Ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động ở Việt Nam
Các nghiên cứu về tăng trưởng trong những năm gần đây thường đề cập
đến mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế. Điều này khẳng định
tầm quan trọng của vốn con người là không thể tranh cãi. Với mong muốn nghiên
cứu ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động, bài
viết đã sử dụng mô hình hồi quy vốn con người theo thu nhập của Mincer. Kết quả
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động ở Việt Nam
nhập trong năm 45 9,37 11,62 7,16 1,1 LnEdu Logarit của chi tiêu cho giáo dục trong năm 45 7,61 9,60 5,46 1,03 Hour Số giờ làm việc trung bình trong tuần 45 32,27 42,3 22,5 6,26 H1 Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS 45 27,98 32,8 21,6 3,01 H2 Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT 45 13,46 20,8 6,5 4,23 H3 Tỷ lệ lao động tốt nghiệp Cao đẳng trở lên 45 12,88 38,4 0,9 11,4 Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê Ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động ở Việt Nam 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kết quả ước lượng hàm thu nhập theo vốn con người ở Bảng 3 cho thấy trong cả ba phương trình hồi quy [1], [2], [3] đều nhận định chi tiêu cho giáo dục đã có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập hàng năm. Hệ số ước lượng đạt từ 0,92 - 0,97 hàm ý rằng nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì sự gia tăng 1% của chi tiêu cho giáo dục sẽ làm mức thu nhập hàng năm tăng thêm 0,92% - 0,97%. Như vậy, khi vốn con người được đo bằng mức chi tiêu cho giáo dục, thì việc đầu tư vốn con người có vai trò làm gia tăng thu nhập rất lớn cho các nhóm cá nhân. Ví dụ, đối với nhóm thu nhập thấp, tổng thu nhập trong năm của họ là 10 triệu đồng và mức chi của giáo dục là 2 triệu đồng, nếu họ bỏ thêm 2 triệu đồng để chi tiêu cho giáo dục thì thu nhập kỳ vọng của họ sẽ tăng từ 9,2 - 9,7 triệu đồng. Tuy nhiên, phải khẳng định vốn con người là sự tích luỹ của đầu tư cho giáo dục đào tạo trong nhiều năm nên tác động của nó đến thu nhập thường có độ trễ nhất định. Do vậy, cho dù các hộ gia đình có thu nhập thấp hiểu được giá trị và hiệu quả của việc đầu tư cho giáo dục đối với tương lai của gia đình mình, thì họ vẫn rất Bảng 2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Biến LnY Lnedu Hour H1 H2 H3 Stat -4,07 -4,06 -2,92 -8,32 -1,57 -3,35 Prob 0,00 0,00 0,00 0,00 0,05 0,00 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ số liệu thống kê Bảng 3. Kết quả hồi quy theo các trường hợp Phương trình hồi quy [1]LnY [2] LnY [3] LnY C 1,68***(7,05) 1,34*** (5,77) 1,77*** (8,49) Lnedu 0,97***(46,72) 0,96*** (27,43) 0,92*** (37,6) Hour 0,02***(6,33) 0,02*** (3,23) 0,01*** (3,15) H1 -0,014**(-2,39) H2 0,01(0,79) H3 0,01***(3,4) Số quan sát 45 45 45 Thống kê F 1367,5 1225,6 1548,9 Thống kê P 0,000 0,000 0,000 Hệ số R2 điều chỉnh 0,98 0,98 0,99 Ghi chú: Ký hiệu *, ** và *** thể hiện các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Giá trị trong dấu ngoặc đơn ( ) là giá trị thống kê t Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ số liệu thống kê PHẠM THỊ LÝ - NGUYỄN THANH TRỌNG - LÊ THỊ KIM HUỆ - NGUYỄN THỊ ĐÔNG 63Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng khó để ra quyết định chi tiêu, bởi họ không có đủ điều kiện để chi tiêu cho giáo dục quá nhiều so với thu nhập trong thời điểm hiện tại của họ. Mặc dầu vậy, kết quả này một lần nữa cho thấy đầu tư vào giáo dục là sự đầu tư đáng tin cậy để có một tương lai tươi sáng hơn cho các hộ gia đình. Biến số thời gian làm việc trung bình trong tuần có hệ số 0,01 - 0,02 cho biết nếu thời gian làm việc trung bình tăng lên 1 tiếng/ tuần thì thu nhập của các nhóm sẽ tăng từ 1% - 2%/năm. Kết quả trên cho thấy tình trạng thu nhập của các nhóm cá nhân không phụ thuộc nhiều vào khối lượng thời gian làm việc trung bình. Điều này hoàn toàn dễ chấp nhận, bởi thời