20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình

kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng

là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ NewYork

Times, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết

mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì

giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước

cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành

công và thất bại?

Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford.

Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một

căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập

tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài

em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa

thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành

của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã

trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại

không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng

trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo

ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần

kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. ( ) Có thể nói,

cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào

thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Joachim de Posada & Ellen Singer – Không theo lối mòn, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,

2016, tr.03)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Ông Jonathan và ông Authur giống và khác nhau ở điểm nào?

Câu 2. Từ câu chuyện về ông Jonathan và Authur, tác giả chỉ ra điểm khác biệt mấu chốt giữa

thành công và thất bại là gì?

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 1

Trang 1

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 2

Trang 2

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 3

Trang 3

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 4

Trang 4

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 5

Trang 5

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 6

Trang 6

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 7

Trang 7

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 8

Trang 8

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 9

Trang 9

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 112 trang xuanhieu 3560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

20 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)
n gợi liên tưởng đến truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, 
Trọng Thuỷ”. Kể thêm tên của một truyền thuyết khác: Ví dụ: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”, “Bánh 
chưng, bánh giầy”,< Tác giả viết: “Em hoá đá trong truyền thuyết/Cho bao cô gái sau em/Không 
còn phải hoá đá trong đời” vì sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, bài học về 
việc giải quyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộng đồng, tình 
yêu đôi lứa và tình yêu đất nước; để các cô gái sau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm và 
bị trừng phạt đau đớn như nàng. 
3. Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc, nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là 
nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng 
trang tập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ tới vó ngựa Triệu Đà, kẻ 
xâm lược, trái tim mỗi người dân Việt dường như lại thấm máu. 
4. Thí sinh tự bày tỏ điều mình tâm đắc nhất qua văn bản, nhưng cần có sự lí giải thuyết 
phục, thiện chí thì mới cho điểm tối đa. Nếu thí sinh chép lại văn bản thì cho 0,0 điểm II/ Phần 
làm văn Câu 1: 
* Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục chặt chẽ, lí lẽ xác đáng, 
diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dừng từ, đặt câu,.. 
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm 
rõ các ý cơ bản sau: 
a. Giải thích: Lỗi lầm là những sai lầm, tội lỗi con người mắc phải và để lại những 
hậu quả đáng tiếc cho mình và mọi người. 
b. Bình luận, mở rộng 
- Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó 
khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin 
vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm. 
- Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của 
một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm 
có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong 
dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả “một kiếp người”, thậm chí là “máu của một 
dân tộc”. - Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc. c. 
Bài học 
 Trang 105 
- Nhận thức: Cần nhận thức, lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế 
mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi 
cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân. 
- Hành động: Để hạn chế tối đa những lỗi lầm, con người cần tỉnh táo, rèn cho mình một 
bản lĩnh, trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định một vấn đề. 
* Câu 2: Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài so sánh văn học. Bố cục rõ ràng, biết 
kết hợp các thao tác lập luận so sánh, phân tích để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt; diễn đạt 
trong sáng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn. Văn viết giàu hình ảnh, cảm 
xúc. 
* Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp 
ứng các yêu cầu cơ bản sau: 
a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích: Thí sinh có thể mở bài theo cách trực tiếp 
hoặc gián tiếp nhưng cần giới thiệu được hai nhà văn, hai tác phẩm và hai đoạn trích. 
b. Cảm nhận hai đoạn văn 
b.1. Về đoạn văn trong “Vợ chồng A Phủ” 
* Nội dung 
