5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc

1. Nên nộp hồ sơ trực tiếp hay qua mạng?

Tùy từng trường hợp, có thể nhà tuyển dụng yêu cầu cách liên hệ tốt nhất: trực tiếp

hay email. Cách thông thường là gửi hồ sơ qua email (nếu có thể), nhà tuyển dụng

sẽ thực hiện khâu loại hồ sơ và hẹn phỏng vấn, khi đó ứng viên tham gia phỏng

vấn có thể sẽ đem theo bộ hồ sơ giấy nếu cần. Tuy nhiên dù nộp hồ sơ theo cách

nào thì cũng cần thể hiện sự chu đáo. Với hồ sơ nộp trực tiếp, thường kèm theo

đơn xin việc viết tay ngắn gọn, dễ nhìn. Với các hồ sơ nộp qua mạng cần lưu ý tới

cách trình bày sao cho dễ thấy và chuyên nghiệp, lúc này các kỹ năng soạn thảo

văn bản cũng như kỹ năng trình bày nên được phát huy tối đa.

Theo xu hướng hiện nay, để tiết kiệm thời gian và công sức của cả hai phía,

phương thức nộp hồ sơ qua mạng được ưu tiên hơn. Nộp hồ sơ qua mạng có thể

tiến hành theo 2 phương thức: Một là, ứng viên có thể gửi hồ sơ trực tiếp tới email

do nhà tuyển dụng cung cấp; hai là, tạo cho mình một hồ sơ trực tuyến trên các

website tuyển dụng, khi tìm kiếm thấy vị trí phù hợp, ứng viên chỉ cần click vào

nút "ứng tuyển" hoặc "nộp hồ sơ trực tuyến" Tuy nhiên cũng cần phải cảnh giácvới các thông tin tuyển dụng trực tuyến, đôi khi đó là tin ảo và không tin cậy. Cách

tốt nhất là tìm hiểu đôi chút về công ty trước khi quyết định ứng tuyển.

5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc trang 1

Trang 1

5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc trang 2

Trang 2

5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc trang 3

Trang 3

5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc trang 4

Trang 4

5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc trang 5

Trang 5

pdf 5 trang duykhanh 7880
Bạn đang xem tài liệu "5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc

