Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm

1.1. Các khái niệm cơ bản

1. 1.1. Khái niệm về sinh thái học

- Sinh thái học là một môn khoa học cơ bản trong sinh vật học, nghiên cứu mối quan hệ

sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi mức độ tổ chức từ cá thể, quần thể đến

quần xã sinh vật và hệ sinh thái.

61.1.1.1. Sự phân chia các đơn vị sinh thái học

* Phân chia hệ sinh thái:

- Theo cấu trúc của hệ sinh thái: Hệ sinh thái mở, hệ sinh thái kín.

- Theo đối tượng nghiên cứu: Hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái đầm lầy, hệ sinh thái

rừng

* Tuỳ theo các bậc của tổ chức sinh vật mà có các môn sinh thái học khác nhau:

- Sinh thái học cá thể: Đối tượng nghiên cứu là cá thể sinh vật, nghiên cứu ảnh hưởng

của nhân tố hoàn cảnh với cá thể sinh vật và phản ứng của sinh vật với hoàn cảnh.

- Sinh thái học quần thể: Lấy mối quan hệ giữa quần thể và môi trường làm đối tượng

nghiên cứu, xem xét đặc tính quần thể và quy luật của nó.

- Sinh thái học quần xã: lấy quần xã sinh vật làm đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu quan

hệ lẫn nhau giữa quần xã sinh vật và hoàn cảnh xung quanh, các mối quan hệ trong quần xã và

quá trình tự điều tiết của quần xã.

- Sinh thái học hệ sinh thái: các khâu tuần hoàn vật chất và lưu động năng lượng là nội

dung nghiên cứu của sinh thái học hệ sinh thái.

- Giống như các môn khoa học cơ bản khác, sinh thái học tập trung vào hai hướng chính

đó là: nghiên cứu sinh thái học cơ bản, sinh thái học ứng dụng. Các quy luật sinh thái học cơ

bản sẽ là nền tảng để triển khai các ứng dụng phục vụ cuộc sống của con người.

1.1.1.2. Hoàn cảnh, hoàn cảnh sinh thái học và phân loại các nhân tố sinh thái học

- Hoàn cảnh: là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại trong môi trường sống của sinh vật.

- Hoàn cảnh sinh thái: là tập hợp tất cả các yếu tố tồn tại trong môi trường sống của sinh

vật nhưng có liên quan đến sự tồn tại của sinh vật và giữa chúng có mối tương tác lẫn nhau.

Tất cả những gì ở xung quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến trạng

thái, sự phát triển, sự sống còn, sự sinh sản của chúng đều được gọi là hoàn cảnh sinh thái.

Như vậy các nhân tố sinh thái là nhân tố bất kỳ của hoàn cảnh sinh thái có mối quan hệ

với nhau, có tác động đến sự tồn tại của sinh vật. Hoàn cảnh sinh thái còn được gọi là môi

trường sinh thái hay sinh cảnh.

* Phân loại các nhân tố sinh thái học:

- Phân loại của Mondchaisky, chia các nhân tố sinh thái làm ba nhóm:

+ Các nhân tố sinh thái có tính chu kỳ sơ cấp: Chu kỳ ngày đêm, chu kỳ theo mùa, năm.

Chu kỳ điều khiển của các nhân tố này đã có từ trước khi xuất hiện sự sống: nhiệt độ, ánh sáng,

chim, côn trùng

+ Các nhân tố sinh thái có tính chu kỳ thứ cấp: sự biến đổi của những yếu tố này là hậu

quả của những yếu tố chu kỳ sơ cấp: độ ẩm, lượng mưa (vùng nhiệt đới), thực vật.

+ Các nhân tố không có tính chu kỳ: yếu tố có tính chất ngẫu nhiên như gió, bão các

sinh vật không thích ứng kịp.

* Phân loại theo tính chất của các nhân tố sinh thái:

7+ Các nhân tố khí hậu hoặc các nhân tố của hoàn cảnh trên mặt đất: Bức xạ mặt trời,

cường độ ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí

+ Các nhân tố đất: Ẩm độ, chất dinh dưỡng cho cây, đá mẹ

+ Các nhân tố địa hình: Hình dạng địa hình, độ cao, hướng phơi.

+ Các nhân tố thực vật: Thành phần loài, mật độ, tình trạng sinh trưởng

+ Các nhân tố động vật và vi sinh vật.

