Vấn đề đạo đức trong thời đại thông tin
Một trong những mối quan tâm chính của xã hội trong thế kỷ 21 là những vấn đề đạo đức trong
kỷ nguyên thông tin hay chính xác là những thách thức phi đạo đức mà các công dân trong thời đại thông
tin phải đối mặt, đặc biệt là người dùng mạng xã hội mà không hiểu biết về công nghệ công tin. Bài viết
này trình bày khái niệm về đạo đức trong thời đại thông tin, những vấn đề của mạng xã hội như đe dọa
trực tuyến, hacking, rình rập trực tuyến, săn mồi tình dục và tải lên mạng tài liệu không phù hợp. Bài báo
cũng đề cập đến vấn đề tin tức giả và cách nhận diện tin tức giả. Ngoài ra, bài báo còn giới thiệu cho
người dùng Internet các quy tắc về đạo đức khi tham gia không gian mạng. Đó là Luật an ninh mạng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề đạo đức trong thời đại thông tin
ết” thu hút sự chú ý lớn của mọi người, vượt qua cả những tin tức chính thống. Ở Việt Nam, ngày 20/7/2017 tại tỉnh Hải Dương, tin tức giả (có kẻ thôi miên bắt cóc trẻ em) và tâm lý đám đông của dân chúng trở nên nguy hiểm như một lò thuốc súng. May mắn nhờ chính quyền can thiệp kịp thời, giải thoát được hai nạn nhân - là người đi mua đồ gỗ - còn chiếc xe hơi của họ thì bị thiêu rụi hoàn toàn [15]. Hai ngày sau, cũng từ tin tức giả “có kẻ bắt cóc trẻ em”, hai phụ nữ bán tăm dạo đã bị hàng trăm người dân quá khích ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội đánh đập dã man. Việc chính phủ tăng cường 38 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh xử phạt các cơ quan báo chí và cá nhân dùng mạng xã hội đăng tin tức giả (Dịch Ebola đến Việt Nam, Cây chổi quét rau, Lễ hội sờ ngực thiếu nữ làm từ thiện) diễn ra gần đây, cũng nằm trong nỗ lực chung của các nước để chống lại tin tức giả. Tại sao tin tức giả lại cắm sâu được vào mạng xã hội? Đơn cử vì bốn lý do: (1) Đó là môi trường ảo, cả người sản xuất thông tin lẫn người nhận thông tin đều có thể ẩn bằng một nickname hay một avatar bất kỳ, nên rất khó phát hiện đâu là tác giả thật của tin tức giả; (2) Tốc độ phát tán thông tin gần như “tự động” theo cấp số nhân, vượt qua mọi rào cản kỹ thuật thông thường; chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc một máy tính nối mạng thì ai cũng có thể trở thành “nhà truyền thông”, làm người sản xuất tin tức; (3) Thông tin được đưa ra với dung lượng cực lớn, hình thức đa dạng nhưng không qua quy trình kiểm duyệt chuyên nghiệp nào; (4) Người dùng có thể chỉnh sửa, tháo gỡ nội dung mình đăng tải một cách dễ dàng và người làm tin tức giả xóa dấu vết của mình rất mau chóng. Bốn lý do này làm cho tin tức giả dễ dàng được tạo ra và phát tán nhanh chóng [16]. 3.3 Nhận dạng và phát hiện tin tức giả Chúng ta đều nhận thấy mức độ nguy hại của tin tức giả, vậy làm thế nào để nhận dạng nó? Có nhiều ý kiến khác nhau khi xác định các loại tin tức giả. Tuy nhiên, khi nói đến việc đánh giá nội dung trực tuyến, chúng ta cần phải biết các loại tin tức giả mạo hoặc tin tức gây hiểu lầm khác nhau. Bao gồm các loại sau [13]: - Clickbait: Đây là những câu chuyện được cố tình bịa đặt để có được nhiều khách truy cập trang web hơn và tăng doanh thu quảng cáo cho các trang web. Các câu chuyện mà clickbait sử dụng thường có các tiêu đề giật gân để thu hút sự chú ý và thúc đẩy số lần nhấp vào trang web của nhà xuất bản, thông thường người sử dụng phải trả giá bằng sự thật hoặc độ chính xác của thông tin. - Tuyên truyền (Propaganda): Những câu chuyện được tạo ra để cố tình đánh lừa khán giả, thúc