Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm

1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động ở Việt Nam

61.1.1. Mục đích của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ)

- Là một phương tiện cần thiết nhằm hạn chế và loại trừ tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng công nhân, góp phần nâng cao năng

suất lao động và hiệu quả công tác.

- Giúp người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng lao

động.

- Nâng cao được nhận thức của người lao động.

- Giúp người lao động yên tâm sản xuất, đảm bảo quá trình lao động được lâu

dài, bền vững.

1.1.2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ

- Đảm bảo điều kiện trong lao động.

- Công tác bảo hộ lao động ở nước ta được Đảng và nhà nước đặc biệt quan

tâm để bảo vệ quyền lợi của người lao động.

- Tính ưu việt của công tác bảo hộ lao động.

+ Khuyến khích người lao động hăng say làm việc.

+ Nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động.

+ Bảo vệ được sức khoẻ người lao động.

+ Góp phần thúc đẩy sản suất của xã hội phát triển.

1.1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động

1.1.3.1. Tính pháp luật

- Nhà nước đã quy định những nguyên tắc, những nội dung cơ bản của công

tác bảo hộ lao động thành luật pháp các cấp các ngành, mọi người phải nghiêm chỉnh

chấp hành thông qua các quy trình, quy phạm điều lệ và nội quy cụ thể, ai vi phạm

mà không chấp hành là vi phạm pháp luật nhà nước.

- Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người

sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao

động.

Như vậy tính pháp luật thể hiện ở chỗ các giải pháp khoa học kỹ thuật, các

biện pháp tổ chức xã hội về bảo hộ lao động được thực hiện phải thể chế hóa chúng

thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn về quy định hướng dẫn buộc mọi

cấp quản lý, mọi tổ chức cá nhân phải nghiêm túc thực hiện. Đồng thời phải tiến

hành kiểm tra, thanh tra một cách thường xuyên, khen thưởng và xử phạt nghiêm

minh và kịp thời để công tác bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết

thực.

1.1.3.2. Tính khoa học

7- Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

là do điều kiện kỹ thuật hoặc điều kiện môi trường làm việc không đảm bảo.

- Muốn đảm bảo an toàn trong lao động cần phải cải tiến thiết bị, máy móc

hoàn chỉnh, quy trình công nghệ khoa học hợp lý.

- Khi nền sản suất và khoa học phát triển thì biện pháp đề phòng tai nạn lao

động càng được nâng cao.

- Công tác kỹ thuật gắn liền với bảo hộ lao động theo các nội dung sau:

+ Che chắn thiết bị, bộ phận chuyển động để không gây ra tai nạn.

+ Trang bị thiết bị hút bụi để tránh bệnh nghề nghiệp.

+Thực hiện tự động hoá và điều khiển từ xa để tránh nhiễm độc, hơi độc và

bụi.

+ Cải thiện điều kiện môi trường làm việc của người lao động.

Bảo hộ lao động (BHLĐ) mang tính chất khoa học kỹ thuật, vì mọi hoạt động

của nó để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại, phòng chống tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp

khoa học kỹ thuật, các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động,

đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nguy hiểm và có hại đến cơ thể người lao động cho

đến các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp kỹ thuật an

toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật.

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 1

Trang 1

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 2

Trang 2

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 3

Trang 3

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 4

Trang 4

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 5

Trang 5

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 6

Trang 6

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 7

Trang 7

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 8

Trang 8

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 9

Trang 9

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang xuanhieu 5660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm

