6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết

1. Bạn thực sự phải xin tăng lươngĐàm phán là một cuộc đối thoại, nhưng sếp của bạn có thể hoàn toàn vui lòng với

những gì diễn ra, bao gồm mức lương của bạn. Vì thể, để bắt đầu cuộc đối thoại,

bạn phải là người lên tiếng.

Việc giữ nguyên trạng của vấn đề giúp sếp của bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc,

và ông/bà ấy chẳng có nhiều lý do để tăng lương cho bạn, càng chẳng cần khơi

mào cho một cuộc thảo luận xem bạn muốn gì hay cần gì. Đó là lý do tại sao bạn là

người duy nhất có động cơ phải đứng ra thay đồi hiện trạng. Nếu bạn không bao

giờ đòi hỏi một mức lương cao hơn, thì điều đó sẽ mãi mãi không bao giờ xảy ra.

2. Không xin tăng lương đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất rất nhiều trên thực tế

Đa số mọi người thường không tính toán xem mình sẽ thiệt hại bao nhiêu qua thời

gian nếu không đề nghị một mức lương phù hợp hơn.

Ví dụ sau đây cho thấy mức thiệt hại sẽ là không nhỏ. Có hai nhân viên cùng 30

tuổi là Suzy và Grace. Suzy đề nghị tăng lương thêm 6.000 USD/năm, trong khi

Grace chấp nhận mức lương mà công ty đưa ra. Nếu Suzy được tăng lương như đề

nghị, thì đến tuổi 65, cô sẽ có thêm 350.000 USD tiền tiết kiệm so với Grace, nếu

lãi suất tiết kiệm là 2,5% mỗi năm. Và số tiền 350.000 USD này chính là khoảnthiệt hại của Grace chỉ vì cô không đề nghị tăng lương

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 1

Trang 1

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 2

Trang 2

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 3

Trang 3

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 4

Trang 4

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 5

Trang 5

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 6

Trang 6

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 7280
Bạn đang xem tài liệu "6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết

6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn không biết
6 sự thật về đàm phán tiền lương có thể bạn 
 không biết 
Chỉ vì một chút ngại ngùng, nhiều người âm thầm chấp nhận mức lương công ty 
trả cho họ, cho dù là nhân viên mới hay đã làm việc nhiều năm. Có những sự thật 
về chuyện đề nghị nâng lương ở công sở mà rất có thể, bạn chưa bao giờ từng nghe 
qua. 
 Ảnh minh họa. 
Dưới đây là 6 sự thật như thế, và những lời khuyên có khả năng giúp bạn nhận 
được một mức lương hấp dẫn hơn: 
1. Bạn thực sự phải xin tăng lương 
Đàm phán là một cuộc đối thoại, nhưng sếp của bạn có thể hoàn toàn vui lòng với 
những gì diễn ra, bao gồm mức lương của bạn. Vì thể, để bắt đầu cuộc đối thoại, 
bạn phải là người lên tiếng. 
Việc giữ nguyên trạng của vấn đề giúp sếp của bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, 
và ông/bà ấy chẳng có nhiều lý do để tăng lương cho bạn, càng chẳng cần khơi 
mào cho một cuộc thảo luận xem bạn muốn gì hay cần gì. Đó là lý do tại sao bạn là 
người duy nhất có động cơ phải đứng ra thay đồi hiện trạng. Nếu bạn không bao 
giờ đòi hỏi một mức lương cao hơn, thì điều đó sẽ mãi mãi không bao giờ xảy ra. 
2. Không xin tăng lương đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất rất nhiều trên thực tế 
Đa số mọi người thường không tính toán xem mình sẽ thiệt hại bao nhiêu qua thời 
gian nếu không đề nghị một mức lương phù hợp hơn. 
Ví dụ sau đây cho thấy mức thiệt hại sẽ là không nhỏ. Có hai nhân viên cùng 30 
tuổi là Suzy và Grace. Suzy đề nghị tăng lương thêm 6.000 USD/năm, trong khi 
Grace chấp nhận mức lương mà công ty đưa ra. Nếu Suzy được tăng lương như đề 
nghị, thì đến tuổi 65, cô sẽ có thêm 350.000 USD tiền tiết kiệm so với Grace, nếu 
lãi suất tiết kiệm là 2,5% mỗi năm. Và số tiền 350.000 USD này chính là khoản 
thiệt hại của Grace chỉ vì cô không đề nghị tăng lương. 
3. Bạn không nhất thiết phải có thật nhiều lập luận trong cuộc trao đổi đề 
nghị tăng lương với sếp 
Có câu nói là “Nếu chiếc găng tay không vừa, thì đừng dùng nó nữa”. Mặc dù bạn 
không muốn đặt mình vào tình huống đề nghị tăng lương, nhưng việc này không 
“kinh khủng” như bạn nghĩ. 
Trái với quan niệm của nhiều người, bạn không phải đưa ra hàng chục lý do vì sao 
bạn xứng đáng với mức lương mà bạn đề nghị. Chỉ cần một hoặc hai lập luận chặt 
chẽ và thuyết phục là đã đủ hiệu quả. Vì vậy, để tiến hành cuộc trao đổi về tiền 
lương với sếp, hãy chuẩn bị trước một vài lý do thích hợp nhất cho một mức lương 
cao hơn cho bạn, và tập trung cuộc hội thoại xung quanh những lý do đó. 
4. Quá trình đi tới cuộc đàm phán lương cũng là một cuộc đàm phán 
Một số người không biết rằng, để đi đến được cuộc đàm phán tăng lương với sếp 
cũng là một quá trình đàm phán. Hãy học cách để nhận ra khi nào sếp sẽ chấp nhận 
ngồi xuống để trao đổi với bạn về chuyện nâng lương. Để tránh việc phải tăng 
lương cho nhân viên, nhiều sếp có thể tìm cách né tránh nhân viên hàng tuần hoặc 
hàng tháng khi bạn tìm cách đưa ra lời đề nghị sếp dành thời gian đánh giá công 
việc của bạn sau một năm. Hoặc cũng có những sếp muốn nói chuyện luôn ngay 
khi nhận được lời đề nghị từ bạn. 
Đây thực sự là những chiến thuật đàm phán của các sếp, người thì trì hoãn, người 
lại khiến bạn phải vội vã. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là bạn chỉ có thể đàm 
phán khi bạn không rơi vào thế bị động. Vì vậy, với vị sếp dùng chiến thuật vội vã, 
bạn hãy đáp lại bằng cách đề nghị một thời gian phù hợp hơn. Tương tự, với vị sếp 
dùng cách né tránh, hãy đề nghị một thời gian cụ thể khi bạn có thể gặp để trao đổi. 
5. Có một bí mật là, sếp của bạn cũng ghét phải đàm phán 
Dù bạn có tin hay không, sếp của bạn thậm chí có thể còn không thích chuyện đàm 
phán tiền lương hơn cả bạn. Nguyên nhân của việc không thích này có rất nhiều, 
bao gồm việc sếp không muốn nói lời từ chối hay khiến bạn thất vọng. Cũng có thể 
sếp nghĩ mình không giỏi đàm phán và nghĩ mình sẽ “thất bại”. Nếu sếp né tránh 
trao đổi, thì đó là tín hiệu cho thấy sếp nghĩ mình không giỏi đàm phán, còn nếu 
sếp tỏ ra “hung hăng” khi đàm phán, thì nhiều khả năng sếp lo sẽ “thua cuộc” trước 
bạn. 
Vì thế, hãy bước vào cuộc trao đổi bằng một thái độ và những lập luận thuyết 
phục, đồng thời nhấn mạnh một lựa chọn đôi bên cùng có lợi, hoặc ít nhất cho thấy 
việc tăng lương cho bạn sẽ không ảnh hưởng xấu gì đến sếp. Cách này sẽ làm sếp 
cảm thấy dễ chịu hơn, và bạn sẽ dễ đạt mục đích hơn. 
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ về tính cách của sếp mình, chẳng hạn sếp thích 
được tiếp cận như thế nào, và điều gì có thể khiến sếp thay đổi trong những vấn đề 
khác, khi nào sếp thoải mái nhất, điều gì làm sếp căng thẳng? Sử dụng những 
thông tin đó để tạo ra cho sếp sự thoải mái, và đó chính là cơ sở để bạn thành công 
trong cuộc đàm phán xin nâng lương. 
6. Đàm phán tăng lương không phải chỉ về chuyện tiền 
Mọi người thường có xu hướng tập trung đề nghị mức lương cao hơn hoặc tiền 
thưởng và có thể quên không đề nghị những chế độ khác giúp ích cho sự nghiệp và 
cuộc sống của bạn. Liệu việc công ty chi trả thêm cho các khóa đào tạo sẽ giúp bạn 
có được những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn? Liệu thời gian làm việc linh hoạt có 
thể cho phép bạn có nhiều thời gian hơn cho những mối quan tâm ngoài công việc? 
Có thêm thời gian đi nghỉ có tốt hơn không? Bạn có nên đề nghị sếp trao cho một 
vai trò khác hoặc một nhiệm vụ mà từ lâu bạn vẫn muốn thử? 
Vì vậy, đừng quên đề nghị để có được những lợi ích vô hình tốt cho bạn và đôi khi 
cho cả công ty. Và đây là những chế độ không đòi hỏi trực tiếp về tiền, nên nhà 
quản lý có thể dễ dàng đáp ứng bạn hơn. 

File đính kèm:

  • pdf6_su_that_ve_dam_phan_tien_luong_co_the_ban_khong_biet.pdf