thể không bao giờ nói ra. 
 Vãng gia là một hình thức thăm hỏi đối tượng chủ yếu tại gia đình và khu 
vực sinh sống của họ. Đôi lúc gặp tại trường hay lớp học sẽ khiến các em cảm thấy sợ 
sệt, e dè không dám bộc lộ và chia sẻ những vấn đề gặp phải thì vãng gia là cách tốt 
nhất để các em có thể mở lòng. Qua đó, NVXH cũng sẽ hiểu thêm về cuộc sống của 
thân chủ.. 
Vãng gia 
 Mục đích của vãng gia : 
 Là để có sự hiểu biết về môi truờng sống của thân chủ và sự tác động của 
môi trường sống tới các vấn đề của thân chủ. 
 Tìm hiểu hoàn cảnh sống của thân chủ, nơi có thể là nảy sinh ra những 
vấn đề hay rắc rối của thân chủ 
 Có thể đơn cử một vài trường hợp sau khi vãng gia cho thấy: 
 Hoàn cảnh gia đình khó khăn  trẻ bỏ học 
 Cha mẹ ly thân, ly dị  Trẻ sợ hãi, chán nản 
 Bị bạo hành trong gia đình  Trẻ tự ti, sống khép kín 
 Cuộc tìm hiểu đầy đủ về gia đình thân chủ phải bao gồm: 
 Những thông tin về gia đình và môi truờng sống xung quanh thân chủ. 
 Hoàn cảnh kinh tế,sức khoẻ và hành vi sức khoẻ. 
 Các mối quan hệ trong gia đình. 
 Hành vi và sự thích nghi của từng thành viên, sự tham gia của gia đình 
vào các hoạt động chính thức và phi chính thức 
 Đối với NVXH, khi tiến hành vãng gia cần phải trang bị cho mình những 
kỹ năng cơ bản sau để thuận tiện cho công việc của mình: 
• Kỹ năng tìm nhà, vẽ sơ đồ - ví dụ minh họa 
• Kỹ năng truyền thông, giao tiếp. 
• Kỹ năng quan sát và nhận diện vấn đề. 
• Kỹ năng viết báo cáo 
Vấn đàm 
 Đây là phương pháp mang tính đặc trưng của CTXH. Nó không dừng lại 
ở việc hỏi và đáp theo cách các nhà Xã hội học thường làm. Nó vừa thực hiện kỹ năng 
phỏng vấn, vừa thảo luận, bàn bạc nhằm cùng giải quyết một vấn đề xã hội mà người 
cán sự xã hội rất tin tưởng lạc quan, còn các thân chủ luôn hi vọng những điều tốt đẹp 
sẽ đến với họ 
 Cuộc vấn đàm với từng cá nhân khác nhau cần thực hiện theo những thể 
thức khác nhau. Với trẻ em, nói chuyện thân mật giúp NVXH hiểu vấn đề tốt hơn là 
một cuộc vấn đàm bài bản. Với cha mẹ học sinh cần tỏ rõ thiện chí hợp tác và nói 
chuyện một cách rành mạch, rõ ràng từng vấn đề cần trao đổi. 
 Cuộc vấn đàm cần phải chuẩn bị trước. Trước khi bắt đầu, NVXH phải 
xác định mục đích và các mục tiêu muốn đạt tới cho từng cuộc vấn đàm để chuẩn bị 
các câu hỏi hướng dẫn. NVXH phải được trang bị kỹ năng để chuẩn bị cuộc vấn đàm. 
NVXH cũng phải có khả năng giao tiếp với nhóm cho dù nhóm đó chỉ có 2 người 
 Người NVXH học đường phải luôn thể hiện một tích cách cởi mở luôn 
hướng thiện, dễ gần gũi, tỏ ra đáng tin cậy trong bất kỳ tình huống nào của cuộc vấn 
đàm. 
 Cần tạo một không khí thoải mái, kích thích được tính tích cực trong đối 
thoại. Nội dung các câu hỏi nêu ra trong quá trình vấn đàm cần bảo đảm thu nhận 
thông tin, tránh những câu hỏi tối nghĩa, khó trả lời. 
 Kiên trì trao đổi, thảo luận, hướng tới sự thống nhất những quan điểm, 
những kết luận chung mang tính xây dựng, tránh những hành vi lệch lạc, những ý kiến 
vượt ra ngoài phạm vi mà chủ đề cuộc vấn đàm hướng tới. 
 Cần lưu ý: Cuộc vấn đàm có thể bị phá vỡ trong quá trình đối thoại, 
người nói bị ngắt lời một cách thiếu tế nhị hoặc có sự khích bác, chê bai lẫn nhau hoặc 
có thể có tranh cãi không cần thiết dẫn đến căng thẳng, tự ái. 
Xây dựng mối quan hệ 
 Trong CTXH học đường, để thực hành tốt thì không thể thiếu công cụ 
này. Xây dựng mối quan hệ tức là từng bước xác lập được sự tin tưởng của cá nhân đối 
tượng với các nhóm, các tổ chức khác. Mối quan hệ này bao gồm nhà trường, thầy cô, 
gia đình, bạn bèNếu xây dựng được mối quan hệ tốt này thì các cá nhân học sinh có 
vấn đề (thân chủ) sẽ xác định được vai trò của mình trong các nhóm và có những hành 
vi ứng xử phù hợp. 
 Người làm CTXH phải thiết lập được mối quan hệ này và thật sự trở 
thành chiếc cầu nối gắn kết hoạt động của các nhóm đối tuợng này lại với nhau. 
 Các loại mối quan hệ 
 Quan hệ nghề nghiệp là vì những mục đích cụ thể 
 Uy quyền ngầm định trong quan hệ nghề nghiệp 
 Quan hệ của nhân viên xã hội là chan hòa 
 Quan hệ chan hòa 
 Nuôi dưỡng sự phát triển của thân chủ 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_tac_xa_hoi_trong_truong_hoc.pdf