Xây dựng mô hình sản xuất rau đặc sản rừng
Mô hình sản xuất rau đặc sản rừng đƣợc thực hiện trên diện tích 1.500 m2 (rau
Dớn 750 m2, rau Trơng 750 m2), đƣợc thực hiện trong năm 2018 và 2019. Nhằm mục
đích bảo tồn và phát triển hai loại rau đặc sản rừng (rau Dớn và rau Trơng), đồng thời
cung cấp nguồn rau xanh có giá trị dinh dƣỡng cao, xây dựng thƣơng hiệu về món ăn đặc
sản trên quê hƣơng Quảng Bình. Kết quả thực hiện cho hiệu quả kinh tế của mô hình rau
Trơng đạt 36.007.333 đồng/ha.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng mô hình sản xuất rau đặc sản rừng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình sản xuất rau đặc sản rừng
HÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Mô hình đƣợc bố trí trong vụ hè thu năm 2018 (từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 5 năm 2019) trên diện tích 1.500 m2 tại thô Ba Đa, xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Rau Trơng: Rau Trơng (cây Xuyên tiêu) - Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC., thuộc họ Cam - Rutaceae. - Rau Dớn: Rau Dớn (Diplazium esculentum) là một loài thực vật hoang dại thuộc họ rau Dớn (Athyriaceae) có hình dáng gần giống cây dƣơng xỉ. - Đất feralit: Thuộc vùng đất gò đồi với địa hình có độ dốc thấp < 10%, đất có màu đỏ vàng, có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trung bình, đất hơi chua, tỷ lệ sét trong đất ở mức trung bình. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu - Tính chất đất: Mẫu đất đƣợc lấy ở tầng 0 - 20 cm ở nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và nơi xây dựng mô hình, mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp 5 điểm chéo gốc, sau đó trộn lại, về phơi khô trong không khí, mỗi địa điểm lấy 01 mẫu để phân tích. Phân tích tính chất đất ở nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và nơi xây dựng mô hình. Các chỉ tiêu: pH, OC%, N%, K2O%, P2O5%, phân tích các chỉ tiêu theo phƣơng pháp hiện hành. - Thời gian mỗi đợt thu hoạch (ngày): Tính từ thời điểm thu hoạch lần trƣớc đến thời điểm thu hoạch lần sau. Mỗi mô hình tiến hành theo dõi theo 5 điểm chéo gốc, mỗi điểm theo dõi 10 cây. 7 - Nghiên cứu về năng suất và phẩm chất + Năng suất (kg/ha): Trọng lƣợng lá thu đƣợc/ha Mỗi mô hình chọn 05 điểm chéo gốc để thu hoạch và đánh giá, mỗi điểm chọn 10 m 2 . + Chất lƣợng: Phân tích phẩm chất rau ở nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và nơi xây dựng mô hình. Mẫu rau đƣợc lấy theo TCVN 9016:2011, mẫu đƣợc lấy ngẫu nhiên ở nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và nơi xây dựng mô hình, mẫu đƣợc lấy theo phƣơng pháp 5 điểm chéo gốc, sau đó trộn lại, mỗi mẫu 500 g, mẫu lấy xong đƣợc gửi đi phân tích (trong quá trình gửi đi, mẫu đƣợc bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp, khoảng 120C), mỗi địa điểm lấy 01 mẫu để phân tích. Các chỉ tiêu: Hàm lƣợng nƣớc tự do (%), Hàm lƣợng protein hòa tan tổng số (%), Hàm lƣợng carbonhydrat (%), phân tích các chỉ tiêu theo phƣơng pháp hiện hành. 2.3.2. Biện pháp kỹ thuật áp dụng - Đối với rau Dớn: + Khoảng cách trồng 50 cm x 50 cm, đảm bảo 30.000 cây/ha. + Phân bón: Lƣợng phân: 