Bài giảng An toàn lao động - Nghề: Khuyến nông lâm
n nạn nhân:
2 Vết thương:
3 Tên người đặt garo:
4 Giờ đặt garo:
5 Giờ nới garo lần thứ nhất:
6 Giờ nới garo lần thứ 2:
7 Giờ nới garo lần thứ 3:
* Ghi chú: 
- Căn cứ một giờ nới garo một lần 30 giây. Khi nới phải rất từ từ, trước khi nới
nên tiêm một ống thuốc trợ tim trước 5 phút.
34
- Đặt garo không đúng chỉ định và không đúng kỹ thuật sẽ vô cùng nguy hiểm,
có thể dẫn đến hoại tử, làm chết phần chi ở phía dưới garo. Vì vậy, chưa được huấn
luyện thì chưa được thực hiện.
* Vết thương chảy máu có dị vật.
- Không rút dị vật
- Mang găng tay
- Ép chặt mép vết thương.
- Chèn bằng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật)
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
* Các kỹ thuật băng.
- Phủ gạc, vải sạch và băng kín vết thương.
- Không băng quá chặt gây nguy cơ tắc tuần hoàn hoặc quá lỏng.
- Kiểm tra lưu thông máu sau khi băng.
* Các loại băng thường dùng.
- Băng cuộn vải, băng chun 
- Băng tam giác 
- Băng 4 dải
- Băng dính
* Cách sử dụng băng.
- Cố định băng bằng cách gấp mép băng và quấn 2 vòng chồng lên nhau.
- Vòng băng sau chồng lên băng trước.
- Băng từ phần cơ thể nhỏ đến phần cơ thể to hơn.
- Khoá 2 vòng băng sau khi băng kín vết thương.
b. Sơ cứu chảy máu trong
* Hiện tượng
Chảy máu trong cơ thể có thương tích như gãy xương kín, vết thương có vật
xuyên thủng cơ quan phủ tạng, dập gan lách. Chảy máu trong rất nghiêm trọng mặc
dù nạn nhân không nhìn thấy máu chảy. Có khi máu rỉ ra ngoài hoặc tự nhiên như:
Mũi, miệng, tai, máu có trong phân, nước tiểu, trong chất nôn. Chảy máu trong cơ
thể có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:
- Xanh xao, da lạnh, ẩm ướt, mạch nhanh, yếu, khát, bồn chồn, có thể dẫn đến
bất tỉnh.
- Máu rỉ ra từ các hốc tự nhiên của cơ thể.
* Sơ cứu chảy máu trong
35
- Ngay tại nơi xảy ra tai nạn chỉ có sơ cứu viên nên khó giải quyết, cho nên
cần gọi ngay đội cấp cứu y tế hoặc chuyển khẩn cấp nạn nhân đến bệnh viện.
- Trong khi chờ đợi đội cấp cứu y tế hoặc chuyển đến bệnh viện, đỡ nạn nhân
nằm xuống, kê chân cao hơn đầu.
- Theo dõi diễn biến của sốc, nếu có thì sơ cấp cứu sốc.
3.4.2. Sơ cấp cứu tổn thương phần mềm
3.4.2.1. Vết thương phần mềm đơn thuần
a. Vết thương da
- Rửa sạch vết thương
- Sát trùng vết thương
- Phủ gạc băng kín
- Kiểm tra tình trạng máu chảy
- Kiểm tra tình trạng lưu thông
máu
- Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
tiếp tục xử lý điều trị vết thương nếu
rách sâu, rộng.
b. Vết thương cơ gân có bầm tụ máu
- Để nạn nhân thư giãn, cố định và nâng đỡ phần bị thương ở tư thế nạn nhân
cảm thấy dễ chịu nhất.
- Làm mát vùng bị thương, chườm nước đá hoặc đắp gạc lạnh để giảm sưng và
bớt đau
- Dùng băng ép chỗ bị bong gân
- Nâng cao phần bị thương để giảm lượng máu đến vết thương và giảm nguy
cơ bầm tím.
- Nếu bong gân nặng thì sau khi sơ cấp cứu, chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
gần nhất.
3.4.2.2. Vết thương phần mềm phối hợp
- Vết thương phần mềm phối hợp kèm theo vết thương mạch máu. Xử lý như
vết thương chảy máu.