5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc
5 Câu hỏi kinh điển của người mới tìm việc 
Mỗi năm có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp và tham gia tìm kiếm việc làm. Chủ 
yếu trong số họ phải tự túc tìm việc cho mình. Nhiều bỡ ngỡ, nhất là với những 
người lần đầu tiên tìm việc, hàng loạt câu hỏi được đặt ra: 
1. Nên nộp hồ sơ trực tiếp hay qua mạng? 
Tùy từng trường hợp, có thể nhà tuyển dụng yêu cầu cách liên hệ tốt nhất: trực tiếp 
hay email. Cách thông thường là gửi hồ sơ qua email (nếu có thể), nhà tuyển dụng 
sẽ thực hiện khâu loại hồ sơ và hẹn phỏng vấn, khi đó ứng viên tham gia phỏng 
vấn có thể sẽ đem theo bộ hồ sơ giấy nếu cần. Tuy nhiên dù nộp hồ sơ theo cách 
nào thì cũng cần thể hiện sự chu đáo. Với hồ sơ nộp trực tiếp, thường kèm theo 
đơn xin việc viết tay ngắn gọn, dễ nhìn. Với các hồ sơ nộp qua mạng cần lưu ý tới 
cách trình bày sao cho dễ thấy và chuyên nghiệp, lúc này các kỹ năng soạn thảo 
văn bản cũng như kỹ năng trình bày nên được phát huy tối đa. 
Theo xu hướng hiện nay, để tiết kiệm thời gian và công sức của cả hai phía, 
phương thức nộp hồ sơ qua mạng được ưu tiên hơn. Nộp hồ sơ qua mạng có thể 
tiến hành theo 2 phương thức: Một là, ứng viên có thể gửi hồ sơ trực tiếp tới email 
do nhà tuyển dụng cung cấp; hai là, tạo cho mình một hồ sơ trực tuyến trên các 
website tuyển dụng, khi tìm kiếm thấy vị trí phù hợp, ứng viên chỉ cần click vào 
nút "ứng tuyển" hoặc "nộp hồ sơ trực tuyến" Tuy nhiên cũng cần phải cảnh giác 
với các thông tin tuyển dụng trực tuyến, đôi khi đó là tin ảo và không tin cậy. Cách 
tốt nhất là tìm hiểu đôi chút về công ty trước khi quyết định ứng tuyển. 
2. Viết CV và đơn xin việc thế nào? 
Sự thật là với nhiều ứng viên, "CV" nghe có vẻ "lạ tai", bởi lẽ họ thường biết đến 
bản sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việcCV (Curiculum vitae) là một thuật ngữ 
nhập ngoại và có thể hiểu đó chính là bản tóm tắt về bản thân ứng viên với các 
thông tin như: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm 
việc.Nhưng không có nghĩa CV chính là bản sơ yếu lý lịch viết giấy có xác nhận 
của địa phương. Thường thì khi nộp hồ sơ qua mạng, ứng viên gửi CV kèm theo 
đơn xin việc và có thể scan các văn bằng chứng liên quan. 
Cũng không ít ứng viên phân vân, liệu có cần đến thư xin việc? và viết thư xin việc 
thế nào? Gửi hồ sơ không kèm thư xin việc – đó là một trong những "bí quyết" để 
"bị loại". Bởi lẽ thư xin việc đóng vai trò như lời mào đầu, lời giới thiệu vắn tắt 
nhất về ứng viên với nhà tuyển dụng và cũng là dấu ấn đầu tiên mà nhà tuyển dụng 
có được về ứng viên, CV chính là nơi để cụ thể hóa các chi tiết đó. Thông thường 
thư xin việc bày tỏ nguyện vọng và khả năng đáp ứng vị trí tuyển dụng, trong đó 
có giới thiệu sơ lược về kinh nghiệm bản thân. Một số người trình bày gộp thư xin 
việc với nội dung email, tất nhiên cách này hoàn toàn hợp lý. 
3. Bao lâu để biết hồ sơ mình có bị loại? 
Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển, ai nấy đều thấp thỏm chờ một cú điện thoại hẹn 
phỏng vấn. Thông thường chỉ trong 1 -2 tuần, nhà tuyển dụng sẽ gọi ứng viên. Tuy 
nhiên vì một vài lý do nào đó, có thể sớm hoặc muộn hơn thế. Có trường hợp ứng 
viên ứng tuyển nhận được lời mời phỏng vấn chỉ sau 1 ngày gửi hồ sơ, cũng có 
trường hợp phải đợi hàng tháng. Tuy nhiên nếu sau thời gian 2 tuần vẫn không 
nhận hồi đáp của nhà tuyển dụng thì hồ sơ đó đang nằm trong tình trạng "báo 
động". Cách tốt nhất là trong thời gian chờ đợi vẫn tiếp tục ứng tuyển các vị trí 
khác, không nên chỉ trông chờ vào một số ít vị trí. 
4. Nên đề nghị mức lương bao nhiêu? 
Với sinh viên mới ra trường, câu hỏi này có vẻ rất đáng quan tâm và khó trả lời. 
Điều hiển nhiên là không nên đề cập tới mức lương khi nhà tuyển dụng không 
muốn nhắc tới. Tuy nhiên, phần lớn nhà tuyển dụng muốn đặt ra câu hỏi này. Có 
thể dễ trả lời hơn nếu họ đã đưa ra một khoảng lương cụ thể trong thông tin đăng 
tuyển nhưng với những đơn vị yêu cầu mức lương: thỏa thuận thì sao? Tùy từng 
ngành nghề công việc mà mức lương được trả sẽ khác nhau, ví dụ sinh viên ngành 
xã hội thường nhận được mức lương thấp hơn các ngành kinh tế, kỹ thuậtmức 
lương cũng còn phụ thuộc địa điểm làm việc, chẳng hạn mặt bằng chung mức 
lương khu vực thành phố Hồ Chí Minh cao hơn so với Hà Nội, khu vực thành phố 
lại khác với khu vực nông thôn và mức lương cũng tùy thuộc đặc thù công việc. 
Tuy nhiên nếu cần một con số chính xác thì với một sinh viên mới ra trường, mức 
lương hợp lý trong khoảng: 3 – 4 triệu đồng. 
5. Làm gì sau phỏng vấn? 
Phỏng vấn xong không hẳn mọi việc đã hoàn thành và chờ hồi âm. Việc viết mail 
hay thư cảm ơn có tác động không nhỏ tới nhà tuyển dụng, trong bức thông điệp đó 
ứng viên hoàn toàn có thể "gài" vài dòng phát biểu cảm tưởng về buổi phỏng vấn 
được tham dự. Điều này vừa thể hiện thiện chí hợp tác cũng như thái độ nhiệt tình 
của bạn với vị trí dự tuyển nói riêng và với công ty nói chung. 

File đính kèm:

  • pdf5_cau_hoi_kinh_dien_cua_nguoi_moi_tim_viec.pdf