46 Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2020-2021 môn Sinh học (Có đáp án và giải chi tiết)
Câu 1. Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A. CaSO4. B. Ca(OH)2. C. Ca2+. D. Ca.
Câu 2. Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Ốc bươu vàng. B. Bồ câu. C. Rắn. D. Cá chép.
Câu 3. Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. tARN. B. rARN. C. ADN. D. mARN.
Câu 4. Gen được cấu tạo bởi loại đơn phân nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Axit amin. C. Vitamin. D. Nucleotit.
Câu 5. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến
dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST ?
A. 25. B. 48. C. 12. D. 36.
Câu 6. Một loài thực vật có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau
đây là thể đa bội?
A. AaaBbbDdd. B. AaBbd. C. AaBbDdd. D. AaBBbDd.
Câu 7. Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp về 1 cặp gen?
A. AABB. B. aaBB. C. AaBB. D. AaBb
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: 46 Đề thi thử THPT Quốc gia năm học 2020-2021 môn Sinh học (Có đáp án và giải chi tiết)
ó 2 kiểu gen quy định cây hoa vàng. II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định. III. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1:2:1. IV. Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen dị hợp. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 38. Ở một loài thực vật, khi cho lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng (P), đời F1 thu được toàn hoa đỏ. Khi cho F1 tự thụ phấn, đời F2 thu được 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không có đột biến xảy ra, màu sắc hoa do hai cặp gen không alen quy định và loài thực vật này chỉ có hai màu hoa đỏ và trắng. Tính theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? 1. Có 8 kiểu gen quy định màu hoa đỏ. 2. Trong số những cây hoa đỏ ở F1, tỉ lệ những cây khi tự thụ phấn cho đời sau đồng tính là 1 . 3 3. Nếu cho F1 lai trở lại với cây hoa trắng ở thế hệ P, tỉ lệ cây hoa đỏ thu được ở đời con là 75%. 4. Để xác định chính xác kiểu gen của các cây hoa đỏ ở F2, chúng ta có thể sử dụng phép lai phân tích và dựa vào kiểu hình thu được để đưa ra kết luận. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 39. Ở người, alen A quy định máu đông bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định máu khó đông. Cặp vợ chồng (A) có vợ bình thường, chồng bị máu khó đông; cặp vợ chồng (B) có vợ bị bệnh máu khó đông, chồng bình thường. Có 4 đứa trẻ là con của hai cặp vợ chồng trên: đứa trẻ (1) là con trai và có kiểu hình bình thường; đứa trẻ (2) là con gái và bị mù màu; đứa trẻ (3) là con trai và bị mù màu; đứa trẻ (4) là con gái và có kiểu hình bình thường. Không xét đến trường hợp đột biến, nếu chỉ dựa vào kiểu hình của những đứa trẻ thì có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng ? 1. Đứa trẻ (1) và (2) chắn chắn là con của cặp vợ chồng (A). 2. Nếu chỉ dựa vào kiểu hình thì có thể kết luận: cả 4 đứa trẻ đều có thể là con của cặp vợ chồng (A). 3. Đứa trẻ (1) và (3) chắn chắn là con của cặp vợ chồng (B). 4. Đứa trẻ (3) và (4) chắn chắn là con của cặp vợ chồng (B). Có bao nhiêu nhận định đúng ? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 40. Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: D d dAB AbX X X Y ab aB thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? I. Hoán vị gen xảy ra ở hai giới với tần số như nhau và bằng 40%. II. Số cá thể cái lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ 4,25%. III. Số cá thể đực mang toàn tính trạng lặn ở F1 chiếm tỉ lệ là 1%. IV. Trong số các con cái ở F1, số cá thể đồng hợp về tất cả các cặp gen chiếm tỉ lệ 4%. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Trang 836 Đáp án 1- C 2- A 3- D 4- A 5- D 6- C 7- C 8- D 9- D 10- B 11- D 12- A 13- C 14- B 15- A 16- C 17- A 18- A 19- B 20- D 21- D 22- A 23- B 24- D 25- B 26- D 27- A 28- B 29- A 30- D 31- D 32- B 33- D 34- C 35- B 36- C 37- A 38- C 39- A 40- D LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Một phân tử glucôzơ bị ôxi hóa hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ trong NADH và FADH2. Câu 2: Đáp án A. Theo Đacuyn, đối tượng chịu tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là cá thể. Câu 3: Đáp án B. Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim nào sau đây được sử dụng để gắn gen cần chuyển với ADN thể truyền là enzim nối ligaza. Câu 4: Đáp án D. Hệ tuần hoàn có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,..) và chân khớp (côn trùng, tôm,) Vậy châu chấu có hệ tuần hoàn hở. Câu 5: Đáp án B. Hô hấp hiếu khi xảy ra ở ti thể. Câu 6: Đáp án C. Để con có nhóm máu AB thì mẹ phải cho giao tử IA hoặc IB nên mẹ không thể có nhóm máu O được. Câu 7: Đáp án D. Dung hợp tế bào trần tạo giống mới mang đặc điểm 2 loài mà phương pháp thông thường không thể tạo ra được. Cơ thể lai có khả năng sinh sản hữu tính. Câu 8: Đáp án B. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền nên tuân theo công thức: 2 2p AA : 2pqAa q aa 1 p q 1 Kiểu gen aa 2 0,7 0,49. Câu 9: Đáp án D. Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa 3 NO thành N2 vi khuẩn phản nitrat hóa Một số nguồn Nitơ và quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất NOTE 28 Quần thể ngẫu phối Đối với quần thể giao phối trong điều kiện xác định quần thể tuân theo định luật Hacđi – Vanbec p: tần số alen A; q: tần số alen a. Ta có: 2 2p AA : 2pqAa q aa 1 p q 1 + Tần số 2p A p pq + Tần số 2q a q pq - Cách xác định quần thể ngẫu phối có cân bằng hay không cân bằng. 2 2(P) : p AA : 2pqAa q aa 1 * Cách 1: So sánh giá trị của p2 x q2 và (2pq/2)2 (của quần thể P) + Nếu 22 2p q 2pq/2 quần thể cân bằng + Nêu 22 2p q 2pq/2 quần thể không cân bằng. Trang 837 Câu 10: Đáp án C. Một số động vật có dạ dày đơn như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột). Câu 11: Đáp án C. Cônsixin có tác dụng cản trở hình thành thoi vô sắc nên bộ NST được nhân đôi lên: AaBb tạo thành AAaaBBbb. Câu 12: Đáp án D. - A, B, C là những phát biểu đúng. - D là phát biểu sai vì không có tác động của nhân tố tiến hóa thì không có sự thay đổi tần số alen hoặc thay đổi thành phần kiểu gen nên không xảy ra sự tiến hóa. Câu 13: Đáp án A. Quá trình thoát hơi nước ở thực vật hầu hết diễn ra chủ yếu ở lá. Câu 14: Đáp án D. “Chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên” làm nghèo vốn gen của quần thể. Chỉ có “di nhập gen” có thể làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 15: Đáp án D. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại Tân sinh. Câu 16: Đáp án C. - (1), (2), (4), (5) là những phát biểu đúng. - (3) là phát biểu sai vì diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật nào từng sống. Câu 17: Đáp án D. - I đúng - II đúng - III sai vì đột biến luôn làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. - IV đúng Vậy có 3 ý đúng. Câu 18: Đáp án D. Ở động vật bậc cao quá trình tiêu hóa xảy ra ở dạ dày và ruột (đặc biệt là ruột non) là quan trọng nhất, vì đây là 2 giai đoạn để tạo ra sản phẩm hữu cơ đơn giản để ngấm qua thành ruột non để đi nuôi cơ thể và từ đó tạo nên chất riêng cho cơ thể. Trang 838 Note 29 Tiêu hóa ở động vật - Khái niệm: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thu được. a – Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa + Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào. Tiêu hóa ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào). + Một số đại diện của động vật đơn bào là: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng kiết lị và trùng sốt rét, b – Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa (ruột khoang và giun dẹp) + Ruột khoang gồm có các đại diện như: thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ, + Giun dẹp gồm có các đại diện như: sán lá máu, sán bã trầu, sán dây, sán lông, + Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào, nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong túi) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa). c – Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa (động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống có ống tiêu hóa - Trong ống tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa ngoài (chim, giun đất châu chấu). - Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn. * Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở động vật - Cấu tạo ngày càng phức tạp, từ không có cơ quan tiêu hóa đến có cơ quan tiêu hóa, từ túi tiêu hóa đến ống tiêu hóa. - Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hóa. Ruột cũng là nơi thực hiện chủ yếu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hóa). - Trong dạ dày có axit HCl và enzim pepsin. * Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt. - Ống tiêu hóa của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng. - Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hóa thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt. - Dạ dày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học (nhờ pepsin) trong dạ dày. Ví dụ như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột). - Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật. Thức ăn đi qua ruột non phải trải qua quá trình tiêu hóa và hấp thụ tương tự như ruột người. * Đặc điểm tiêu hóa ở động vật ăn thực vật Ống tiêu hóa của thú ăn thực vật có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hóa (tế bào thực vật có thành xenlulôzơ). Trang 839 Câu 19: Đáp án C. Vì cá thể lưỡng bội lông trắng có kiểu gen là aa để đời con đồng tính thì (X) phải có kiểu gen thuần chủng (AA hoặc aa) Kiểu gen của (X) có thể là một trong hai trường hợp. Vậy đáp án của câu hỏi này là 2. Câu 20: Đáp án B. - I đúng vì thể đa bội lẻ số NST trong từng nhóm tương đồng thường lẻ nên gây cản trở quá trình phát sinh giao tử. - II đúng - III đúng, trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, nếu tất cả các NST không phân li thì cũng tạo nên thể tứ bội. - IV sai vì dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào. Vậy có 3 phát biểu đúng. Câu 21: Đáp án C. Tần số alen A ở quần