- Vết thương phần mềm kèm theo gãy xưng . Xử lý vết thương phần mềm
trước khi cố định gãy xương.
- Vết thương phần mềm có dị vật nguy hiểm: Mảnh kim loại, mảnh kính
không nên tự ý lấy dị vật ra khỏi vết thương mà cần cố định dị vật bằng băng gạc,
băng kín vết thương rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Hình 13: Sơ cứu vết thương phần mềm
36
3.4.3. Sơ cấp cứu bỏng
3.4.3.1. Bỏng nhẹ không gây rộp da (bỏng độ 1)
- Bỏng do nhiệt độ hoặc bỏng do axít, kiềm phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra
khỏi vùng bị bỏng. Ngâm ngay chỗ bị bỏng vào chậu nước mát, nếu do axít hoặc
kiềm có thể dùng vòi nước máy xả vào vết bỏng, nếu nạn nhân đau cho uống atspirin
để giảm đau.
3.4.3.2. Bỏng gây rộp ra (bỏng độ 2)
- Nếu chỗ rộp da bị vỡ, rửa nhẹ nhàng bằng nước đun sôi để nguội, phải giữ
cho vết bỏng sạch sẽ không cần thiết phải băng kín, nếu có điều kiện đun sôi Vadơlin
để nguội rồi phết lên miếng gạc vô trùng, đậy miếng gạc lên vết bỏng. Đưa nạn nhân
đến cơ quan y tế điều trị.
3.4.3.3. Bỏng sâu (bỏng độ 3)
- Bỏng sâu phá huỷ da làm trơ mảng thịt đỏ. Trường hợp như vậy là bỏng
nặng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu. Trong lúc này
dùng băng hoặc miếng vải sạch băng nhẹ nhàng kín phần da bị bỏng lại.
- Bị bỏng nặng dễ dàng bị sốc do đau đớn và mất dịch. Hãy động viên an ủi
nạn nhân yên tâm. Cho nạn nhân uống atspirin để giảm đau. Cho một thìa cà phê
muối pha với một lít nước đun sôi để nguội, đắp vào vết thương hở có thể làm dịu
đau. Nếu diện tích bị bỏng nặng gấp trên hai lần kích thước bàn tay người bị bỏng,
thì pha nửa thìa cà phê muối với một lít nước cho nạn nhân uống, càng uống được
nhiều càng tốt. Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
3.4.4. Sơ cấp cứu say nóng
* Triệu chứng:
- Bệnh nhân cảm giác khó chịu, nhức đầu chóng mặt, mặt đỏ, khó thở, buồn
nôn, hoa mắt. Sau đó mặt tái nhợt, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ, sốt cao, da và niêm mạc
khô, mạch nhanh và yếu, nặng có thể li bì, giãy giụa, lẫn lộn, mê sảng cuối cùng có
thể gây hôn mê, co giật
* Cách xử lý:
- Điều trị sớm, cởi quần áo, để bệnh nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng mát (không
để bệnh nhân nằm nơi lộng gió quá hay dưới quạt mạnh). 
- Hạ thân nhiệt dần dần, chườm lạnh bằng nước đá, chú ý chườm ở trán, gáy
và gan bàn chân.
- Cho bệnh nhân uống nước chè pha thêm muối ăn.
- Nếu bệnh nhân nặng: có thể nhúng bệnh nhân vào bể nước lạnh, chườm lạnh
phải chườm liên tục. Khi thân nhiệt hạ xuống 38 – 39oc, để bệnh nhân nằm nghỉ nơi
thoáng mát.
37
- Có thể cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt nếu bệnh nhân không đỡ và
chuyển đến bệnh viện.
3.4.5. Cấp cứu say nắng
* Triệu chứng:
- Say nắng thường gặp ở những người làm việc ngoài trời, say nắng không
khác say nóng, say nắng bệnh nhân thường bị nặng ngay từ đầu.
* Cách xử lý:
- Hạ thân nhiệt ngay, bằng cách cởi quần áo đưa bệnh nhân ra nơi thoáng mát
(giống cấp cứu say nóng).
- Cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt, nếu bệnh nhân hôn mê, co giật, đưa
bệnh nhân vào viện cấp cứu.
