Ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc Mông tại tỉnh Thanh Hoá
Bài viết phân tích sự tác động của vốn xã hội đến năng lực thoát nghèo của hộ
gia đình dân tộc Mông tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Vốn xã hội được giới hạn
nghiên cứu trong bài viết ở hai khía cạnh: Vốn xã hội tác động đến người lao
động của hộ; thể hiện thông qua sự giúp đỡ của chính quyền các cấp (trung
ương và địa phương). Nghiên cứu cũng mô tả: những nguồn hỗ trợ để phát huy
năng lực thoát nghèo mà hộ gia đình dân tộc Mông nhận được, sự tham gia và
đánh giá hiệu quả của người dân về các hoạt động hỗ trợ. Ngoài ra bài viết còn
chỉ ra vai trò hỗ trợ của chính quyền các cấp trong quá trình hỗ trợ của người
dân tộc Mông để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc Mông tại tỉnh Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc Mông tại tỉnh Thanh Hoá
oài ra bài viết còn chỉ ra vai trò hỗ trợ của chính quyền các cấp trong quá trình hỗ trợ của người dân tộc Mông để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. Từ khóa: Vốn xã hội, hộ nghèo, năng lực thoát nghèo, dân tộc thiểu số 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát được thực hiện từ năm 2018 – 2020 của đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo bền vững của hộ gia đình dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Thanh Hoá hiện nay”. Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc 400 đại diện hộ gia đình dân tộc Mông trong đó (nam giới chiếm 65% và 35% nữ giới; hộ nghèo chiếm 58,5% và 41,5% hộ thoát nghèo; Nghề nghiệp có 80% làm ruộng, 4,5% trồng rừng, 2,5%buôn bán dịch vụ, 7% công nhân làm thuê; Học vấn có 20,5% không đi học, 41,7% tiểu học, 30,8% trung học cơ sở, 9,2% trung học phổ thông, và 1% TC, CĐ, ĐH). Có 15 phỏng vấn sâu bổ sung thông tin cho các phân tích định lượng, (4 phỏng vấn dành cho cán bộ xã, thôn và 11 phỏng vấn người dân). Nội dung phỏng vấn xoay quanh những thuận lợi và khó khăn, những biện pháp cách thức mà các hộ gia đình đã thực hiện, nhưng mong muốn và đề xuất của hộ gia đình trong quá trình phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. 2. Nội dung nghiên cứu Năng lực thoát nghèo của hộ gia đình dân tộc Mông chịu sự tác động chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm nhân khẩu xã hội của hộ, vốn vật chất để phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên thiên thiên của hộ. Trong giới hạn của nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ tập trung vào yếu tố nguồn vốn xã hội, đây là nhân tố quan trọng chi phối sự chuyển đổi cơ cấu việc làm, đa dạng hoá nguồn thu nhập của hộ gia đình dân tộc Mông. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vốn xã hội nhưng điểm N.T.Duyen/ No.20_Mar 2021|p.197-202 198 chung của vốn xã hội là gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội và nguồn vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội hoặc mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để tìm kiếm lợi ích riêng cho mình. Vốn xã hội là yếu tố quan trọng nói lên mối quan hệ của hộ trong sản xuất và trong xã hội, Gắn kết anh em, dòng họ; Uy tín hộ; mối quan hệ của hộ trong sản xuất và trong xã hội, nếu hộ có mối quan hệ gia đình, gắn kết cộng đồng tốt, có quan hệ rộng, ham học hỏi và tiếp cận cái mới thì sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các nguồn vốn từ các cá nhân, tổ chức khác để nâng cao năng lực thoát nghèo cho hộ gia đình; Phong tục tập quán; Các thực hành tín ngưỡng tâm linh; Quan niệm về giới; Vai trò của người tiên phong, người có uy tín; các thiết chế phi chính thức tổ nhóm nông dân; dịch vụ công; Vai trò của doanh nghiệp; Tác động của các chính sách và chương trình-dự án giảm nghèo; cơ hội thị trường, bối cảnh rủi ro. Bảng 1. Phân tích hồi qui những nhân tố thuộc về vốn xã hội với biến dân tộc Theo bảng 1 kết quả phân tích hồi qui đa biến cho giá trị Sig= 0,023, các biến đưa vào mô hình đề có độ phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn