19 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với
người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có
được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời
đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình,
mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời
này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể
cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu
thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản
thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện
hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi
mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người
khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi
người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là
tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.
(Trích- Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản (0,5 điểm)
Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn bản là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi
bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”?(1,0 điểm)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: 19 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020
h động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. – Với luận điệu pháp đến Việt Nam để khai hóa: + Chủ tịch HCM đã bóc trần luận điệu này bằng hai vũ khí rất lợi hại của văn chính luận là lí lẽ và dẫn chứng. Người đã tố cáo tội ác của pháp trên tất cả các phương diện từ chính trị đến kinh tế, từ văn hóa đến giáo dục: + Pháp rêu rao ―khai hóa tự do” cho Việt Nam nhưng “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” + Pháp rêu rao “khai hóa bình đẳng‖ cho Việt Nam nhưng lại “lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết” 2,0 Trang 42 + Pháp rêu rao “khai hóa bác ái” cho Việt Nam nhưng―chúng thi hành những luật pháp dã man” – Với luận điệu Pháp đến Việt Nam để bảo hộ, Chủ tịch HCM đã dùng sự thật lịch sử để bác bỏ luận điệu này của chúng: + ―Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật‖. + Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp ―Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng”. + Khẳng định “Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. – Thái độ của ta trái hẳn với Pháp: + Khoan hồng, độ lượng, giúp đỡ người Pháp chạy qua biên thùy, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ. + Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật thì Pháp không đồng tình lại còn đàn áp dã man: nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng, thẳng tay khủng bố Việt Minh. – Với luận điệu Việt Nam là thuộc địa của Pháp, HCM một lần nữa đã đập tan luận điệu này bằng giọng điệu chắc nịch, hào hùng. Người khẳng định: “ Sự thật là từ mùa thu năm 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa” và ― sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ ko phải từ tay Pháp”. Cụm từ :“sự thật là” đặt ở đầu 2 câu văn đã gián tiếp tô đậm, nhấn mạnh bộ mặt giả dối, bịp bợm của chúng. * Nghệ thuật - Như vậy, bằng những lý lẽ sắc sảo, bằng những dẫn chứng điển hình, bằng giọng điệu hào hùng và một vài hình ảnh giàu sức gợi HCM đã phơi bày bản chất giả dối, mị dân, xảo trá và bịp bợm của thực dân Pháp. Khai hóa và bảo hộ chỉ là chiêu bài để chúng dễ bề xâm lược nước ta. c. Nhận xét về tài viết văn chính luận của Hồ Chí Minh. - Hố Chí minh có tài viết văn chính luận đạt đến độ mẫu mực: + Lập luận chặt chẽ; lý lẽ đanh thép; ngôn ngữ được chọn lọc; giọng điệu hùng hồn; bằng chứng được lấy từ thực tế lịch sửtác động đến lý trí và tình cảm của người đọc, người nghe. Ngòi bút của người vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân Pháp, vừa ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các nhóm phe hội quốc tế, vừa thể hiện tình cảm yêu nước thương dân và khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do. 1,0 Trang 43 d. Chính tả, ngữ pháp. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt 0,25 e. sáng tạo - Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, phù hợp 0,5 --------------------HẾT------------------ Trang 44 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU (Đề thi có 02 trang) ĐỀ KSCL THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12 NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình. Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời. Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”. Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40) Câu 1. Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.(0,5 điểm) Câu 2. Theo anh/ chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì? (1,0 điểm) Câu 4. Anh/ chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại luôn “là cái cớ để ta chần chừ” không? Vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trang 45 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống? Câu 2. (5,0 điểm) Nhận xét đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. Bằng cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó: “Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” (Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) ----------- HẾT ----------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Phần I Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. 