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O/ha. Bón lót: Dùng toàn bộ phân chuồng và phân lân để bón khi trồng Bón thúc lần 1: Sau trồng 20 ngày, 40% N + 50% K2O Bón thúc lần 2: Sau trồng 45 ngày, 60% N + 50% K2O Bón bổ sung sau mỗi lần thu hoạch: 40 kg N + 15 kg K2O/ha. + Cần thƣờng xuyên tƣới đẫm nƣớc, luôn duy trì độ ẩm đất 80 - 85%. Ở giai đoạn cây phát triển mạnh về ngọn (cho ra lá non), có thể đảm bảo độ ẩm đất 100%. + Khi lá non, ngọn non hình thành đƣợc 7 - 10 ngày thì tiến hành thu hoạch, lúc này cộng lá và phiến lá có xanh, cuống lá cành dài trên 20 cm. - Đối với rau Trơng: + Khoảng cách trồng 50 cm x 40 cm, đảm bảo 35.000 cây/ha. + Phân bón: Lƣợng phân: (10 tấn phân chuồng + 80 kg N + 50 kg P2O5 + 50 kg K2O)/ha. Bón lót: Dùng toàn bộ phân chuồng và phân lân để bón khi trồng Bón thúc lần 1: Sau trồng 20 ngày, 40% N + 50% K2O Bón thúc lần 2: Sau trồng 45 ngày, 60% N + 50% K2O Bón bổ sung sau mỗi lần thu hoạch: 30 kg N + 15 kg K2O/ha. + Mùa mƣa cần đảm bảo thoát nƣớc tốt, mùa nắng phải tƣới nƣớc đầy đủ, đảm bảo độ ẩm từ 65 - 80%. 8 + Khi cành, lá non hình thành đƣợc 10 - 12 ngày thì tiến hành thu hoạch. Lúc này cành, lá non, có màu phớt tím; cành dài từ 15 - 20 cm. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đƣợc xử lý thống kê trên phần mềm Microsoft office Excel 2016 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu về đất đai Đất là nhân tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng. Kết quả nghiên cứu về tính chất tại mô hình thực nghiệm và nơi 02 loại rau mọc tự nhiên đƣợc thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về đất của rau Dớn và rau Trơng trong tự nhiên và mô hình Chỉ tiêu Mẫu đất tại N% P2O5% K2O OC% pHKCl Ba Đa 0,129 0,031 0,304 0,900 5,05 Đá Mài (rau Dớn) 0,147 0,049 0,416 0,986 4,83 Đá Mài (rau Trơng) 0,180 0,041 0,510 0,918 4,91 (Kết quả phân tích kèm theo tại phụ lục 2) Ghi chú: % OM = % OC x 2,2 Hàm lƣợng đạm tổng số (N%): Đạm là nguyên tố dinh dƣỡng cần thiết đầu tiên và quyết định năng suất cây trồng. Hàm lƣợng đạm tổng số và chất hữu cơ trong đất là nguồn dự trữ và cung cấp đạm cho cây trồng. Trong đất, đạm tồn tại dƣới 02 dạng là đạm vô cơ và đạm hữu cơ, trong đó lƣợng đạm vô cơ rất ít, chiếm 1 - 2% lƣợng đạm tổng số của đất (khoảng 1 - 50 ppm). Nói chung, N trong từng loại đất phụ thuộc vào hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất, những đất giàu chất hữu cơ thì cũng giàu đạm tổng số. Từ bảng số liệu ta thấy rằng hàm lƣợng đạm tổng số tại nơi 02 loài rau mọc tự nhiên có sự chênh lệch không đáng kể, cao hơn so với mô hình thực nghiệm từ 0,018% đến 0,051%. Hàm lƣợng lân tổng số (P2O5%): Đây là nguyên tố rất cần thiết đối với cây trồng, nó có ý nghĩa về mặt dinh dƣỡng và đặc biệt là khắc phục một số yếu tố độc hại của đất. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lƣợng lân tổng số trong đất ở mức nghèo. Hàm lƣợng lân tổng số tại nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và mô hình thực nghiệm biến động từ 0,031% đến 0,049%. Hàm lƣợng kali tổng số (K2O%): Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng kali tổng số trong đất tại nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và mô hình thực nghiệm đều ở mức trung bình, biến động từ 0,304% đến 0,510%. Hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất (OC%): Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ phì của đất, kho dự trữ thức ăn cho cây trồng. Đất có hàm lƣợng chất hữu cơ cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng và vi sinh vật đất. Trên đất 9 có hàm lƣợng hữu cơ cao, hệ số sử dụng chất dinh dƣỡng trong đất và trong phân bón thƣờng cao hơn. Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng OC trong đất tại nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và mô hình thực nghiệm đều ở mức trung bình, có sự chênh lệch không đáng kể và dao động từ 0,900% đến 0,986%. Độ chua của đất (pHKCl): Độ chua của đất sinh ra do các nguyên nhân nhƣ bản thân đất có ít chất kiềm nên đất bị chua; các cation kiềm trong đất bị rửa trôi ra khỏi đất nên đất bị chua .... Kết quả phân tích đất ở bảng 3.1 cho chúng ta thấy độ chua trao đổi trong đất tại nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và mô hình thực nghiệm đều nằm trong khoảng chua và dao động từ 4,83 đến 5,05. Tóm lại: Qua kết quả phân tích tính chất đất tại nơi 02 loài rau mọc tự nhiên và mô hình thực nghiệm cho thấy hầu hết các chỉ tiêu về tại mô hình thực nghiệm có thấp hơn vùng đất nơi 02 loại rau mọc tự nhiên, riêng chỉ tiêu về độ chua của đất thì tại mô hình thực nghiệm ít chua hơn. Cũng từ kết quả phân tích cho thấy, về cơ bản thì tính chất đất tại nơi xây dựng mô hình thực nghiệm phù hợp với điều kiện đất đai nơi 02 loài rau này mọc tự nhiên. 3.2. Nghiên cứu về năng suất và phẩm chất 3.2.1. Năng suất Năng suất đƣợc xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây, đồng thời cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tƣ. Trong quá trình xây dựng mô hình sản xuất rau Dớn và rau Trơng chúng tôi thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau. Bảng 3.2. Năng suất rau thu đƣợc của 1 ha TT Rau Dớn Rau Trơng Thời điểm thu hoạch Tổng sản lƣợng (kg/ha) Thời điểm thu hoạch Tổng sản lƣợng (kg/ha) 1 23.11.2018 1.840 16.11.2018 1.160 2 21.12.2018 2.374 06.12.2018 1.388 3 19.01.2019 2.880 29.12.2018 1.446 4 15.02.2019 3.226 19.01.2019 1.620 5 07.03.2019 3.494 05.02.2019 1.646 6 29.03.2019 3.556 22.02.2019 2.060 7 18.04.2019 3.592 13.03.2019 2.494 8 01.04.2019 2.708 9 18.04.2019 2.840 Cộng 20.962 17.362 10 Kết quả tại bảng 3.2 thể hiện sự khác nhau về số lần thu hoạch trong quá trình theo dõi và từ đó đƣa lại năng suất khác nhau, sự khác nhau về số lần thu hoạch chủ yếu là do khả năng sinh trƣởng phát triển của giống quy định. Kết quả đánh giá về năng suất cho thấy, năng suất thu đƣợc đối với rau Dơn đạt 20.962 kg/ha (trung bình mỗi lần thu hoạch đƣợc 2.995 kg/ha), còn năng suất thu đƣợc của rau Trơng đạt 17.362 kg/ha (trung bình mỗi lần thu hoạch đƣợc 1.929 kg/ha). 