gian làm việc chưa phản ánh hết được chất lượng công việc mà người lao động hưởng lương. Đồng thời, số liệu thống kê về số giờ làm việc trung bình trong tuần của các nhóm thu nhập không chênh lệch quá nhiều nên mức ảnh hưởng của thời gian làm việc lên thu nhập là không đáng kể. Thước đo tỷ lệ lao động tại mỗi trình độ tuy không phản ánh toàn diện mức vốn con người nhưng vẫn rất ý nghĩa khi xem xét vai trò của từng bậc giáo dục tới tăng trưởng thu nhập của người lao động. Trong mô hình hồi quy này, nghiên cứu chia trình độ giáo dục theo 3 nhóm: (1) nhóm đã tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng chưa hoàn thành bậc trung học phổ thông; (2) nhóm đã tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng chỉ dừng lại ở đó; và (3) là nhóm có trình độ tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Ngay ở trường hợp đầu tiên của hồi quy đối với tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học cơ sở (H1), tại mức ý nghĩa thống kê 5%, kết quả thể hiện H1 có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập. Từ kết quả trên có thể thấy ngay rằng khi tỷ lệ lao động trình độ thấp càng giảm thì thu nhập đạt được sẽ càng cao và ngược lại. Hệ số của H1 là -0,014 hàm ý rằng trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, thì 1% suy giảm của H1 sẽ giúp thu nhập của các nhóm nghiên cứu tăng thêm 0,014%. Điều này dường như là dễ hiểu vì bậc trung học cơ sở là cấp học chỉ cung cấp được lượng kiến thức và các kỹ năng cơ bản nhất cho người lao động, trong khi xã hội hiện đại ngày nay buộc người lao động muốn tìm kiếm được thu nhập tốt thì cần phải trau dồi và củng cố kiến thức nhiều hơn so với bậc học này. Khác với H1, hệ số ước lượng của tỷ lệ lao động tốt nghiệp trung học phổ thông H2 trong phương trình hồi quy không có ý nghĩa thống kê. Lý do có thể là kết quả của hệ thống đào tạo nghề và giáo dục trung học chuyên nghiệp, là những bậc nối tiếp sau trung học phổ thông, có tiềm ẩn tác động tới các nhóm thu nhập. Tuy nhiên, số liệu về tỷ lệ đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp lại chưa được sử dụng làm thước đo vốn con người trong nghiên cứu này (do thiếu dữ liệu ở một số năm), do đó có thể gây ra sai số phép đo và tạo nên độ chệch trong mô hình ước lượng. Phương trình hồi quy cuối cùng (phương trình [3] ở Bảng 3) đại diện cho trường hợp tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng trở lên, kết quả phản ánh mối tương quan dương giữa H3 và thu nhập. Giá trị hệ số này là 0,01 giải thích rằng thu nhập của các nhóm sẽ tăng 0,01% khi tỷ lệ lao động tốt nghiệp từ mức cao đẳng trở lên tăng thêm 1%, nếu các điều kiện khác không đổi. Kết quả này cho thấy thu nhập của 5 nhóm dân cư chưa dựa nhiều vào lao động đã tốt nghiệp bậc cao đẳng, đại học. Một lần nữa, mối quan hệ giữa thu nhập và trình độ lao động tiếp tục phản ánh thực tế đang tồn tại ở Việt Nam hiện nay là có sự bất cập giữa đào tạo và sử dụng vốn con người, nhóm lao động có trình độ cao thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với nhóm lao động có trình độ thấp hơn. Nếu như năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ đại học cao Ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập cá nhân của người lao động ở Việt Nam 64 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 228- Tháng 5. 2021 gấp 1,6 lần so với nhóm lao động có trình độ cao đẳng, gấp 2,6 lần so với nhóm lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và gấp 6 lần so với lao động giản đơn, thì sang năm 2017, nhóm lao động trình độ cao vẫn có mức thất nghiệp cao hơn gấp từ 3,2 đến 3,9 lần so với ba nhóm lao động ở trình độ thấp hơn (Trường Giang, 2019). Mặt khác, so với năm 2012, nhóm lao động có trình độ đại học trở lên làm việc tương đương với những ngành nghề chỉ cần trình độ bậc trung trở xuống chiếm 15,43%, thì tỷ lệ này ở năm 2017 là 23% (Huỳnh Anh, 2019). Xu thế này vừa phản ánh sự lãng