Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam

Tóm tắt: Kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu (Material Flow Cost Accounting - MFCA)

là một công cụ làm rõ chi phí chất thải và năng lượng trong quá trình sản xuất. MFCA khuyến

khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng nên áp dụng MFCA,

doanh nghiệp sẽ có thể đạt được song song cả hai mục tiêu là bảo vệ môi trường và kinh tế.

Bài báo này nghiên cứu tình hình áp dụng MFCA tại hai doanh nghiệp của Việt Nam nhằm

đánh giá quá trình và hiệu quả môi trường cũng như hiệu quả kinh tế. Công ty TNHH SX &

TM Thiên Phước (Thiên Phước), một doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất lưới nhựa và công ty

cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON), một doanh nghiệp lớn sản xuất sợi ăn liền

và gia vị. Kết quả cho thấy, mặc dù mới chỉ áp dụng MFCA một cách đơn giản nhưng đã có

hiệu quả rõ rệt trong việc giảm lãng phí nguyên vật liệu và năng lượng trong quá trình sản

xuất cũng như những chi phí liên quan khác. Vì thế, nhóm tác giả hy vọng rằng MFCA sẽ có

thể được áp dụng nhiều hơn trong các doanh nghiệp của Việt Nam.

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 1

Trang 1

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 2

Trang 2

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 3

Trang 3

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 4

Trang 4

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 5

Trang 5

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 6

Trang 6

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 7

Trang 7

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 8

Trang 8

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 9

Trang 9

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 19780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam

Áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Công ty trách nhiệm hữu hạn & Thương mại Thiên Phước và Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam
ường. Như vậy, mỗi ngày công ty đã có thể tiết 
kiệm được 850 ℓ nước nóng, tương đương 394.642VNĐ/ngày (tương đương 
394.642VNĐ X 26 ngày = 10.260.692VNĐ/tháng). Bằng việc đầu tư thêm bơm và 
phễu chịu nhiệt, công ty đã giảm được lãng phí năng lượng xuống còn 0%. 
Bảng 4. Hiệu quả áp dụng MFCA tại công đoạn là hơi
 Trước cải tiến Sau cải tiến Hiệu quả 
Lượng nước nóng lãng phí (ℓ) 850 (1) 0 (2) 850 (1) - (2) 
Thành tiền (VNĐ/tháng) 10.260.692 (3) 0 (4) 10.260.692 (3) - (4) 
Chi phí đầu tư 1 lần (VNĐ) 
Chi phí 2 máy bơm 40.000.000 
Chi phí phễu chịu nhiệt 500.000 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 132 (10/2020) | 69 
3.2 Quá trình và hiệu quả áp dụng MFCA tại VIFON 
3.2.1 Tổng quan tình hình 
VIFON là công ty lớn trong ngành thực phẩm ăn liền Việt Nam, được thành lập 
năm 1963, có năng lực sản xuất lớn, với khuôn viên rộng 67.000 m2, với trên 2.000 cán 
bộ công, nhân viên. Thị phần chiếm 20% thị trường sản phẩm ăn liền. Đây cũng là công 
ty khởi sướng xu hướng đóng gói những món ăn đặc sản ba miền Việt Nam như phở 
bò, bún riêu cua, bánh đa cua Các sản phẩm của Vifon cũng được xuất khẩu trên 40 
nước như Ba Lan, Nga, Hoa Kỳ, Đức 
3.2.2 Mô tả dòng chảy nguyên vật liệu 
Nhằm đảm bảo phù hợp với thời gian và các nguồn lực khác, Phân xưởng mì 1 là 
đơn vị được công ty áp dụng MFCA. Tại đây, MFCA cũng được triển khai thành 6 
bước trong 2 tháng (tháng 8 và tháng 9) như sau: 
Bước 1: nhóm dự án đã tiến hành vẽ sơ đồ qui trình sản xuất của dây chuyền sản 
xuất được lựa chọn áp dụng. Sơ đồ qui trình sản xuất được thể hiện như Hình 4 dưới 
đây. Đầu tiên nguyên liệu bao gồm bột được đưa vào, phối trộn cùng nước và các phụ 
gia rồi được cán, cắt thành sợi, hấp, cắt định lượng, cho vào khuôn, chiên, làm nguội 
và đóng gói thành thành phẩm. 
Bước 2: Lập 9 trung tâm định lượng, quan sát đo đạc và làm rõ lãng phí nguyên 
vật liệu tại mỗi trung tâm định lượng. Với số liệu đo và tổng hợp theo ca và theo ngày 
trong tháng 8, nhóm dự án đã làm r} những lãng phí nguyên liệu bột, mỳ phế phẩm, 
bao bì và năng lượng ở các công đoạn đồng thời phân tích nguyên nhân gây lãng phí 
trong toàn bộ dây chuyền sản xuất như được thể hiện trong Bảng 5 dưới đây. 
70
| 
 T
ạp
 ch
í Q
uả
n 
lý
 v
à 
K
in
h 
tế
 q
uố
c 
tế
, s
ố 
13
2 
(1
0/
20
20
) 
H
ìn
h
4.
M
ô
tả
qu
it
rì
nh
sả
n
xu
ất
tạ
i p
hâ
n 
xư
ởn
g
sả
n
xu
ất
m
ỳ
1
Ng
uồ
n:
 N
hó
m
 tá
c 
gi
ả 
tổ
ng
 h
ợp
 th
eo
 b
áo
 c
áo
 M
FC
A 
củ
a 
VI
FO
N
Đ
ầu
 v
ào
Tr
un
g 
tâ
m
 đ
ịn
h 
lư
ợn
g 
Lã
ng
 p
hí
 N
V
L 
Ph
ối
 tr
ộn
N
ướ
c 
và
Ph
ụ 
gi
a  
Đ
iệ
n 
Bộ
t r
ơi
vã
i  
B
ột
 rơ
i 
vã
i 
Cá
n 
cắ
t 
sợ
i 
B
ột
 đ
ã 
trộ
n 
Đ
iệ
n 
Bộ
t 
H
ơi
 n
ướ
c 
Đ
iệ
n 
H
ấp
N
ướ
c t
hả
i 
M
ỳ 
th
ải
Cắ
t đ
ịn
h 
lư
ợn
g 
V
ô 
K
hu
ôn
D
ầu
H
ơi
 n
ướ
c 
Ch
iê
n 
Sh
or
te
ni
ng
H
ơi
 n
ướ
c 
ng
ưn
g 
tụ
H
ơi
 d
ầu
ch
iê
n 
D
ầu
 th
ải
Là
m
ng
uộ
i 
H
ơi
 n
ón
g 
M
ỳ 
vụ
n 
D
ầu
 c
hi
ên
rơ
i v
ãi
M
ỳ 
ph
ế 
ph
ẩm
G
iấ
y 