3.2.2. Phẩm chất Đánh giá chất lƣợng của giống rau là một chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi năng suất cây trồng đã cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm thì ngƣời tiêu dùng lại càng quan tâm đến vấn đề chất lƣợng của sản phẩm. Để đánh giá chất lƣợng rau Dớn và rau Trơng, chúng tôi đã tiến hành phân tích ở 03 chỉ tiêu lƣợng nƣớc, protein, carbonhydrat, ...... Kết quả phân tích phẩm chất rau trong quá trình thực hiện mô hình đƣợc thể hiện qua bảng 3.3 và 3.4 nhƣ sau: Bảng 3.3. Kết quả phân tích phẩm chất rau Dớn Đơn vị tính: % Thời gian Địa điểm sống Nƣớc tự do Protein hòa tan tổng số Carbonhydrat 12/2018 Tự nhiên 87,767 0,0396 9,523 Mô hình 89,333 0,0394 8,097 01/2019 Tự nhiên 87,567 0,0385 9,350 Mô hình 89,533 0,0378 8,196 02/2019 Tự nhiên 87,633 0,0344 8,568 Mô hình 89,667 0,0389 7,688 03/2019 Tự nhiên 87,600 0,0354 10,466 Mô hình 89,567 0,0372 8,258 04/2019 Tự nhiên 87,700 0,0380 9,746 Mô hình 89,400 0,0386 7,948 Trung bình Tự nhiên 87,653 0,037 9,531 Mô hình 89,500 0,038 8,037 Hàm lƣợng nƣớc là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng rau trong quá trình bảo quản. Hàm lƣợng nƣớc càng cao thì rau nhanh khô héo, nhanh hƣu hỏng, nhanh giảm khối lƣợng và vi sinh vật dễ phát triển. 11 Kết quả phân tích hàm lƣợng nƣớc trong rau Dớn tại bảng 3.3 cho thấy: Hàm lƣợng nƣớc trong rau Dớn trồng ở mô hình và tự nhiên dao động từ 87,653% đến 89,500%. Kết quả phân tích hàm lƣợng nƣớc trong rau Trơng tại bảng 3.4 cho thấy: Hàm lƣợng nƣớc trong rau Trơng trồng ở mô hình và tự nhiên đều đạt trên 81%. Bảng 3.4. Kết quả phân tích phẩm chất rau Trơng Đơn vị tính: % Thời gian Địa điểm sống Nƣớc tự do Protein hòa tan tổng số Carbonhydrat 12/2018 Tự nhiên 81,433 0,0186 14,384 Mô hình 81,633 0,0168 12,040 01/2019 Tự nhiên 81,433 0,0189 14,285 Mô hình 81,667 0,0185 12,375 02/2019 Tự nhiên 80,900 0,0203 14,074 Mô hình 81,633 0,0188 12,859 03/2019 Tự nhiên 80,967 0,0188 14,595 Mô hình 81,267 0,0175 12,735 04/2019 Tự nhiên 81,467 0,0187 13,380 Mô hình 81,900 0,0173 12,735 Trung bình Tự nhiên 81,240 0,019 14,144 Mô hình 81,620 0,018 12,549 Hàm lƣợng protein có trong rau là do giống quyết định, nó có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất và dinh dƣỡng. Protein trong rau là nguồn thức ăn rất quan trọng, cung cấp đạm cho cơ thể con ngƣời. Hàm lƣợng protein trong rau Dớn và rau Trơng trồng ở mô hình và tự nhiên có sự khác nhau nhƣng không đáng kể, hàm lƣợng protein trong rau Dớn biến động từ 0,037% đến 0,038%, còn trong rau Trơng biến động từ 0,018% đến 0,019%. Hàm lƣợng carbonhydrat là thành phần cơ bản của chất khô trong rau. Đây là nguồn dự trữ năng lƣợng cho các quá trình trao đổi chất xảy ra khi bảo quản rau tƣơi và trong bảo quản carbonhydrat ít bị biến đổi. Hàm lƣợng carbonhydrat có tác dụng tốt cho quá trình tiêu hóa các chất nhƣ chất béo, protít, ...... Hàm lƣợng carbonhydrat trong rau Dớn biến động từ 8,037% đến 9,531%, còn trong rau Trơng biến động từ 12,549% đến 14,144%. Kết quả phân tích cho thấy: Hàm lƣợng nƣớc trong rau có tƣơng quan nghịch với hàm lƣợng carbonhydrat trong rau. Hàm lƣợng nƣớc trong 02 loại rau đều đạt trên 80%. 12 3.3. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu đánh giá một hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và quá trình sản xuất rau nói riêng. Hiệu quả kinh tế là cơ sở để ngƣời sản xuất quyết định các phƣơng án đầu tƣ trong quá trình sản xuất. Để đánh giá tầm quan trọng của kết quả nghiên cứu mô hình sản xuất rau đặc sản rừng, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong sản xuất phù hợp với thực tiễn. Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của 1 ha Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Loại rau Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận 1 Rau Dớn 838.480.000 835.082.667 3.397.333 2 Rau Trơng 781.290.000 745.282.667 36.007.333 Qua bảng phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy: Tổng thu và tổng chi tính cho mỗi ha của từng loại rau có sự chênh lệch tƣơng đối lớn nên lợi nhuận thu đƣợc từ 02 loại rau chênh lệch rất cao. Kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế cho thấy rau Trơng có lợi nhuận rất rõ rệt đạt 36.007.333 đồng/ha, còn rau Dớn thì lợi nhuận mang lại quá thấp chỉ đạt 3.397.333 đồng/ha. Trên đây là kết quả bƣớc đầu của mô hình, nếu tiếp thực thực hiện và khai thác thì hiệu quả sẽ tăng dần từ năm thứ 2, do tiết kiệm đƣợc khoản chi phí đầu tƣ cho trồng ban đầu (giống, nhân công). 4. KẾT LUẬN - Đất - Trung bình thời gian mỗi đợt thu hoạch của rau Dớn là 24 ngày, rau Trơng là 20 ngày. - Rau Trơng và rau Dớn khi mọc ngoài tự nhiên và trồng có sự chăm sóc của con ngƣời thì chất lƣợng tƣơng đƣơng nhau về các chỉ tiêu hàm lƣợng nƣớc, hàm lƣợng protein, hàm lƣợng carbonhydrat. - Năng suất trung bình mỗi lần thu hoạch đối với rau Dớn là 2.995 kg/ha, rau Trơng là 1.929 kg/ha. - Hiệu quả kinh tế của mô hình rau Dớn là rất thấp, chỉ đạt 3.397.333 đồng/ha, trong lúc đó mô hình rau Trơng thể hiện hiệu quả rất rõ rệt, đạt 36.007.333 đồng/ha. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức (1994), “Một số rau rừng ăn đƣợc ở Việt Nam”. NXB Quân đội. 13 2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), “Thực vật rừng” NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Lƣơng Văn Dũng (2012), “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng các mô hình trồng một số loài rau rừng có giá trị tại Lâm Đồng”, Dự án khoa học và phát triển công nghệ Lâm Đồng. 4. Hoàng Văn Lâm và Nguyễn Thị Lƣơng (2011), “Nghiên cứu kiến thức bản địa của ngƣời dân địa phƣơng trong sử dụng rau rừng tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4, năm 2011. 5. Nguyễn Thị KimThoa, Nguyễn Thị Kim Yến (2014), “Đa dạng sinh học các loài rau rừng có giá trị tại khu dự trữ sinh quyển đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An”, Tập chí hoa học Lâm nghiệp số 4 năm 2014, trang 2968 - 2975. 6. Lê Thị Thanh Thủy (2010), “Nghiên cứu tập quán và kiến thức bản địa trong khai thác và sử dụng tài nguyên rừng của các cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Nông - Lâm Huế. 7. Trần Lý Tƣởng (2018), “Nghiên cứu đặc điểm, giá trị sử dụng và kỹ thuật nhân giống một số loại rau rừng tại Quảng Bình”, Tạp chí hoa học Công nghệ Trƣờng Đại học Quảng Bình, số 16 (01) năm 2018. 8. https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tong-quan-ve-quang-binh.htm 9. https://amp.thaythuoccuaban.com/
File đính kèm:
- xay_dung_mo_hinh_san_xuat_rau_dac_san_rung.pdf