Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp là sự vận dụng sáng tạo lý luận

kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Mặc dù, không có

một tác phẩm riêng biệt nào tập trung về vấn đề này, nhưng thông qua những bài viết, bài

phát biểu của Người đã thể hiện nhiều luận điểm sâu sắc về phát triển nông nghiệp gắn với

phát triển bền vững, là cơ sở lý luận cho đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng

và Nhà nước ta.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 1

Trang 1

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 2

Trang 2

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 3

Trang 3

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 4

Trang 4

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 5

Trang 5

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 6

Trang 6

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 7

Trang 7

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 8

Trang 8

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 9

Trang 9

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4160
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển bền vững
kiệt nguồn hải sản. 
Tiếp tục đường lối phát triển nông 
nghiệp trong phát triển bền vững, Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng 
(tháng 6-1996) khẳng định: Phát triển nông 
nghiệp hướng vào bảo đảm an toàn lương 
thực quốc gia trong mọi tình huống. 
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế 
nông thôn có hiệu quả. Đối với đất nông 
nghiệp, ban hành quy định cụ thể cho phép 
chuyển mục đích sử dụng đất, trên nguyên 
tắc tuân theo quy hoạch và bảo đảm an toàn 
lương thực. Kiểm soát việc tích tụ ruộng 
đất canh tác, vừa khuyến khích sản xuất 
hàng hoá vừa ngăn chặn người làm nông 
nghiệp không có đất sản xuất. Khuyến 
khích các thành phần kinh tế khai hoang, 
phục hoá, mở rộng diện tích đất nông 
nghiệp. 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 
của Đảng (tháng 4-2001) chủ trương đẩy 
nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông 
nghiệp và nông thôn. Giữ gìn môi trường 
biển và sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo 
và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Bảo vệ và 
phát triển tài nguyên rừng. Kết hợp lâm 
nghiệp với nông nghiệp và có chính sách 
hỗ trợ để định canh, định cư, ổn định và cải 
thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn 
chặn nạn đốt, phá rừng. Tích cực khai 
hoang mở rộng diện tích canh tác ở những 
nơi còn đất hoang hoá chưa được sử dụng, 
phân bố lại lao động dân cư; giảm nhẹ tác 
động của thiên tai đối với sản xuất. 
Để phát triển nông nghiệp trong sự 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 5 
phát triển bền vững, Đại hội X (tháng 4-
2006) và Nghị quyết Trung ương 7 (khóa 
X) chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và 
nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề 
nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Gắn 
phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn 
mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa 
nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, 
góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội. 
Quy hoạch diện tích sản xuất lương thực ổn 
định; phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng 
quy mô lớn, an toàn dịch bệnh và bền vững 
về môi trường; quan tâm hơn nữa đến chính 
sách xã hội, tạo điều kiện cho nông nghiệp, 
nông thôn phát triển bền vững. 
Kế thừa tư duy của Đại hội X, Đại 
hội XI (tháng 1-2011) tiếp tục tập trung chỉ 
đạo phát triển nông nghiệp toàn diện theo 
hướng hiện đại, hiểu quả, bền vững. 
Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh 
về phát triển nông nghiệp trong phát triển 
bền vững. Đại hội XII (tháng 1-2016) 
khẳng định: phát triển nông nghiệp và kinh 
tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn 
mới. Chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển 
nhanh, bền vững. Đẩy nhanh cơ cấu lại 
ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông 
nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về 
nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, 
bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so 
sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng 
dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất 
là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin 
vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy 
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông 
nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất 
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm 
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả 
trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và 
đời sống của nông dân, cải thiện chất lượng 
cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện 
có hiệu quả, bền vững công cuộc xoá đói, 
giảm nghèo, khuyến khích làm giàu hợp 
pháp. 
Đường lối của Đảng nêu trên, đã 
khẳng định Đảng ta luôn trung thành với Di 
huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính nhờ 
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của 
Đảng và Nhà nước về phát triển nông 
nghiệp trong phát triển bền vững, mà 
những năm qua sản xuất nông nghiệp nước 
ta có những bước phát triển đáng kể, đóng 
góp to lớn vào sự phát triển bền vững của 
đất nước. 
2.3. Những thành tựu trong việc triển 
khai thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về 
phát triển nông nghiệp gắn với phát 
triển bền vững ở Việt Nam 
2.3.1. Đáp ứng được cơ bản nhu cầu về 
lương thực, thực phẩm 
Nhận thức sâu sắc quan điểm của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nếu nước độc lập 
mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì 
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [1, 
tr.64]. Đảng, Nhà nước ta luôn chăm lo cho 
mọi người dân đều có việc làm, có cơm ăn, 
áo mặc, học hành và được chăm sóc về thể 
chất, tinh thần. Với những chủ trương, giải 
pháp đúng đắn trong nông nghiệp, đến nay 
nước ta đã giải quyết được cơ bản vấn đề 
lương thực, nâng cao đời sống vật chất và 
tinh thần của nhân dân. 
Trong thời gian qua, tốc độ sản xuất 
lương thực, thực phẩm ở nước ta có sự tăng 
trưởng khá cao và tương đối ổn định. Bình 
quân lương thực, thực phẩm một nhân khẩu 
có xu hướng tăng đáng kể. 
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Bảng 1: Sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người 
Đơn vị tính: Kg 
 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
Cả nước 476,6 477,9 508,8 503,6 513,4 537,7 548,7 548,5 553,1 549,5 522,3 511,4 
Đồng 
bằng sông 
Hồng 
369,9 357,6 370,7 362,2 365,5 370,1 359,9 344,8 346,5 342,8 330,4 305,2 
Trung du 
và miền 
núi phía 
Bắc 
363,3 390,2 404,5 412,6 413,9 434,1 448,7 447,7 448,4 443,4 445,3 430,7 
Bắc Trung 
Bộ và 
Duyên hải 
miền 
Trung 
362,9 351,5 370,2 372,3 369,8 387,0 393,7 386,5 404,5 395,7 393,1 397,0 
Tây 
Nguyên 
389,8 388,7 400,1 412,7 427,0 431,5 442,8 450,7 465,4 446,8 427,8 442,2 
Đông 
Nam Bộ 
123,8 127,3 128,9 126,8 119,3 120,2 121,6 117,0 115,7 116,1 112,7 110,7 
Đồng 
bằng sông 
Cửu Long 
1.086,7 1.107,8 1.220,0 1.204,5 1.269,1 1.355,9 1.410,1 1.447,0 1.454,2 1.467,8 1.360,0 1.343,7 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017) 
Hiện nay, sản lượng lương thực bình 
quân theo đầu người của Việt Nam hiện đã 
đứng ở mức cao trong nhóm các quốc gia 
thu nhập trung bình. Thậm chí, nhiều quốc 
gia đang tìm cách học tập thành công của 
Việt Nam về an ninh lương thực. 
Với việc ứng dụng khoa học và công 
nghệ vào sản xuất nông nghiệp, những năm 
gần đây, giá trị sản phẩm nông nghiệp ở 
nước ta đã có bước tiến quan trọng. 
Bảng 2: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản 
Đơn vị tính: Triệu đồng 
 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
Đất trồng 
trọt 
26,4 31,6 43,9 45,5 54,6 72,2 72,8 75,7 79,3 82,6 85,4 90,1 
Mặt nước 
nuôi trồng 
thủy sản 
55,4 67,4 77,4 87,1 103,8 135,2 145,3 157,6 177,4 178,1 184,3 206,8 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 7 
 Bên cạnh việc tăng sản lượng lương 
thực cùng với đó là giá trị sản phẩm nông 
nghiệp cũng có bước tăng đáng kể. Trong 
giai đoạn từ 2006 - 2017, giá trị sản phẩm 
thu được trên 1 hécta đất trồng trọt tăng 
hơn 3,4 lần, đối với mặt nước nuôi trồng 