cu
ộn
Ba
o 
ch
ứa
ng
uy
ên
liệ
u 
Li
ệu
 ra
u 
Li
ệu
 d
ầu
Li
ệu
 g
ia
vị
Đ
ón
g 
gó
i 
gi
a v
ị 
Bá
n 
th
àn
h 
ph
ẩm
 đ
ạt
Bá
n 
th
àn
h 
ph
ẩm
kh
ôn
g 
đạ
t 
M
àn
g 
hư
N
V
L 
rơ
i 
vã
i 
Đ
ón
g 
gó
i 
tổ
ng
 h
ợp
M
ỳ 
Ba
o 
bì
G
ói
 d
ầu
G
ói
 g
ia
 v
ị 
G
ói
 ra
u 
Th
àn
h 
ph
ẩm
kh
ôn
g 
đạ
t 
Bá
n 
th
àn
h 
ph
ẩm
 đ
ạt
M
ỳ 
vụ
n 
Th
àn
h 
ph
ẩm
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 132 (10/2020) | 71 
Bảng 5. Phân tích lãng phí của dây chuyền sản xuất
Trung tâm 
định lượng Vận chuyển bột Hấp Vô khuôn Chiên 
Đóng gói 
tổng hợp 
Thông tin đo đạc Bột mì thất thoát 1% Tỉ lệ mì phế phẩm 2,6% 
Bao bì OPP 
hư 6,4 % 
Quan sát 
Công nhân chưa 
cẩn thận trong quá 
trình vận chuyển. 
Công nhân sử dụng 
móc kéo móc vào 
bao bột và xếp lên 
xe nâng. Bột bị thất 
thoát, rơi vãi qua lỗ 
thủng này trong quá 
trình vận chuyển. 
Hấp chưa 
chín do bị 
đùn mì 
Mì bị đùn, 
khiến các 
gói mì va 
chạm vào 
nhau gây 
gãy vụn. 
Mì bị đùn khiến 
những vắt mì 
chưa ra được bị 
chiên quá lửa 
làm biến màu 
và khét. Mì 
chiên quá lửa sẽ 
tự động bị loại ra 
khỏi băng 
chuyền. Mì bị 
rơi khỏi băng 
chuyền tại công 
đoạn chiên. 
Bao chưa kín 
(lỗi đóng gói) 
hoặc chặt vào gia 
vị (lỗi chặt liệu). 
Nguyên nhân 
Chưa có quy định 
hướng dẫn cụ thể 
cách vận chuyển bột. 
Tốc độ chạy của máy nhanh hơn tốc độ thoát của băng tải 
chuyển. 
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
Bước 3: nhóm dự án tập trung cải tiến để giảm những lãng phí về nguyên liệu bột, 
lượng mì phế phẩm, bao bì bị hư và năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Con 
số cụ thể về lãng phí nguyên vật liệu trước khi áp dụng MFCA được thể hiện trong 
Bảng 6. 
Bảng 6. Chi phí nguyên vật liệu và năng lượng trước khi áp dụng MFCA
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
 Sau khi đã thống kê con số lãng phí nguyên vật liệu cụ thể ở các công đoạn vận 
chuyển, dây chuyền sản xuất và đóng gói nếu trên, nhóm dự án và công ty đã tiến hành 
cải tiến 3 công đoạn này. Hiệu quả áp dụng được tổng kết như dưới đây. 
72 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 132 (10/2020) 
3.2.3 Hiệu quả khi áp dụng 
3.2.3.1 Công đoạn vận chuyển 
Hiệu quả áp dụng MFCA tại công đoạn vận chuyển được mô tả như Bảng 7. 
Nguyên liệu bột rơi vãi trong quá trình vận chuyển là 120 kg, đồng nghĩa với việc công 
ty đã lãng phí 600.000VNĐ. 
Sau khi đo đạc, công ty tiến hành phân tích nguyên nhân bằng biểu đồ xương cá 
Ishikawa. Nguyên nhân chính dẫn đến lãng phí ở công đoạn này là bao tải bột nguyên 
vật liệu sau khi được vận chuyển đến kho, công nhân sử dụng móc kéo móc vào bao 
bột và xếp lên xe nâng. Bột bị thất thoát, rơi vãi qua lỗ thủng. Nhóm dự án tìm hiểu và 
thấy rằng công ty chưa có quy định cụ thể về quy trình bốc xếp nên đã đề xuất xây 
dựng những quy định cụ thể về quy trình bốc xếp, trong đó có ghi r} phương pháp, 
cách thức vận chuyển đúng quy cách. 
Sau khi áp dụng quy trình và những quy định cụ thể về bốc xếp bột, thì lượng bột hao 
phí trong quá trình vận chuyển chỉ còn hơn 1kg so với 120kg lãng phí ban đầu. Việc cải 