- Đoạn văn miêu tả nỗi buồn, sự cô đơn héo hắt, sự chai sạn vô cảm lạnh lùng của Mị trước 
nỗi đau khổ, tuyệt vọng của A Phủ cũng như hành động độc ác, thô bạo của A Sử. 
- Qua đoạn văn, người đọc thấy được tội ác của bọn thống trị miền núi đã chà đạp lên nhân 
phẩm, quyền sống của con người, làm con người bị tê liệt ý thức phản kháng và cạn khô nguồn 
nhựa sống< 
* Nghệ thuật 
- Miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ trong sáng, gợi cảm, lắng đọng sâu xa<. 
- Hình ảnh ngọn lửa được miêu tả đầy sức ám ảnh để làm nổi bật sự lạnh lẽo, tê dại 
trong tâm hồn nhân vật và chuẩn bị cho tình huống có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc ở phần tiếp 
theo. 
b.2. Về đoạn văn trong “Chiếc thuyền ngoài xa” 
* Nội dung 
- Đoạn văn miêu tả hành động vũ phu, thô bạo của lão đàn ông đối với người vợ và thái độ 
cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài. 
- Qua đoạn văn, người đọc thấy được nỗi đau khổ của con người trong cuộc sống mưu sinh 
thường nhật. Vì cuộc sống nghèo khổ, chật vật mà con người trở nên độc ác, đày đọa lẫn nhau. 
* Nghệ thuật 
 Trang 106 
- Miêu tả sâu sắc nội tâm nhân vật, ngôn ngữ giản dị nhưng trĩu nặng trăn trở, suy tư về 
cuộc đời, thân phận con người. 
- Sử dụng thủ pháp đối lập giữa hành động thô bạo của lão đàn ông và thái độ cam chịu 
của người đàn bà, giữa hành động bên ngoài và suy nghĩ sâu sắc ở bên trong< 
b.3. Về sự tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn văn 
– Tương đồng: Cùng miêu tả nỗi đau khổ đến thành chai sạn, vô cảm của con người 
bằng ngòi bút miêu tả nội tâm sâu sắc, tinh tế và một trái tim đồng cảm, yêu thương. 
Khác biệt: 
+ Đoạn văn của Tô Hoài miêu tả nỗi đau khổ của người lao động dưới sự thống trị tàn bạo 
của bọn phong kiến chúa đất miền núi; qua đó, tố cáo tội ác của bọn thống trị, ngợi ca khát vọng 
sống, khát vọng tự do mãnh liệt của con người. 
+ Đoạn văn của Nguyễn Minh Châu miêu tả nỗi đau khổ của con người do hoàn cảnh 
sống nghèo khổ xô đấy qua tình huống nhận thức, phát hiện những nghịch lý của cuộc sống, từ 
đó nhà văn gửi gắm những suy tư mang tính triết lý sâu sắc về cuộc sống và nghệ thuật. 
 c. Đánh giá: Khẳng định lại giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm cùng những sáng tạo 
của hai nhà văn cho nền văn học dân tộc. 
 Trang 107 
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KỲ THI THPT QUỐC GIA 
TRƯỜNG THPT SỐ 3 AN NHƠN Bài thi môn: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 120 phút 
 (Không kể thời gian phát đề) 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) 
Đọc đoạn văn bản trích sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4. 
“Nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ 
biển Đông, và đối với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian, nhà có thể chính là viên 
ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm. 
“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, 
nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình. Để tìm lại sự bình yên. 
“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn 
luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là 
khởi đầu của sự bất hạnh. 
Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. 
Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự 
bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu 
là phần mềm. 
Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là 
một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có 
được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó, bằng 
một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn 
sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mát. Dù thế nào, 
cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” 
thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về. 
 (Trích:“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Truyện ngắn của Phạm Lữ Ân) 
Câu 1. Cho biết văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Gọi tên phương 
thức biểu đạt chính của đoạn trích? (1,0 điểm) 
 Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn? (0,5 điểm) 
Câu 3. Theo tác giả, khi "nhà" trái nghĩa với bình yên, điều gì sẽ xảy ra? (0,5) 
Câu 4: Quan điểm của anh/ chị về thông điệp sống được truyền tải trong đoạn 
văn?(1,0) II. PHẦN LÀM VĂN 
Câu 1 (2,0 điểm): 
 “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số 
phận”.(Euripides) 
 Trang 108 
 Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến 
trên? 
Câu 2 (5,0 điểm): 
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn 
Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (Sách Ngữ Văn 12 Tập 2, NXB Giáo Dục, 2007). 
Liên hệ với tâm trạng của nhân vật Liên khi đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà 
văn Thạch Lam (Sách Ngữ Văn 11 Tập 1, NXB Giáo Dục, 2007). Từ đó nhận xét sự gặp gỡ về tư 
tưởng nhân đạo của hai tác giả. 
 Trang 109 
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM 
PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 
Phần 
đọc 
hiểu 
1. 
Đọc đoạn văn bản trích và trả lời từ câu 1 đến 4: 3,0 
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 0,5 
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận 0,5 
2. 
Học sinh đặt nhan đề bao quát, làm nổi bật nội dung đoạn văn: 
“Nhà”/ Nhà là nơi để về/ Nhà – chốn bình yên,  
0,5 
3 Theo tác giả, khi "nhà" trái nghĩa với bình yên, 
sự bất hạnh. 
thì đó là khởi đầu của 0,5 
4 Đoạn văn truyền tải một thông điệp sống có ý nghĩa sâu sắc: 
- “Nhà” là nơi gắn bó thân thiết của chúng ta. 
- Mỗi người cần có trách nhiệm xây đắp ngôi nhà thân yêu của 
mình bằng "tình yêu", sự "thấu hiểu", "sẻ chia", "tấm lòng vị tha", để 