đẩy một quan điểm thiên vị hoặc nguyên nhân chính trị hoặc chương trình nghị sự cụ thể. - Châm biếm hoặc nhại lại (Satire/Parody): Rất nhiều trang web và tài khoản truyền thông xã hội xuất bản những câu chuyện tin tức giả để giải trí và nhại lại, ví dụ: The Onion, Waterford Whispers, The Daily Mash... - Sự cẩu thả của báo chí (Sloppy Journalism): Đôi khi các phóng viên hoặc nhà báo có thể xuất bản một câu chuyện với thông tin không đáng tin cậy hoặc không kiểm tra tất cả các sự kiện có thể đánh lừa khán giả trước khi xuất bản. Ví dụ, trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, nhà bán lẻ thời trang Urban Outfitters đã xuất bản cuốn “Hướng dẫn Ngày bầu cử”, hướng dẫn này chứa thông tin không chính xác cho cử tri biết rằng họ cần thẻ đăng ký cử tri để đi bỏ phiếu. Điều này là không bắt buộc ở Hoa Kỳ. - Tiêu đề sai lệch (Misleading Headings): Câu chuyện không hoàn toàn sai, nhưng có thể bị bóp méo bằng cách sử dụng các tiêu đề sai lệch hoặc giật gân. Những loại tin tức này có thể lan truyền nhanh chóng trên các trang truyền thông xã hội, nơi chỉ có các tiêu đề và đoạn nhỏ của toàn bộ bài viết được hiển thị trên các bản tin của khán giả làm cho khán giả hiểu lầm. - Tin tức thiên vị hay nói xéo (Biased/Slanted News): Nhiều người bị cuốn hút vào những tin tức hoặc câu chuyện xác nhận niềm tin hoặc thành kiến của họ và tin tức giả có thể làm mồi cho những thành kiến này. Nguồn cấp tin tức truyền thông xã hội có xu hướng hiển thị tin tức và bài viết mà họ nghĩ rằng chúng ta sẽ thích dựa trên các tìm kiếm được cá nhân hóa của chúng ta. Một số điều cần chú ý khi đánh giá nội dung trực tuyến: - Nhìn kỹ hơn (Take a closer look): Kiểm tra nguồn gốc của câu chuyện, bạn có nhận ra trang web chính thống? trang web đó có phải là một nguồn đáng tin cậy? Nếu bạn không quen thuộc với trang web, hãy xem phần giới thiệu hoặc tìm hiểu thêm thông tin về tác giả. - Nhìn xa hơn tiêu đề (Look beyond the headline): Kiểm tra toàn bộ bài viết, nhiều câu chuyện tin tức giả sử dụng tiêu đề giật gân hoặc gây sốc để thu hút sự chú ý. - Kiểm tra các nguồn khác (Check other sources): Các tin tức hoặc phương tiện truyền thông có uy tín khác đăng về câu chuyện? Có nguồn nào trong câu chuyện không? Nếu vậy, hãy kiểm tra xem chúng đáng tin cậy hay thậm chí chúng còn tồn tại hay không? - Kiểm tra sự thật (Check the facts): Những câu chuyện tin tức giả thường chứa ngày không chính xác hoặc thời gian thay đổi. Kiểm tra sự thật cũng là một ý tưởng tốt để kiểm tra kỹ bài báo trước khi được xuất bản, xem xem câu chuyện đó là hiện tại hay một câu chuyện đã cũ? - Kiểm tra sự thiên vị của bạn (Check your biases): Quan điểm hoặc niềm tin của riêng bạn ảnh hưởng đến đánh giá của bạn về tin tức hoặc báo cáo? VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN 39 © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Có phải là một trò đùa (Is it a joke)? Các trang web “ma quỷ” rất phổ biến trên mạng và đôi khi không phải lúc nào cũng rõ, liệu một câu chuyện chỉ là một trò đùa hay nhại lại Kiểm tra trang web xem trang đó được tạo ra nhằm mục đích châm biếm hoặc nhằm tạo ra những câu chuyện hài hước? Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, tin tức có thể được tạo ra mà người sử dụng mạng không thể phân biệt được, ví dụ như Deepfake, sự phát triển của Deepfake thời gian gần đây làm cho việc nhận biết tin giả càng trở lên khó khăn hơn với người dùng. Deepfake là từ kết hợp của “Deep learing” và “fake”, nó dùng để chỉ những nội dung nghe, nhìn thực tế nào được tạo ra bởi sự hỗ trợ của deep learning (một kỹ thuật của trí tuệ nhân tạo). Thuật ngữ deepfake ngụ ý: lạm dụng công nghệ cho mục đích bất hợp pháp hoặc phi đạo đức (unethics). Cụm từ "deepfake" được đưa ra vào tháng 11 năm 2017, bởi một người dùng ẩn danh trên trang Redit [17]. Trào lưu ghép mặt người vào video khiêu dâm đã có từ lâu, nhưng với sự giúp sức của trí tuệ nhân tạo (AI: Artificially Intelligence) làm nảy sinh câu hỏi về mặt đạo đức và cách chống lại những video do AI tạo ra [18]. Chúng ta có thể làm gì về tin tức giả? Google và Facebook đã công bố các biện pháp mới để giải quyết tin tức giả mạo bằng việc giới thiệu các công cụ báo cáo và gắn cờ. Các tổ chức truyền thông như BBC và “Channel 4” (Kênh truyền hình miễn phí của Anh) cũng đã thiết lập các trang web kiểm tra thực tế, đây là những phát triển đáng hoan nghênh, hiểu biết về truyền thông kỹ thuật số và phát triển kỹ năng để đánh giá thông tin là những kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai sử dụng Internet và đặc biệt là cho giới trẻ. Lượng thông tin khổng lồ có sẵn trên mạng và gia tăng tin tức giả mạo làm nổi bật nhu cầu tư duy phản biện của người đọc. Bên cạch đó, người tham gia mạng xã hội cần phải biết những quy định của Chính phủ về tin tức giả mạo trong Luật an ninh mạng. 4. THẢO LUẬN Phát minh ra báo in là một sự kiện quan trọng trong lịch sử truyền tải thông tin, nhưng không có thứ gọi là đạo đức báo in. Nhưng khi công nghệ thông tin phát triển, người ta phải đặt ra vấn đề đạo đức trong công nghệ thông tin. Có lẽ không quá lời khi nói rằng công việc hiện tại của xã hội sẽ gặp trở ngại khi không có công nghệ thông tin. Mặc dù công nghệ thông tin chắc chắn là quan trọng, nhưng nó cũng đặt ra các vấn đề về xã hội và đạo đức. Hầu hết các tổ chức đã trở lên phụ thuộc vào công nghệ thông tin. Người dùng công nghệ thông tin gặp nhiều thách thức hơn về đạo đức trong thời đại thông tin. Bời vì, với máy tính cá nhân, người ta chỉ quan tâm đến quyền riêng tư, sự chính xác, sở hữu trí tuệ và quyền truy cập. Khi kết nối Internet, người dùng phải tuân thủ các vấn đề đạo đức như: quyền riêng tư, bản quyền, an toàn và bảo mật dữ liệu, tính toàn vẹn dữ liệu, sự trung thực Để tuân thủ vấn đề đạo đức, Chính phủ đã thiết lập lên các quy tắc phải tuân theo trong các tương tác và hành động của chúng ta trên mạng có thể ảnh hưởng đến người khác. Đó là Luật an ninh mạng [19], Luật an ninh mạng ra đời nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Để tránh vi phạm Luật, người sử dụng mạng Internet cần tránh các hành vi sau đây: - Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự; - Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; - Thông tin bịa đặt, sai sự thật, xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá trị; - Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán; - Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật; - Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại; 40 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật an ninh mạng; - Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng; - Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; - Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; - Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử. Mười bốn nội dung nêu trên, người tham gia không gian mạng không thể không biết. 5. KẾT LUẬN Như Jingxia [21] đã phát biểu: “Nếu chúng ta chấp nhận các kỹ năng hiểu biết thông tin không