110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu hỏi:

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nêu nội dung của đoạn văn?

c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

ĐÁP ÁN

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Câu a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.

Câu b. Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh

lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.

Câu c. - Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây

ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh -> sử

dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 1

Trang 1

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 2

Trang 2

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 3

Trang 3

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 4

Trang 4

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 5

Trang 5

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 6

Trang 6

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 7

Trang 7

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 8

Trang 8

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 9

Trang 9

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 179 trang xuanhieu 05/01/2022 2060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: 110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

110 Đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)
ên: phương thức biểu cảm. 
Câu 6: Biện pháp tu từ được sử dụng trong cả hai khổ thơ: đối lập tương phản. 
Câu 7: Ở khổ thơ (1), tác giả muốn nhắn nhủ: Cần biết quý trọng những tấm bằng phản ánh đúng 
thực chất sự cố gắng của bản thân, dù đó là tấm bằng danh giá hay bình thường. 
Câu 8: Lời nhắn gửi trong hai câu cuối của khổ thơ (2): Phải chứng minh với cuộc đời bằng giá trị 
thực của bản thân chứ không phải bằng giá trị ghi trên tấm bằng, vì nó chưa phản ánh đầy đủ năng 
lực thực của bản thân. 
ĐỀ 107 – SỞ GD & ĐT LÀO CAI 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: 
 Đối với những người làm thuê số 1 Việt Nam, công việc cũng giống như một trò chơi. Họ 
say mê trò chơi công việc cũng giống như các game thủ đa mê với các trò chơi Võ lâm truyền kỳ 
hiện nay. Điểm khác biệt duy nhất giữa những người làm thuê số 1 với các game thủ chính là họ 
biết làm chủ bản thân mình. Họ biết rằng mình đang làm gì, công việc của họ đang giúp ích gì cho 
bản thân và xã hội. Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò chơi giải trí không 
hơn không kém, thì lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu tự chủ, thiếu khả năng 
làm chủ bản thân. Hiểu một cách nào đó thì chúng ta đều là những người làm thuê cho nhau. Điều 
quan trọng nhất là khả năng làm chủ bản thân. 
(Huỳnh Duy – Việt báo) 
Câu 1: Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên? (0,25 điểm) 
Câu 2: Nội dung khái quát của văn bản trên? (0,5 điểm) 
Câu 3: Phần gạch chân trong câu sau là thành phần gì của câu? (0,25 điểm) 
Còn những game thủ, những người đang sa đà vào một trò chơi giải trí không hơn không kém, thì 
lại thiếu một điểm tôi cho là rất quan trọng đó là thiếu tự chủ, thiếu khả năng làm chủ bản thân. 
Vị ngữ 
Trạng ngữ 
Phụ chú 
Chủ ngữ 
Câu 4: Viết 4 đến 5 câu trình bày về khả năng làm chủ bản thân của mình. (0,25 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: 
 Ngày xưa má mẹ cũng hồng 
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau 
 Bây giờ tóc mẹ trắng phau 
Để cho mái tóc trên đầu anh đen 
 Đâu con dốc nắng đường quen 
Chợ xa gánh nặng mẹ lên mấy lần 
 Lời ru mẹ hát thuở nào 
Chuyện xưa mẹ kể lẫn vào thơ anh 
 Nào là hoa bưởi hoa chanh 
Nào câu quan họ mái đình cây đa 
 Xin đừng bắt chước câu ca 
Đi về dối mẹ để mà yêu nhau 
(Trích Mẹ và anh – Xuân Quỳnh) 
Câu 5: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong từng đoạn thơ (mỗi đoạn nêu biện pháp 
nghệ thuật) (0,5 điểm) 
Câu 6: Nhà thơ Xuân Quỳnh muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? (0,5 điểm) 
Câu 7: Theo em, lời ru và câu chuyện của mẹ có vai trò như thế nào đối với hồn thơ của nhân vật 
“anh” (0,25 điểm) 
Câu 8: Viết 5 đến 7 câu nêu suy nghĩ của bản thân về tình mẹ (0,5 điểm) 
ĐÁP ÁN: 
Câu 1: Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên: thao tác lập luận bình luận. 
Câu 2: Nội dung khái quát của văn bản: khả năng làm chủ bản thân của những người làm thuê số 1 
Việt Nam. 
Câu 3: Đáp án C. Phụ chú. 
Câu 4: Thí sinh viết dựa vào cảm nhận và trải nghiệm của bản thân. Cần có lập luận chặt chẽ, thuyết 
phục. 
Câu 5: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong từng đoạn thơ: 
+ Khổ 1: Đối lập tương phản, ẩn dụ. 
+ Khổ 2: Điệp từ. 
Câu 6: Nhà thơ Xuân Quỳnh muốn khẳng định: tình yêu thương của mẹ dành cho con là bao la, 
rộng lớn. Mẹ chấp nhận hi sinh tất cả, chịu mọi vất vả cực nhọc để nuôi con lớn khôn, mong mọi 
thứ tốt đẹp sẽ đến với con. Từ đó tác giả nhắn nhủ mỗi người con phải biết kính trọng, biết ơn mẹ 
của mình, đừng bao giờ dối mẹ, đừng bao giờ làm mẹ buồn. 
Câu 7: Lời ru và câu chuyện của mẹ chính là nguồn cảm hứng, tạo nên những xúc cảm dạt dào cho 
hồn thơ của nhân vật “anh” 
Câu 8: Thí sinh bày tỏ quan điểm riêng của bản thân, cần nhấn mạnh tình mẹ là vĩ đại, to lớn, không 