thể mới là: 900.0,6 300.0,4 0,55 900 300 Vậy tỉ lệ kiểu gen AA ở quần thể mới khi ở trạng thái cân bằng là: 2 0,55 0,3025. Câu 22: Đáp án B. - A sai vì kích thước của quần thể hay số lượng cá thể trong quần thể là: tổng số cá thể, hay sản lượng, năng lượng của cá thể trong quần thể đó. - B đúng, kích thước của quần thể ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. - C sai vì nếu kích thước của quần thể đạt tới mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường dẫn đến cạnh tranh. - D sai vì kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 23: Đáp án A. Trong các dữ kiện đưa ra, ta nhận thấy “ Bố mẹ bình thường sinh ra con gái bình thường” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen trội/lặn nằm trên NST thường/NST giới tính quy định ; “Bố mẹ bình thường sinh ra con trai bị bệnh” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen nằm trên NST thường/NST giới tính quy định ; “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con trai bị bệnh” đúng với cả trường hợp tính trạng do gen nằm trên NST thường/NST giới tính quy định; chỉ riêng dữ kiện “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường” giúp chúng ta xác định chính xác quy luật di truyền của tính trạng, đó là bệnh do gen trội nằm trên NST thường quy định phương án cần chọn là “Bố mẹ bị bệnh sinh ra con gái bình thường.” Câu 24: Đáp án C. - A, B, D là những đặc điểm có ở cả sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ. - C chỉ có ở sinh vật nhân thực vì nhân sơ chỉ có một điểm khởi đầu tái bản. Câu 25: Đáp án B. - Đoạn trình tự trên mạch mang mã gốc là 5’GXATXGTTGAAAATA3’ theo nguyên tắc bổ sung trong phiên mã (A – U ; G – X ; T – A ; X – G) thì đoạn trình tự ribônuclêôtit trên phân tử mARN được phiên mã từ gen nói trên là 5’UAUUUUXAAXGAUGX3’ (quá trình dịch mã trên mARN được diễn ra theo chiều 5’ – 3’) Đoạn trình tự axit amin tương ứng được dịch mã từ phân tử mARN nói trên là Tirôzin – Phêninalanin – Glutamin – Acginin – Xistêrin 3 sai. - Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba XGA (A có thể bị thay thế thành U, X, G) trên phân tử mARN, tuy nhiên các bộ ba XGA, XGU, XGX và XGG đều mã hóa cho Acginin Đột biến thay thế nuclêôtit loại T ở vị trí thứ 4 (tính từ trái sang phải) không làm ảnh hưởng đến cấu trúc và trình tự axit amin trong phân tử do gen tổng hợp 1 đúng - Thú ăn thực vật thường nhai kĩ và tiết nhiều nước bọt. - Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,) có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Trong đó dạ dày múi khế là dạ dày chính thức. – Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh. - Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt là vì do thức ăn thực vật khó tiêu hóa nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. - Ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng ở thú ăn thực vật rất phát triển là vì ruột tịt là nơi vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt. Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa và hấp thụ, không cần tiêu hóa vi sinh vật. Trang 840 - Đột biến thay thế nuclêôtit loại G ở vị trí thứ nhất (tính từ trái sang phải) bằng loại nuclêôtit T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UGX. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UGA không mã hóa axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa làm kết thúc sớm quá trình dịch mã 2 sai - Đột biến thay thế nuclêôtit loại A ở vị trí thứ 13 (tính từ trái sang phải) bằng nuclêôtit loại T sẽ làm thay thế ribônuclêôtit cuối cùng trong bộ ba UAU. Sau đột biến, bộ ba này bị biến đổi thành bộ ba UAA không mã hóa axit amin nào (bộ ba kết thúc). Đây là một đột biến vô nghĩa là kết thúc sớm quá trình dịch mã 4 đúng Vậy số nhận định đúng là 2. Câu 26: Đáp án B. Hiện tượng que diêm đang cháy bị tắt là do bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2, hết O2 nên que diêm sẽ bị tắt (O2 duy trì sự cháy). Câu 27: Đáp án D. - A đúng - B sai vì cùng một nơi ở có thể chứ nhiều ổ sinh thái khác nhau. - C đúng - D đúng Câu 28: Đáp án B. Tính đặc hiệu của mã di truyền là mỗi bộ ba mã hóa cho một loại axit amin. Câu 29: Đáp án B. Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn chỉ theo một chiều là do trong hệ mạch (động mạch và tĩnh mạch) có các van cho máu chảy theo một chiều. Note 30 Đặc điểm của mã di truyền - Mã di truyền là mã bộ ba, nghĩa là cứ 3 nuclêôtit kề tiếp nhau mã hóa cho một axit amin. Mã di truyền được đọc từ một chiều xác định và liên tục từ bộ ba nuclêôtit (không chồng gối lên nhau). - Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin. - Mã di truyền có tính thoái hóa (dư thừa), nghĩa là nhiều bộ ba khác nhau có thể cùng mã hóa cho một loại aa trừ AUG, UGG. - Mã di truyền có tính phổ biến, có nghĩa là tất cả các loài đều có chung một mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. - 3 bộ ba kết thúc là: UAA, UAG, UGA. Bộ ba mở đầu là: AUG.
File đính kèm:
- 46_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_nam_hoc_2020_2021_mon_sinh_hoc_c.pdf