+ Hoạt động của con người

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 1

Trang 1

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 2

Trang 2

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 3

Trang 3

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 4

Trang 4

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 5

Trang 5

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 6

Trang 6

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 7

Trang 7

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 8

Trang 8

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 9

Trang 9

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 60 trang xuanhieu 3880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm

Bài giảng Bảo vệ môi trường - Nghề: Khuyến nông lâm
ã hội do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt
độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la, ngoài ra, để khống
chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc
nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Hình 16: San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm
lên
50
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh
giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang, các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các
ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân
sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng
thẳng về đường biên giới.
2.8.2.5. Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn
hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật
truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột, sinh sôi
nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại
đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên
thế giới.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo các dịch
bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi
trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng
trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất
hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu,
từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
2.8.2.6. Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới
chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số
nơi khác lại hứng chịu những đợt hạn hán
khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn
nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của nhiều
nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung
cấp lương thực bị đe dọa, một lượng lớn dân
số trên thế giới đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
2.8.2.7. Bão lụt
Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm
lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho các cơn
bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một
nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30 năm qua, số lượng
những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần
gấp đôi.
Hình 17: Phòng chống dịch bệnh
Hình 18: Hạn hán do biến đổi khí hậu
Hình 19: Bão lụt do biến đổi khí hậu
51
2.8.2.8. Những đợt nắng nóng gay gắt
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần so với
trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng sẽ gấp 100 lần
so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra
và đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
2.8.2.9. Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
Các núi băng và sông băng đang co lại. Những lãnh thổ bao la từng được bao phủ bởi
một lớp băng vĩnh cửu rất dày giờ đây được cây cối bao phủ. 
Ví dụ: Các núi băng ở dãy Hy Mã Lạp Sơn cung cấp nước ngọt cho sông Hằng, nguồn
nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người đang co lại khoảng 37m mỗi năm.
2.8.2.10. Mực nước biển đang dâng
lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất
khiến mực nước biển đang dần dâng lên.
Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng
hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và làm
tăng lượng nước đổ vào các biển và đại
dương. Làm cho các bờ biển đang dần biến
mất
2.8.3. Tác động của biến đổi khí hậu
đối với công nghiệp và xây dựng
- Nguy cơ ngập lụt và thách thức trong
thoát nước do nước lũ từ sông và tăng mực
nước biển, đòi hỏi đánh giá và đầu tư lớn
trong xây dựng, áp dụng các biện pháp nhằm
hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu công
nghiệp có rác thải và hóa chất độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp.
- Tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp
và xây dựng.
- Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu,
linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc 
phục.
- Đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu 
chuẩn ngành nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. 
2.8.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống con người.
2.8.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp
Hình 20: Bờ biển bị phá hủy
52
- Hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt hại nặng nề
do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan. 
- Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác động của biến đổi khí hậu đối với
nông nghiệp bao gồm: 
+ An ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất cây trồng.
+ Thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nguồn nước ngọt nhưng nhiều vùng lại
bị ngập lụt, nước biển dâng.
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học.
+ Hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo
+ Rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,...
Hình 21: Hạn hán do biến đổi khí hậu
2.8.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp
- Thay đổi ranh giới phân bố của các hệ sinh thái rừng tự nhiên: có sự dịch chuyển một
số loài cây họ dầu ra phía Bắc do sự ấm lên
của nhiệt độ và lượng mưa thay đổi.
- Đa dạng sinh học Lâm nghiệp: Biến
đổi khí hậu sẽ tác động đến đa dạng sinh học,
làm tăng nguy cơ tuyệt chủng của các loài dễ
bị tổn thương .
- Nguy cơ cháy rừng: Trong vài thập
kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi
hàng chục ngàn ha rừng, trong đó mất rừng
do cháy khoảng 16.000ha/năm, diện tích thiệt
hại trên 633.000ha rừng.
Hình 22: Cháy rừng do biến đổi khí hậu
53
- Sâu bệnh hại rừng: nhiều loài sâu bệnh xuất hiện và phá hại nặng như: sâu róm thông,
cào cào, châu chấu, bệnh khô xám thông, khô ngọn thông, thối rễ cổ bông ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản xuất nông nghiệp.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: hàng năm những vùng ven biển và đảo gần bờ phải chịu
ngập lụt nặng nề bởi hạn hán và xâm nhập mặn. 
2.8.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản
- Các loài cá ven biển đang đối mặt với việc bị đánh bắt quá mức, ô nhiễm môi trường,
thủy triều đỏ và các áp lực môi trường khác.
- Môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu,
dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú, tôm hùm ở Miền Trung và Nam Bộ. 
- Những năm gần đây nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các đợt thiên tai lớn
và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của, tàu thuyền bị đắm, hư hỏng, thiệt
hại về tính mạng người dân
- Ảnh hưởng đến đời sống ngư dân như dịch bệnh sau các trận lũ lụt, thiếu lương thực;
Thiệt hại của cải, phương tiện đánh bắt, cơ sở hạ tầng nghề nuôi; Sản phẩm nuôi bị thất thoát.
Hình 23: Tác động của BĐKH đối với thủy sản
2.8.4.4. Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy lợi
- Bão là nguyên nhân gây thiệt hại cho các hệ thống đê sông, đê biển, úng lụt ngày càng
nghiêm trọng và nước mặn tràn sâu vào đất liền.
- Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô diễn ra ngày càng phổ biến, việc khai thác, sử
dụng nước không phù hợp với khả năng thực tế của nguồn nước.
- Lũ quét, tố và lốc tàn phá nhà cửa, cây cối, công trình thuỷ lợi ngày càng khốc liệt.
- Nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, đồng ruộng làm cho nhiều công trình
thuỷ lợi không còn hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến nhiều công trình tưới tiêu.
 54
- Mưa lớn kéo dài làm cho các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó
còn làm tăng sạt lở đất, xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa và làm lắng đọng lòng hồ, giảm dung
tích hữu ích của hồ chứa.
- Trữ lượng nước ngầm giảm, mực nước ngầm bị hạ thấp dần, khả năng khai thác của các
giếng nước ngầm cũng bị giảm sút không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.
Hình 24: Tác động của BĐKH đối với thủy lợi
2.8.4.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến một số lĩnh vực khác
a. Tác động của biến đổi khí hậu đến Chăn nuôi
- Tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn thức ăn, đặc biệt ảnh hưởng đến yếu tố mùa
vụ đối với nguồn thức ăn chăn nuôi. 
- Tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất vật nuôi: Biến đổi khí hậu làm thay đổi
yếu tố mùa vụ gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản, khả năng tiết sữa.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến dịch bệnh: tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và sự xuất hiện
các bệnh dịch mới với sự biến đổi của nhiệt độ.
- Tác động đến ứng xử của người chăn nuôi trong điều kiện biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
 55
Hình 25: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chăn nuôi
b. Nông thôn và ngành nghề nông thôn
- BĐKH tác động đến hạ tầng nông thôn đe dọa đời sống, sức khỏe cộng đồng.
- Thiên tai và BĐKH sẽ gây khó khăn cho công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
trong những thập kỷ tới.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn bị ảnh hưởng trầm trọng,
công trình cấp nước bị ngập, bị phá vỡ do thiên tai bão lụt.
- Nguồn nước bị cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn do hạn hán 
- Hệ thống giao thông nông thôn cũng bị ảnh hưởng, nhiều tuyến giao thông bị ngập lụt,
xói lở mặt và nền đường; 
- Sự cạn kiệt dòng chảy sông ngòi về mùa khô dẫn đến thiếu hụt nguồn nước ngọt, giao
thông thuỷ bị ảnh hưởng. 
- Mực nước biển dâng, xói lở bờ sông gây mất đất tạo nên những làn sóng di cư bắt buộc
ảnh hưởng đến sinh kế, gây mất ổn định và kém bền vững cho các chương trình phát triển, cải
thiện sinh kế và sức khỏe cộng đồng.
Hình 26: Dạy nghề cho nông thôn
2.8.5. Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
2.8.5.1. Giải pháp đối với nông nghiệp
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện các lĩnh vực.
- Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp và lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu
trong các quy hoạch.
- Dịch chuyển các hệ thống lấy nước ngọt lên phía thượng nguồn, nơi chưa bị xâm nhiễm
mặn.
 56
- Duy trì áp lực nước ngọt tại các cửa sông, ngăn nước biển dâng và chặn xâm nhiễm
mặn.
- Nghiên cứu đưa ra các giống chống chịu như: chịu mặn, chịu hạn, chịu sâu bệnh