gì có thể so sánh được. Phải có lập luận chặt chẽ, thuyết phục. 
ĐỀ 108 – THPT BẮC LÝ – HÀ NAM 
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: 
 Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi tới 
những miền xa lạ Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con 
người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có 
thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu 
gọi. 
(Ngữ văn 12, tập 2, NXB GD, 2008) 
Câu 1: Đoạn văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.25 điểm) 
Câu 2: Trong đoạn văn bản trên, tác giả trình bày điều gì? (0,5 điểm) 
Câu 3: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn và tác dụng của nó (0,5 điểm) 
Câu 4: Vì sao “chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi 
chướng ngại trên đường nếu như Tổ quốc kêu gọi”? Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) bày tỏ 
suy nghĩ vê vai trò của ý chí (0,5 điểm) 
Đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi: 
 Giu-li-et: Anh làm thế nào để tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế? Tường vườn này 
cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp 
nơi đây. 
 Rô-mê-ô: Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường 
đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em 
ngăn sao nổi tôi. 
(Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD, 2008) 
Câu 5: Đoạn văn bản trên thuộc thể loại văn học nào? Qua đoạn văn bản này, hãy cho biết đặc điểm 
nổi bật về ngôn ngữ của thể loại văn học đó là gì? (0,5 điểm) 
Câu 6: Trong đoạn văn bản có sử dụng biện pháp tu từ nào? Thể hiện điều gì? (0,5 điểm) 
Câu 7: Qua đoạn văn bản trên, anh/chị phát hiện ra mâu thuẫn nổi bật nào của tác phẩm? (0,5 điểm) 
Câu 8: Anh/chị hiểu thế nào về quan niệm của Rô-mê-ô “cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám 
làm”? Quan niệm của anh/chị về sức mạnh của tình yêu chân chính? (0,75 điểm) 
ĐÁP ÁN: 
Câu 1: Đoạn văn bản sử dụng phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả. 
Câu 2: Trong đoạn văn bản trên, tác giả thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng về tương lai các nhân vật 
nhưng khâm phục, tin tưởng ở lòng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga. Đồng thời đặt ra vấn đề 
xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp, hi sinh lớn cho 
cộng đồng. 
Câu 3: 
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: hai hạt cát. 
Tác dụng: gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trước bão tố của chiến tranh và nỗi 
nhọc nhằn mưu sinh trong đời thường 
Câu 4: 
 Bởi vì chú bé đó có ý chí kiên cường của con người Nga. 
Vai trò của ý chí: giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống để gặt 
hái được thành công. 
Câu 5: 
Đoạn văn bản trên thuộc thể loại văn học: kịch 
Đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ của thể loại kịch đó là: mang tính đối thoại. 
Câu 6: 
Biện pháp tu từ: phóng đại “Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy 
bức tường đá ngăn sao được tình yêu” 
Tác dụng: thể hiện sức mạnh của tình yêu chân chính mà Rô-mê-ô giành cho Giu-li-ét. 
Câu 7: Mâu thuẫn nổi bật của tác phẩm: khát vọng được yêu thương Rô-mê-ô và Giu-li-ét và hoàn 
cảnh thù địch vây hãm (thù hận giữa hai dòng họ) 
Câu 8: 
Quan niệm của Rô-mê-ô “cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm”: là quan niệm đúng đắn, 
hết mình vì tình yêu. 
Quan niệm về sức mạnh của tình yêu chân chính: Sức mạnh đó có thể tạo ra tình cảm và nhân cách 
trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận, vượt qua mọi trở ngại, thử thách để đến 
được hạnh phúc. 
ĐỀ 109 – THPT GIA LỘC – HẢI DƯƠNG 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3: 
 “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một 
gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một 
nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, 
hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn 
cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. 
(Vợ nhặt – Kim Lân) 
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? Qua đó, anh/chị hiểu nghĩa của từ “nên người” như 
thế nào? (0,5 điểm) 
Câu 2: Ngôn ngữ trong đoạn văn là lời của ai? Việc sử dụng ngôn ngữ đó có tác dụng gì? (0,5 điểm) 
Câu 3: Nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Viết lời nhận xét trong khoảng 5-7 dòng 
(0,5 điểm) 
Đọc bài ca dao “Mười tay” của dân tộc Mường sau đây, trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 
6: 
Bồng bồng con nín con ơi 
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay. 
Ước gì mẹ có mười tay 
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim. 
Một tay chuốt chỉ luồn kim 
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau. 
Một tay ôm ấp con đau 
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma. 
Một tay khung cửi guồng xa 
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa. 
Một tay đi củi, muối dưa 
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn. 
Tay nào để giữ lấy con 
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay. 
Bồng bồng con ngủ cho say 
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời. 
Câu 4: Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai? Nhân vật trữ tình dành tình cảm yêu thương đặc biệt 
