Xây dựng quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu thảo quả
Quả thảo quả được sử dụng làm thuốc đông y và làm gia vị thực phẩm. Thành phần của quả thảo quả gồm
có carbonhydrate, chất xơ, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin, thiamin, sắt, canxi, magie,
mangan, kẽm và 1,5- 5,0 tinh dầu. Mục đích của nghiên cứu này là xây dựng quy trình khai thác và thu
hồi tinh dầu thảo quả, từ đó góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc chế biến quả thảo quả ở nước ta. Đã xác
định được hàm lượng tinh dầu trong quả thảo quả là 2,2 . Giải bài toán tối ưu hóa theo thuật toán hàm
mong đợi đã thiết lập được mô hình thí nghiệm khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả, gồm có 15 thí
nghiệm, trong đó có 3 thí nghiệm tại tâm, với phương trình hồi quy là: Y= 68,15 - 5,26A + 3,13B + 1,82C -
2,55AB + 3,89A2 - 0,84B2 - 0,36C2. Từ đó xây dựng được quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, với các thông số công nghệ tối ưu là kích thước nguyên liệu 0,50 mm, tỷ lệ nước/nguyên liệu 5/1(ml/g) và thời gian chưng cất 135 phút, khi đó hiệu suất đạt 81,41 .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu thảo quả
tăng rất chậm và đến thời điểm 540 phút, thì không thay đổi. Như vậy đến thời điểm 480 phút, hàm lượng tinh dầu thu được không đổi là 2,2 . 3.1.2. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi tinh dầu Hiệu suất thu hồi tinh dầu là một yếu tố quan trọng trong quá trình chưng cất. Để xác định kích thước của nguyên liệu ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi tinh dầu, tiến hành chưng cất quả thảo quả ở các kích thước 0,1 mm, 0,5 mm, 1,0 mm, 1,5 mm, 2,0 mm, 2,5 mm, 3,0 mm, 3,5 mm với tỷ lệ nước/nguyên liệu là 4/1 (ml/g), thời gian chưng cất là 180 phút và tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị là 0,1 (kg/l). Cứ 30 phút lại đo thể tích tinh dầu thu được một lần và kết quả thu được thể hiện ở hình 1. Hình 1. Ảnh hưởng của kích thước nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi tinh dầu Dựa vào hình 1 cho thấy hiệu suất thu hồi tinh dầu đạt cao nhất ở kích thước 0,5 mm, hiệu suất đạt 81,67 , kích thước nguyên liệu 1,0 mm thì hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả là 70,43 , khi kích thước nguyên liệu tăng lên 1,5 mm thì hiệu suất thu hồi tinh dầu thảo quả là 68,15 và khi kích thước nguyên liệu càng tăng thì hiệu suất thu hồi tinh dầu càng giảm, cụ thể là với kích thước 2,0 mm thì hiệu suất thu hồi tinh dầu là 63,65 ; kích thước 2,5 mm hiệu suất thu hồi tinh dầu 61,12 ; kích thước 3,0 mm, hiệu suất thu hồi tinh dầu 57,09 và kích thước 3,5 mm, hiệu suất thu hồi tinh dầu là 54,12 . Thử nghiệm chưng cất với kích thước nguyên liệu 0,1 mm thì hiệu suất thu được 81,74 . Nhưng nếu cắt thái nhỏ như vậy sẽ dẫn tới làm tăng chi phí, tốn thời gian và hiệu suất thu được tăng không đáng kể so với kích thước 0,5 mm. Ngoài ra trong nghiên cứu này cũng tiến hành xay nhuyễn nguyên liệu, nhưng khi xay hiệu suất thu được thấp hơn so với cắt thái ở kích thước 0,5 mm, cụ thể khi xay nhuyễn hiệu suất đạt 81,08 (vì khi xay nhuyễn nguyên liệu bết và dính làm cản trở sự thoát tinh dầu). Vì vậy để đảm bảo hiệu suất thu hồi tinh dầu và tiết kiệm chi phí, chọn khoảng kích thước của nguyên liệu từ 0,5 - 1,5 mm để chưng cất tinh dầu quả thảo quả. 3.1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước/nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi tinh dầu KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 58 Để xác định ảnh hưởng của tỷ lệ nước/nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi tinh dầu, trong nghiên cứu này tiến hành chưng cất tinh dầu quả thảo quả với các tỷ lệ nước/nguyên liệu là 1/1, 2/1, 3/1, 4/1, 5/1, 6/1 và 7/1 (ml/g). Thời gian chưng cất là 180 phút và kích thước của nguyên liệu là 0,5 mm. Kết quả thu được trình bày trên hình 2. Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước/nguyên liệu đến hiệu suất thu hồi tinh dầu Qua hình 2 cho thấy tỷ lệ nước/nguyên liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi tinh dầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy với tỷ lệ nước/nguyên liệu là 1/1 (ml/g) thì hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả đạt rất thấp và thậm chí còn gây cháy nguyên liệu trong thiết bị chưng cất, với tỷ lệ này thì hiệu suất thu hồi tinh dầu chỉ đạt 50,07 , khi tăng tỷ lệ nước/nguyên liệu là 2/1 (ml/g) thì hiệu suất thu hồi tinh dầu là 60,14 . Với tỷ lệ nước/nguyên liệu là 3/1 (ml/g), hiệu suất thu hồi tinh dầu là 69,74 và tỷ lệ nước trên nguyên liệu là 4/1 và 5/1 (ml/g) thì hiệu suất thu hồi tinh dầu tương ứng là 77,17 và 81,68 . Nhưng khi tăng tỷ lệ nước/nguyên liệu là 6/1 và 7/1 (ml/g) thì hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả vẫn không tăng và gây sôi trào cặn bã vào clevenger. Để hạn chế hiện tượng sôi trào, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thời gian chưng cất, chọn khoảng tỷ lệ nước/nguyên liệu từ 3/1- 5/1 (ml/g) để chưng cất tinh dầu quả thảo quả. 3.1.4. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu hồi tinh dầu Thời gian chưng cất cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất thu hồi tinh dầu. Để xác định ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu hồi tinh dầu, tiến hành khảo sát ở khoảng thời gian chưng cất 60 phút, 120 phút, 180 phút, 240 phút, 300 phút và 360 phút với kích thước của nguyên liệu là 0,5 mm, tỷ lệ nước/nguyên liệu là 4/1 (ml/g). Kết quả được biểu thị trên hình 3. Hình 3. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu hồi tinh dầu Kết quả nghiên cứu ở hình 3 cho thấy sau 60 phút chưng cất hiệu suất thu hồi tinh dầu đạt 78,06 ; đến 120 phút hiệu suất thu hồi tinh dầu đạt 81,71 ; nhưng đến 180 phút thì hiệu suất thu hồi tinh dầu tăng không đáng kể, đến 240 phút, 300 phút và 360 phút thì hiệu suất thu hồi không đổi. Nếu tiếp tục chưng cất thì sẽ dẫn đến tốn nhiên liệu, tốn thời gian và các cấu tử tạo mùi đặc trưng trong tinh dầu bị phân hủy bởi nhiệt độ cao và thời gian dài, mà hiệu suất thu hồi tinh dầu cũng không thay đổi. Do đó để KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 59 tiết kiệm chi phí và hạn chế sự phân hủy các cấu tử tạo mùi thơm đặc trưng trong tinh dầu, chọn khoảng thời gian chưng cất từ 60- 180 phút để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo. 3.2. Tối ưu hóa quá trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả 3.2.1. Thiết lập mô hình thí nghiệm Qua khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi tinh dầu, tiến hành xây dựng điều kiện thí nghiệm với hàm mục tiêu là hiệu suất thu hồi tinh dầu, kết quả được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Điều kiện thí nghiệm lựa chọn tối ưu quá trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả Các mức TT Biến số Ký hiệu Đơn vị -1 0 +1 Khoảng biến thiên 1 Kích thước nguyên liệu A mm 0,5 1 1,5 0,5 2 Tỷ lệ nước/nguyên liệu B ml/g 3/1 4/1 5/1 1/1 3 Thời gian chưng cất C phút 60 120 180 60 Bảng 4. Mô hình thí nghiệm khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả Các giá trị Các giá trị TT A B C Y( ) TT A B C Y( ) 1 0,5 3/1 120 69,85 9 1,0 3/1 60 61,29 2 1,5 3/1 120 64,39 10 1,0 5/1 60 67,48 3 0,5 5/1 120 81,43 11 1,0 3/1 180 64,43 4 1,5 5/1 120 65,35 12 1,0 5/1 180 70,69 5 0,5 4/1 60 73,82 13 1,0 4/1 120 67,14 6 1,5 4/1 60 63,56 14 1,0 4/1 120 67,29 7 0,5 4/1 180 77,91 15 1,0 4/1 120 67,23 8 1,5 4/1 180 67,54 Kết quả thực nghiệm khai thác và tinh dầu quả thảo quả theo quy hoạch bậc 2 Box-Behnken, được thể hiện ở bảng 4. Bảng 5. Các hệ số của phương trình hồi quy Hệ số Giá trị α Giá trị thực Hằng số αo 68,15 Kích thước của nguyên liệu (A), α1 -5,26 Tỷ lệ nước/nguyên liệu (B), α2 3,13 Thời gian chưng cất (C) α3 1,82 AB α12 -2,55 AC α13 0,00 BC α23 0,00 A2 α11 3,89 B2 α22 -0,84 C2 α33 -0,36 Kiểm tra sự có nghĩa của mô hình và các hệ số được tiến hành bằng phân tích hồi quy. Chuẩn F của mô hình được xác định là 1091,12 (Y), cho thấy mô hình hoàn toàn có ý nghĩa với độ tin cậy 99,87 (p<0,0001). Các giá trị p<0,05 cho biết các hệ số hồi quy có nghĩa. Hệ số hồi quy được mô tả ở bảng 5. Trong mô hình này các hệ số hồi quy A, B, C, AB, A2, B2, C2 có nghĩa. Hệ số tương quan bội R2 của mô hình là 0,9985, cho thấy mô hình mô tả đến 99,85 . Sự thay đổi của hàm mục tiêu phụ thuộc vào các biến ảnh hưởng. Vậy hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả được thể hiện như sau: Y= 68,15 - 5,26A + 3,13B + 1,82C - 2,55AB + 3,89A2 - 0,84B2 - 0,36C2. Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả TT Nguồn gốc Phương sai Chuẩn F Giá trị p 1 Mô hình 59,35 1091,12 <0,0001 2 A 216,93 3988,19 <0,0001 3 B 80,02 1470,89 <0,0001 4 C 26,14 480,48 <0,0001 5 AB 25,45 467,90 <0,0001 6 A2 65,23 1199,00 <0,0001 7 B2 2,71 50,07 <0,0001 8 C2 0,65 12,03 0,0071 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả được thể hiện như sau: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 60 Hình 4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu suất thu hồi tinh dầu Trong hình 4 cho thấy kích thước nguyên liệu (A) ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu suất thu hồi tinh dầu, với kích thước 0,5 mm thì hiệu suất đạt 81,41 , sau đó đến tỷ lệ nước/nguyên liệu (B) nhưng ở mức độ thấp hơn. Thời gian chưng cất (C) thì ảnh hưởng ít đến hiệu suất thu hồi tinh dầu quả thảo quả. 3.2.2. Thiết lập hàm mong đợi Tiến hành giải bài toán tối ưu hóa theo thuật toán hàm mong đợi được đưa ra bởi Derringer G et al., (1980). Kết quả tối ưu hóa bằng phần mềm Design-Expert 7.1 ở hình 5. Kích thước nguyên liệu 0,5 mm, tỷ lệ nước/nguyên liệu 5/1 (ml/g), thời gian chưng cất 135 phút; khi đó hiệu suất đạt 81,41 . Với điều kiện tối ưu này thì mục tiêu về hiệu suất đạt yêu cầu theo mong muốn. Hình 5. Mức độ đáp ứng sự mong đợi quá trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả 3.3. Quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu thảo quả 3.3.1. Sơ đồ quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu thảo quả Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đưa ra sơ đồ quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả được thực hiện qua các bước ở hình 6. Hình 6. Sơ đồ quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 61 3.3.2. Thuyết minh quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả Lựa chọn quả thảo quả: Nguyên liệu sử dụng là quả thảo quả tươi thu mua tại xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ở thời điểm 180 - 190 ngày (kể từ khi đậu quả). Ở thời điểm này quả chín, vỏ quả có màu đỏ, hạt có màu đen và mùi thơm đặc trưng. Sơ chế, làm sạch và loại tạp chất: Sau khi lựa chọn được quả thảo quả đạt tiêu chuẩn, quả thảo quả được loại bỏ các tạp chất, loại bỏ các phần không sử dụng được và tách quả ra khỏi buồng. Đưa quả thảo quả vào rổ và để ráo nước, sau đó cắt thái theo yêu cầu. Chưng cất tinh dầu: Nguyên liệu được cắt thái với kích thước 0,5 mm, tỷ lệ nước/nguyên liệu 5/1 (ml/g), thời gian chưng cất 135 phút. Cho nguyên liệu vào bình cầu và rót nước vào theo tỷ lệ nước/nguyên liệu là 5/1 (ml/g), lắp ống sinh hàn hồi lưu, bật công tắc điện và mở van cấp nước qua ống sinh hàn để làm mát. Trong quá trình chưng cất tinh dầu, thường xuất hiện một lượng bọt lớn, khi sôi thường kéo theo các cặn bã trào vào clevenger, làm ảnh hưởng đến quá trình chưng cất. Do vậy trong quá trình chưng cất cần hạn chế hiện tượng sôi trào cặn bã vào clevenger. Lưu ý để hạn chế hiện tượng sôi trào bọt và cặn bã vào clevenger thì khi sôi và bọt nhiều phải điều chỉnh để giảm tốc độ sôi. Hàm lượng nước và nguyên liệu đưa vào bình cầu chỉ chiếm khoảng 70 thể tích của bình. Tinh chế tinh dầu: Khi tinh dầu đã đạt đến một hàm lượng nhất định và không đổi thì tiến hành xả nước để thu lấy tinh dầu. Tinh dầu thu được là tinh dầu thô vẫn còn lẫn với nước, sau đó dùng natrisunfat khan để tách nước còn lại trong tinh dầu thì thu được tinh dầu tinh khiết. Bảo quản tinh dầu: Sau khi tinh chế xong thì thu được tinh dầu tinh khiết, trong tinh dầu có chứa rất nhiều các cấu tử dễ bay hơi, đặc biệt là khi gặp môi trường có nhiệt độ cao, áp suất lớn... thì các cấu tử này rất dễ bị biến chất và làm ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu. Vì vậy để hạn chế được hiện tượng biến đổi chất lượng, tinh dầu cần được chứa đựng trong bao bì thủy tinh sẫm màu, có nút kín và bảo quản đông lạnh. Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra, duy trì điều kiện bảo quản ổn định trong môi trường đông lạnh. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã xác định được hàm lượng tinh dầu trong quả thảo quả là 2,2 . Sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, xác định được kích thước nguyên liệu, tỷ lệ nước/nguyên liệu và thời gian chưng cất là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả. Xây dựng được quy trình khai thác và thu hồi tinh dầu quả thảo quả với các thông số công nghệ tối ưu là kích thước nguyên liệu 0,5 mm, tỷ lệ nước/nguyên liệu 5/1 (ml/g) và thời gian chưng cất 135 phút, khi đó hiệu suất đạt 81,41 . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Tất Lợi (2014). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, 409-410. 2. Kiều Quốc Lập, Đỗ Thị Vân Hương (2012). Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây thảo quả với các điều kiện sinh khí hậu tỉnh Lào Cai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 93(5), 29-33. 3. Teresita S. Martin, Hiroe Kikuzaki, Masashi Hisamoto, Nobuji Nakatani (2000). Constituents of Amomum tsaoko and their radical scavenging and antioxidant activities. JAOCS, 77(6), 667-673. 4. Qi Cui, Li Tao Wang, Ju Zhao Liu, Hui Mei Wang, Na Guo, Cheng Bo Gu, Yu Jie Fu (2017). Rapid extraction of Amomum tsao-kho essential oil and determination of its chemical composition, antioxidant and antimicrobial activities. Journal of Chromatography B 1061-1062, 364-371. 5. Nguyễn Văn Lợi, Bùi Thanh Bình, Bùi Xuân Đông (2017). Tối ưu hóa quá trình tách dầu mắc ca bằng phương pháp thủy phân enzym. Tạp chí Hóa học, 55(4E23), 250-255. 6. Derringer G and Suich R (1980). Simultaneous optimization of several responses variables. Journal of Quality Technology, 12, 214-219. 7. Design-Expert version 7.1 (2007). Software for desig of experiments, Stat-Ease, Inc, Minneapolis, USA. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 11/2020 62 ESTABLISHING THE PROCESS FOR EXPLOITATION AND COLLECTIONBLACK CARDAMOM ESSENTIAL OIL(Amomum aromaticum Roxb) Nguyen Van Loi1*, Nguyen Thi Thu Hien1, Pham Thi Binh2 1Hanoi University of Industry 2Bac Giang Agriculture and Forestry University Summary Black cardamom is used as an oriental medicine and as a food spice. The composition of black cardamom includes carbohydrates, fiber, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin, thiamin, iron, calcium, magnesium, manganese, zinc and 1.5 - 5.0 of essential oil. This study is to develop a process of extraction and recovery of black cardamom oil, thereby contributing to creating a scientific basis for the processing of black cardamom in Vietnam. It has been determined that the content of essential oil in black cardamom is 2.2 . Next, solving the optimization problem according to the expected function algorithm has established the experimental model of extraction and recovery of black cardamom essential oil. This model consists of 15 experiments, including 3 experiments at the center, with the regression equation: Y = 68.15 - 5.26A + 3.13B + 1.82C - 2.55AB + 3.89A2 - 0.84B2 - 0.36C2. From there, the process of exploiting and recovering black cardamom essential oil by steam distillation method was built with technological parameters: the material size is 0.50 mm, water/material ratio is 5/1 (ml/g) and the distillation time is 135 minutes, at which efficiency reached 81.41 . Keywords: Performance, black cardamom, process, black cardamom essential oil, optimization. Người phản biện: PGS.TS. Đỗ Văn Chương Ngày nhận bài: 3/7/2020 Ngày thông qua phản biện: 4/8/2020 Ngày duyệt đăng: 11/8/2020
File đính kèm:
- xay_dung_quy_trinh_khai_thac_va_thu_hoi_tinh_dau_thao_qua.pdf