nhiều so với 10, cho thấy các biến đưa vào mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số Durbin – Waston của mô hình là 0.64 chứng tỏ mô hình có sự tương quan. Hệ số R2 hiệu chỉnh của mô hình là 62%, chứng tỏ mô hình hồi quy những nhân tố ảnh hưởng của năng lực tiếp cận thị trường của nghiên cứu đưa ra là phù hợp. Hai yếu tố không có ý nghĩa thống kê là mối quan hệ với họ hàng Sig=678; và mối quan hệ với các tổ chức hội đoàn: đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ Sig = 564, còn lại những nhân tố khác có ảnh hưởng đến năng lực thoát nghèo của hộ DT Mông. Năng lực tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào học vấn, nhóm tuổi, của người lao động trong hộ, hộ gia đình có nhiều lao động có độ tuổi thấp, sẽ có sức khoẻ tốt, học vấn cao có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận những yếu tố bên ngoài, dễ dàng mang hàng hóa của mình làm ra trao đổi với thị trường bên ngoài. Biến độc lập Hệ số hồi quy chưa tiêu chuẩn hoá(B) Hệ số hồi quy đã chuẩn hoá (Beta) Giá trị t Mức ý nghĩa (Sig.) Nhân tố phóng đại phương sai (VIF) Hằng số 2.123 3.042 .000 Mối quan hệ của hộ với họ hàng .032 .041 .352 .678 1.463 Mối quan hệ với bạn bè -.143 -.256 -1.324 .022 1.322 Các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên...) .087 .055 1.424 .564 1.466 Hộ đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu bao sản phẩm mình làm ra .042 .056 1.566 .054 1.546 Năng lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm mình làm ra của hộ -.134 -123 -2.100 .011 1.133 Biến số phụ thuộc: Năng lực tiếp cận thị trường Dung lượng mẫu:400 Giá trị F= 1.534 Giá trị Sig = 0.23, với mức ý nghĩa 95% chứng tó yêu tố thiên tai dịch bệnh và thiếu tư liệu sản xuất có tác động đến năng lực thoát nghèo của hộ DT Mông Giá trị R2 điều chỉnh =0.62 Giá trị Durbin Watson =.064 N.T.Duyen/ No.20_Mar 2021|p.197-202 199 Bảng 2. Ảnh hưởng của những yếu tố thị trường đến năng lực thoát nghèo của hộ DT Mông Tiêu chí Trung bình Mức độ ảnh hưởng Tiếp cận thị trường giúp hộ có thêm kinh nghiệm trong sản xuất trồng trọt 2.13 4 Tiếp cận thị trường giúp hộ có thêm kinh nghiệm chăn nuối 3.02 1 Hộ đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu bao sản phẩm mình làm ra 1.89 6 Năng lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm mình làm ra của hộ 2.03 5 Lập kế hoạch sản xuất và quản lý tài chính của hộ 2.52 2 Chủ động than gia tích cực các phong trào do địa phương tổ chức 2.53 3 Trung bình chung 2.35 Kết quả kiểm định phương sai ANOVA sự khác biệt về điểm đánh giá ảnh hưởng của yếu tố chính sách đến nguồn lực con người của hộ DT Mông Thống kê F: 3.036 Mức ý nghĩa thống kê: Sig: 0,003 >0,05 cho thấy có sự khác biệt giữa 6 nhóm dân tộc về những nhân tố liên quan đến tiếp cận thị trường. Kết quả phân tích số liệu điều tra nghiên cứu đề tài 2018 -2020 Theo kết quả tính giá trị trung bình cho thấy các hộ đánh giá ở mức ảnh hưởng của những nhân tố thị trường đến năng lực thoát nghèo của hộ DT Mông trước hết giúp hộ có thêm kinh nghiệm chăn nuôi (3.02), lập kết hoạch sản xuất và quản lý tài chính của hộ (2.52), chủ động tham gia tích cực các phong trào do địa phương tổ chức (2.53) trung bình của DT Môngg là 2.35, kết quả này có thể nhận định năng lực tiếp cận thị trường chung của hộ DT Mông đạt mức yếu, cũng chứng minh mặt bằng chung nguồn vốn xã hội của các hộ còn hạn chế. Mối quan hệ xã hội, tình làng, nghĩa xóm rất mật thiết, phong trào tương trợ, góp sức giúp hộ có thêm năng lực thoát nghèo và thoát nghèo bền vững, mặt khác sẽ luôn được phát huy, tinh thần, dân chủ ở xóm được đẩy mạnh, qua đó có khả năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Cùng nhau chia sẻ thông tin, vận động, tuyên truyền các quy ước, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan bị bãi bỏ. Tuy nhiên mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội của hộ nghèo còn thấp, sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và chính quyền địa phương mới chủ yếu tập chung