Phân biệt say nóng, say nắng
Say nóng Say nắng
- Da xanh nhợt nhạt có nhiều mồ hôi.
- Đồng tử giãn.
- Không sốt.
- Mệt mỏi.
- Da khô, đỏ, nóng.
- Sốt cao.
- Tình trạng nặng mê man bất tỉnh
3.4.6. Dự phòng choáng
Choáng là một biến chứng nặng xảy ra khi bị thương mất nhiều máu, bỏng
nặng, mất nhiều nước, bị va đập mạnh, đói khát, mệt mỏi, cảm lạnh, lo sợ
* Triệu chứng:
- Nằm lịm, mắt lơ mơ.
- Giảm cảm giác.
- Nôn mửa, da lạnh.
- Sắc mặt nhợt nhạt, toàn thân giá lạnh.
- Mạch nhanh trên 100 lần/ phút, mạch yếu khó bắt.
 Choáng rất có thể dẫn đến tử vong, vì vậy phải dự phòng tốt. Căn cứ vào tình
trạng và tính chất thương tích, vào hoàn cảnh bị tai nạn mà có hành động xử trí thích
hợp như sau:
3.4.6.1. Giảm đau, cầm máu
- Cấp cứu nhanh: Đặt nạn nhân nằm chân cao hơn đầu, nếu vết thương ở đầu
đặt nạn nhân nửa nằm nửa ngồi.
- Các động tác cấp cứu phải nhẹ nhàng, thận trọng tránh gây đau đớn cho nạn
nhân như: băng nhẹ nhàng, ổn định, nhanh chóng, đúng kỹ thuật.
- Cầm máu nhanh, đúng phương pháp.
38
3.4.6.2. Chống lạnh.
- ủ ấm khi trời lạnh, xoa dầu cao. 
- Cho uống nước chè nóng, nước đường ấm.
- Cần an ủi, động viên để nạn nhân yên tâm và nhanh chóng đưa đi bệnh viện
gần nhất.
3.4.7. Sơ cứu ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật
* Dấu hiệu, triệu chứng bị nhiễm độc.
- Khó thở hoặc ngạt thở, hắt hơi.
- Chảy nước mắt, chóng mặt, hoa mắt, đồng tử co lại.
- Đau đầu, đổ mồ hôi, cảm giác buồn nôn hoặc nôn ra bọt xanh, bọt vàng.
- Đau ở vùng thượng vị, có người bị đi ngoài.
- Mạnh chậm, khó bắt, có trường hợp mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Toàn thân mệt mỏi khó chịu.
- Nếu bị nhiễm độc nặng bí đái, hôn mê, co giật...
* Phương pháp sơ cứu.
- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc đến nơi thoáng mát, không khí
trong lành và yên tĩnh, tránh ở nơi có gió quá mạnh. Đặt nạn nhân ở tư thế nghỉ ngơi
thoải mái, ngồi hoặc nằm nghiêng.
- Thay bỏ ngay quần áo bị nhiễm bẩn, nới lỏng quần áo. Đặt nạn nhân ở vị trí
thăng bằng, đầu thấp nghiêng để có thể nôn ra được dễ dàng, ủ ấm nạn nhân bằng
chăn nhưng không quá nóng. Không mặc lại quần áo đã nhiễm độc. Gọi hỏi nạn nhân
để biết xem nạn nhân có tỉnh không và tiếp tục theo dõi.
- Nếu hoá chất dính lên da cần rửa sạch vùng da bị dính thuốc bằng nước sạch
và mát (nếu mắt bị dính thuốc phải rửa bằng nước sạch ít nhất 10 phút và không
dùng thuốc nhỏ mắt), không dùng vật cứng hoặc bàn chải cọ xát làm da xây xát,
móng tay hoặc tóc dính thuốc phải được cắt bỏ để rửa cho sạch vết thuốc và cuối
cùng dùng khăn bông mềm thấm khô nước trên cơ thể.
- Nạn nhân khó thở hoặc ngạt thở phải hà hơi thổi ngạt qua miệng hoặc mũi
của nạn nhân.
- Nếu nạn nhân ăn, uống phải hoá chất độc mà không bị ngất hoặc khó thở thì
phải được kích thích họng cho nôn mửa ngay bằng nước lòng trắng trứng gà hoặc
sữa bò.
- Nạn nhân có dấu hiệu mạch nhanh, huyết áp hạ cho uống thuốc trợ tim.
- Nếu nạn nhân bị co giật thì nới lỏng thêm quần áo và làm nhẹ nhàng, cẩn
thận, không gò ép để tránh gây chấn thương. Khi ngừng co giật, đặt nạn nhân ở vị trí
dễ thở.
39
