50 Đề đọc hiểu Ngữ văn luyện thi THPT Quốc gia - Năm học 2020-2021
ĐỀ SỐ 01. CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN LẦN 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre
làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng
theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy
quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía
vào tâm hồn ngây thơ của chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái
giờ khắc của ngày tàn."
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)
Câu hỏi:
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b. Nêu nội dung của đoạn văn?
c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?
d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: 50 Đề đọc hiểu Ngữ văn luyện thi THPT Quốc gia - Năm học 2020-2021
nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động. - Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng. - Bài học: + Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống. ĐỀ SỐ 45. TRIỆU SƠN THANH HÓA LẦN 1 “Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. Điều kỳ diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra chung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy. Câu thơ hay, có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm lay động ánh trăng kia trên bờ đê. “Chim hôm thoi thót về rừng..”. Chúng ta đọc mà thấy rõ buổi chiều như hơi thở tắt dần, câu thơ không còn là một ý, một bức ảnh gắng gượng chụp lại cảnh chiều, nó đã bao phủ một vầng linh động truyền sang lòng ta cái nhịp phập phồng của buổi chiều. Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. Ánh sáng không những ở đầu ngọn nến, nó ở tất cả chung quanh những ngọn nến. Ý thơ không những trong những chữ, nó vây bọc chung quanh. Người xưa nói: Thi tại ngôn ngoại.” (Trích Mấy ý nghĩ về thơ. Tuyển tác phẩm văn học Nguyễn Đình Thi. Tiểu luận-Bút kí. NXB Văn học, Hà Nội, 2001) Đọc đoạn trích văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau : 1. Nêu những ý chính của đoạn trích văn bản trên? 2. Người viết đã sử dụng kết hợp các thao tác lập luận nào trong đoạn trích trên? Xác định thao tác lập luận chính. 3. Xác định và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Mỗi chữ như một ngón nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung. 4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Thi tại ngôn ngoại”? Hãy chỉ ra phần “Thi tại ngôn ngoại” trong 2 câu thơ: Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Đất nước- Nguyễn Đình Thi) ĐÁP ÁN Câu 1. Những ý chính của đoạn trích văn bản: - Chữ và tiếng trong thơ phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Ngoài công dụng gọi tên sự vật, nó còn có khả năng gợi hình, gợi cảm cao. - Nghĩa của câu thơ, bài thơ, không chỉ là nghĩa cộng của những chữ, những tiếng tạo nên câu thơ, bài thơ mà là nghĩa tổng hợp trong mối quan hệ đa chiều của những tiếng, những chữ tạo nên câu thơ, bài thơ ấy. Câu 2. - Người viết đã sửng dụng kết hợp các thao tác : Bình luận, chứng minh... - Bình luận là thao tác lập luận chính Biểu hiện: Có nhiều câu văn thể hiện quan điểm, ý kiến của người viết về vấn đề chữ và tiếng trong thơ như câu 3,4... Câu 3. Các biện pháp tu từ - Biện pháp so sánh: Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy Hiệu quả nghệ thuật: Làm tăng tính gợi hình, gợi cảm. Có cảm giác mỗi chữ không còn là một cái vỏ ngôn ngữ vô hồn, bất động mà lung linh, sinh động, có sức sống đang toả nhiệt và truyền hơi ấm sang người đọc. - Biện pháp ẩn dụ: Hình ảnh một vùng sáng chung. Hiệu quả nghệ thuật: Đó là nghĩa của những tiếng, những chữ ( nói chung là từ ngữ) trong mối quan hệ tương tác, hoà hợp, bổ sung lẫn nhau để tạo nên những ý nghĩa ngoài ý nghĩa riêng của mỗi tiếng, mỗi chữ. Phép ẩn dụ cũng làm tăng