cho ai? Vì sao? (0,5 điểm) 
Câu 5: Chỉ ra hai biện pháp tư từ được sử dụng nhiều nhất trong bài ca dao? Nêu tác dụng của hai 
biện pháp tu từ đó (0,5 điểm) 
Câu 6: Nêu những suy nghĩ của anh/chị về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa và nay? Viết câu 
trả lời khoảng 7-10 dòng. (0,5 điểm) 
ĐÁP ÁN: 
Câu 1: 
Nội dung chính của đoạn văn trên: miêu tả tâm trạng của Tràng trong buổi sáng thức dậy, sự ý thức 
về bổn phận trách nhiệm của người chồng, người chủ gia đình 
Nghĩa của từ “nên người”: ý thức được trách nhiệm, bổn phận của bản thân. 
Câu 2: 
Ngôn ngữ trong đoạn văn là lời của tác giả, ngôi tứ 3. 
Tác dụng: tạo nên sự khách quan cho tác phẩm. 
Câu 3: Kim Lân đã phát hiện ra vẻ đẹp trong tâm hồn con người lao động, dù ở bờ vực của cái chết 
nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn muốn sống cuộc đời của một con người. Ông mở 
cho nhân vật của mình một tương lai sáng lạng, đầy hi vọng. Qua đó, Kim Lân gửi vào trong đoạn 
văn của mình tiếng nói mang ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc đã cứu con người thoát 
khỏi cái chết và có khả năng đưa con người thoát khỏi tình trạng phi nhân tính. 
Câu 4: 
Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là người mẹ 
 Nhân vật trữ tình dành tình cảm yêu thương đặc biệt cho người con của mình. 
Câu 5: 
Hai biện pháp tư từ được sử dụng nhiều nhất trong bài ca dao: điệp từ, liệt kê. 
Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả, khó nhọc của người mẹ. 
Câu 6: Suy nghĩ về cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa và nay: 
Điểm tương đồng: đều là người “xây tổ ấm”. là người giữ lửa cho hạnh phúc gia đình, vừathực hiện 
thiên chức của người vợ, vừa thực hiện thiên chức của người mẹ. 
Điểm khác biệt: Người phụ nữ trong xã hội xưa vất vả, cực nhọc hơn do chịu ảnh hưởng của tư 
tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ. Ngày nay người phụ nữ được sẻ chia, trâ trọng nhiều hơn. 
ĐỀ 110 –THPT NGUYỄN HỒNG ĐẠO – BÌNH ĐỊNH 
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: 
" (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy 
cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi 
pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị 
cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống 
sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các 
thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. 
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi 
chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe 
bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu 
xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi 
nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không 
thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...” 
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 
13.4.2015) 
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) 
Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách 
cũng dần phôi pha”? (0,5 điểm) 
Câu 4. Viết một văn bản khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của bản thân về tác dụng của việc đọc 
sách. (0,25 điểm) 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: 
Bão bùng thân bọc lấy thân 
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm 
 Thương nhau tre không ở riêng 
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người 
 Chẳng may thân gãy cành rơi 
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng 
 Nòi tre đâu chịu mọc cong 
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường 
 Lưng trần phơi nắng phơi sương 
Có manh áo cộc tre nhường cho con 
(Tre Việt Nam – Nguyễn Duy) 
Câu 5. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm) 
Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm) 
Câu 7. Nêu 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) 
Câu 8. Hai dòng thơ: “Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con” biểu 
đạt vấn đề gì? (0,25 điểm) 
ĐÁP ÁN 
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu 
trong cuộc sống phẳng hiện nay 
Câu 2. Thao tác lập luận so sánh 
Câu 3. Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở 
thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể 
tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, 
nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. 
Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. 
Câu 5. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm 
Câu 6. Nội dung chính của đoạn thơ: Qua chuyện cây tre, tác giả ngợi ca phẩm chất của con người 
Việt Nam: luôn vượt qua khó khăn, gian khổ bằng sức sống bền bỉ, bằng tình yêu thương, tinh thần 
đoàn kết gắn bó lẫn nhau. 
Câu 7. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng phép tu từ: ẩn dụ (cây tre ẩn dụ cho con người Việt Nam); 
nhân hóa (trong các câu: Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm/ Thương 
nhau tre không ở riêng/ Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con). 
Câu 8. Hai dòng thơ: Lưng trần phơi nắng phơi sương/ Có manh áo cộc tre nhường cho con biểu đạt 
tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì con của cây tre, cũng tức là của con người Việt 
Nam. 

File đính kèm:

  • pdf110_de_thi_doc_hieu_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_d.pdf