- Đưa nạn nhân đến trạm y tế để tiếp tục theo dõi và điều trị. Trên đường
chuyển nạn nhân đến cơ quan y tế cần đặt nạn nhân nằm nghiêng về bên phải.
* Chú ý: Nạn nhân bị nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu và phải mang theo
các thứ có thông tin liên quan đến hoá chất độc mà nạn nhân có thể tiếp xúc. Sau khi
điều trị về vãn phải tiếp tục theo dõi sức khoẻ từ 15-20 ngày, sau đó cho nghỉ ngơi an
dưỡng, cần thiết phải bố trí công việc thích hợp với sức khoẻ. 
3.4.8. Sơ cứu động vật cắn, đốt
- Người bị rắn độc cắn không được cử động vì cử động làm nọc độc lam nhanh
trong cơ thể dễ gây tử vong.
- Nếu bị cắn ở các chi, cần băng quấn ngay trên vị trí bị cắn, không nên quấn
chặt quá, cứ 30 phút nới lỏng ra vài phút.
- Dùng dao sạch đã được khử trùng bằng cồn iốt hoặc đốt trên ngọn lửa...rạch
ở mỗi vết răng nanh một nhát dài 1cm, sâu 1/2cm. Sau đó mút mạnh và nhổ đi trong
khoảng 15 phút để lấy hết nọc độc ra.
- Nếu bị rắn cắn trên 30 phút không được làm như trên, dùng nước đá bọc
trong vải đắp vào chỗ cắn, đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện, cấm cho nạn nhân
uống rượu.
3.4.9. Sơ cấp cứu bất động gãy xương
3.4.9.1. Dấu hiệu gãy xương
- Đau ở chỗ gãy, sưng to và có
bầm máu.
- Cử động khó hoặc không cử
động được.
- Chỗ gãy biến dạng (so với bên
lành).
- Có thể bị lệch ra.
3.4.9.2. Nguyên tắc
- Cấm co kéo chỗ gãy xương, cố
gắng giữ bất động.
- Nẹp phải cứng và có đủ độ dài
để bất động khớp trên và khớp dưới.
- Nẹp phải sạch sẽ, bên trong
quấn bông, bên ngoài quấn vải mềm (chú ý đầu nẹp), đặt bông vào vị trí các đầu
xương gồ ghề.
- Nẹp phải buộc chắc chắn vào các đầu chi bị thương.
* Bất động gãy xương cánh tay (nên có từ 2 – 3 người cấp cứu).
Hình 14: Sơ cứu bất động gãy xương
40
- Một nẹp đặt phía trong cánh tay.
- Một nẹp đặt ở phía ngoài cánh tay (nẹp này phải dài hơn cánh tay).
- Buộc cố định 2 nẹp vào cánh tay.
- Dùng khăn tam giác treo cẳng tay lên cổ.
* Bất động gãy xương cẳng tay.
- Một nẹp đặt phía ngoài ép vào mu bàn tay, một nẹp đặt phía trong áp vào
lòng bàn tay.
- Buộc cố định 2 nẹp vào cẳng tay.
- Dùng khăn tam giác treo cẳng tay lên cổ, bàn tay để ngửa.
* Bất động gãy xương đùi.
- Một nẹp đặt phía trong từ bàn chân tới sát bẹn, một nẹp từ bàn chân tới sát
nách.
- Buộc cố định 2 nẹp vào chi (đùi và cẳng chân), lồng ngực, thắt lưng, chậu
hông, đùi, đầu gối và cẳng chân.
- Buộc 2 chân vào nhau, buộc ở cổ chân, đầu gối và đùi.
- Cấm chuyển nạn nhân đi bệnh viện khi chưa cố định gãy xương.
* Bất động gãy xương cẳng chân (nên có 3 người cấp cứu).
- Nẹp dài từ bàn chân tới giữa đùi.
- Một nẹp đặt phía trong, một nẹp đặt ở phía ngoài cẳng chân. 
- Buộc cố định 2 nẹp vào cẳng chân, buộc ở bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đầu
gối và đùi.
- Buộc 2 chân vào nhau ở cổ chân, đầu gối.
* Bất động gãy xương đòn và xương bả vai.
- Để nạn nhân ngồi thẳng, cánh tay phía gãy xương bị dang ra.
- Đặt đệm nhỏ (khăn, áo cuộn vào, bông) vào hõm nách.
- Đưa cánh tay áp sát vào thân người, khuỷu tay vuông góc với cẳng tay áp
vào bụng.