tính gợi hình gợi cảm cho câu văn. Câu 4. - Thi tại ngôn ngoại nghĩa là : Ý thơ ở ngoài lời thơ - Phần Thi tại ngôn ngoại trong hai câu thơ: + Tiếng nói thiêng liêng của lịch sử cha ông luôn vọng về nhắc nhở. + Sức mạnh truyền thống của lịch sử dân tộc tạo nên động lực, niềm tự hào cho thế hệ hiện tại trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp xâm lược. ĐỀ SỐ 46. THPT NGHĨA HƯNG NAM ĐỊNH Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: Trái tim hoàn hảo Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trạm thay thế. Chàng trai cười nói: - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ cho tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh (Theo Trí Quyền – Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ TPHCM, 2006) 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì? 2. Văn bản trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? 3. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Trái tim hoàn hảo”? 4. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai. ĐÁP ÁN Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi: Câu 1. Nội dung chính của đoạn văn trên là ca ngợi tình yêu, sự sẻ chia giữa con người với con người. Câu 2. Văn bản trên có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3. Nhan đề “Trái tim hoàn hảo”: Một trái tim hoàn hảo không phải là trái tim nguyên vẹn, đẹp đẽ về hình thức mà nó chỉ hoàn hảo khi biết cho và nhận, khi được nhận yêu thương và biết sẻ chia yêu thương. Câu 4. “Giọt nước lăn trên má” của chàng trai là giọt nước mắt cảm động, ngưỡng mộ trước trái tim, tấm lòng của cụ già. Đồng thời, nó còn là giọt nước mắt tủi hổ về bản thân mình vì trước nay chàng trai luôn ngộ nhận trái tim mình là hoàn hảo khi chưa hiểu đúng về nó. Cho đoạn trích sau đây: ĐỀ SỐ 47. THPT HÒN GAI QUANG NINH “Và bằng phép màu một tiếng Tôi bắt đầu lại cuộc đời Tôi sinh ra để biết em Để gọi tên em TỰ DO” 1/ (1,0 điểm) Anh/chị hãy nêu xuất xứ trích đoạn, hoàn cảnh sáng tác văn bản trên? 2/ (2,0 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của trích đoạn thơ trên? 3/ (3,0 điểm) Xác định biện pháp tu từ nổi bật và phân tích hiệu quả tu từ trong trích đoạn? Theo anh/chị, tại sao trong câu cuối nhà thơ tách riêng và viết hoa hai chữ “TỰ DO”? ĐÁP ÁN Đọc hiểu văn bản: Câu 1. -Xuất xứ đoạn trích: được trích từ bài thơ “Tự do” của Paul Éluard, bản dịch của Tế Hanh. - Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết vào mùa hè 1941, khi nước Pháp điêu tàn trong Đệ nhị Thế chiến dưới ách thống trị của Đức quốc xã. Câu 2. Nội dung, ý nghĩa của trích đoạn: Đoạn thơ khẳng định sức mạnh nhiệm màu của tự do - sức mạnh tái sinh những cuộc đời. Từ đó bộc lộ tình yêu tự do và kêu gọi hi sinh cho tự do. Không thể sống trong cảnh đời nô lệ, Tự Do trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại. Vì thế bài thơ được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. Câu 3. -Biện pháp tu từ: nhân hóa, gọi “tự do” là “em”, xưng “tôi” Tác dụng: tình yêu, sự trân trọng đối với “tự do” -Trong câu cuối nhà thơ tách riêng và viết hoa hai chữ “TỰ DO” nhằm nhấn mạnh, khẳng định: TỰ DO - một từ, một lời đầy mãnh lực được tác giả đặt vào trung tâm - đã gói trọn tất cả, và hàm chứa sự phục sinh cho con người trong một thế giới mà tự do được ngự trị. Bởi thế, "TỰ DO" trở thành mệnh lệnh của cuộc sống, là lương tâm của thời đại, phải biết hi sinh cho tự do. ĐỀ SỐ 48. NGUYỄN HUỆ YÊN BÁI Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh ra đời giúp người đọc hiểu thêm điều gì về mục đích sáng tác của tác phẩm? 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? 3. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì? Chỉ ra những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích? ĐÁP ÁN Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi Câu 1. - Đoạn trích trên thuộc văn bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Văn bản ra đời trong hoàn cảnh: + Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh. + Ngày 19/08/1945, cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 26/08/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc bản “Tuyên ngôn độc lạp”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. - Mục đích sáng tác: + Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. + Khẳng định khát vọng độc lập, tự do và quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Câu 2. Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ chính luận. Câu 3. - Nội dung cơ bản của đoạn trích là: Khẳng định quyền được hưởng tự do , độc lập; sự thật đã được tự do độc lập và quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập ấy của dân tộc Việt Nam. - Những phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích: + Phép nối: Quan hệ từ “và” + Phép lặp: Lặp lại cụm từ “Tự do, độc lập” + Phép thế: Dùng từ ngữ mang ý nghĩa thay thế “ấy”. ĐỀ SỐ 49. THPT MỸ ĐỨC LẦN 1 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Quanh mặt hồ in mây trắng bay... 1. Anh/ chị hãy nêu xuất xứ của đoạn trích, nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản? 2. Tìm và phân tích tác dụng của việc sử dụng các thán từ và câu cảm thán trong đoạn thơ trên? 3. Nêu nội dung tư tưởng của văn bản trên? ĐÁP ÁN Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Câu 1. Nêu xuất xứ của đoạn trích, nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản: - Xuất xứ: Trích trong bài thơ “Bác ơi” của Tố Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào năm 1969, khi nhà thơ Tố Hữu nghe tin Bác Hồ mất. Câu 2. Tìm và phân tích được tác dụng của việc sử dụng từ và câu cảm thán. - Các từ cảm thán sử dụng trong đoạn thơ: "rồi sao" "ôi" "hỡi" "còn đâu" - Các câu cảm thán được sử dụng trong đoạn thơ "Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!" "Phòng lạnh, rèm buông, tắt ánh đèn!" "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!" "Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài!" - Tác dụng: Bộc lộ niềm đau xót và nhớ thương Bác khôn nguôi của nhà thơ khi nghe tin Bác mất Câu 3. Nội dung tư tưởng của văn bản. Đoạn thơ nói là tiếng khóc đau đớn, xót xa, thảng thốt trước sự ra đi của Bác, qua đó ta thấy được tình cảm lớn lao của nhà thơ với "Vị Cha già dân tộc": niềm kính trọng, yêu mến, xót thương chân thành, sâu sắc, lớn lao. ĐỀ SỐ 50. CẢM LÝ BẮC GIANG LẦN 1 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình. Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. (Ngữ văn 11, tập 1, trang 113, NXBGD 2014) 1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm) 2/ “Lụa”, “mực”, “bút” thường được dùng trong nghệ thuật gì? (0,5 điểm) 3/ “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” nghĩa là gì? (0,5 điểm) 4/ Huấn Cao coi quản ngục là “một tấm lòng trong thiên hạ”, em có đồng ý không? Vì sao? (1,0 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu 2. “Lụa”, “mực”, “bút” thường được dùng trong nghệ thuật viết chữ thư pháp. Câu 3. “Tấm lòng biệt nhỡn liên tài” nghĩa là cái nhìn thể hiện sự kính trọng đặc biệt đối với người tài. Câu 4. Đồng ý với việc Huấn Cao coi quản ngục là "một tấm lòng trong thiên hạ" vì ngục quan có những phẩm chất đáng quý: - Biết yêu, trân trọng cái đẹp, say mê nghệ thuật - Có lòng “biệt nhỡn liên tài”: thái độ sùng kính Huấn Cao - hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái “thiên lương” cao cả; - Biết hối cải qua hành vi vái người tù một vái, chắp tay nghẹn ngào nói: “ Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” ở cuối tác phẩm.
File đính kèm:
- 50_de_doc_hieu_ngu_van_luyen_thi_thpt_quoc_gia_nam_hoc_2020.pdf