2.8.5.2. Giải pháp đối với lâm nghiệp
- Quản lý rừng bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương cho các hệ sinh thái và gia
tăng độ che phủ của rừng.
- Nâng cao chất lượng rừng và năng lực phòng hộ của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ
đầu nguồn và ven biển. 
- Xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch quản lý cháy rừng, sâu bệnh hại rừng.
- Phục hồi rừng và chống mất rừng; mở rộng các vùng, phân khu bảo vệ và kết nối chúng
với các khu vực thích hợp nhằm mở rộng khu cư trú, hành lang đa dạng sinh học.
- Triển khai các đề tài, đề án hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu, các chương trình, dự án
về cơ chế REDD (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng), CDM (Cơ chế phát triển
sạch) và các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.
- Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch phát triển lâm
nghiệp. 
- Lập quy hoạch tổng thể cho việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển, bảo vệ
các khu vực quan trọng và triển khai dự án trồng rừng.
2.8.5.3. Giải pháp đối với thủy sản
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân bị tác động của
biến đổi khí hậu. Hỗ trợ cộng đồng thông qua đầu tư vào công cụ máy móc, tàu thuyền
- Đầu tư các khu neo đậu phòng tránh trú bão cho tàu thuyền, xây dựng các cảng
cá, chợ đầu mối, nâng hiệu quả khai thác thủy sản.
Hình 27: Giải pháp đối với thủy sản
 57
- Nghiên cứu các công nghệ nuôi mới, đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện biến
đổi khí hậu. Hình thành mạng lưới các trang trại sản xuất giống cá biển, cua, ngao thúc đẩy
mở rộng diện tích, quy mô nuôi.
- Có các quy định riêng có tính chất pháp luật nhằm thực hiện chính sách về ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thuỷ sản.
- Tăng cường trao đổi cho người dân để họ nhận thức được mối đe doạ của biến đổi khí
hậu đến sức khoẻ và cuộc sống của con người.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm nhằm ứng phó với dịch bệnh. Lồng
ghép các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các cam kết đa phương về môi trường.
2.8.5.4. Giải pháp đối với thủy lợi
- Hoàn chỉnh và củng cố hệ thống đê, bờ bao chống lũ hè thu, bảo đảm ổn định, hạn chế
hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các vùng.
- Xây dựng và nâng cấp các công trình ngăn sông, cống đảm bảo thoát lũ, ngăn mặn,
chống nước biển dâng. Nâng cấp các hồ chứa khai thác tổng hợp để điều tiết dòng chảy mùa
mưa, mùa khô.
- Nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát
triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn.
- Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi
nội đồng.
- Xây dựng hệ thống quan trắc, điều hành các hệ thống thuỷ lợi hiện đại.
- Các biện pháp phi công trình như tuyên truyền phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao
nhận thức, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu
với chương trình của ngành. 
Hình 28: Giải pháp thủy lợi
 58
PHẦN THỰC HÀNH
Thời gian: 19 giờ
- Nội dung thực hành:
Bài 2: Tham quan các biện pháp phòng chống nắng, hạn, gió cho cây con ở vườn ươm
(10 giờ).
- Địa điểm thực hành: Vườn ươm cây giống.
- Hình thức tổ chức: Giáo viên tổ chức cho học sinh đi thăm quan các mô hình vườn ươm
cây con, cách phòng chống nắng hạn cho cây con ở vườn ươm.
- Các điều kiện phục vụ thực hành: Phòng học, bàn ghế, bút dạ viết bảng, bảng ghim, kẹp
giấy, bút bi, bút chì, thẻ kỹ năng các màu, giấy A0.
Bài 3: Tìm hiểu đánh giá nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường trong khu vực
(9 giờ).
- Địa điểm thực hành: Khu vực bị ô nhiễm môi trường nước, không khí
- Hình thức tổ chức: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đánh giá nguyên nhân và tác hại
của ô nhiễm môi trường, sau đó chia nhóm theo từng tổ học sinh thực hành. Khi kết thúc bài
thực hành cá nhân học sinh viết báo cáo thu hoạch kết quả và nộp cho giáo viên vào ngày học
hôm sau.
- Các điều kiện phục vụ thực hành: Phòng học, bàn ghế, bút dạ viết bảng, bảng ghim, kẹp
giấy, bút bi, bút chì, thẻ kỹ năng các màu, giấy A0.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày khái niệm môi trường và phân loại môi trường?
Câu 2: Trình bày sự cấp thiết phải bảo vệ môi trường?
Câu 3: Trình bày nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
Câu 4: Trình bày ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ 
con người?
Câu 5: Trình bày ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật, động
vật?
Câu 6: Trình bày ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mất cân bằng sinh thái?
Câu 7: Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường?
 59
Câu 8: Trình bày khái niệm và nội dung của phát triển bền vững?
Câu 9: Trình bày nội dung bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng?
Câu 10: Trình bày nội dung bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Câu 11: Trình bày nội dung bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới – Thái Văn Trừng
2. Sinh thái rừng – 1998 – Trường Đại học lâm nghiệp
3. Sinh thái học – 1999 – Phùng Ngọc Lan
4. Sinh thái học và bảo vệ môi trường – Trần Cao Viên
5. Sinh thái nhân văn – ĐHSP Hà nội – 2002
6. Hỏi đáp về môi trường và sinh thái – Nguyên Hồng – NXB Giáo dục
7. Mô đun: Rừng và môi trường – Trường CNKT Lâm nghiệp I – Trung ương năm 2003.
 60

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_ve_moi_truong_nghe_khuyen_nong_lam.pdf