tiến này giúp doanh nghiệp tiết kiệm số lượng bột mỳ tương ứng 595.000VNĐ/tháng. 
Đồng thời, công ty cũng tiết kiệm được khoản chi phí xử lý 119 kg bột rơi vãi tương đương 
với 119.000VNĐ/tháng. Như vậy, công ty có thể tiết kiệm được khoản tiền tương đương 
714.000VNĐ/tháng. 
Bảng 7. Hiệu quả áp dụngMFCA tại công đoạn vận chuyển
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
3.2.3.2 Công đoạn sản xuất 
Hiệu quả áp dụng MFCA tại công đoạn sản xuất được mô tả như trong Bảng 8. 
Lãng phí phụ phẩm và phế phẩm trong các công đoạn hấp, vô khuôn, chiên là 
84.790.000VNĐ/tháng. Tỷ lệ lãng phí tương đương 2.6%. 
Quan sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến lãng phí ở công đoạn này, nhóm dự án 
thấy rằng tốc độ chạy máy nhanh hơn tốc độ thoát của băng tải truyền dẫn đến việc mỳ 
bị đùn, khiến mỳ hấp chưa chín hoặc mỳ bị va vào nhau gây gãy vụn ở công đoạn vô 
khuôn và bị chiên quá lửa ở công đoạn chiên. 
Nhóm dự án đã đưa ra đề xuất tăng cường quản lý, điều khiển và bảo trì máy móc 
để tốc độ chạy máy phù hợp với tốc độ thoát của băng tải truyền ở mỗi công đoạn. Nhờ 
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 132 (10/2020) | 73 
vào việc kiểm soát chặt chẽ cũng như thường xuyên bảo trì máy móc nên tỷ lệ lãng phí 
nguyên vật liệu ở công đoạn này đã giảm xuống còn 2%, tương đương tiết kiệm được 
19.566.923VNĐ/tháng. 
Bảng 8. Hiệu quả áp dụng MFCA tại công đoạn sản xuất
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
3.2.3.3 Công đoạn đóng gói 
Hiệu quả áp dụng MFCA tại công đoạn đóng gói được mô tả như trong Bảng 9 
dưới đây. Lãng phí nguyên liệu ở công đoạn này là 1.927 gói tương đương 
327.590VNĐ/tháng. Tỷ lệ lãng phí là 6,4%. 
Nhóm dự án khảo sát và phân tích nguyên nhân lãng phí nguyên vật liệu ở công 
đoạn này do lỗi chồng giấy, gói liệu bị trơn, nhiều hơi và lỗi bao bì. Lỗi này cũng do 
tốc độ chạy máy và tốc độ thoát không phù hợp. Nhóm dự án đã đưa ra đề xuất điều 
chỉnh lại công suất và tốc độ dây chuyền để tốc độ chạy máy phù hợp với tốc độ thoát. 
Sau khi điều chỉnh, công ty đã giảm được lượng bao bì OPP hư từ 6,4% xuống 
còn 1,6%. Tiết kiệm được 245.692VNĐ/tháng. 
Bảng 9. Hiệu quả áp dụng MFCA tại công đoạn đóng gói
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp 
4. Đánh giá hiệu quả áp dụng 
Áp dụng MFCA có thể sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng một cách hiệu 
quả, đồng thời đạt được mục đích bảo vệ môi trường và mục đích kinh tế. Sau khi cải 
tiến ở 2 công đoạn se chỉ và hấp với chi phí đầu tư chỉ 83.198.400VNĐ, công ty Thiên 
74 | Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 132 (10/2020) 
Phước đã tiết kiệm được 34.196.838VNĐ/tháng đồng thời giảm phát thải ra môi trường 
408,2 kg nguyên vật liệu/tháng (15,7kg x 26 ngày) và 22.100ℓ nước nóng/ tháng (850ℓ 
x 26 ngày). Thời gian hoàn vốn giản đơn của công ty Thiên Phước là 
83.198.400/34.196.838 = 2,4 tháng. VIFON đã áp dụng cải tiến ở các công đoạn vận 
chuyển, sản xuất và đóng gói và đã tiết kiệm được 19.986.615VNĐ/tháng, đồng thời 
giảm phát thải ra môi trường 119 kg bột, 47.376 kg phụ phẩm, 5.916 kg phế phẩm và 