chỉ là các kỹ năng và kỹ thuật thông tin, mà còn là đạo đức trong việc sử dụng thông tin hợp lý và chính xác” thì chúng ta phải học không ngừng. Giáo dục giúp mọi người dùng nhận ra tầm quan trọng của thông tin và công nghệ thông tin trong đời sống xã hội và cũng giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của họ đối với thông tin, chống lại ô nhiễm thông tin và chuẩn hóa hành vi thông tin của chính họ, giúp họ tuân thủ các nguyên tắc nhất định về đạo đức thông tin. Các trường học nên xem xét đưa môn “Đạo đức trong kỷ nguyên thông tin” thành môn học tự chọn cho sinh viên không chuyên và là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, nhằm giúp sinh viên hội nhập với các nước phát triển. Tóm lại, người dùng công nghệ thông tin và tham gia mạng xã hội cần tuân thủ Luật an ninh mạng, biết được ích lợi cũng như những bất lợi của mạng xã hội, vấn nạn tin tức giả và cách nhận biết nó. Tôn trọng các vấn đề về bản thân bao gồm các hoạt động không làm ảnh hưởng đến người khác và các hành động có thể gây tổn hại cho bản thân, chẳng hạn như nghiện mạng xã hội hoặc Internet, làm mất an toàn cá nhân, hoạt động tạo "rác" trên mạng, cũng như các hành vi phi đạo đức khác. Tôn trọng người khác khi giao tiếp trên mạng, tránh những lời nói hoặc thông tin vô trách nhiệm như: phỉ báng, quấy rối, ngôn ngữ dung tục, lạm dụng, sử dụng email giả mạo để ngụy trang nguồn gốc của bài phát biểu vô trách nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.internetworldstats.com/ [2] [3] https://www.statista.com/statistics/278414/number-of-worldwide-social-network-users/ [4] https://ethics.acm.org/2018-code-draft-1/ [5] https://www.merriam-webster.com/dictionary/ethic#examples [6] Michael J. Quinn (2017), Ethics for the Information Age, 7 Edition, Publisher: Pearson [7] https://www.diffen.com/difference/Ethics_vs_Morals [8] https://historyoftechnologyif.weebly.com/information-age.html [9] George W. Reynolds (2015), Ethics in Information Technology, Fifth Edition, Cengage Learning, USA [10]https://www.pewinternet.org/2018/09/27/a-majority-of-teens-have-experienced-some-form-of-cyberbullying/ [11] 2019 [12]https://vtv.vn/cong-nghe/soc-mot-nua-tai-khoan-tren-mang-facebook-co-the-la-gia-20190129140651.html [13] https://www.webwise.ie/teachers/what-is-fake-news/ [14] Dante A. C. Barone (2018), “Fake News and Artificial Intelligence”, ERC - CONFAP Grant [15]https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/khoi-to-3-doi-tuong-vu-dot-xe-nghi-bat-coc-tre-o-hai-duong- 389460.html [16] https://tuoitre.vn/tin-tuc-gia-mao.html VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN 41 © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh [17] Giorgio Patrini, Francesco Cavalli, and Henry Ajder (2018), “The state of deepfakes: reality under attack”, Annual Report v.2.3 [18] https://news.zing.vn/deepfake-bong-ma-moi-cua-the-gioi-internet-post906004.html [19] Luật số: 24/2018/QH14, Luật an ninh mạng [20] Alireza Isfandyari Moghaddam (2006), “Some considerations on ethical and unethical issues originating from information technology revolution”, https://www.researchgate.net/publication/28807383 [21] Jingxia, Li (2002), "The public library and citizens, information literacy education in China: A case study of Wuhan area, China". In 68th IFLA Council and General Conference. Ngày nhận bài: 21/08/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2019
File đính kèm:
- van_de_dao_duc_trong_thoi_dai_thong_tin.pdf