gắn kết yêu thương. Để biến “nhà” thành chốn bình yên ta luôn 
mong mỏi quay về< 
1,0 
Phần 
làm 
văn 
“Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống 
lại tai ương của số phận”. 
2.0 
 Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 
Bài làm phải đảm bảo cấu trúc đoạn văn và bố cục 3 phần: Mở đoạn, 
phát triển đoạn và kết đoạn; dung lượng khoảng 2/3 trang giấy thi. 
Nội dung trình bày rõ ràng, mạch lạc, thể hiện sâu sắc suy nghĩ của 
bản thân về ý kiến của Euripides về gia đình. 
0,25 
 Cần đảm bảo nội dung sau: 
 1 - Giới thiệu và giải thích ý nghĩa câu nói: đã nêu lên vai trò, giá trị 
của gia đình đối với con người. 
 0,25 
 Trang 110 
Khẳng định câu nói đúng: bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to 
lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cá 
Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người , nơi ta được nuôi dưỡng, 
chăm sóc, yêu thương, được đùm bọc, chở che, chia sẻ giúp con người 
vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh 
ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình 
vẫn có thể vượt lên tai ương số phận. Và khi gia đình không có sự bình 
yên thì đó có thể đó sẽ là khởi đầu của sự bất hạnh. 
Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: cần biết trân 
quý và có ý thức xây dựng gia đình bình yên, hạnh phúc. Muốn làm 
được điều đó, trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc 
chở che nhau; < 
0,25 
0,5 
0,25 
0,5 
Sáng tạo: Có các diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về 
vấn đề nghị luận 
0,25 
2 
 Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa 
xuân trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Liên 
hệ với tâm trạng của nhân vật Liên khi đợi tàu trong truyện ngắn 
Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam 
 5,0 
- Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận: Có đủ các phần thân bài, 
mở bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được 
vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn; kết bài kết luận được vấn đề. 
0,5 
 Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 
1. Giới thiệu chung 
Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân 
Giới thiệu về tác giả Thạch Lam; Cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm của Liên và 
An 
Hai nhà văn đều đi sâu khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động 
0,25 
 Cảm nhận : 
 Trang 111 
 2.1. Cảm nhận hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở 
 1,25 
Hồng Ngài 
– Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh 
thần 
 + Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục 
hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống 
như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm. 
+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi 
lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. 
– Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa
xuân: tiếng sao đã đánh thức cả một thời kí ức dào sức sống và làm 
bật trong Mị bao cảm xúc, khát khao. 
+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị 
sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ. 
+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là 
hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị. 
+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. 
Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn 
tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi. 
 Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một 
con người khát khao tự do, hạnh phúc, vẫn nồng nàn những ước 
vọng của tuổi thanh xuân. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức 
xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm 
hồn Mị. – Khái quát nghệ thuật 
+ Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô 
Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. 
+ Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn 
lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới 
ánh sáng của nhân phẩm và tự do. 
 Trang 112 
2. Tâm trạng của Liên khi đợi tàu 
Dù đã đến đêm khuya, "An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng 
em vẫn gượng để thức khuya để háo hức, đầy kiên nhẫn.. 
Nguyên nhân khiến 2 chị em Liên đợi tàu: xuất phát từ cuộc sống tù 
túng nghèo nàn và tâm hồn phong phú đa cảm của 2 đứa trẻ. 
Chuyến tàu, gợi Liên nhớ về Hà Nội xa xăm, rực rỡ và huyên náo là 
hình ảnh của quá vãng tuổi thơ yên bình. 
Đoàn tàu như mang một thế giới khác đi qua, "Một thế gới khác hẳn, 
đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa 
của bác Siêu", thế giới đó chứa chan những giàu sang, hạnh phúc. 
Đoàn tàu mang theo một niềm hi vọng, là thứ ánh sánh của "chừng ấy 
con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống 
nghèo khổ hằng ngày của họ" – là hình ảnh của ước vọng, khát khao. 
1.0 
 => Thạch Lam đã thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những 
kiếp người nhỏ bé nghèo nàn tăm tối, quẩn quanh, bế tắc nơi phố 
huyện. 
c. Điểm gặp gỡ về tư tưởng nhân đạo của hai tác giả: 
 Cả hai nhà văn đều thể hiện tấm lòng xót thương, đồng cảm với 
những con người nhỏ bé, bất hạnh, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. 
 Cả hai đều phát hiện và nâng niu, trân trọng vẻ đẹp ở những con 
người bất hạnh, đáng thương: sức sống tiềm tàng mãnh liệt, ước mơ, 
khao khát thay đổi cuộc sống. 
 1,0 
 Sáng tạo: Có các diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 
về vấn đề nghị luận 
0,5 
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
0,25 

File đính kèm:

  • pdf20_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_hoc_2019_2020_co.pdf