vào lĩnh như cung cấp thông tin, thiếu hỗ trợ về kỹ thuật, trong khi đó nhu cầu của hộ như hướng dẫn kỹ thuật, thông tin tiếp cận thị trường lại không được quan tâm. Biểu 1. Hộ đã chủ động đề nghị chính quyền các cấp bổ sung thêm tư liệu sản xuất để phát triển kinh tế hộ Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, 2018 Chỉ một bộ phận nhỏ đại diện gia đình cho rằng để vươn lên thoát nghèo hộ được bổ sung thêm tư liệu sản xuất để làm ăn, hiện trạng này liên quan đến chính sách đất đai của nhà nước, việc chia đất và giao đất được thực hiện trong một thời gian dài, gần như là giao quyền sử hữu vĩnh viễn, đây là một D.T.Hung et al/ No.20_Mar 2021|p.192-196 200 trong những hạn chế lớn trong việc phát huy khả năng thoát nghèo của người dân. Đối với các hộ gia đình dân tộc Mông, sinh kế chính của họ là nông – lâm nghiệp, lại không có nghề phụ, khả năng đa dạng hóa ngành nghề để tạo thu nhập rất hạn chế, do đó đất là tư liệu quan trọng nhất, họ chỉ có thể phát huy được hết tinh lực của mình nếu có đất có rừng Biểu 2. Chủ động học hỏi nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm để vươn lên thoát nghèo Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài, 2018 Kỹ năng kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng để phát huy năng lực thoát nghèo, có 41% số đại diện hộ gia đình dân tôc Mông cho rằng nghèo do thiếu kỹ năng kinh nghiệm là hoàn toàn đúng, có 26% cho rằng đúng. Từ thực trạng này Đảng nhà nước, các hội đoàn cần trang bị, và tạo điều kiện để người dân được tập huấn, trang bị những kiến thức, kỹ năng để vươn lên thoát nghèo. Trong nền kinh tế thị trường, sự giao thoa các dòng người, nhóm người,nhiều giá trị văn hóa, tri thức bản địa, và mô hình sinh kế truyền thống tỏ ra không còn phù hợp, ngược lại nhiều tri thức mới, văn hóa sản xuất tiêu dùng mới, cách thức làm ăn mới, cơ hội mới được du nhập, và phù hợp với bối cảnh hiện tại, do đó cần phải trang bị những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng mới cho cộng đồng dân tộc. Một trong những dạng tiên phong phổ biến và hiệu quả nhất đối với cộng đồng người dân tộc thiêu số nói chung và người Mông nói riêng là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là những giống mới, kỹ thuật mới (hoặc kỹ thuật cải tiến dựa trên tri thức bản địa) nhằm nâng cao hiệu quả của các mô hình sản xuất của nông hộ. Biểu 3. Nhận định về năng lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ nghèo DT Mông (%) 52% 12% 16% 9% 11% Không tốt Không tốt một phần Tốt một phần Tốt Rất tốt Kết quả phân tích số liệu điều tra nghiên cứu đề tài 2018 -2020 N.T.Duyen/ No.20_Mar 2021|p.197-202 201 Kiểm đinh Chi – Squase cho giá trị Sig = 0,023<0,05 với mức ý nghĩa 95% chứng tỏ năng lực tiếp cận thị trường của hộ nghèo và yếu tố dân tộc có mối tương quan. Năng lực tìm kiếm thị trường của hộ gia đình nghèo chưa tốt, hoặc chưa tốt một phần chiếm tỷ lệ cao, gược lại số hộ có năng lực tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ khiêm rất khiêm tốn. Biểu 4. Nhận định về việc chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của hộ thoát nghèo Kết quả phân tích số liệu điều tra nghiên cứu đề tài 2018 -2020 Kiểm đinh Chi – Squase cho giá trị Sig = 0,011<0,05 với mức ý nghĩa 95% hai biến số này có mối tương quan, tỷ lệ người dân chưa chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn cao, xuất phát tư tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nhà nước, xem nghèo là bình thường. Tuy nhiên đây là một công đoạn quan trọng quyết định quá trình sản xuất thành công hay thất bại của nông hộ, Do đó việc chủ động tìm kiếm việc làm bên ngoài là có ảnh hưởng nhiều đến năng lực thoát nghèo và thoát nghèo bền vững của hộ. Biểu 5. Hộ nghèo mong muốn được sự hỗ trợ của bạn bè để vươn lên thoát nghèo Kết quả phân tích số liệu điều tra nghiên cứu đề tài 2018 -2020 Kiểm đinh Chi – Squase cho giá trị Sig = 0,035<0,05 với mức ý nghĩa 95% chứng tỏ sự hỗ trợ của bạn bè có mối tương quan với năng lực thoát nghèo của hộ DT Mông. Tỷ lệ người trả lời thừa nhận mong muốn sự giúp đỡ của bạn bè để vươn lên thoát nghèo là đúng và hoàn toàn đúng chiếm tỷ lệ cao, sự giúp đỡ này là chia sẻ trao đổi kỹ năng kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ đổi ngày công; giống cây trồng, vật nuôi.