0,5 2 “Suy nghĩ tích cực về thất bại” được nói đến trong đoạn trích được hiểu là: Thất bại không phải là bước cản mà là động lực để đi tới thành công. 0,5 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL LẦN 1 KHỐI 12 NĂM HỌC 2019-2020 - MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Trang 46 3 - Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng: - + Nhấn mạnh ý nghĩa tích cực của thất bại đối với thành công của mỗi người. - + Câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long đều là người thật, việc thật được nhiều người biết đến như những “tấm gương sống” nên có giá trị thuyết phục cao cho luận điểm được nêu. 1,0 4 - Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình nhưng phải lý giải vì sao. - Gợi ý: - - Trong thực tế cuộc sống thất bại nhiều khi đúng là “cái cớ để ta chần chừ”. Vì nhiều người thường chùn bước trước khó khăn, cản trở hay vấp ngã; không tự tin vào năng lực bản thân; thấy chán nản, - - Tuy nhiên Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công. Vì: - + Không có con đường nào đi tới thành công mà dễ dàng, luôn có những khó khăn thử thách nếu ta coi thất bại chỉ như một thử thách, ranh giới cần vượt qua; - + Thực tế chứng minh nhiều người thành công sau thất bại; - + Thất bại còn như một phép thử, là thước đo cho ý chí, nghị lực và lý tưởng, năng lực của bản thân. 1,0 Phần II LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn về vấn đề: Bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. 2,0 a. Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. – Viết theo cấu tạo của đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp Trình bày bố cục mạch lạc, rõ ràng. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân. - Giải thích: Thất bại: là một thời điểm mà người ta chưa thể thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra, là những vấp ngã, khiến ta cảm thấy dễ dàng chán nản và mệt mỏi. Vấn đề đặt ra: 1,0 Trang 47 cách ứng xử, thái độ của bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống. - Bàn luận: + Cần nhận thức rõ: Thất bại chỉ là khoảnh khắc, là câu chuyện của một thời điểm; Con đường đi đến thành công là con đường đi xuyên qua sự thất bại. + Thừa nhận và đối diện với thất bại. Chính nhờ thất bại mà con người tích lũy được kinh nghiệm, mài sắc được ý chí và nghị lực. + Kiểm điểm và nhìn nhận, đánh giá lại bản thân mình: Đánh giá lại năng lực, những kinh nghiệm mình đã gặt hái được. + Tìm kiếm một hướng đi mới hoặc tiếp tục cuộc hành trình. + Điều quan trọng là cần nỗ lực vươn lên thất bại, vượt lên chính mình, kiên trì để khẳng định bản thân + Mở rộng: Thất bại và thành công không đối lập với nhau. Thất bại là thành công bị trì hoãn. Chấp nhận thất bại là một cách, thậm chí là cách duy nhất để kiến tạo thành công. + Phê phán: Có những bạn trẻ hiện nay rất ít chịu đựng được thất bại và vượt qua thất bại, hoặc bỏ cuộc, hoặc lảng tránh,.. - Bài học: + Vấn đề nêu ra đã thể hiện lối sống lành mạnh tiến về phía trước. + Ra sức học tập, trau dồi kiến thức, không ngừng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Vượt lên thất bại, luôn tiến về phía trước. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. Có cách diễn đạt mới mẻ 0,25 2 Cảm nhận đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, từ đó làm sáng tỏ ý kiến về đoạn văn đó . 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận (đặc biệt là thao tác phân tích); kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể triển khai bài làm theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung chính sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản “Tuyên 0,5 Trang 48 ngôn Độc lập”. * Giải thích ý kiến: - khéo léo: biết có những cử chỉ, hành động, lời lẽ thích hợp làm người khác vừa lòng, để đạt được kết quả như mong muốn trong quan hệ đối xử. - kiên quyết: tỏ ra hết sức cứng rắn, quyết làm bằng được điều đã định, dù khó khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi - hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc: chứa đựng một nội dung ý nghĩa nào đó ở bên trong, chứ không diễn đạt trực tiếp => Ý kiến khẳng định nghệ thuật viết văn, nghệ thuật trích dẫn của Bác rất tài tình, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. 0,5 * Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh được viết vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc”. - Vừa khéo léo vừa kiên quyết: + Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tuyên ngôn là nêu nguyên lí làm cơ sở tư tưởng cho toàn bài. Nguyên lí của Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 để khẳng định "Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" của tất cả các dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật "Lấy gậy ông đập lưng ông". + Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo vừa kiên quyết: ++ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để "khoá miệng" bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta (sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này). ++ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định tiến quân xâm lược Việt Nam. - Hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc: + Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791). 2,0 Trang 49 + Ý kiến "Suy rộng ra" là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX. * Đánh giá: - Đoạn trích đã đưa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn cứ, lập luận chính xác, chặt chẽ . Nó xứng đáng là một đoạn mở đầu mẫu mực cho một bản tuyên ngôn bất hủ. - Ý kiến khẳng định nghệ thuật viết văn, nghệ thuật trích dẫn của Bác rất tài tình, chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. Qua đó có thể thấy tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến bất ngờ và sức hấp dẫn kì lạ của văn chính luận Hồ Chí Minh. 0,5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,5 TỔNG ĐIỂM: 10,0 Trang 50 Trang 51 Trang 52 Trang 53 Trang 54 Trang 55 Trang 56 Trang 57 Trang 58 Trang 59 Trang 60 Trang 61 Trang 62 Trang 63 Trang 64 Trang 65 Trang 66 Trang 67 Trang 68 Trang 69 Trang 70 Trang 71 Trang 72
File đính kèm:
- 19_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2020.pdf