92.496 bao bì OPP. Để cải tiến, VIFON không cần đầu tư thêm vốn mà chỉ tìm hiểu, 
xây dựng và áp dụng quy trình, quy định vận chuyển, bốc dỡ; điều chỉnh tốc độ chạy 
máy nhưng cũng đã đem lại hiệu quả rõ hệt trong việc giảm lãng phí nguyên vật liệu từ 
đó giảm chi phí nguyên vật liệu và giảm thải ra môi trường. 
Như kết quả bước đầu, sau khi áp dụng MFCA ở hai công ty Thiên Phước và VIFON 
đều cho thấy việc áp dụng sẽ tiết kiệm được lãng phí nguyên vật liệu cũng như lãng phí 
năng lượng, tiết kiệm thời gian đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không những thế, việc áp 
dụng MFCA còn giúp cho quá trình sản xuất giảm thiểu được những tác động xấu đến 
môi trường. Với những hiệu quả bước đầu trên đây, cả hai công ty đều đánh giá có thể 
áp dụng MFCA như một công cụ quản lý hiệu quả và cho biết sẽ tiếp tục áp dụng MFCA 
rộng rãi vào những công đoạn khác trong qui trình sản xuất. 
5. Kết luận 
Mặc dù phương pháp tính và áp dụng MFCA trong ISO14051 rất cụ thể, tỉ mỉ 
nhưng các doanh nghiệp của Việt Nam đã bước đầu áp dụng và cũng đã có hiệu quả 
nhất định. Qua nghiên cứu trường hợp điển hình của hai công ty Thiên Phước và 
VIFON, bài viết đã phân tích rõ tiềm năng áp dụng MFCA như một công cụ quản lý 
giúp công ty có thể đạt được cả hai mục tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường. Cụ thể là 
bằng việc vẽ sơ đồ dòng chảy nguyên vật liệu, thiết lập các trung tâm định lượng tại 
những công đoạn gây lãng phí nguyên vật liệu, đo đạc và quản lý lãng phí nguyên vật 
liệu theo đơn vị vật lý và cả đơn vị tiền tệ, ghi lại và phân tích lãng phí nguyên vật liệu 
theo dòng chi phí nguyên liệu, năng lượng, hệ thống và xử lý chất thải từ khi bắt đầu 
đến khi kết thúc, MFCA có thể giúp làm rõ tổn thất và chi phí một cách tổng thể cũng 
như chi tiết nhất trên toàn chu trình sản xuất và trên từng công đoạn. Việc này giúp các 
nhà quản lý có thể xác định và xây dựng mục tiêu và đưa ra những biện pháp một cách 
tổng thể đồng thời chi tiết trong việc cắt giảm chi phí lãng phí, góp phần làm tăng năng 
suất, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. 
Từ phân tích hai tình huống điển hình công ty Thiên Phước, một công ty vừa và 
nhỏ và VIFON, một công ty lớn đã có lịch sử phát triển lâu dài, nhóm tác giả hy vọng 
rằng MFCA có thể có tiềm năng áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp của Việt Nam 
để đem lại hiệu quả quản lý cao. 
Tài liệu tham khảo 
Dương, Q.(2006), “Nghiên cứu trường hợp điển hình áp dụng MFCA tại các doanh nghiệp 
của Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Chính sách trường Đại học Ritsumeikan, Số 13/2, 
tr. 109 - 121. 
Jang, J.I.(2009), “Thực trạng áp dụng kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu tại Hàn Quốc 
- Thực trạng và tầm nhìn”, Tạp chí Quản lý môi trường, Số 45/5, tr. 66 - 74. 
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 132 (10/2020) | 75 
Kim, J.D., Jo, M.G., Kim, Y.B., Yuk, G.H. & Lim, H.(2008), “Èp dụng và ứng dụng MFCA 
- Tình huống áp dụng MFCA tại công ty H”, Tạp chí Nghiên cứu Môi trường kinh doanh, 