phí trong đầu tư cho đào tạo và sử dụng lao động trình độ cao, vừa cho thấy sự không tương xứng giữa bằng cấp và chất lượng thực sự của lao động được đào tạo. 5. Kết luận và gợi ý chính sách Dựa trên cơ sở lý thuyết và lượng hóa ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2002 – 2018, kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu cho giáo dục có tác động rất lớn đến thu nhập của người lao động theo hướng tích cực. Tương tự, thời gian làm việc trong tuần cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động, tuy nhiên, những nhóm người lao động có trình độ chuyên môn thấp thì thời gian lao động có ảnh hưởng đến thu nhập nhiều hơn so với nhóm lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Ngoài ra, thu nhập của người lao động cũng phụ thuộc vào trình độ học vấn, nhưng mức phụ thuộc này là rất nhỏ, đặc biệt là đối với nhóm lao động có trình độ tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên thì nghiên cứu này cho thấy mối tương quan giữa trình độ học vấn và tăng trưởng thu nhập là rất thấp. Với kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, các nhà hoạch định chính sách cần có những giải pháp hướng người lao động nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng suất lao động cho chính bản thân mình. Việc rèn luyện tư duy lẫn kỹ năng lao động không những được phát triển ở môi trường học tập, mà còn nên được thúc đẩy, khuyến khích bởi các công ty- nơi tiếp nhận lao động để người lao động nhận thức được rằng tư duy làm giàu bằng vốn con người sẽ luôn là giải pháp bền vững. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo là bệ phóng tốt nhất cho việc hoàn thiện vốn con người ở mỗi cá nhân. Hệ thống đào tạo cả nước nên hướng tới xây dựng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận tri thức tiên tiến từ các nước phát triển trên thế giới, đồng thời phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa ba nhà bao gồm “nhà trường, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp” nhằm giúp người học chuyển mạnh từ việc học tập và giải quyết vấn đề sang việc tích cực khám phá và áp dụng tri thức hiện đại. Hiệu quả của giáo dục và đào tạo không chỉ tính bằng lượng kiến thức đã truyền đạt mà chủ yếu phải tính bằng sự phát triển của năng lực sáng tạo, phương pháp tư duy khoa học, khả năng thích nghi và khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động. Bài viết dừng lại ở việc đo lường vốn con người dựa trên hàm thu nhập Mincer với ba biến số độc lập (chi tiêu cho giáo dục, số giờ làm việc trung bình và trình độ học vấn của người lao động) mà chưa xem xét đến các yếu tố khác như số năm kinh nghiệm, ngành nghề. Do đó, trong các nghiên cứu tiếp theo về vốn con người và thu nhập, nhóm tác giả sẽ xem xét bổ sung thêm các biến của vốn con người cũng như sử dụng thêm mô hình khác, hoặc thêm các biến kiểm soát để thấy rõ hơn tác động của vốn con người đến thu nhập cá nhân ■ PHẠM THỊ LÝ - NGUYỄN THANH TRỌNG - LÊ THỊ KIM HUỆ - NGUYỄN THỊ ĐÔNG 65Số 228- Tháng 5. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Tài liệu tham khảo Affandi, Y., Anugrah, D. F., & Bary, P. (2019). Human capital and economic growth across regions: a case study in Indonesia. Eurasian Economic Review, 331-347. Alan, K. M., Altman, Y., & Roussel, J. (2008). Employee training needs and perceived value of training in the Pearl River Delta of China: A human capital development approach. Journal of European Industrial Training, 32(1): 19–31. Appleton, S., & Teal, F. (1998). Human capital and economic development. A background paper prepared for the African Development Report. Arthur, J. B. (1992). The link between business strategy and industrial relations systems in American steel minimills. Industrial and Labor Relations Review, 488-506. Arthur, J. B. (1994). Effects of human resource systems on manufacturing performance and turnover. Academy of Management Journal, 670-687. Becker, G. S. (1964). Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to education. Chicago: University of Chicago Press. Bontis, N. (1998). Intellectual capital: An exploratory study that develops measures and models. Management Deci- sion, 36(2): 63–76. . Bùi Quang Bình. (2008). Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tr. 96 - 101. Card, D. (1995). The wage curve: a review. In: JSTOR. Climent, C. A., & Doménech, R. (2014). Human Capital and Income Inequality: Some Facts and Some Puzzles. BBVA Research, Working Paper No.12/28. Dong, N. T., & Hue, L. T. (2019). The impact of human capital on labor productivity growth in Vietnam. Science and Technology Development Journal, 104-110. Fernandez, R., & Rogerson, R. (1992). Human capital accumulation and income distribution. NBER Working Papers Series, No.3994. National Bureau of Economic Research. Jong-Wha, L., & Hanol, L. (2018). Human capital and income inequality. Journal of The Asia Pacific Economy, Vol.23, No.4: 554-583. Khan, S. (2005). Human Capital and Economic Growth in Pakistan . The Pakistan Development Review, 455– 478. . Koch, M. J., & McGrath, R. G. (1996). Improving labor productivity: Human resource management policies do matter. Strategic management Journal, 335-354. Kwon, D. (2009). Human capital and its measurement. Busan, Korea: The 3rd OECD World Forum on “Statistics, Knowledge and Policy”. Lepak, D. P., & Snell, S. A. (1999). The human resource architecture: Toward a theory of human capital allocation and development. Academy of Management Review, 31-48. Mincer, J. (1958). Investment in human capital and personal income distribution. The Journal of Political Economy, 66(4): 281–302. Mincer, J. (1981). Human capital and economic growth. NBER Working paper Series. National Bureau of Economic Research. Mincer, J. (1981). Human Capital and Economic Growth. National Bureau of Economic Research. Moock, P. R., Patrinos, H. A., & Venkatarama, M. (1998). Education and Earnings in a Transition Economy: the case of Vietnam. Vietnam Education Financing Sector Study. Nelson, R., & Phelps, S. (1966). Investment in Human, Technological Diffusion and Economic Growth. The American Economic Review, 56 (No.1): 69-175. Nga, N. N. (2002). Trends in the Education Sector from 1993 - 1998. World Bank Policy Research. Nguyễn Bá Ngọc. (2008). Đầu tư vào vốn con người - vấn đề thu nhập và việc làm. Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, tr.35 - 42. OECD. (2001). Measuring productivity: Measurement of aggregate and industry level productivity growth. OECD manual. Rastogi, P. N. (2002). Knowledge management and intellectual capital as a paradigm of value creation . Human Sys- tems Management, 21(4): 229–240. Schultz, T. W. (1961). Investment in human capital. American Economic Review, Vol.31, pp.101 - 124. Smith, A. (1776). An inquiry into the nature and causes of the wealth of nations. Oxford University Press. Vinokur, A. D. (2000). Two years after a job loss: Long-term impact of the JOBS program on reemployment and mental health. Journal of Occupational Health Psychology, 32-47. Westphalen, S.-Å. (1999). Reporting on human capital; objectives and trends. Measuring and Reporting Intellectual Capital:. Amsterdam. Huỳnh Anh. (2019). Tỷ lệ thất nghiệp bậc đại học cao hơn dạy nghề. Retrieved from https://zingnews.vn/ty-le-that- nghiep-bac-dai-hoc-cao-hon-day-nghe-post1017729.html Tổng cục Thống kê (2018). Điều tra mức sống hộ dân cư (VHLSS) từ năm 2002-2018. Tổng cục Thống kê (2020). bổ sung. Trường Giang. (2019). Tỉ lệ thất nghiệp bậc đại học trở lên cao hơn bậc cao đẳng, trung cấp. Retrieved from https:// vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/ti-le-that-nghiep-bac-dai-hoc-tro-len-cao-hon-bac-cao-dang-trung- cap-595526.html
File đính kèm:
- anh_huong_cua_von_con_nguoi_den_thu_nhap_ca_nhan_cua_nguoi_l.pdf