- Buộc cố định chi trên vào thân người bằng 2 băng tam giác. Một băng treo
cẳng tay vào cổ, một băng buộc cánh tay vào ngực.
* Bất động gãy xương sườn.
- Đặt nạn nhân nửa nằm, nửa ngồi.
- Lấy băng to bản quấn vòng quanh 5 – 6 vòng che toàn bộ vị trí xương sườn
bị gãy (gãy kín). Băng ép chặt và bảo nạn nhân thở hết ra, sau đó quấn băng để bất
động lồng ngực nhỏ nhất, để khi nạn nhân hít vào ngực căng ra cũng không làm di
động xương bị gãy.
41
* Bất động gãy xương hàm – vết thương hàm mặt.
- Để nạn nhân ngồi, đầu cúi về phía trước.
- Dùng băng to bản buộc vòng từ cằm lên đầu. dùng hàm lành bất động hàm bị
gãy.
* Bất động gãy cột sống (phải có 3 người cấp cứu).
- Phương tiện cấp cứu phải có cáng cứng hoặc ván cứng.
- Một người đỡ 2 chân, nếu có 4 người thì 2 người đỡ lưng, một người đỡ đầu.
- Cùng nhấc nạn nhân lên cáng, tư thế nạn nhân thẳng như gỗ.
Chú ý: Cấm làm gấp cột sống lại, không được nâng cao vai và chân gây đè ép
tuỷ sống dẫn đến tê liệt chi, bí đại tiểu tiện, có thể gây liệt nửa người.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa thật thẳng trên cáng cứng, dưới vùng gáy, thắt lưng,
đầu gối lót đệm nhỏ.
- Nếu gãy cột sống cổ, đầu phải đặt trong vòng đệm mềm: hai bên cổ, mặt đặt
hai gối nhỏ (hoặc quần áo, chăn) giữ2 cho đầu và cổ không di động sang hai bên.
- Cố định nạn nhân vào cáng đứng bằng băng to bản ở bàn chân, cẳng chân,
đầu gối, đùi, ngực và trán.
PHẦN THỰC HÀNH
Thời gian: 8 giờ
- Nội dung thực hành: Sơ cấp cứu một số tai nạn lao động thường gặp trong
nghề khuyến nông lâm:
+ Sơ cấp cứu vết thương chảy máu
+ Sơ cấp cứu vết thương phần mềm
+ Sơ cấp cứu say nóng, say nắng
+ Sơ cấp cứu ngộ độc thuốc BVTV
+ Sơ cấp cứu bất động gãy xương
- Địa điểm thực hành: Phòng học
- Hình thức tổ chức: Giáo viên hướng dẫn thực hành cho cả lớp, sau đó chia
nhóm theo từng tổ học sinh, lấy học sinh làm nạn nhân giả định. Khi kết thúc bài
thực hành kiểm tra đánh giá từng học sinh.
- Các điều kiện phục vụ thực hành: Tranh ảnh, băng hình, dụng cụ y tế, thuốc
y tế thuốc BVTV, hóa chất, người thật.
CÂU HỎI ÔN TẬP
42
Câu 1: Trình bày các bước tiến hành sơ cấp cứu tai nạn thương tích.
Câu 2: Trình bày cách sơ cấp cứu vết thương chảy máu.
Câu 3: Trình bày cách sơ cấp cứu tổn thương phần mềm.
Câu 4: Trình bày cách sơ cấp cứu bỏng.
Câu 5: Trình bày cách sơ cấp cứu say nóng và say nắng.
Câu 6: Trình bày cách sơ cấp cứu ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 7: Trình bày cách sơ câp cứu bất động gãy xương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Cao đẳng nghề Đông Bắc: An toàn lao động
2. Bộ lao động TBXH: Giáo trình giáo dục quốc phòng, NXB lao động – xã
hội
3. Bộ lao động TBXH và Bộ y tế, Bộ NN và phát triển Nông thôn: Tài liệu
huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, NXB lao động
– xã hội
4. Hội chữ thập đỏ KCQ dân chính Đảng: Tài liệu tập huấn công tác sơ cấp
cứu
5. Bộ lao động TBXH Vụ bảo hộ lao động: An toàn trong sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật, NXB lao động – xã hội
43
44

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_an_toan_lao_dong_nghe_khuyen_nong_lam.pdf