Số 5/2, tr 1 - 32. 
Kim, J.H. & Kokubu, K.(2018), “Triển khai MFCA tại Hàn Quốc”, Lý thuyết và ứng dụng 
thực tiến kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu, NXB Dobunkan. 
Kim, J.N.(2006), “ Khái niệm và ứng dụng MFCA: tình huống giảm thiểu chất thải trong quá 
trình sản xuất”, Korean Journal of LCA, Số 7/1, tr. 7 - 18. 
Kokubu, K. & Nakajima, M.(2018), Lý thuyết và ứng dụng thực tiến kế toán quản lý chi phí 
dòng nguyên liệu, NXB Dobunkan. 
Kokubu, K. & Suzuki, A.(2015), “Kế toán môi trường và phân tích kinh doanh”, Từ điển 
Phân tích kinh doanh mới, NXB Hiệp hội nghiên cứu phân tích kinh doanh Nhật Bản, 
Hiệp hội Thuế và Kế toán, tr. 169 - 177. 
Kokubu, K.(2008), Material flow cost accounting, NXB Hiệp hội quản lý ngành môi trường. 
Lý, B.T. (2018), Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu, NXB Hồng Đức. 
Lý, H.P. (2020), “Xu hướng của nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới và một số khuyến nghị cho 
Việt Nam”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 121, tr. 83 - 95. 
Nguyễn, Đ.Q. (2020), “Ảnh hưởng của sáng kiến xanh đến hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp: nghiên cứu lý thuyết”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 127, tr 1 - 19. 
Nguyễn, T.H.L. (2015), Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu - nghiên cứu điển hình tại doanh 
nghiệp Nhật Bản và điều kiện áp dụng cho Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế, Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
Nguyễn, T.K.H. (2020), “Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng kế toán chi phí dòng nguyên vật 
liệu và bài học cho doanh nghiệp sản xuất thép tại Thái Nguyên”, 
nghiem-quoc-te-ve-ung-dung-ke-toan-chi-phi-dong-nguyen-vat-lieu-va-bai-hoc-cho-
doanh-nghiep-san-xuat-thep-tai-thai-nguyen/, truy cập ngày 10/08/2020. 
Oka, S., Nakajima, M. & Ngô, K.(2018), “Triển khai MFCA tại Trung Quốc”, Lý thuyết và 
ứng dụng thực tiến kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu, NXB Dobunkan. 
Tạ, G.L. & Kokubu, K.(2018), “Triển khai MFCA tại Đài Loan, Malaysia, Ấn độ”, Lý thuyết 
và ứng dụng thực tiến kế toán quản lý chi phí dòng nguyên liệu, NXB Dobunkan. 
Tổng cục Thống kê. (2018), “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018”, 
 https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19037, truy cập ngày 20/07/2020. 
Thế giới & Việt Nam. (2019), “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt 7,02%”, 
https://baoquocte.vn/tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2019-dat-702-
106853.html#:~:text=C%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%2C%20t%E1%BB%95ng
%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m,7%25%20k%E1%BB%83%20t%E1%B
B%AB%20n%C4%83m%202011, truy cập ngày 20/07/2020. 
Trương, B.V. & Suzuki, K.(2013), “Thực trạng và vấn đề nghiên cứu MFCA tại Trung Quốc”, 
Tạp chí Kinh tế quốc tế trường Đại học Kanazawa, Số 45, tr. 157 - 167. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_ke_toan_quan_ly_chi_phi_dong_nguyen_lieu_tai_cong_ty.pdf