thủy sản là hơn 3,7 lần. 
Chăn nuôi có bước phát triển về số 
lượng và chú trọng hơn về chất lượng. Sản 
lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu 
đã nhanh trong những năm qua. Đặc biệt là 
về chất lượng của sản phẩm chăn nuôi được 
nâng lên đáng kể. Chăn nuôi theo mô hình 
trang trại, ứng dụng công nghệ cao trong 
chọn tạo giống, thức ăn chăn nuôi đã bước 
đầu được người chăn nuôi chú trọng. Người 
chăn nuôi đã bắt đầu quan tâm đến an toàn 
thực phẩm, việc đẩy lùi chất cấm, kháng 
sinh trong chăn nuôi được thực hiện mạnh 
mẽ trong những năm qua đã góp phần nâng 
cao ý thức của người chăn nuôi. Đây chính 
là nền tảng cho một nền chăn nuôi hiện đại, 
bền vững tạo ra sản phẩm có chất lượng 
cao của Việt Nam. 
Bảng 3: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi chủ yếu 
Năm 
Sản lượng 
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 
Sản lượng 
thịt trâu hơi 
xuất 
chuồng 
(Nghìn tấn) 
67,5 71,5 79,1 83,6 87,8 88,5 85,5 85,7 85,8 86,6 
Sản lượng 
thịt bò hơi 
xuất 
chuồng 
(Nghìn tấn) 
206,1 226,7 263,4 278,9 287,2 293,9 285,4 293,1 299,7 308,6 
Sản lượng 
thịt lợn hơi 
xuất 
chuồng 
(Nghìn tấn) 
2.662,7 2.782,8 3.035,9 3.036,4 3.098,9 3.160,0 3.228,7 3.351,2 3.491,6 3.664,6 
Sản lượng 
thịt gia cầm 
hơi giết, 
bán (Nghìn 
tấn) 
358,8 448,2 528,5 615,2 696,0 729,4 774,7 874,5 908,1 961,6 
Sản lượng 
sữa tươi 
(Triệu lít) 
234,4 262,2 278,2 306,7 345,4 381,7 456,4 549,5 723,0 795,1 
Trứng gia 
cầm (Triệu 
quả) 
4.465,8 4.937,6 5.465,3 6.421,9 6.896,9 7.299,9 7.754,6 8.271,1 8.874,3 9.446,2 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017) 
2.3.2. Đạt được nhiều thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo 
 Với những chủ trương, giải pháp đúng đắn, công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta đã 
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
đạt được những thành tựu to lớn. Tỷ lệ giảm hộ nghèo đói ở nước ta trong những năm gần 
đây đã giảm đáng kể. 
Bảng 4: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng 
Đơn vị tính: % 
 Năm 
 Vùng 
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 
Cả nước 14,2 12,6 11,1 9,8 8,4 7,0 5,8 7,9 
Thành thị 6,9 5,1 4,3 3,7 3,0 2,5 2,0 2,7 
Nông thôn 17,4 15,9 14,1 12,7 10,8 9,2 7,5 10,8 
Ðồng bằng sông Hồng 8,3 7,1 6,0 4,9 4,0 3,2 2,4 2,6 
Trung du và miền núi 
phía Bắc 29,4 26,7 23,8 21,9 18,4 16,0 13,8 
21,0 
Bắc Trung Bộ và Duyên 
hải miền Trung 20,4 18,5 16,1 14,0 11,8 9,8 8,0 
10,2 
Tây Nguyên 22,2 20,3 17,8 16,2 13,8 11,3 9,1 17,1 
Ðông Nam Bộ 2,3 1,7 1,3 1,1 1,0 0,7 0,6 0,9 
Ðồng bằng sông Cửu 
Long 12,6 11,6 10,1 9,2 7,9 6,5 5,2 
7,4 
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2017) 
Theo chuẩn nghèo của nước ta, từ 
năm 2010 đến 2016, số hộ nghèo đã giảm 
từ 14,2% xuống còn 5,8%, như vậy tỷ lệ hộ 
nghèo từ năm 2010 đến 2016 giảm 8,4%. 
Điều đáng nói là tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng 
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải 
đảo, giảm nhanh hơn bình quân chung của 
cả nước. Từ năm 2010 đến 2016 cả nước 
giảm được 8,4% hộ nghèo thì khu vực nông 
thôn giảm được 9,9%, Trung du và miền 
núi phía Bắc giảm được 15,6%, Bắc Trung 
Bộ và Duyên hải miền Trung giảm được 
12,4%, Tây Nguyên là 13,1%. Từ năm 
2017 tỷ lệ hộ nghèo tăng là do quy định về 
chuẩn nghèo được tăng lên. Tuy nhiên, nếu 
so với chuẩn nghèo trước đây thì tỷ lệ hộ 
nghèo năm 2017 cũng giảm mạnh so với 
năm 2016. 
Việt Nam là một nước nông nghiệp 
với nhiều thành phần dân tộc sinh sống chủ 
yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên 
giới...Do đó, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo ở 
những vùng này có ý nghĩa rất quan trọng 
trong thúc đẩy sự phát triển bền vững ở 
nước ta. 
2.3.3. Sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch 
theo hướng sản xuất hàng hóa 
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí 
Minh, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng 
một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất 
hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, 
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an 
toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia 