để các hộ nâng cao những kỹ năng kinh nghiệm vươn lên thoát nghèo. 3. Kết luận Vốn xã hội được sử dụng để phát huy năng lực thoát nghèo của hộ gia đình dân tộc Mông còn nhiều hạn chế, người dân còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào các chính sách chương trình của nhà nước, nhiều nông hộ nhất là nhóm hộ nghèo chưa chủ động tìm kiếm việc làm bên ngoài địa phương, năng lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế, nhất là nhóm hộ nghèo (hơn 70%) số hộ tự nhận không tốt hoặc mới tốt một phần., nhìn chung những hộ đã thoát được nghèo và trở lên giàu có đều có vốn xã hội tương N.T.Duyen/ No.20_Mar 2021|p.197-202 202 đối tốt, họ kết hợp làm tương đối nhiều nghề để tạo thu nhập cho hộ. Phần lớn hộ dân tộc Mông có nguồn vốn xã hội tương đối hạn chế, cụ thể như năng lực vay vốn sử dụng vốn, năng lực tìm kiếm việc làm bên ngoài, năng lập kế hoạch và định hướng chiến lược phát triển kinh tế hộ còn rất hạn chế, tự đánh nhận đình hộ dân tộc Mông cho rằng mới tốt một phần chiếm tỷ lệ cao (hơn 40% hộ thoát nghèo và 28,9% hộ nghèo), tỷ lệ hộ nghèo nhận định những năng lực về nguồn vốn xã hội chưa tốt chiếm tỷ lệ cao, 51,6% hộ nghèo cho rằng có năng lực học hỏi kinh nghiệm làm ăn không tốt, và 56% hộ dân tộc Mông đồng ý với nguyên nhân nghèo vì thiếu kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệpthực tế này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát huy năng lực thoát nghèo của hộ. REFERENCES 1. The central programs to implement the Resolution of the XVIII Provincial Party Congress, the Party Committee of Thanh Hoa Province, 2016; 2. Project “ Stabilizing production, life and socio- economic development in Mong ethnic villages, Quan Son district, Thanh Hoa province”; for the period 2016 - 2020 3. Project “ Stabilizing production, life and socio- economic development in Mong ethnic villages, Mong Lat district, Thanh Hoa province” for the period 2016 – 2020; 4. Project of Stabilizing production, life and socio- economic development of the Mong people, Thanh Hoa province up to 2020; 5. Policy scheme to support proverty reduction for communes with high poverty rate in mountainous areas, not in the list of communes with special difficulties (Program 135) of Thanh Hoa province, period 2015-2020; 6. Resolution No. 09-NQ/TU of the Provincial Party Committees Executive Committee on strengthening leadership for fast and sustainable poverti reduction in mountainous districts of Thanh Hoa by 2020. EFFECTS OF SOCIAL CAPITAL FACTORS ON CAPACITY TO ESCAPE POVERTY OF THE MONG HOUSEHOLDS IN THANH HOA PROVINCE Nguyen Thi Duyen1,* 1Hong Duc University, Viet Nam *Email address: nguyenthiduyen@hdu.edu.vn https://doi.org/10.51453/2354-1431/2020/421 Article info Abstract Recieved: 07/12/2020 Accepted: 22/02/2021 The paper analyzes the impact of social capital on H'mong households’ capability to escape poverty in Thanh Hoa Province today. Social capital in the article is limited in two aspects: Social capital affects workers of the household; manifesting through the assistance of governments at all levels (central and local). The study also describes: the supporting sources to promote the capacity to escape poverty H'mong households receive, the citizens’ participation and evaluation of the effectiveness in supporting activities. Additionally, the article also shows the supporting role of governments at all levels in the process of supporting the Mong to get out of poverty and out of poverty sustainably. Keywords: Social capital, poor households, capacity to escape poverty, ethnic minorities.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_yeu_to_von_xa_hoi_den_nang_luc_thoat_ngheo_ben.pdf