tăng. 
Trong những năm gần đây, sản xuất 
nông nghiệp ở đã cơ bản đã cơ bản chuyển 
dịch theo hướng sản xuất hàng hóa làm 
thay đổi phương thức sản xuất truyền 
thống. Đã bước đầu hình thành nhiều vùng 
sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn với 
tỷ trọng sản phẩm hàng hóa và xuất khẩu 
đạt cao, hình thành các mối liên kết giữa 
sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu 
hàng hóa nông sản. Thị trường đối với hàng 
hóa nông nghiệp và ở các vùng nông thôn 
phát triển mạnh, thúc đẩy việc nâng cao 
năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 22 * 2019 9 
nông nghiệp. Đây là những nhân tố rất quan 
trọng tạo động lực cho nông nghiệp phát 
triển phù hợp với xu thế chung của nền 
kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát 
triển bền vững của đất nước. 
2.4. Những hạn chế trong việc triển khai 
thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về phát 
triển nông nghiệp gắn với phát triển bền 
vững ở Việt Nam 
Trong việc triển khai, tổ chức thực 
hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, 
đường lối của Đảng về phát triển nông 
nghiệp gắn với sự phát triển bền vững, bên 
cạnh những thành tựu to lớn đạt được, vẫn 
còn những hạn chế nhất định. 
Một là, nguồn tài nguyên thiên 
nhiên đang bị suy thoái. 
Hai là, tình trạng ô nhiễm môi 
trường ngày càng nghiêm trọng. 
Ba là, phân hóa giàu nghèo ngày 
càng gia tăng. 
Những hạn chế trong phát triển 
nông nghiệp nói trên đều có ảnh hưởng tiêu 
cực đến sự phát triển bền vững. Để khắc 
phục những hạn chế, Đảng ta phải tiếp tục 
đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực 
tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề mới phát 
sinh trong phát triển nông nghiệp. 
3. Kết luận 
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
về phát triển nông nghiệp gắn với phát triển 
bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta 
quán triệt, vận dụng trong quá trình xây 
dựng chủ nghĩa xã hội. Sự quán triệt, vận 
dụng tư tưởng của Người đã đem lại những 
thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế nói 
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, 
góp phần vào sự phát triển bền vững của 
đất nước. Ngày nay, trước sự phát triển 
mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và 
những đòi hỏi khắt khe của quá trình hội 
nhập kinh tế quốc tế, những tư tưởng chủ 
đạo của Người về phát triển nông nghiệp 
gắn với phát triển bền vững vẫn còn giữ 
nguyên giá trị cả về mặt lý luận và thực 
tiễn. Những tư tưởng đó đã và đang là “kim 
chỉ nam” hướng dẫn chúng ta con đường 
xây dựng một nền kinh tế vững mạnh 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 4. 
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 9. 
[3] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 10. 
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 11. 
[5] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 12. 
[6] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 13. 
[7] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 14. 
[8] Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, tập 15. 
10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
[9] Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết 10-NQ/TW (Khóa VI) về đổi mới quản lý kinh tế 
nông nghiệp. 
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, 
IX, X, XI, XII, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[11] PGS.TS Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phương Đông 
[12] TS. Nguyễn Từ (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb Chính 
trị Quốc gia. 
[13] Nguyễn Văn Thành (2006), Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát 
triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia 
Hồ Chí Minh. 
[14] Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám Thống kế, Nxb Thống kê 
[15] Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám Thống kế, Nxb Thống kê 
[16] Tổng cục Thống kê, Wesite: https://www.gso.gov.vn 
(Ngày nhận bài: 02/01/2019; ngày phản biện: 09/01/2019; ngày nhận đăng: 03/06/2019) 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_phat_trien_nong_nghiep_gan.pdf